Return to Video

Làn sóng chống Hồi giáo đã giết chết em trai tôi. Hãy dập tắt sự kỳ thị.

  • 0:01 - 0:03
    Một năm trước,
  • 0:03 - 0:05
    ba thành viên trong gia đình tôi
    bị sát hại dã man
  • 0:05 - 0:07
    bởi tội ác kỳ thị.
  • 0:08 - 0:10
    Hiển nhiên, thật không dễ dàng
  • 0:10 - 0:12
    để tôi có thể đứng đây hôm nay,
  • 0:12 - 0:14
    nhưng vì em trai tôi Deah,
  • 0:14 - 0:15
    em dâu tôi Yusor,
  • 0:15 - 0:17
    và em gái Razan
  • 0:17 - 0:19
    tôi không có lựa chọn nào khác.
  • 0:19 - 0:23
    Hy vọng đến cuối cuộc trò chuyện
    các bạn sẽ đưa ra cho mình sự lựa chọn,
  • 0:23 - 0:25
    cùng với tôi đứng lên chống lại
    sự kỳ thị.
  • 0:27 - 0:30
    Vào ngày 27 tháng 12, 2014:
  • 0:30 - 0:32
    buổi sáng ngày em trai tôi kết hôn.
  • 0:32 - 0:34
    Em ấy gọi tôi đến và nhờ tôi chải tóc
  • 0:34 - 0:36
    để chuẩn bị cho buổi chụp hình
    ngày cưới.
  • 0:37 - 0:42
    Một vận động viên bóng rổ 23 tuổi, cao
    1m92, cực kỳ hâm mộ Steph Curry --
  • 0:42 - 0:44
    (Cười)
  • 0:46 - 0:49
    Một cậu bé người Mỹ học nha sĩ
    sẵn sàng cống hiến cho cuộc đời.
  • 0:50 - 0:52
    Khi Deah và Yusor nhảy điệu
    đầu tiên,
  • 0:53 - 0:54
    Tôi thấy đôi mắt nó tràn đầy tình yêu,
  • 0:54 - 0:56
    niềm vui sướng đáp lại của em dâu,
  • 0:56 - 0:58
    và những cảm xúc bắt đầu tuôn trào
    trong tôi.
  • 0:59 - 1:02
    Tôi đi ra phía sau hội trường và bật khóc.
  • 1:03 - 1:05
    Và khi bài hát thứ hai kết thúc,
  • 1:05 - 1:06
    nó hướng về phía tôi,
  • 1:06 - 1:07
    ôm chặt tôi trong cánh tay
  • 1:07 - 1:08
    và đung đưa tôi qua lại.
  • 1:09 - 1:10
    Thậm chí ngay lúc ấy,
  • 1:10 - 1:12
    khi mọi thứ thật là hỗn độn,
  • 1:12 - 1:14
    em ấy vẫn đồng điệu với tôi.
  • 1:14 - 1:16
    Thằng bé ôm mặt tôi và nói,
  • 1:16 - 1:17
    "Suzanne,
  • 1:17 - 1:19
    Nhờ có chị, em mới được là chính mình.
  • 1:23 - 1:25
    Cảm ơn chị vì mọi thứ.
  • 1:25 - 1:26
    Em yêu chị."
  • 1:27 - 1:31
    Khoảng 1 tháng sau, tôi về North
    Carolina thăm nhà một thời gian ngắn,
  • 1:31 - 1:33
    và vào đêm cuối cùng, tôi chạy lên phòng
    Deah,
  • 1:33 - 1:37
    thích thú nhìn thằng bé cảm thấy
    thế nào khi trở thành người chồng.
  • 1:37 - 1:39
    Với một nụ cười ngoác như trẻ con
    Deah nói,
  • 1:39 - 1:43
    "Em rất vui, em yêu cô ấy.
    Cô ấy là một người tuyệt vời."
  • 1:43 - 1:44
    Và em dâu đúng là như vậy.
  • 1:45 - 1:48
    Ở tuổi 21, cô ấy vừa cùng
    với Deah được nhận
  • 1:48 - 1:49
    vào trường nha sĩ Đại học NC.
  • 1:50 - 1:53
    Hai đứa có chung tình yêu với bóng rổ,
    và vì sự hối thúc của em dâu,
  • 1:53 - 1:57
    họ bắt đầu kỳ trăng mật bằng việc đi xem
    đội nhà ở Giải Bóng rổ chuyên nghiệp,
  • 1:57 - 1:59
    đội LA Lakers.
  • 1:59 - 2:00
    Xem cái cách ném bóng kìa.
  • 2:00 - 2:04
    (Cười)
  • 2:07 - 2:10
    Tôi không bao giờ quên khoảnh khắc
    ngồi cùng thằng bé --
  • 2:10 - 2:13
    nhìn nó được tự do sống trong hạnh phúc.
  • 2:13 - 2:15
    Em trai tôi, một đứa bé nghiện bóng rổ
  • 2:15 - 2:19
    giờ đã thay đổi và trở thành
    một chàng trai trẻ đầy chuyên nghiệp.
  • 2:19 - 2:22
    Em ấy đứng đầu khi còn học
    lớp nha sĩ,
  • 2:22 - 2:23
    và cùng với Yusor và Yaran,
  • 2:23 - 2:27
    tham gia vào những dự án cộng đồng
    cả ở địa phương và quốc tế
  • 2:27 - 2:30
    cống hiến cho những người
    vô gia cư và tị nạn,
  • 2:30 - 2:32
    bao gồm cả dự định
    về một chuyến cứu trợ nha khoa
  • 2:32 - 2:34
    cho người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ.
  • 2:35 - 2:37
    Razan, mới 19 tuổi
  • 2:37 - 2:40
    mang sự sáng tạo của một sinh viên
    ngành kỹ thuật kiến trúc
  • 2:40 - 2:42
    phục vụ cộng đồng của cô ấy,
  • 2:42 - 2:44
    làm những gói cứu trợ cho
    người vô gia cư,
  • 2:44 - 2:46
    cùng nhiều dự án khác.
  • 2:46 - 2:48
    Họ là những người như vậy.
  • 2:49 - 2:51
    Đứng cùng thằng bé đêm ấy,
  • 2:51 - 2:54
    tôi hít một hơi thật sâu,
    nhìn Deah và nói với nó rằng,
  • 2:54 - 2:57
    "Chị chưa bao giờ được tự hào về em
    hơn chính giờ phút này."
  • 2:58 - 2:59
    Em ấy kéo tôi vào cơ thể cao lớn,
  • 2:59 - 3:01
    ôm và chúc tôi an giấc,
  • 3:01 - 3:03
    rồi sáng hôm sau tôi đi
    mà không đánh thức nó
  • 3:03 - 3:04
    để quay về San Francisco.
  • 3:05 - 3:07
    Đó cũng là lần cuối tôi được ôm nó.
  • 3:11 - 3:14
    10 ngày sau, tôi đang trong ca trực ở
    bệnh viện đa khoa San Francisco
  • 3:14 - 3:17
    lúc nhận được hàng loạt những
    tin nhắn khó hiểu thể hiện sự chia buồn.
  • 3:18 - 3:20
    Bối rối, tôi gọi cho bố tôi,
    người vẫn giữ bình tĩnh,
  • 3:20 - 3:23
    "Vừa có một cuộc xả súng
    gần nhà Deah tại Chapel Hill.
  • 3:23 - 3:25
    Bị phong toả rồi.
    Ta chỉ biết có vậy."
  • 3:26 - 3:29
    Tôi dập máy và lập tức tra
    "xả súng ở Chapel Hill" trên Google.
  • 3:29 - 3:31
    Một kết quả hiện ra.
  • 3:31 - 3:32
    Viết rằng:
  • 3:32 - 3:35
    "Ba nạn nhân bị bắn
    từ phía sau đầu
  • 3:35 - 3:36
    và được xác nhận tử vong tại chỗ."
  • 3:37 - 3:38
    Tôi đã có linh cảm không lành.
  • 3:38 - 3:42
    Tôi bật ra khỏi ghế và ngất lịm
    trên sàn bệnh viện thô ráp,
  • 3:42 - 3:43
    oà khóc.
  • 3:43 - 3:46
    Ngay khi tỉnh, tôi nhìn về
    hướng San Francisco,
  • 3:46 - 3:47
    tê dại và hoang mang.
  • 3:47 - 3:51
    Tôi bước vào ngôi nhà thời thơ ấu
    và ngã quỵ vào lòng cha mẹ,
  • 3:51 - 3:52
    khóc nức nở.
  • 3:52 - 3:55
    Rồi chạy lên phòng Deah
    y như ngày trước,
  • 3:55 - 3:57
    chỉ để tìm em ấy,
  • 3:57 - 4:00
    chỉ để tìm lại chỗ trống
    không bao giờ được lấp lại.
  • 4:04 - 4:07
    Kết quả điều tra và khám nghiệm tử thi
    đã tái hiện
  • 4:07 - 4:09
    những sự việc diễn ra.
  • 4:10 - 4:13
    Deah ra khỏi xe buýt
    sau khi ra về từ lớp học,
  • 4:13 - 4:14
    Razan đến cùng ăn tối,
  • 4:14 - 4:16
    khi đó đã ở nhà cùng với Yusor.
  • 4:17 - 4:19
    Đúng lúc bắt đầu ăn,
    họ nghe tiếng gõ cửa.
  • 4:19 - 4:21
    Khi Deah ra mở cửa,
  • 4:21 - 4:24
    người hàng xóm lên đạn
    bắn liên tiếp vào nó.
  • 4:27 - 4:28
    Trong những cuộc gọi đến 911,
  • 4:28 - 4:30
    họ nghe thấy tiếng hét của phụ nữ.
  • 4:32 - 4:35
    Người đàn ông quay về phía bếp
    và bắn một phát vào hông Yusor,
  • 4:35 - 4:36
    khiến cô bất động.
  • 4:36 - 4:38
    Hắn tới gần cô từ phía sau,
  • 4:38 - 4:40
    chĩa nòng súng về phía đầu cô,
  • 4:40 - 4:43
    và bằng một viên duy nhất,
    xuyên thẳng vào giữa não.
  • 4:44 - 4:47
    Hắn tiếp tục quay về phía Razan,
    đang la hét cầu xin được sống,
  • 4:47 - 4:50
    và, với kiểu hành quyết, một viên
    duy nhất
  • 4:52 - 4:53
    tới phía sau đầu,
  • 4:53 - 4:55
    giết con bé.
  • 4:56 - 4:57
    Khi đi ra,
  • 4:57 - 5:00
    hắn bắn Deah một lần cuối --
    một viên đạn vào miệng --
  • 5:00 - 5:02
    trong tổng số tám viên:
  • 5:02 - 5:04
    hai viên ghim vào đầu em ấy,
  • 5:04 - 5:05
    hai viên vào ngực
  • 5:06 - 5:08
    số còn lại vào tứ chi.
  • 5:09 - 5:12
    Deah, Yusor và Razan bị hành quyết
  • 5:12 - 5:15
    ngay chính nơi lẽ ra phải được an toàn:
    nhà của họ.
  • 5:16 - 5:18
    Trong vòng nhiều thắng, hắn ta
    từng quấy rầy họ:
  • 5:18 - 5:20
    gõ cửa,
  • 5:20 - 5:22
    doạ dẫm bằng súng
    trong một vài lần.
  • 5:23 - 5:26
    Trrang Facebook của hắn
    tràn ngập những bài viết bài trừ tôn giáo.
  • 5:27 - 5:29
    Yusor đặc biệt cảm thấy bị đe doạ từ hắn.
  • 5:30 - 5:31
    Khi cô chuyển tới,
  • 5:32 - 5:36
    Hắn nói với mẹ con Yusor rằng
    hắn không thích vẻ ngoài của họ.
  • 5:37 - 5:40
    Đáp lại, mẹ Yusor dặn cô bé phải
    đối xử tốt với người hàng xóm,
  • 5:40 - 5:42
    bới chỉ khi anh ta hiểu họ,
  • 5:42 - 5:43
    anh sẽ nhìn ra thật sự họ là ai.
  • 5:45 - 5:48
    Tôi đoán chúng ta đã trở nên
    quá quen với sự kỳ thị
  • 5:48 - 5:51
    đến mức ta không thể tưởng tượng
    nó lại dẫn đến sự bạo lực chết người.
  • 5:54 - 5:57
    Người đàn ông giết hại em tôi
    tự nộp mình cho cảnh sát
  • 5:57 - 5:58
    ngay sau vụ giết người,
  • 5:59 - 6:01
    nói rằng anh ta đã giết ba đứa trẻ,
  • 6:01 - 6:02
    theo kiểu hành quyết,
  • 6:02 - 6:04
    vì cãi vã chuyện đậu xe.
  • 6:05 - 6:08
    Phía cảnh sát đưa ra công bố
    sớm hơn dự định vào buổi sáng,
  • 6:08 - 6:11
    nhắc lại lời khai của hắn
    mà không mảy may nghi ngờ
  • 6:11 - 6:12
    hay điều tra lại.
  • 6:13 - 6:16
    Sự thật là chẳng có cãi vã gì
    về chuyện đậu xe hết.
  • 6:16 - 6:17
    Không có tranh chấp.
  • 6:17 - 6:19
    Không có vi phạm.
  • 6:19 - 6:21
    Nhưng thiệt hại đã được dựng lên.
  • 6:21 - 6:23
    nhờ sự thần tốc của giới truyền thông,
  • 6:23 - 6:27
    những từ "tranh chấp đậu xe"
    trở thành những từ khoá tiêu biểu.
  • 6:30 - 6:32
    Tôi ngồi trên giường em trai
    và nhớ lại lời nó nói,
  • 6:33 - 6:36
    những lời đến thật tự nhiên
    và chan chứa tình yêu,
  • 6:36 - 6:38
    "Nhờ có chị, em đã được là chính mình."
  • 6:39 - 6:42
    Điều đó chính là động lực
    để tôi vượt qua nỗi đau đớn
  • 6:42 - 6:43
    và lên tiếng.
  • 6:43 - 6:46
    Tôi không thể nhìn cái chết của gia đình
    bị biến thành một mẩu tin
  • 6:46 - 6:48
    thỉnh thoảng lên bản tin địa phương.
  • 6:49 - 6:52
    Họ bị người hàng xóm sát hại
    chỉ bời đức tin của họ,
  • 6:52 - 6:56
    bởi một miếng vải họ đội trên đầu,
  • 6:56 - 6:58
    bởi họ mang diện mạo của người Hồi giáo.
  • 7:02 - 7:03
    Khi ấy tôi cảm thấy thật sự giận dữ
  • 7:03 - 7:05
    khi tưởng tượng nếu thay đổi vị trí,
  • 7:05 - 7:09
    và một người Ả Rập, Hồi giáo
    hoặc mang diện mạo Hồi giáo
  • 7:09 - 7:14
    giết chết ba người học sinh Mỹ da trắng
    theo cách hành quyết,
  • 7:14 - 7:15
    tại nhà họ,
  • 7:15 - 7:17
    thì chúng ta sẽ gọi đó là gì?
  • 7:18 - 7:19
    Một vụ khủng bố.
  • 7:20 - 7:23
    Khi người da trắng phạm tội về
    bạo lực ở Mỹ,
  • 7:23 - 7:25
    họ là người neo đơn,
  • 7:25 - 7:26
    tâm thần bất ổn
  • 7:26 - 7:28
    hoặc có nguyên do tranh chấp đậu xe.
  • 7:31 - 7:34
    Tôi biết rằng tôi phải
    lên tiếng cho người thân mình,
  • 7:34 - 7:36
    và tôi chỉ biết làm một thứ:
  • 7:36 - 7:39
    Tôi liên lạc tất cả
    những phóng viên tôi biết qua Facebook.
  • 7:41 - 7:43
    Vài giờ sau,
  • 7:43 - 7:47
    giữa căn nhà đang hỗn loạn
    trong dòng người đến thăm hỏi,
  • 7:47 - 7:50
    người hàng xóm tên Neal tiến đến,
    ngồi xuống cạnh ba mẹ tôi
  • 7:50 - 7:52
    và hỏi, "Tôi có thể giúp gì không?"
  • 7:53 - 7:57
    Neal có hơn hai mươi năm kinh ngiệm
    viết báo,
  • 7:57 - 8:00
    nhưng ông nói rõ ông không ở đây
    với tư cách một phóng viên,
  • 8:00 - 8:02
    mà là người hàng xóm muốn giúp đỡ.
  • 8:02 - 8:04
    Tôi hỏi ông chúng tôi nên làm gì,
  • 8:04 - 8:07
    kèm hàng loạt yêu cầu phỏng vấn
    của các tờ báo địa phương.
  • 8:07 - 8:12
    Ông gợi ý mở một cuộc họp báo
    ở trung tâm cộng đồng ở địa phương.
  • 8:13 - 8:16
    Tới giờ tôi vẫn chưa thể nói hết
    sự biết ơn với ông.
  • 8:17 - 8:20
    "Cho tôi biết thời gian, tôi sẽ đưa
    tất cả các kênh truyền hình tới," ông nói.
  • 8:21 - 8:23
    Ông đã giúp những gì chúng tôi
    không thể tự làm
  • 8:23 - 8:25
    trong cái khoảnh khắc đầy mất mát.
  • 8:26 - 8:27
    Tôi là người tuyên bố họp báo,
  • 8:27 - 8:29
    trên mặt vẫn còn lớp trang điểm
    tối qua.
  • 8:30 - 8:32
    Và trong vòng chưa đến 24 giờ
    kể từ vụ án,
  • 8:32 - 8:34
    Tôi được Anderson Cooper
    phỏng vấn trên kênh CNN.
  • 8:35 - 8:37
    Hôm sau, các tờ báo lớn --
  • 8:37 - 8:40
    bao gồm cả New York Times,
    Chicago Tribune --
  • 8:40 - 8:42
    đăng tin về Deah, Yusor và Razan,
  • 8:42 - 8:45
    cho chúng tôi được giải thích lại sự việc
  • 8:45 - 8:48
    và kêu gọi sự chú ý tới làn sóng
    kỳ thị Hồi giáo.
  • 8:51 - 8:52
    Dạo gần đây,
  • 8:53 - 8:57
    phân biệt tôn giáo đã trở thành một
    hình thức cuồng tín được xã hội công nhận.
  • 8:58 - 9:00
    Ta chỉ có thể chịu đựng và mỉm cười.
  • 9:01 - 9:03
    Những cái nhìn khinh bỉ,
  • 9:03 - 9:05
    sự sợ hãi ra mặt khi lên máy bay,
  • 9:05 - 9:09
    những cuộc khám xét ngẫu nhiên
    tại sân bay xảy ra đến 99%.
  • 9:10 - 9:11
    Không chỉ dừng lại ở đó.
  • 9:12 - 9:16
    Những chính khách thu lợi ích
    kinh tế và chính trị là nhờ vào chúng ta.
  • 9:16 - 9:17
    Ngay tại nước Mỹ,
  • 9:17 - 9:20
    có những ứng viên
    tổng thống như Donald Trump,
  • 9:20 - 9:22
    yêu cầu xác minh danh tính
    người Mỹ theo đạo Hồi,
  • 9:22 - 9:26
    và cấm dân nhập cư và tị nạn theo đạo Hồi
    được nhập cư.
  • 9:26 - 9:29
    Không phải ngẫu nhiên mà
    tội ác do kỳ thị gia tăng
  • 9:29 - 9:32
    tỷ lệ thuận với các kỳ bầu cử.
  • 9:35 - 9:37
    Chỉ vài tháng trước, Khalid Jabara,
  • 9:37 - 9:39
    là người Mỹ gốc Lebanon
    theo đạo Thiên Chúa,
  • 9:39 - 9:42
    bị giết hại ở Oklahoma
    bởi người hàng xóm --
  • 9:42 - 9:44
    hắn gọi anh là "tên Hồi giáo bẩn thỉu."
  • 9:45 - 9:47
    Hắn ta từng bị bỏ tù
    chỉ trong 8 tháng,
  • 9:47 - 9:50
    sau khi cố tình lái xe đâm vào mẹ Khalid.
  • 9:52 - 9:54
    Có thể bạn chưa từng nghe
    chuyện của Khalid,
  • 9:55 - 9:57
    Vì nó chưa bao giờ xuất hiện
    trên các bản tin.
  • 9:57 - 10:00
    Điều duy nhất ta có thể làm là
    gọi chính xác tên nó:
  • 10:00 - 10:01
    tội phạm kỳ thị.
  • 10:01 - 10:04
    Điều duy nhất có thể làm là bàn về nó,
  • 10:04 - 10:08
    bởi lẽ bạo lực và sự kỳ thị có
    mối liên quan chặt chẽ với nhau.
  • 10:12 - 10:13
    Không lâu sau khi trở lại làm việc,
  • 10:13 - 10:15
    Tôi là bác sĩ phụ trách ở bệnh viện,
  • 10:15 - 10:18
    khi một bệnh nhân nhìn vào
    đồng nghiệp tôi,
  • 10:18 - 10:22
    chỉ chỉ mặt cô và nói, "San Bernardino,"
  • 10:22 - 10:24
    là tên của một vụ khủng bố gần đây.
  • 10:25 - 10:28
    Ở đây tôi vừa mới mất ba người thân
    bởi làn sóng kỳ thị Hồi giáo,
  • 10:28 - 10:30
    là nhà tuyên truyền
    cho dự án của chính mình
  • 10:30 - 10:33
    mục tiêu để giải quyết
    những xung đột nhỏ,
  • 10:33 - 10:34
    và trên hết --
  • 10:34 - 10:35
    sự im lặng.
  • 10:36 - 10:37
    Tôi đã từng gục ngã.
  • 10:37 - 10:39
    Bị sỉ nhục.
  • 10:39 - 10:41
    Vài ngày sau, vẫn người bệnh nhân ấy,
  • 10:41 - 10:43
    nhìn tôi và nói,
  • 10:43 - 10:46
    "Những người như cô đang
    giết chóc ở Los Angeles."
  • 10:47 - 10:49
    Tôi nhìn xung quanh cầu cứu.
  • 10:49 - 10:51
    Lại một lần nữa:
  • 10:51 - 10:52
    sự câm lặng.
  • 10:53 - 10:55
    Tôi đã nhận ra rằng,
  • 10:55 - 10:56
    tôi cần phải lên tiếng cho bản thân.
  • 10:58 - 11:00
    Tôi ngồi xuống giường cô ấy và hỏi,
  • 11:00 - 11:04
    "Tôi đã làm gì khác ngoài việc chăm sóc cô
    một cách tôn trọng và nhẹ nhàng?
  • 11:05 - 11:09
    Tôi đã làm gì khác ngoài quan tâm cô
    với tất cả tâm huyết?"
  • 11:09 - 11:12
    Cô cúi đầu nhận ra mình sai,
  • 11:12 - 11:13
    và trước toàn thể mọi người,
  • 11:13 - 11:15
    cô xin lỗi và nói,
  • 11:15 - 11:17
    "Tôi nên biết rõ hơn.
    Tôi là người Mỹ gốc Mexico.
  • 11:18 - 11:20
    Tôi lúc nào cũng bị đối xử như vậy."
  • 11:23 - 11:27
    Nhiều người trong chúng ta đối mặt
    những xúc phạm nhỏ ấy hàng ngày.
  • 11:27 - 11:30
    Kỳ lạ là bạn phải trải qua nó,
  • 11:30 - 11:31
    chỉ bởi chủng tộc bạn,
  • 11:31 - 11:32
    giới tính,
  • 11:32 - 11:33
    xu hướng tình dục
  • 11:33 - 11:35
    hay đức tin tôn giáo.
  • 11:35 - 11:38
    Chúng ta đều từng rơi vào hoàn cảnh
    mà bản thân nhìn thấy điều sai trái
  • 11:38 - 11:39
    nhưng không dám lên tiếng.
  • 11:39 - 11:43
    Có thể do ta không được trang bị kỹ năng
    để giải quyết ngay tại lúc đó.
  • 11:43 - 11:46
    Có thể ngay bản thân ta cũng không nhận ra
    định kiến của mình.
  • 11:47 - 11:51
    Chúng ta đều đồng tình rằng
    sự phân biệt không nên tồn tại,
  • 11:51 - 11:52
    nhưng khi ta thấy nó,
  • 11:52 - 11:53
    ta lại câm lặng,
  • 11:53 - 11:55
    bởi nó khiến ta khó chịu.
  • 11:56 - 11:58
    Nhưng dám lấn sau vào sự khó chịu đó
  • 11:58 - 12:01
    có nghĩa bạn đang dần trở thành
    một người đồng minh.
  • 12:01 - 12:05
    Có khoảng hơn ba triệu người Hồi giáo
    sống trên đất Mỹ.
  • 12:05 - 12:08
    Con số chỉ hơn 1%
    của tổng số dân.
  • 12:09 - 12:11
    Martin Luther King từng nói,
  • 12:11 - 12:12
    "Đến phút cuối,
  • 12:12 - 12:14
    điều ta nhớ tới không phải
    lời nói của kẻ thù,
  • 12:15 - 12:17
    mà là sự im lặng của những người bạn."
  • 12:22 - 12:25
    Vậy nên điều gì đã khiến cho
    sự giúp đỡ của Neal thật vĩ đại?
  • 12:25 - 12:27
    Có một số nguyên nhân.
  • 12:27 - 12:29
    Ông xuất hiện với tình hàng xóm
    ấm áp,
  • 12:29 - 12:33
    những cũng đã mang sự chuyên nghiệp
    và những mối quan hệ ra dùng
  • 12:33 - 12:34
    đúng lúc cần nhất.
  • 12:35 - 12:37
    Một số khác cũng đã làm tương tự.
  • 12:37 - 12:40
    Larycia Hawkins cống hiến theo cách riêng
  • 12:40 - 12:43
    khi là giáo sư người Mỹ gốc Phi
    đầu tiên tại Đại học Wheaton
  • 12:43 - 12:45
    đeo hijab thể hiện sự ủng hộ
  • 12:45 - 12:48
    với phụ nữ Hồi giáo đang đối mặt
    với sự kỳ thị hàng ngày.
  • 12:48 - 12:50
    Kết quả là, cô ấy mất việc.
  • 12:52 - 12:53
    Trong vòng một tháng,
  • 12:53 - 12:56
    cô gia nhập một khoa tại Đại học
    Virginia,
  • 12:56 - 12:59
    nơi cô ấy hiện đang nghiên cứu về
    sự đa dạng, chủng tộc, đức tin và văn hoá.
  • 13:01 - 13:03
    Người đồng sáng lập Reddit,
    Alexis Ohanian,
  • 13:03 - 13:07
    là minh chứng cho việc không phải tất cả
    sự giúp đỡ cần phải lớn lao.
  • 13:07 - 13:10
    Ông hỗ trợ nhiệm vụ của
    một cô bé Hồi giáo 15 tuổi
  • 13:10 - 13:12
    giới thiệu biểu tượng cảm xúc hijab.
  • 13:12 - 13:14
    (Cười)
  • 13:14 - 13:16
    Đó là hành động nhỏ,
  • 13:16 - 13:18
    nhưng vô tình có ảnh hưởng
    đáng kể
  • 13:18 - 13:21
    tới việc bình thường hoá và
    con người hoá Hồi giáo,
  • 13:21 - 13:24
    coi cộng đồng đó là một phần
    trong "chúng ta"
  • 13:24 - 13:26
    thay vì "những người khác."
  • 13:27 - 13:30
    Tổng biên tập tạp chí
    Women's Running
  • 13:30 - 13:34
    vừa đăng một tấm hình hijab đầu tiên
    trên trang bìa một tạp chí thể thao.
  • 13:35 - 13:37
    Đó là những ví dụ cụ thể
  • 13:37 - 13:40
    cho những con người dùng sự hiểu biết
    và kiến thức chuyên môn
  • 13:40 - 13:42
    trong học thuật, công nghệ
    và truyền thông,
  • 13:42 - 13:44
    để bày tỏ sự giúp đỡ một cách thiết thực.
  • 13:46 - 13:49
    Những kiến thức chuyên môn nào
    bạn có thể cống hiến?
  • 13:50 - 13:52
    Bạn có sẵn sàng vượt qua sự e dè
  • 13:52 - 13:54
    và lên tiếng khi chứng kiến
    sự phân biệt?
  • 13:55 - 13:56
    Bạn có thể như Neal không?
  • 13:57 - 14:00
    Nhiều người hàng xóm xuất hiện
    trong câu chuyện.
  • 14:00 - 14:03
    Và bạn, trong cộng đồng mình, đều có
    ít nhất một người hàng xóm theo đạo Hồi,
  • 14:03 - 14:05
    đồng nghiệp,
  • 14:05 - 14:07
    hoặc người bạn thời còn đi học.
  • 14:07 - 14:08
    Hãy đến với họ.
  • 14:08 - 14:11
    Cho họ biết rằng bạn
    ủng hộ họ
  • 14:11 - 14:13
    Nhiều người nghĩ nó rất nhỏ,
  • 14:13 - 14:16
    những tôi đảm bảo sẽ mang lại
    sự khác biệt rất lớn.
  • 14:17 - 14:21
    Không gì có thể đem Deah,
    Yusor and Razan trở lại.
  • 14:22 - 14:24
    Nhưng khi ta cùng cất tiếng nói,
  • 14:24 - 14:26
    chính là lúc sự kỳ thị bị dập tắt.
  • 14:26 - 14:28
    Xin cảm ơn.
  • 14:28 - 14:36
    (Vỗ tay)
Title:
Làn sóng chống Hồi giáo đã giết chết em trai tôi. Hãy dập tắt sự kỳ thị.
Speaker:
Suzanne Barakat
Description:

Vào ngày 10 tháng Hai, 2015, em trai của Suzanne Barakat, Deah, em dâu của cô, Yusor, và em gái của Yusor, Razan, đã bị giết hại bởi hàng xóm của họ ở Chapel Hill, North Carolina. Lời khai của hung thủ, rằng anh ta giết họ chỉ vì mâu thuẫn giao thông, thoát khỏi sự nghi ngờ của giới truyền thông và cảnh sát cho đến khi Barakat lên tiếng ở một cuộc họp báo, gọi những vụ sát hại này với chính tên gọi của chúng: tội ác kỳ thị. Cô phản ánh quá trình cô và gia đình mang sự thật tới cho câu chuyện của mình, Barakat kêu gọi chúng ta lên tiếng khi chúng ta chứng kiến sự kỳ thị mù quáng and thể hiện sự ủng hộ của mình đối với những ai gặp phải sự phân biệt đối xử.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
14:48

Vietnamese subtitles

Revisions