Return to Video

Tế bào vs. Virus: Trận chiến vì sức khỏe - Shannon Stiles

  • 0:07 - 0:10
    Bạn đang ở cửa hàng thuốc,
    khi mà, uh oh,
  • 0:10 - 0:11
    ai đó hắt hơi vào bạn.
  • 0:11 - 0:14
    Virus cảm rơi vào trong phổi
  • 0:14 - 0:16
    đáp xuống tế bào niêm mạc
    đường hô hấp
  • 0:16 - 0:19
    Mọi vật sống trên Trái đất
    đều được cấu tạo từ tế bào,
  • 0:19 - 0:21
    từ vi khuẩn đơn bào nhỏ nhất
  • 0:21 - 0:24
    đến con cá voi to đùng,
    và cả bạn nữa.
  • 0:24 - 0:27
    Mỗi tế bào trong cơ thể
    được bao bọc bởi màng tế bào,
  • 0:27 - 0:30
    một lớp dày linh hoạt
    làm từ chất béo và proteins,
  • 0:30 - 0:33
    cũng là nơi bao bọc
    và bảo vệ các bộ phận bên trong.
  • 0:33 - 0:34
    Là chất bán thấm,
  • 0:34 - 0:37
    nó cho phép một số chất ra vào
  • 0:37 - 0:38
    và chặn lại một số khác.
  • 0:38 - 0:41
    Màng tế bào có những chỗ lồi
  • 0:41 - 0:43
    có các chức năng như
  • 0:43 - 0:45
    giúp tế bào gắn chặt với "hàng xóm",
  • 0:45 - 0:48
    hay giữ lại chất dinh dưỡng
    mà tế bào cần.
  • 0:48 - 0:50
    Tế bào động thực vật đều có màng.
  • 0:50 - 0:52
    Nhưng chỉ tế bào thực vật
    mới có
  • 0:52 - 0:56
    thành tế bào được làm từ xen-lu-lô cứng
    tạo nên cấu trúc thực vật.
  • 0:56 - 0:59
    Tế bào virus, qua hắt hơi,
    đi vào phổi một cách lén lút.
  • 0:59 - 1:01
    Giả vờ là một người bạn,
  • 1:01 - 1:04
    chúng gắn chặt vào phần lồi
    vào màng tế bào,
  • 1:04 - 1:07
    và tế bào cứ thế đưa nó vào bên trong.
  • 1:07 - 1:08
    Khi virus vào trót lọt,
  • 1:08 - 1:10
    tế bào nhận ra sự bất ổn.
  • 1:10 - 1:12
    Anh em!!! Giặc đang trong chiến lũy!!!!
  • 1:12 - 1:14
    Những en-zim có mặt ngay lập tức
  • 1:14 - 1:16
    và băm con virus thành trăm mảnh.
  • 1:16 - 1:18
    Sau đó, chúng gửi lại một mảnh
  • 1:18 - 1:19
    thông qua màng tế bào,
  • 1:19 - 1:22
    để cảnh báo những tế bào bên cạnh
  • 1:22 - 1:24
    về kẻ xâm lăng.
  • 1:24 - 1:25
    Thấy lời cảnh báo, lập tức
  • 1:25 - 1:28
    một tế bào gần kế
    bắt tay hành động,
  • 1:28 - 1:29
    tạo ra kháng thể, proteins,
  • 1:29 - 1:31
    để tấn công và tiêu diệt
  • 1:31 - 1:33
    virus xâm lược.
  • 1:33 - 1:36
    Quá trình này bắt đầu
    với phần nhân.
  • 1:36 - 1:38
    Nhân chứa ADN,
  • 1:38 - 1:40
    kế hoạch hàng động để tạo ra
    mọi thứ,
  • 1:40 - 1:43
    mà cơ thể cần để hoạt động.
  • 1:43 - 1:46
    Một phần ADN chứa bộ điều khiển
  • 1:46 - 1:49
    hướng dẫn tế bào tạo ra kháng thể.
  • 1:49 - 1:52
    En-zim trong nhân
    tìm ra vị trí đúng cúa ADN,
  • 1:52 - 1:54
    sau đó, tạo bản sao điều khiển,
  • 1:54 - 1:56
    được gọi là ARN thông tin.
  • 1:56 - 2:00
    ARN thông tin rời nhân
    để thi hành nhiệm vụ,
  • 2:00 - 2:03
    di chuyển đến ri-bô-xôm
  • 2:03 - 2:06
    Có khoảng 10 triệu ri-bô-xôm
  • 2:06 - 2:07
    trong tế bào con người,
  • 2:07 - 2:09
    rải rác dọc theo
    cấu trúc hình ruy băng
  • 2:09 - 2:12
    gọi là màng nội chất.
  • 2:12 - 2:15
    Ri-bô-xôm này
    đọc chỉ dẫn đến từ nhân,
  • 2:15 - 2:18
    nối các amino axit lại với nhau
    từng chiếc một
  • 2:18 - 2:22
    tạo protein miễn dịch
    để chiến đấu với virus.
  • 2:22 - 2:23
    Nhưng trước đó,
  • 2:23 - 2:26
    kháng thể cần tách khỏi tế bào.
  • 2:26 - 2:29
    Kháng thể tiến đến bộ máy gôn gi.
  • 2:29 - 2:32
    Ở đây, nó được đóng gói
    để phân phối ra ngoài tế bào.
  • 2:32 - 2:35
    Được bao bọc bởi một bong bóng
    có chất liệu như màng tế bào,
  • 2:35 - 2:39
    bộ máy gôn gi điều hướng các kháng thể,
  • 2:39 - 2:41
    đi ra ngoài màng tế bào.
  • 2:41 - 2:42
    Khi đến nơi,
  • 2:42 - 2:46
    bong bóng bao quanh kháng thể
    hợp lại với màng tế bào.
  • 2:46 - 2:48
    Tế bào đẩy kháng thể ra,
  • 2:48 - 2:51
    và bắt đầu theo dõi virus.
  • 2:51 - 2:52
    Những bong bóng còn lại
    bị phá vỡ
  • 2:52 - 2:54
    bởi lizôxôm của tế bào
  • 2:54 - 2:57
    những mảnh đó được tái chế
    hết lần này đến lần khác.
  • 2:57 - 3:00
    Để làm việc này,
    tế bào lấy năng lượng từ đâu ?
  • 3:00 - 3:02
    Từ những cuộn ti thể.
  • 3:02 - 3:05
    Để tạo ra năng lượng,
    ti thể lấy oxi
  • 3:05 - 3:07
    đó là lý do tại sao
    ta hô hấp,
  • 3:07 - 3:09
    và tiếp điện tử từ thức ăn
  • 3:09 - 3:11
    để tạo các phân tử nước.
  • 3:11 - 3:14
    Quá trình đó tạo ra
    phân tử năng lượng cao,
  • 3:14 - 3:18
    được gọi là ATP. Tế bào dùng ATP
    để vận hành mọi hoạt động.
  • 3:18 - 3:21
    Tế bào thực vật tạo năng lượng
    theo một cách khác.
  • 3:21 - 3:22
    Chúng có lục lạp
  • 3:22 - 3:24
    lục lạp hợp nhất CO2 và nước
  • 3:24 - 3:26
    cùng với năng lượng mặt trời
  • 3:26 - 3:28
    để tạo O2 và đường,
  • 3:28 - 3:30
    một dạng năng lượng hóa học.
  • 3:30 - 3:32
    Mọi bộ phận của tế bào
  • 3:32 - 3:35
    làm việc cùng nhau
  • 3:35 - 3:37
    để mọi thứ vận hành thông suốt,
  • 3:37 - 3:39
    để duy trì liên tục hoạt động sống.
  • 3:39 - 3:41
    Theo các nhà khoa học,
  • 3:41 - 3:44
    có tổng cộng
    khoảng 37 nghìn tỉ tế bào.
Title:
Tế bào vs. Virus: Trận chiến vì sức khỏe - Shannon Stiles
Description:

Xem bài học đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/cell-vs-virus-a-battle-for-health-shannon-stiles

Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ các tế bào. Trong cơ thể người, những tế bào hiệu quả này được bảo vệ bởi nhiều lớp, nhằm chống lại những kẻ xâm lăng đáng ghét, virus cảm chẳng hạn. Shannon Stiles đưa ta vào chuyến hành trình đến với các tế bào, giới thiệu kho vũ khí và các chiến binh siêu nhỏ, đóng vai trò quan trọng trong trận chiến vì sức khỏe.

Bài giảng bởi Shannon Stiles, minh họa bởi Igor Coric.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
03:59
  • Bạn ơi,

    Chào bạn,

    Bài dịch khá tốt. Mình đặc biệt thích những phần như "Anh em! Giặc đang trong chiến luỹ". :)
    Chỉ có lưu ý nhỏ là câu dài quá 42 ký tự thì xuống dòng để người xem dễ theo dõi nhé.
    Mình chỉnh sửa lại đôi chỗ, bạn xem qua lại.

    Best,
    Như

Vietnamese subtitles

Revisions