Return to Video

Tại sao nhóm máu lại quan trọng? - Natalie S. Hodge

  • 0:07 - 0:11
    Người ta thường nói mặc dù
    giữa con người có nhiều xung đột,
  • 0:11 - 0:14
    nhưng chúng ta cùng có chung dòng máu.
  • 0:14 - 0:17
    Đó là một ý nghĩ hay
    nhưng không hoàn toàn chính xác.
  • 0:17 - 0:21
    Thực ra, máu của chúng ta
    có nhiều loại khác nhau.
  • 0:21 - 0:25
    Tế bào hồng cầu của chúng ta
    chứa một loại protein gọi là hemoglobin
  • 0:25 - 0:27
    gắn các phân tử oxy,
  • 0:27 - 0:30
    cho phép tế bào vận chuyển
    oxy xuyên suốt cơ thể.
  • 0:30 - 0:33
    Nhưng chúng cũng có
    một loại protein phức hợp khác
  • 0:33 - 0:36
    nằm bên ngoài màng tế bào.
  • 0:36 - 0:41
    Những protein này, gọi là kháng nguyên,
    tương tác với tế bào bạch cầu,
  • 0:41 - 0:45
    tế bào miễn dịch giúp bảo vệ cơ thế
    chống lại sự lây nhiễm .
  • 0:45 - 0:47
    Kháng nguyên có vai trò như
    những phân tử nhận diện,
  • 0:47 - 0:51
    cho phép hệ thống miễn dịch
    nhận ra tế bào của cơ thể
  • 0:51 - 0:55
    mà không tấn công chúng
    như những dị nguyên bên ngoài.
  • 0:55 - 1:00
    Có 2 loại kháng nguyên, A và B,
    đóng vai trò quyết định nhóm máu.
  • 1:00 - 1:04
    Nhưng làm thế nào chúng ta có được 4 loại
    nhóm máu chỉ từ 2 loại kháng nguyên?
  • 1:04 - 1:09
    Vâng, các kháng nguyên này được mã hóa
    từ 3 loại alen khác nhau,
  • 1:09 - 1:12
    các trạng thái khác nhau
    của 1 gen riêng biệt.
  • 1:12 - 1:15
    Trong khi alen A và B mã hóa
    cho kháng nguyên A và B,
  • 1:15 - 1:19
    thì alen O không mã hóa
    cho kháng nguyên nào cả,
  • 1:19 - 1:22
    và bởi vì chúng ta thừa hưởng 1 bản sao
    của mỗi gen từ cha hoặc mẹ,
  • 1:22 - 1:27
    nên mỗi người có 2 alen
    quyết định nhóm máu.
  • 1:27 - 1:29
    Những việc này xảy ra khác nhau,
  • 1:29 - 1:33
    cái nào lấn át cái nào
    tùy thuộc vào mối quan hệ tính trội.
  • 1:33 - 1:40
    Đối với nhóm máu, alen A và B đồng trội,
    trong khi alen O lặn.
  • 1:40 - 1:46
    Vì vậy A và A cho bạn nhóm máu A,
    B và B cho bạn nhóm máu B.
  • 1:46 - 1:48
    Nếu bạn thừa hưởng mỗi nhóm 1 alen,
  • 1:48 - 1:53
    thì kết quả của tính đồng trội
    sẽ tạo ra cả 2 loại kháng nguyên A và B,
  • 1:53 - 1:54
    với nhóm máu AB.
  • 1:54 - 1:57
    Alen O là alen lặn,
  • 1:57 - 2:00
    vì vậy những alen khác sẽ lấn át nó
    nếu nó đứng cùng thành cặp,
  • 2:00 - 2:03
    kết quả là tạo ra
    nhóm máu A hoặc nhóm máu B.
  • 2:03 - 2:08
    Nhưng nếu bạn thừa hưởng cả 2 alen O,
    tính trạng sẽ biểu hiện
  • 2:08 - 2:13
    làm cho tế bào máu
    không có kháng nguyên A và B.
  • 2:13 - 2:15
    Chính vì sự tương tác này,
  • 2:15 - 2:17
    mà khi biết nhóm máu của bố và mẹ
  • 2:17 - 2:22
    chúng ta có thể tiên đoán được
    nhóm máu có thể có của con cái.
  • 2:22 - 2:23
    Tại sao các nhóm máu lại quan trọng?
  • 2:23 - 2:25
    Trong việc truyền máu,
  • 2:25 - 2:29
    tìm ra đúng nhóm máu là vấn đề sống còn.
  • 2:29 - 2:34
    Nếu ai đó có nhóm máu A
    nhận được máu nhóm B, hoặc ngược lại,
  • 2:34 - 2:38
    thì kháng thể của người đó sẽ loại bỏ
    kháng nguyên lạ và tấn công chúng,
  • 2:38 - 2:42
    điều này có thể dẫn đến
    máu được truyền bị đông thành cục.
  • 2:42 - 2:47
    Tuy vậy những người nhóm máu AB
    tạo ra cả 2 loại kháng nguyên A và B,
  • 2:47 - 2:52
    họ không tạo ra kháng thể chống lại chúng,
    nên họ sẽ nhận ra cả 2 đều an toàn.
  • 2:52 - 2:54
    giúp họ trở thành nhóm chuyên nhận.
  • 2:54 - 2:56
    Trái lại,
  • 2:56 - 2:59
    những người nhóm máu O
    không thể tạo ra kháng thể nào
  • 2:59 - 3:02
    trở thành nhóm chuyên cho,
  • 3:02 - 3:04
    nhưng sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch
    tạo kháng thể
  • 3:04 - 3:09
    từ chối tất cả các nhóm máu khác.
  • 3:09 - 3:14
    Không may là, sự tương thích giữa
    người cho và người nhận còn phức tạp hơn
  • 3:14 - 3:16
    bởi hệ thống kháng nguyên đi kèm,
  • 3:16 - 3:18
    đặc biệt là yếu tố Rh,
  • 3:18 - 3:23
    lấy theo tên loài khỉ Rhesus
    giúp lần đầu phân lập yếu tố này.
  • 3:23 - 3:29
    Rh+ hay Rh- tùy thuộc vào sự hiện diện
    hay vắng mặt của kháng nguyên D
  • 3:29 - 3:32
    của hệ thống nhóm máu Rh.
  • 3:32 - 3:35
    Và cộng với sự cản trở
    của việc truyền máu,
  • 3:35 - 3:38
    nó có thể gây nên
    các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.
  • 3:38 - 3:43
    Nếu người mẹ Rh- mang con Rh+,
  • 3:43 - 3:47
    thì cơ thể người mẹ sẽ sản xuất kháng thể
    Rh có thể truyền qua nhau thai
  • 3:47 - 3:49
    và tấn công vào bào thai,
  • 3:49 - 3:53
    đây được gọi là
    bệnh tan huyết ở trẻ sơ sinh.
  • 3:53 - 3:57
    Một số nền văn hóa tin rằng nhóm máu
    liên quan đến tính cách con người,
  • 3:57 - 3:59
    mặc dù điều này
    không được khoa học thừa nhận.
  • 3:59 - 4:01
    Và mặc dù tỉ lệ các nhóm máu
  • 4:01 - 4:04
    là khác nhau giữa các cộng đồng người,
  • 4:04 - 4:07
    các nhà khoa học không chắc
    tại sao chúng lại phát triển như vậy;
  • 4:07 - 4:09
    có thể là do sự bảo vệ chống lạị
    các bệnh liên quan đến máu
  • 4:09 - 4:12
    hoặc do chiều hướng di truyền ngẫu nhiên.
  • 4:12 - 4:16
    Cuối cùng, các loài khác nhau
    có các bộ kháng nguyên khác nhau.
  • 4:16 - 4:20
    Thật vậy, chúng ta chỉ có 4 nhóm máu chính
  • 4:20 - 4:26
    dường như không đáng kể gì
    khi so sánh với 13 nhóm tìm thấy ở chó.
Title:
Tại sao nhóm máu lại quan trọng? - Natalie S. Hodge
Description:

Xem đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/why-do-blood-types-matter-natalie-s-hodge

Người ta hay nói mặc dù nhân loại có nhiều sự khác biệt, chúng ta đều có máu như nhau. Đó là một cách nghĩ hay, tuy chưa được chính xác lắm. Thực tế, máu của chúng ta có những loại khác nhau. Natalie S. Hodge định nghĩa bốn nhóm máu quan trọng và giải thích tại sao một vài loại máu có thể trộn lẫn trong khi một số khác thì không.

Bài giảng bởi Natalie S. Hodge, minh họa bởi Brad Purnell.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:42

Vietnamese subtitles

Revisions