Return to Video

Làm sao biến biểu tình thành thay đổi mạnh mẽ? - Eric Liu

  • 0:07 - 0:10
    Chúng ta sống trong thời đại biểu tình.
  • 0:10 - 0:11
    Ở khuôn viên trường
    và quảng trường,
  • 0:11 - 0:13
    trên đường phố
    và phương tiện đại chúng,
  • 0:13 - 0:17
    người biểu tình khắp thế giới
    đang gây ra nhiều hỗn loạn.
  • 0:17 - 0:19
    Biểu tình đẩy các vấn đề vào
    chương trình nghị sự
  • 0:19 - 0:21
    của quốc gia hoặc toàn cầu.
  • 0:21 - 0:23
    nó có thể đẩy lùi các nhà độc tài,
  • 0:23 - 0:27
    nó có thể khuấy động người dân đã
    từ lâu bị đẩy ra bên lề cuộc sống.
  • 0:27 - 0:31
    Biểu tình hầu như là cần thiết,
    nhưng nó có hiệu quả không?
  • 0:31 - 0:33
    Hãy nhìn lại phong trào mùa xuân Ả rập.
  • 0:33 - 0:35
    Khắp Trung Đông,
  • 0:35 - 0:39
    người biểu tình có thể lật đổ
    các nhà độc tài.
  • 0:39 - 0:40
    Mặc dù sau đó,
  • 0:40 - 0:46
    chỗ trống thường được lấp đầy bằng
    những thành phần bạo lực nhất
  • 0:46 - 0:48
    Biểu tình có thể tạo ra
    thay đổi tích cực dài lâu
  • 0:48 - 0:51
    khi được tiếp nối
    bởi sự nổ lực đầy đam mê
  • 0:51 - 0:53
    để vận động người ủng hộ,
  • 0:53 - 0:53
    để đi bỏ phiếu,
  • 0:53 - 0:55
    để hiểu chính phủ,
  • 0:55 - 0:59
    và làm nó mở rộng đến mọi người
  • 0:59 - 1:01
    Đây là ba chiến lược cốt lõi
    để chuyển biến trong hòa bình
  • 1:01 - 1:03
    từ nhận thức thành hành động
  • 1:03 - 1:07
    và biểu tình thành sức mạnh
    chính trị vững bền.
  • 1:07 - 1:10
    Đầu tiên, mở rộng điều có thể làm được,
  • 1:10 - 1:12
    thứ hai, chọn một loại đấu tranh nhất định
  • 1:12 - 1:17
    thứ ba, đánh nhanh thắng nhanh.
  • 1:17 - 1:20
    Ta bắt đầu bằng việc mở rộng
    điều có thể.
  • 1:20 - 1:23
    Bạn có thường nghe về phản hồi
    về ý tưởng của một chính sách,
  • 1:23 - 1:26
    "Điều đó sẽ chẳng bao giờ xảy ra đâu"?
  • 1:26 - 1:27
    Khi bạn nghe ai nói như vậy,
  • 1:27 - 1:32
    người đó đang cố định nghĩa ranh giới
    về trí tưởng tượng của công dân của bạn.
  • 1:32 - 1:35
    Người dân mạnh mẽ sẽ hành động
    để đẩy ranh giới ra xa,
  • 1:35 - 1:37
    để đặt câu hỏi nếu như -
  • 1:37 - 1:38
    nếu như điều đó có thể thì sao?
  • 1:38 - 1:40
    nếu như có đủ các loại sức mạnh -
  • 1:40 - 1:43
    sức mạnh của con người, ý tưởng,
    tiền, chuẩn mực xã hội-
  • 1:43 - 1:46
    được liên kết
    đế biến điều đó thành hiện thực?
  • 1:46 - 1:48
    Chỉ cần đặt câu hỏi đó
  • 1:48 - 1:52
    và không chấp nhận những gì sẵn có
    từ chế độ chính trị hiện hành
  • 1:52 - 1:56
    là bước đầu tiên chuyển
    biểu tình thành sức mạnh.
  • 1:56 - 2:00
    Nhưng điều này đòi hỏi tính cụ thể
    về điều cần đạt được, ví dụ như,
  • 2:00 - 2:03
    một chính phủ quốc gia
    với kích thước nhỏ hợp lý,
  • 2:03 - 2:07
    hoặc, ngược lại, một hệ thống y tế lớn
    mà chính phủ trả tiền bảo hiểm,
  • 2:07 - 2:10
    cách để buộc các tập đoàn lớn
    chịu trách nhiệm cho sự sai trái của họ.
  • 2:10 - 2:15
    hoặc đổi lại, một cách để giải thoát họ
    khỏi cách chế tài ách bức.
  • 2:15 - 2:19
    Điều này đưa chúng ta đến chiến thuật 2,
    chọn một cuộc chiến cụ thể.
  • 2:20 - 2:23
    Tất cả vấn đề chính trị
    đều là về sự đối đầu.
  • 2:23 - 2:26
    Chỉ một số ít có cái nhìn tổng thể
    về đời sống công dân.
  • 2:26 - 2:30
    Ta nghĩ về các vấn đề nổi cộm hơn
    những vấn đề còn lại.
  • 2:30 - 2:34
    Những công dân quyền lực đặt điều lệ
    cho sự đối lập đó.
  • 2:34 - 2:36
    Điều này không thể hiện sự thô lỗ.
  • 2:36 - 2:40
    Nó đơn giản là nghĩ về một cuộc tranh luận
    mà bạn muốn diễn ra theo cách của bạn
  • 2:40 - 2:45
    về một vấn đề nhằm nêu bật bản chất
    của sự thay đổi mà bạn muốn.
  • 2:45 - 2:50
    Đây là điều các nhà hoạt động thúc ép
    mức lương tối thiểu 15$ ở Mỹ đã làm được.
  • 2:50 - 2:54
    Họ không vờ rằng chỉ với 15$
    thì giải quyết được bất bình đẳng,
  • 2:54 - 2:57
    nhưng với mục tiêu đầy tham vọng
    và gây tranh cãi này,
  • 2:57 - 3:01
    họ đã đạt được thành công đầu tiên
    ở Seattle và nhiều nơi khác,
  • 3:01 - 3:06
    họ làm dấy lên cuộc tranh luận lớn hơn
    về công bằng kinh tế và thịnh vượng.
  • 3:06 - 3:09
    Họ đã mở rộng được những điều có thể,
    chiến thuật thứ nhất,
  • 3:09 - 3:14
    và tạo ra một tượng đài đối lập sắc bén,
    chiến thuật thứ hai.
  • 3:14 - 3:18
    Chiến thuật mấu chốt thứ ba,
    chính là đánh nhanh thắng nhanh.
  • 3:18 - 3:22
    Chiến thắng mau chóng, dù cho kết quả
    chưa phải là mục tiêu cuối cùng,
  • 3:22 - 3:23
    tạo ra động lực,
  • 3:23 - 3:26
    làm thay đổi cách mọi người nghĩ
    về những gì khả thi.
  • 3:26 - 3:28
    Công đoàn Đoàn kết,
  • 3:28 - 3:30
    tổ chức cho công nhân
    trong Chiến tranh lạnh ở Ba Lan
  • 3:30 - 3:33
    đã hành động đúng như vậy,
  • 3:33 - 3:37
    đầu tiên, với cuộc tấn công
    tại cảng tàu năm 1980
  • 3:37 - 3:39
    rồi, trong thập kỉ sau đó,
  • 3:39 - 3:41
    một nỗ lực toàn quốc
    làm mọi cách để giúp lật đổ
  • 3:41 - 3:44
    chính quyền Cộng sản của Ba Lan.
  • 3:44 - 3:49
    Đạt được chiến thắng nhanh chóng
    tạo ra một vòng tròn phản hồi tích cực,
  • 3:49 - 3:51
    một thứ lây lan, một niềm tin,
    một động lực.
  • 3:51 - 3:54
    Nó đòi hỏi gây áp lực
    tới các nhà cầm quyền,
  • 3:54 - 3:57
    sử dụng truyền thông
    để thay đổi nhận thức,
  • 3:57 - 3:58
    tạo các cuộc tranh cãi công khai
  • 3:58 - 4:02
    thuyết phục những người còn nghi hoặc,
    từng người một.
  • 4:02 - 4:05
    Tất cả đều không thú vị
    như một cuộc biểu tình,
  • 4:05 - 4:08
    nhưng đây là lịch sử
    của Chiến dịch vì Nhân quyền Mỹ,
  • 4:08 - 4:10
    của nền độc lập của Ấn Độ,
  • 4:10 - 4:12
    của sự quyết tâm của Cộng Hòa Czech.
  • 4:12 - 4:14
    Không phải chiến thắng đơn lẻ đột ngột,
  • 4:14 - 4:18
    mà là chiến thắng ăn đợi, nằm chờ.
  • 4:18 - 4:21
    Bạn không cần là ai đó đặc biệt
    để là một phần của bước chuyển này,
  • 4:21 - 4:23
    để mở rộng những điều có thể,
  • 4:23 - 4:25
    để chọn một cuộc chiến cụ thể,
  • 4:25 - 4:28
    hay để đảm bảo một chiến thắng mau chóng.
  • 4:28 - 4:32
    Bạn chỉ cần là một người tham gia
    và sống như một công dân đích thực.
  • 4:32 - 4:34
    Linh hồn của biểu tình rất mạnh mẽ.
  • 4:34 - 4:37
    Cũng như việc thúc đẩy hành động
    sau cuộc biểu tình vậy.
  • 4:37 - 4:40
    Bạn có thể là người đồng sáng tạo
    của những gì xảy ra tiếp theo
Title:
Làm sao biến biểu tình thành thay đổi mạnh mẽ? - Eric Liu
Description:

Xem bài đầy đủ ở http://ed.ted.com/lessons/how-to-turn-protest-into-powerful-change-eric-liu

Chúng ta đang ở thời đại biểu tình ở trường, ở quảng trường, trên đường phố, rồi trên các phương tiện đại chúng, người biểu tình trên thế giới đang thách thức hiện trạng. Nhưng trong khi biểu tình thường là cần thiết, nhưng thực sự đủ chưa? Eric Liu khái quát 3 chiến lược đấu tranh hòa bình để chuyển nhận thức thành hành động và biểu tình thành sức mạnh chính trị dài lâu

Bài học do Eric Liu soạn thảo, Sarah Saidan phụ trách hoạt hình.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:57

Vietnamese subtitles

Revisions