Return to Video

Tổn thương thời thơ ấu ảnh hưởng đến sức khoẻ lâu dài như thế nào

  • 0:01 - 0:02
    Giữa thập kỷ 90,
  • 0:02 - 0:05
    Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ
    và Kaiser Permanente
  • 0:05 - 0:09
    phát hiện ra một sự tiếp xúc
    làm gia tăng đáng kể nguy cơ
  • 0:09 - 0:14
    dẫn đến bảy trong 10 nguyên nhân
    hàng đầu gây tử vong ở Mỹ.
  • 0:15 - 0:18
    Với liều cao, nó ảnh hưởng tới
    sự phát triển của não,
  • 0:18 - 0:22
    hệ thống miễn dịch, hệ thống hormone,
  • 0:22 - 0:27
    và thậm chí là cách DNA
    được đọc và sao chép.
  • 0:27 - 0:30
    Những người tiếp xúc với
    liều lượng rất lớn
  • 0:30 - 0:34
    có nguy cơ mắc bệnh tim và
    ung thư phổi cao gấp 3 lần cho cả đời
  • 0:34 - 0:39
    và tuổi thọ trung bình giảm đi 20 năm.
  • 0:40 - 0:46
    Song, bác sĩ ngày nay chưa được đào tạo
    để sàng lọc định kỳ hay điều trị
  • 0:46 - 0:52
    Sự tiếp xúc tôi đang nói tới không phải
    là thuốc trừ sâu hay gói hóa chất.
  • 0:52 - 0:54
    Đó là tổn thương thời thơ ấu.
  • 0:55 - 0:58
    Thế thì tổn thương tôi đang nhắc tới
    ở đây là gì?
  • 0:58 - 1:02
    Tôi không nói tới việc trượt một bài thi
    hay thua một trận bóng rổ.
  • 1:02 - 1:07
    Tôi đang nói đến những mối đe dọa
    nghiêm trọng và sâu sắc
  • 1:07 - 1:11
    mà thật sự ngấm sâu vào cơ thể
    và làm thay đổi chức năng sinh lý:
  • 1:11 - 1:14
    những tình trạng như là
    bị ngược đãi hay bị bỏ rơi,
  • 1:14 - 1:17
    hay lớn lên với bố/mẹ phải chiến đấu
    với bệnh tâm thần
  • 1:17 - 1:19
    hay với phụ thuộc vào chất kích thích.
  • 1:20 - 1:21
    Trong thời gian dài,
  • 1:21 - 1:24
    tôi nhìn nhận vấn đề theo cách
    tôi được dạy để nhận diện chúng,
  • 1:24 - 1:29
    như là một vấn đề xã hội
    -để nhận dịch vụ xã hội
  • 1:29 - 1:33
    hay như là một vấn đề sức khỏe tâm thần-
    để nhận dịch vụ về sức khỏe tâm thần
  • 1:34 - 1:40
    Và rồi một điều xảy ra buộc tôi phải
    xem xét lại toàn bộ cách tiếp cận của mình.
  • 1:40 - 1:42
    Khi tôi hoàn tất thời gian thực tập,
  • 1:42 - 1:45
    tôi muốn tới một nơi mà ở đó
    tôi cảm thấy là mình rất cần thiết,
  • 1:45 - 1:49
    nơi tôi có thể tạo ra sự thay đổi.
  • 1:49 - 1:52
    Nên tôi đến làm việc tại
    California Pacific Medical Center,
  • 1:52 - 1:55
    một trong những bệnh viên tư
    tốt nhất ở miền Bắc California,
  • 1:55 - 2:00
    và cùng nhau, chúng tôi mở một phòng khám
    ở Bayview-Hunters Point,
  • 2:00 - 2:04
    một trong những khu phụ cận nghèo và ít
    được chăm sóc y tế nhất ở San Francisco.
  • 2:04 - 2:06
    Trước thời điểm đó,
  • 2:06 - 2:09
    chỉ có một bác sĩ nhi ở cả Bayview
  • 2:09 - 2:12
    để chăm sóc hơn 10,000 trẻ em,
  • 2:12 - 2:17
    nên chúng tôi treo bảng hiệu và chúng tôi
    có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc hàng đầu
  • 2:17 - 2:19
    bất kể khả năng chi trả (của bệnh nhân).
  • 2:19 - 2:23
    Rất tuyệt khi chúng tôi tập trung vào những
    cách biệt điển hình trong chăm sóc sức khỏe
  • 2:23 - 2:28
    mức độ tiếp cận với dịch vụ, tỉ lệ
    chủng ngừa, tỉ lệ nhập viện vì hen suyễn.
  • 2:28 - 2:30
    và chúng tôi đạt được
    tất cả những mục tiêu đề ra.
  • 2:30 - 2:33
    Chúng tôi cảm thấy rất tự hào.
  • 2:33 - 2:37
    Nhưng sau đó, tôi nhận thấy
    một xu hướng đáng lo ngại.
  • 2:37 - 2:41
    Rất nhiều trẻ giới thiệu đến tôi vì ADHD
  • 2:41 - 2:44
    hay còn gọi là chứng rối loạn tăng động,
    giảm tập trung,
  • 2:44 - 2:48
    Nhưng sau khi tôi tìm hiểu kỹ lưỡng
    về lịch sử nhiễm bệnh và khám sức khỏe,
  • 2:48 - 2:52
    tôi phát hiện ra rằng
    phần lớn bệnh nhân của tôi,
  • 2:52 - 2:55
    tôi không thể chẩn đoán đó là ADHD.
  • 2:55 - 3:01
    Đa phần những trẻ mà tôi khám
    đã trải qua những tổn thương nghiêm trọng
  • 3:01 - 3:04
    tới mức dường như
    có điều gì khác đang diễn ra.
  • 3:04 - 3:08
    tôi dường như đã bỏ qua
    điều gì đó quan trọng.
  • 3:10 - 3:13
    Trước khi tôi thực tập, tôi đã có
    bằng Thạc sĩ ngành Sức khỏe cộng đồng.
  • 3:13 - 3:16
    Một trong những điều mà họ dạy ở
    trường sức khỏe cộng đồng
  • 3:16 - 3:18
    là nếu là bác sĩ
  • 3:18 - 3:22
    và thấy 100 đứa trẻ
    uống nước từ cùng một cái giếng,
  • 3:22 - 3:25
    có tới 98 đứa mắc bệnh tiêu chảy,
  • 3:25 - 3:28
    bạn có thể ngay lập tức kê toa thuốc
  • 3:28 - 3:32
    với hết liều kháng sinh này
    đến liều kháng sinh khác,
  • 3:32 - 3:38
    hay bạn có thể đi đến và nói
    "Có cái quái gì trong cái giếng này vậy?"
  • 3:38 - 3:42
    Tôi bắt đầu đọc mọi tài liệu
    mà tôi có thể có được
  • 3:42 - 3:44
    về những ảnh hưởng mà nghịch cảnh
  • 3:44 - 3:48
    tác động lên sự phát triển
    não bộ và cơ thể của trẻ em.
  • 3:48 - 3:52
    Ngày kia, đồng nghiệp của tôi
    bước vào văn phòng,
  • 3:52 - 3:56
    anh ta nói: "Bác sĩ Burke,
    cô xem cái này chưa?"
  • 3:57 - 4:01
    Trên tay anh ta là bản sao
    của một công trình nghiên cứu
  • 4:01 - 4:04
    gọi là Nghiên cứu về
    Những trải nghiệm có hại thời Thơ ấu.
  • 4:05 - 4:12
    Ngày đó đã thay đổi thực tiễn lâm sàng
    kéo theo thay đổi sự nghiệp của tôi.
  • 4:12 - 4:15
    Nghiên cứu
    Những trải nghiệm có hại thời Thơ ấu
  • 4:15 - 4:18
    là thứ mà mọi người cần phải biết.
  • 4:18 - 4:23
    Nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ Vince
    Felitti ở Kaiser và Tiến sĩ Bob Anda ở CDC
  • 4:23 - 4:31
    Cùng nhau, họ phỏng vấn 17.500
    người lớn về lịch sử tiếp xúc
  • 4:31 - 4:36
    với cái được gọi là "những
    trải nghiệm có hại thời thơ ấu" (ACE)
  • 4:37 - 4:41
    Bao gồm những ngược đãi về thân thể,
    cảm xúc hoặc tình dục;
  • 4:41 - 4:45
    bị bỏ rơi về mặt thể xác hay cảm xúc,
  • 4:45 - 4:48
    cha mẹ mắc bệnh tâm thần,
    phụ thuộc vào chất kích thích, đi tù;
  • 4:48 - 4:51
    cha mẹ ly thân hoặc ly hôn;
  • 4:51 - 4:53
    hay bạo hành trong gia đình.
  • 4:53 - 4:58
    Mỗi câu trả lời có, bạn sẽ có
    một điểm trong thang điểm ACE.
  • 4:58 - 4:59
    Và sau đó điều họ làm
  • 4:59 - 5:04
    là tìm ra mối tương quan
    giữa điểm số ACE và tình trạng sức khỏe.
  • 5:05 - 5:08
    Kết quả mà họ tìm thấy
    rất đáng quan tâm.
  • 5:08 - 5:09
    Hai thứ:
  • 5:09 - 5:13
    Thứ nhất, ACE phổ biến một cách khó tin.
  • 5:13 - 5:20
    67% dân số có ít nhất một điểm ACE,
  • 5:20 - 5:26
    và 12.6%, một trong tám người,
    có ít nhất bốn điểm ACE.
  • 5:27 - 5:29
    Điều thứ hai họ phát hiện ra
  • 5:29 - 5:32
    là mối liên hệ giữa liều lượng và phản ứng
  • 5:32 - 5:37
    giữa điểm số ACE và tình trạng sức khỏe:
  • 5:37 - 5:41
    Điểm ACE càng cao,
    tình trạng sức khỏe càng tệ.
  • 5:41 - 5:44
    Một người có điểm số ACE bốn hoặc hơn,
  • 5:44 - 5:48
    có nguy cơ mắc bệnh
    tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD)
  • 5:48 - 5:52
    cao gấp 2.5 lần một người
    có số điểm ACE bằng 0.
  • 5:53 - 5:56
    Với bệnh viêm gan, tỉ lệ cũng là 2.5 lần.
  • 5:56 - 6:00
    Với trầm cảm, tỉ lệ là 4.5 lần.
  • 6:00 - 6:03
    Với tự sát, tỉ lệ là 12 lần.
  • 6:03 - 6:06
    Một người với số điểm ACE bảy hoặc hơn,
  • 6:06 - 6:11
    có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi
    cao gấp 3 lần,
  • 6:11 - 6:15
    và 3.5 lần nguy cơ thiếu máu cơ tim,
  • 6:15 - 6:18
    là nguy cơ tử vong số một ở Mỹ.
  • 6:19 - 6:22
    Tất nhiên, những điều này
    cũng dễ hiểu.
  • 6:22 - 6:27
    Một vài người xem những số liệu này
    và nói: "Thôi nào,
  • 6:27 - 6:31
    anh có một tuổi thơ dữ dội, có nhiều
    khả năng anh sẽ uống rượu và hút thuốc
  • 6:31 - 6:34
    và làm tất cả những việc như thế này
    gây tổn hại đến sức khỏe.
  • 6:34 - 6:38
    Đây không phải là khoa học.
    Đây chỉ là hành vi xấu thôi."
  • 6:38 - 6:44
    Nhưng thực ra, đây mới chính là
    chỗ mà khoa học có giá trị.
  • 6:44 - 6:48
    Chúng ta bây giờ hiểu rõ hơn bao giờ hết
  • 6:48 - 6:52
    về việc gặp phải nghịch cảnh từ sớm
    ảnh hưởng
  • 6:52 - 6:55
    tới quá trình phát triển não bộ
    và cơ thể của trẻ như thế nào.
  • 6:55 - 6:58
    Nó ảnh hưởng tới
    những khu vực như vùng nhân não,
  • 6:58 - 7:00
    là trung tâm vui vẻ và
    khen thưởng của não,
  • 7:00 - 7:03
    có liên quan tới việc nghiện hút chích.
  • 7:03 - 7:05
    nó kìm hãm thùy trán,
  • 7:05 - 7:09
    cần thiết cho việc kiểm soát sự bốc đồng
    và chức năng điều hành,
  • 7:09 - 7:12
    vùng vô cùng quan trọng cho việc học.
  • 7:12 - 7:13
    Hình chụp từ máy quét cộng hưởng từ MRI
  • 7:13 - 7:17
    chúng tôi thấy những khác biệt
    có thể đo lượng được ở hạch hạnh nhân
  • 7:17 - 7:20
    trung tâm phản ứng với sợ hãi của bộ não.
  • 7:20 - 7:24
    Vậy nên có những lý do thực sự
    về thần kinh học
  • 7:24 - 7:27
    cho việc tại sao những cá thể tiếp xúc
    với nghịch cảnh liều lượng cao
  • 7:27 - 7:31
    có xác suất tham gia vào
    những hành vi mang tính nguy hiểm cao.
  • 7:31 - 7:32
    Biết được điều đó là rất quan trọng.
  • 7:32 - 7:38
    Nhưng hóa ra, ngay cả khi không tham gia
    vào những hành vi mang tính nguy hiểm cao
  • 7:38 - 7:43
    bạn vẫn có khả năng
    bị bệnh tim hoặc ung thư cao.
  • 7:44 - 7:50
    Lý do cho điều này là việc liên quan tới
    trục hạ đồi - tuyến yên - thượng thận,
  • 7:50 - 7:54
    hệ thống phản ứng với căng thẳng
    của bộ não và cơ thể
  • 7:54 - 7:57
    điều khiển phản ứng đánh - hay - chạy.
  • 7:57 - 7:59
    Nó làm việc như thế nào?
  • 7:59 - 8:03
    Hãy tưởng tượng bạn đang đi trong rừng
    và nhìn thấy một con gấu.
  • 8:03 - 8:07
    Ngay lập tức, trục hạ đồi
    gửi một tín hiệu tới tuyến yên,
  • 8:07 - 8:10
    tuyến này gửi tín hiệu tới
    tuyến thượng thận với nội dung
  • 8:10 - 8:13
    "Giải phóng hormone căng thẳng!
    Aerenaline! Cortisol!"
  • 8:13 - 8:16
    Và tim bạn bắt đầu đập mạnh,
  • 8:16 - 8:18
    con ngươi giãn, đường thở mở rộng,
  • 8:18 - 8:24
    và bạn đã sẵn sàng hoặc đánh nhau
    với con gấu hoặc chạy thoát thân.
  • 8:24 - 8:27
    Và điều đó thật tuyệt diệu
  • 8:27 - 8:30
    nếu như bạn đang ở trong rừng
    và có một con gấu.
  • 8:30 - 8:33
    (Tiếng cười)
  • 8:33 - 8:38
    Nhưng vấn đề là điều gì xảy ra
    khi con gấu về nhà hàng đêm,
  • 8:38 - 8:44
    và hệ thống này được kích hoạt
    hết lần này đến lần khác.
  • 8:44 - 8:48
    Và nó chuyển từ thích nghi,
    hay cứu mạng sống,
  • 8:48 - 8:53
    sang không thích nghi tốt,
    hay phá hủy sức khỏe.
  • 8:53 - 8:58
    Trẻ em đặc biệt nhạy cảm
    với việc kích hoạt căng thẳng lặp lại này.
  • 8:58 - 9:01
    bởi não bộ và cơ thể chúng
    mới chỉ đang phát triển.
  • 9:02 - 9:08
    Liều lượng nghịch cảnh cao không chỉ
    ảnh hưởng tới cấu trúc và vận hành não bộ,
  • 9:08 - 9:11
    mà còn ảnh hưởng sự phát triển
    hệ thống miễn dịch,
  • 9:11 - 9:14
    sự phát triển hệ thống hormone,
  • 9:14 - 9:19
    thậm chí là cách DNA
    được đọc và sao chép.
  • 9:20 - 9:25
    Với tôi, thông tin này vứt những gì
    tôi được học qua cửa sổ.
  • 9:25 - 9:29
    Bởi khi hiểu được
    cơ chế của một căn bệnh,
  • 9:29 - 9:34
    khi ta không chỉ biết được lộ trình nào bị
    gián đoạn, mà còn gián đoạn như thế nào
  • 9:34 - 9:38
    thì là bác sĩ, công việc của chúng ta
    là dùng khoa học đó
  • 9:38 - 9:41
    để phòng bệnh và chữa bệnh.
  • 9:41 - 9:43
    Đó là việc chúng ta làm.
  • 9:43 - 9:47
    ở San Francisco, chúng tôi tạo ra
    Trung tâm vì Sức khỏe Thanh thiếu niên
  • 9:47 - 9:52
    để ngăn chặn, sàng lọc và chữa lành
    tác động của ACE và căng thẳng có hại.
  • 9:52 - 9:57
    Chúng tôi bắt đầu bằng việc đơn giản
    là khám định kỳ cho tất cả trẻ em
  • 9:57 - 9:58
    qua lần thăm khám thường xuyên,
  • 9:58 - 10:03
    Bởi tôi biết nếu bệnh nhân của tôi
    có điểm ACE là 4,
  • 10:03 - 10:08
    thì em có nguy cơ bị viêm gan
    hoặc COPD cao gấp 2.5 lần,
  • 10:08 - 10:10
    thì em có khả năng bị trầm cảm
    cao gấp 4.5 lần,
  • 10:10 - 10:15
    và em có nguy cơ tự tử cao hơn 12 lần
  • 10:15 - 10:17
    so với bệnh nhân của tôi
    có điểm ACE là 0.
  • 10:17 - 10:20
    Tôi biết điều đó ngay lúc
    em trong phòng khám của tôi.
  • 10:20 - 10:23
    Với những bệnh nhân có
    kết quả sàng lọc dương tính,
  • 10:23 - 10:28
    chúng tôi có một nhóm chuyên gia đa ngành
    làm việc để giảm hậu quả của nghịch cảnh
  • 10:28 - 10:34
    và chữa những triệu chứng bằng cách tốt nhất
    như thăm hỏi tại nhà, phối hợp chăm sóc,
  • 10:34 - 10:38
    chăm sóc sức khỏe tâm thần, dinh dưỡng,
  • 10:38 - 10:43
    can thiệp toàn diện, và vâng,
    cấp thuốc nếu cần.
  • 10:43 - 10:47
    Đồng thời chúng tôi cũng giáo dục phụ huynh
    về ảnh hưởng của ACE và căng thẳng độc hại
  • 10:47 - 10:53
    giống như cách bạn nói
    về bọc ổ điện hay nhiễm động chì,
  • 10:53 - 10:57
    và chúng tôi liệu trình chăm sóc
    bệnh nhân hen suyễn và tiểu đường
  • 10:57 - 11:01
    với tư tưởng là
    họ có thể cần trị liệu mạnh hơn,
  • 11:01 - 11:06
    tạo những thay đổi cho
    hệ thống hormone và miễn dịch.
  • 11:06 - 11:10
    Khía cạnh khác khi hiểu được khoa học này
  • 11:10 - 11:13
    là bạn muốn cho
    tất cả mọi người biết về nó,
  • 11:13 - 11:17
    bởi đây không chỉ là vấn đề
    của trẻ em ở Bayview.
  • 11:17 - 11:21
    Tôi biết là ngay lúc
    mọi người nghe về điều này,
  • 11:21 - 11:24
    họ sẽ nghĩ là cần sàng lọc định kỳ,
    các nhóm điều trị đa ngành,
  • 11:24 - 11:29
    và sẽ là cuộc đua với những phác đồ
    điều trị lâm sàng hiệu quả nhất.
  • 11:29 - 11:33
    Song điều đó đã không xảy ra.
  • 11:33 - 11:36
    Và đó là một bài học lớn cho tôi.
  • 11:36 - 11:41
    Điều tôi từng nghĩ tới đơn giản chỉ
    là thực tiễn lâm sàng tốt nhất
  • 11:41 - 11:44
    giờ thì tôi hiểu đó là một cuộc vận động.
  • 11:45 - 11:47
    Như lời Tiến sĩ Rober Block,
  • 11:47 - 11:51
    cựu chủ tịch của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ,
  • 11:51 - 11:54
    "Những trải nghiệm có hại thời thơ ấu
  • 11:54 - 11:59
    là mối đe dọa đơn lẻ lớn nhất cho
    sức khỏe cộng đồng mà chưa được quan tâm
  • 11:59 - 12:01
    đang đối mặt với đất nước chúng ta
    ngày nay."
  • 12:01 - 12:06
    Và với rất nhiều người,
    đó là một viễn cảnh khủng khiếp.
  • 12:06 - 12:12
    Phạm vi và quy mô của vấn đề này
    dường như rộng lớn đến mức cảm thấy
  • 12:12 - 12:14
    mơ hồ khi tìm ra cách tiếp cận nó.
  • 12:14 - 12:19
    Nhưng đối với tôi,
    đó lại là nơi hy vọng tồn tại.
  • 12:19 - 12:22
    Bởi khi chúng ta có được kết cấu đúng đắn,
  • 12:22 - 12:27
    khi chúng ta nhìn nhận đây là
    vấn đề khủng hoảng sức khỏe cộng đồng,
  • 12:27 - 12:32
    thì ta có thể bắt đầu sử dụng công cụ
    phù hợp để tìm ra hướng giải quyết.
  • 12:32 - 12:36
    Từ thuốc lá tới ngộ độc chì,
    rồi tới HIV/AIDS,
  • 12:36 - 12:41
    nước Mỹ đã có một hệ thống
    hồ sơ theo dõi khá chặt chẽ
  • 12:41 - 12:43
    dành riêng cho những vấn đề
    về sức khỏe cộng đồng.
  • 12:43 - 12:49
    nhưng tái tạo những thành công đó
    với ACE và căng thẳng có hại
  • 12:49 - 12:54
    đòi hỏi sự quyết tâm và lời cam kết.
  • 12:54 - 12:58
    và khi nhìn lại phản ứng
    của đất nước chúng ta cho tới nay,
  • 12:58 - 12:59
    tôi tự hỏi,
  • 12:59 - 13:03
    vì sao chúng ta
    vẫn chưa nghiêm túc hơn với nó?
  • 13:03 - 13:07
    Ban đầu tôi nghĩ là
    chúng ta đã không đặt nặng vấn đề
  • 13:07 - 13:09
    vì nó không liên quan đến chúng ta.
  • 13:09 - 13:12
    Đó là vấn đề
    của những đứa trẻ ở những khu vực đó.
  • 13:12 - 13:16
    Nhưng thật lạ, bởi dữ liệu
    không phản ánh như thế.
  • 13:16 - 13:21
    Nghiên cứu ACE ban đầu
    được thực hiện với nhóm dân cư
  • 13:21 - 13:23
    có 70% là người da trắng,
  • 13:23 - 13:26
    70% người có trình độ đại học.
  • 13:26 - 13:30
    Nhưng rồi càng nói chuyện với nhiều người,
  • 13:30 - 13:34
    tôi lại bắt đầu nghĩ rằng
    có lẽ tôi đã hoàn toàn tụt hậu.
  • 13:35 - 13:41
    Nếu tôi hỏi
    bao nhiêu người trong phòng này
  • 13:41 - 13:45
    lớn lên với một người thân
    mắc bệnh tâm thần,
  • 13:46 - 13:48
    tôi cá là sẽ có vài cánh tay giơ lên.
  • 13:48 - 13:54
    Và rồi nếu tôi hỏi có bao nhiêu người
    có cha/mẹ uống nhiều rượu,
  • 13:54 - 13:58
    hay ai thực sự tin rằng
    "yêu cho roi cho vọt"
  • 13:59 - 14:02
    tôi cá sẽ có thêm vài cánh tay giơ lên.
  • 14:02 - 14:07
    Đó! ngay trong phòng này, đây là
    một vấn đề chạm tới rất nhiều người.
  • 14:07 - 14:11
    Tôi bắt đầu tin rằng
    chúng ta cách ly nó
  • 14:11 - 14:13
    bởi nó có liên hệ với ta.
  • 14:13 - 14:16
    Có lẽ sẽ dễ thấy vấn đề hơn
    khi nó ở một vùng khác
  • 14:16 - 14:19
    bởi ta không muốn nhìn thẳng vào nó.
  • 14:19 - 14:21
    Chúng ta thà chấp nhận mình bị bệnh.
  • 14:22 - 14:28
    May mắn là khoa học phát triển
    và thực tế kinh tế
  • 14:28 - 14:32
    từng ngày làm cho lựa chọn đó
    trở nên ít khả thi hơn.
  • 14:34 - 14:35
    Khoa học chỉ rõ:
  • 14:36 - 14:41
    Nghịch cảnh thời thơ ấu ảnh hưởng rõ rệt
    tới sức khỏe trong suốt cuộc đời.
  • 14:42 - 14:47
    Ngày nay, chúng ta bắt đầu hiểu được
    cách làm gián đoạn tiến trình
  • 14:47 - 14:51
    bắt đầu từ nghịch cảnh thời thơ ấu
    tới bệnh tật và chết sớm.
  • 14:51 - 14:53
    và 30 năm nữa,
  • 14:53 - 14:56
    đứa trẻ có điểm ACE cao
  • 14:56 - 14:59
    và có những triệu chứng hành vi
    không được phát hiện,
  • 14:59 - 15:02
    có bệnh hen suyễn không được kiểm soát,
  • 15:02 - 15:05
    và tiếp tục phát triển bệnh cao huyết áp,
  • 15:05 - 15:08
    và có bệnh tim hay ung thư sớm,
  • 15:08 - 15:13
    cũng sẽ chết bất thường như
    một ca tử vong sau 6 tháng mắc HIV/AIDS.
  • 15:13 - 15:17
    Người ta sẽ nhìn vào trường hợp đó
    và nói: "Chuyện quái gì đây?"
  • 15:18 - 15:21
    Vấn đề này chữa trị được.
  • 15:21 - 15:24
    Vấn đề này đánh bại được.
  • 15:24 - 15:28
    Một điều quan trọng duy nhất
    chúng ta cần làm bây giờ
  • 15:28 - 15:31
    là dũng cảm nhìn thẳng vào vấn đề
  • 15:31 - 15:36
    và nói, đây là chuyện có thật
    và đây là chuyện của tất cả chúng ta.
  • 15:36 - 15:41
    Tôi tin rằng lúc đó chúng ta đang
    tham gia phong trào.
  • 15:41 - 15:42
    Cảm ơn.
  • 15:42 - 15:46
    (Vỗ tay)
Title:
Tổn thương thời thơ ấu ảnh hưởng đến sức khoẻ lâu dài như thế nào
Speaker:
Nadine Burke Harris
Description:

Tổn thương thời thơ ấu không thể vượt qua bằng cách lớn lên và trưởng thành. Bác sĩ nhi khoa Nadine Burke Harris cho rằng sự chịu đựng lập đi lập lại bạo hành gia đình, bỏ bê thường xuyên và việc bố mẹ có vấn đề về tâm thần hoặc lạm dụng các chất kích thích có mối liên quan rõ ràng, cụ thể tới sự phát triển của bộ não. Hậu quả gây ra cho cả đời đến mức mà những người khi chịu đựng tổn thương cao có nguy cơ bị bệnh tim mạch và ung thư phổi gấp ba lần. Đây là một lời khẩn cầu đầy tâm huyết dành cho những liệu pháp nhi khoa để đối chất với việc ngăn chặn và chữa trị những tổn thương thời thơ ấu ngay từ đầu.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
15:59

Vietnamese subtitles

Revisions