Return to Video

Kén cá chọn canh - một ám ảnh không lành mạnh.

  • 0:01 - 0:03
    Khi tôi chuẩn bị
    bài nói này,
  • 0:03 - 0:05
    tôi đi tìm
    vài câu trích dẫn
  • 0:05 - 0:07
    để chia sẻ
    với quý vị.
  • 0:07 - 0:09
    Có tin vui:
    tôi tìm được ba câu
  • 0:09 - 0:11
    mà tôi rất khoái,
  • 0:11 - 0:14
    câu thứ nhất của
    Samuel Johnson, ông bảo,
  • 0:14 - 0:17
    "Khi lựa chọn trong đời,
  • 0:17 - 0:19
    nhớ chọn để mà sống,"
  • 0:19 - 0:23
    câu thứ hai của Aeschylus,
    ông nhắc rằng
  • 0:23 - 0:27
    "Hạnh phúc là lựa chọn
    đòi hỏi gắng công,"
  • 0:27 - 0:31
    câu thứ ba của Groucho Marx
  • 0:31 - 0:34
    ông bảo, "Tôi không thích chọn
    những câu lạc bộ
  • 0:34 - 0:39
    muốn biến tôi thành
    một thành viên."
  • 0:39 - 0:41
    Và đây là tin xấu:
  • 0:41 - 0:43
    Trong ba câu tôi không biết
    chọn câu nào
  • 0:43 - 0:46
    để chia sẻ với quý vị.
  • 0:46 - 0:49
    Nỗi lo âu lựa chọn ngọt ngào.
  • 0:49 - 0:53
    Trong thời tư bản
    hậu công nghiệp này,
  • 0:53 - 0:57
    sự lựa chọn và tự do cá nhân
  • 0:57 - 1:00
    cùng tư tưởng
    thân lập thân,
  • 1:00 - 1:04
    đã dấy lên thành lý tưởng.
  • 1:04 - 1:07
    Cùng với nó,
    ta cũng có một niềm tin
  • 1:07 - 1:10
    vào sự tiến bộ không ngừng.
  • 1:10 - 1:13
    Nhưng ngay bên dưới
    hệ tư tưởng này
  • 1:13 - 1:16
    có một nỗi lo âu
    ngày càng lớn,
  • 1:16 - 1:19
    những cảm giác tội lỗi,
  • 1:19 - 1:22
    những cảm giác bất cập,
  • 1:22 - 1:27
    cảm thấy ta đang mắc kẹt
    trong lựa chọn của chính mình.
  • 1:27 - 1:31
    Buồn thay,
    tư tưởng về lựa chọn cá nhân
  • 1:31 - 1:36
    đang ngăn ta nghĩ đến
    những đổi thay trong xã hội.
  • 1:36 - 1:39
    Xem ra tư tưởng này
  • 1:39 - 1:42
    rất hiệu nghiệm
    để ru ngủ chúng ta
  • 1:42 - 1:45
    để quên đi ta đang là
    nhà tư tưởng chính trị và xã hội.
  • 1:45 - 1:47
    Thay vì thao thức với
    điều xảy ra trong xã hội,
  • 1:47 - 1:51
    chúng ta ngày càng chú tâm
    phê phán bản thân,
  • 1:51 - 1:55
    đôi lúc tới mức
    hủy diệt bản thân.
  • 1:55 - 1:58
    Tại làm sao ý tưởng
    về lựa chọn
  • 1:58 - 1:59
    đang vẫn hoành hành
    mạnh mẽ như vậy,
  • 1:59 - 2:03
    ngay cả đối với những người
  • 2:03 - 2:05
    chẳng có gì nhiều để chọn?
  • 2:05 - 2:08
    Tại sao cả những người
    nghèo khổ
  • 2:08 - 2:13
    cũng khăng khăng
    phải được chọn lựa mới cam,
  • 2:13 - 2:15
    cái chúng ta đặt tên
    là lựa chọn có lý trí
  • 2:15 - 2:17
    và ghì mài với nó?
  • 2:17 - 2:21
    Hệ tư tưởng này đã
    có nhiều thành quả
  • 2:21 - 2:25
    mở rộng đường
    tư tưởng cho ta
  • 2:25 - 2:29
    về một tương lai
    mơ ước từ xa.
  • 2:29 - 2:31
    Nào ta hãy đưa ra ví dụ.
  • 2:31 - 2:33
    Bạn tôi tên là Mania,
  • 2:33 - 2:36
    khi cô ấy là
    sinh viên ở California,
  • 2:36 - 2:38
    cô ấy kiếm sống
  • 2:38 - 2:41
    bằng cách làm việc
    cho một hãng buôn ô-tô.
  • 2:41 - 2:43
    Khi Mania gặp khách hàng
  • 2:43 - 2:45
    loại khách tiêu biểu,
    cô tranh luận với khách
  • 2:45 - 2:47
    về cách sống của ông ta,
  • 2:47 - 2:50
    về số tiền ông ấy muốn tiêu pha,
  • 2:50 - 2:52
    ông ấy có mấy con,
  • 2:52 - 2:54
    ông ấy mua xe để làm gì?
  • 2:54 - 2:57
    Họ nhanh chóng
    đi đến kết luận
  • 2:57 - 2:59
    chiếc xe hoàn hảo
    là thế nào
  • 2:59 - 3:03
    Trước khi khách hàng của
    Mania đi về nhà
  • 3:03 - 3:05
    để nghĩ lại cho kỹ,
  • 3:05 - 3:07
    cô bèn nói với khách,
  • 3:07 - 3:11
    "Cái xe anh định mua
    rất hoàn hảo,
  • 3:11 - 3:13
    nhưng chỉ trong
    vài năm nữa,
  • 3:13 - 3:15
    khi các con anh
    đủ lông đủ cánh để ra khỏi nhà,
  • 3:15 - 3:18
    khi đó tiền bạc của anh
    dư dả hơn một tí,
  • 3:18 - 3:21
    thì chiếc xe kia
    sẽ là lý tưởng.
  • 3:21 - 3:25
    Nhưng cái anh chọn bây giờ
    là chuẩn."
  • 3:25 - 3:27
    Đa số khách hàng của Mania
  • 3:27 - 3:29
    ngày hôm sau quay lại
  • 3:29 - 3:32
    đều mua chiếc xe kia,
  • 3:32 - 3:34
    chiếc mà họ không cần,
  • 3:34 - 3:37
    chiếc đắt tiền hơn rất nhiều.
  • 3:37 - 3:40
    Mania bán xe hơi
    thành công đến nỗi
  • 3:40 - 3:43
    chẳng bao lâu cô ấy
    chuyển sang bán máy bay.
  • 3:43 - 3:47
    (Vỗ tay)
  • 3:47 - 3:51
    Nhờ nắm vững
    tâm lý người ta
  • 3:51 - 3:53
    nên công việc hiện nay
    của cô rất chạy,
  • 3:53 - 3:57
    đó là công việc của
    một nhà tâm lý.
  • 3:57 - 4:01
    Thử hỏi sao khách hàng
    của Mania thiếu lý trí đến vây?
  • 4:01 - 4:04
    Thành công của cô
    là có thể
  • 4:04 - 4:07
    tạo ra cho họ hình ảnh
  • 4:07 - 4:10
    về một tương lai
    lý tưởng hóa,
  • 4:10 - 4:12
    một hình ảnh
    của chính họ
  • 4:12 - 4:16
    khi họ thành đạt hơn,
    tự do hơn,
  • 4:16 - 4:19
    và với họ, bằng
    việc chọn chiếc xe kia
  • 4:19 - 4:22
    dường như họ đã
    đến gần hơn lý tưởng
  • 4:22 - 4:27
    mà Mania đã nhìn thấy ở họ.
  • 4:27 - 4:31
    Hiếm khi ta chọn điều gì
    hoàn toàn hợp lý.
  • 4:31 - 4:35
    Lựa chọn của chúng ta
    chịu ảnh hưởng của vô thức,
  • 4:35 - 4:36
    của cộng đồng.
  • 4:36 - 4:38
    Chúng ta thường chọn
  • 4:38 - 4:40
    bằng cách đoán
    xem người khác
  • 4:40 - 4:43
    nghĩ như thế nào về
    lựa chọn của chúng ta.
  • 4:43 - 4:45
    Chúng ta cũng chọn
  • 4:45 - 4:47
    bằng cách nhìn vào
    lựa chọn của người khác.
  • 4:47 - 4:52
    Chúng ta cố đoán đâu là
    lựa chọn xã hội chấp nhận
  • 4:52 - 4:55
    Thế nên thực ra
  • 4:55 - 4:57
    cả khi chúng ta đã chọn,
  • 4:57 - 4:59
    mua một chiếc xe chẳng hạn,
  • 4:59 - 5:02
    vẫn cứ không thôi
    đọc các giới thiệu vê xe,
  • 5:02 - 5:04
    như thể muốn
    thuyết phục chính mình
  • 5:04 - 5:07
    rằng ta chọn đúng.
  • 5:07 - 5:10
    Cho nên lựa chọn là thứ
    gây ra lo lắng
  • 5:10 - 5:13
    Nó gắn với rủi ro, tổn thất.
  • 5:13 - 5:15
    Nó rất khó dự đoán.
  • 5:15 - 5:17
    Vì thế, ngày nay
  • 5:17 - 5:20
    người ta càng ngày
    càng chịu nhiều rắc rối
  • 5:20 - 5:23
    vì không chọn được
    cái gì ra hồn.
  • 5:23 - 5:27
    Vừa rồi tôi mới dự
    một đám cưới,
  • 5:27 - 5:30
    tôi gặp một cô gái
    trẻ trung xinh đẹp
  • 5:30 - 5:34
    ngay lập tức cô kể cho tôi
    nỗi lo của cô trong việc lựa chọn.
  • 5:34 - 5:36
    Cô bảo "Tôi mất một tháng
  • 5:36 - 5:39
    để nghĩ xem sẽ mặc gì,"
  • 5:39 - 5:42
    rồi cô kể, "Tôi mất hàng tuần
    để cân nhắc
  • 5:42 - 5:45
    sẽ ở khách sạn nào
    trong một đêm.
  • 5:45 - 5:49
    và giờ, tôi phải chọn
    một người hiến tinh trùng."
  • 5:49 - 5:52
    (Cười)
  • 5:52 - 5:56
    Nhìn cô tôi choáng.
  • 5:56 - 5:59
    "Người hiến tinh trùng?
    Sao phải vội thế?"
  • 5:59 - 6:03
    Cô bảo,
    "Cuối năm nay tôi 40 rồi,
  • 6:03 - 6:08
    tôi rất dở trong việc
    chọn đàn ông."
  • 6:08 - 6:12
    Lựa chọn, vì nó gắn với rủi ro,
  • 6:12 - 6:14
    nên gây ra lo lắng,
  • 6:14 - 6:17
    nhà triết học nổi tiếng
  • 6:17 - 6:20
    người Đan mạch,
    Søren Kierkegaard chỉ ra
  • 6:20 - 6:23
    sự lo lắng ấy
  • 6:23 - 6:26
    là cái sảy
    nảy ra vô số cái ung.
  • 6:26 - 6:30
    Ngày nay ta tin rằng
    có thể ngăn chặn được rủi ro này.
  • 6:30 - 6:33
    Ta có vô số những
    phân tích thị trường,
  • 6:33 - 6:36
    các kế hoạch về các
    nguồn thu tương lai.
  • 6:36 - 6:39
    Ngay cả về thị trường, tức là
    về cơ hội, về khả năng có thể
  • 6:39 - 6:43
    chúng ta vẫn tin có thể
    dự đoán một cách hợp ly
  • 6:43 - 6:44
    nó sẽ đi về đậu.
  • 6:44 - 6:49
    Thực ra, sự ngẫu nhiên
    rất dễ gây đau buồn.
  • 6:49 - 6:52
    Năm vừa rồi
    bạn tôi Bernard Harcourt
  • 6:52 - 6:56
    ở trường Đại học Chicago
    tổ chức một sự kiện,
  • 6:56 - 7:00
    một hội nghị khoa học
    về sự ngẫu nhiên.
  • 7:00 - 7:02
    Anh ấy và tôi cùng
    tham gia hội thảo,
  • 7:02 - 7:04
    và ngay trước khi
    trình bày tham luận -
  • 7:04 - 7:07
    chúng tôi không biết
    về tham luận của nhau -
  • 7:07 - 7:09
    chúng tôi quyết định xem xét
    sự ngẫu nhiên một cách nghiêm túc.
  • 7:09 - 7:11
    Nên chúng tôi thông báo
    cho cử tọa
  • 7:11 - 7:13
    là họ sắp sửa được nghe
  • 7:13 - 7:16
    một bản tham luận tình cờ,
  • 7:16 - 7:18
    pha trộn từ hai tham luận
  • 7:18 - 7:22
    trong đó chúng tôi không biết
    người kia đã viết những gì.
  • 7:22 - 7:26
    Chúng tôi đã trình bày theo kiểu đó.
  • 7:26 - 7:28
    Bernard đọc đoạn đầu tiên
    trong tham luận của anh,
  • 7:28 - 7:30
    rồi đến tôi đọc đoạn đầu
    trong tham luận của tôi,
  • 7:30 - 7:32
    Bernard đọc đoạn thứ hai,
  • 7:32 - 7:34
    tôi cũng đọc đoạn thứ hai,
  • 7:34 - 7:37
    cứ thế cho đến hết
    hai bản tham luận.
  • 7:37 - 7:39
    Quý vị sẽ ngạc nhiên,
  • 7:39 - 7:41
    rằng đa số cử tọa,
  • 7:41 - 7:44
    không nghĩ rằng
    cái họ vừa nghe,
  • 7:44 - 7:47
    là một tham luận pha trộn tình cờ.
  • 7:47 - 7:49
    Họ không thể tin rằng
  • 7:49 - 7:52
    trên cương vị là hai giáo sư
  • 7:52 - 7:54
    phát biều về học thuật,
  • 7:54 - 7:57
    lại nhìn nhận sự ngâu nhiên
    nghiêm túc như vậy.
  • 7:57 - 7:59
    Họ nghĩ chúng tôi
    bàn nhau cùng viết
  • 7:59 - 8:03
    rồi nói đùa đây là tình cờ.
  • 8:03 - 8:07
    Chúng ta sống trong thời đại
    nhiều thông tin,
  • 8:07 - 8:09
    nhiều dữ liệu,
  • 8:09 - 8:12
    nhiều hiểu biết về
    cơ thể con người.
  • 8:12 - 8:13
    Chúng ta giải mã bộ gen.
  • 8:13 - 8:17
    Biết về bộ não
    nhiều hơn trước.
  • 8:17 - 8:19
    Điều đáng ngạc nhiên
    ở chỗ là người ta càng ngày
  • 8:19 - 8:24
    càng làm ngơ
    trước những kiến thức này.
  • 8:24 - 8:29
    Sự không hay biết và chối bỏ
    đang lên ngôi.
  • 8:29 - 8:32
    Trước cuộc khủng hoảng
    kinh tế hiện nay,
  • 8:32 - 8:35
    chúng ta nghĩ rồi ta sẽ
    hồi tỉnh lại
  • 8:35 - 8:37
    mọi việc lại trở về như cũ,
  • 8:37 - 8:40
    chẳng cần thay đổi chính trị
    hay xã hội làm gì.
  • 8:40 - 8:42
    Còn trước cuộc
    khủng hoảng môi trường
  • 8:42 - 8:45
    chúng ta nghĩ chẳng cần
    làm gì cả,
  • 8:45 - 8:48
    đó là việc thiên hạ,
    chứ chưa phải đến ta.
  • 8:48 - 8:52
    Ngay cả khi khủng hoảng
    môi trường đã bùng phát
  • 8:52 - 8:54
    như thảm họa hạt nhân Fukushima,
  • 8:54 - 8:57
    thì những người cùng sống
    trong một môi trường,
  • 8:57 - 8:59
    cùng có một lượng thông tin
    cần thiết
  • 8:59 - 9:02
    chỉ một nửa biết
    lo lắng về vấn đê phóng xạ,
  • 9:02 - 9:06
    một nửa kia tiếp tục làm ngơ.
  • 9:06 - 9:08
    Các nhà phân tâm học biết rõ
  • 9:08 - 9:11
    điều đáng ngạc nhiên là người ta
    không có
  • 9:11 - 9:13
    lòng ham hiểu biết
  • 9:13 - 9:16
    nhưng lại vui hưởng
    sự vô minh.
  • 9:16 - 9:17
    Điều dó nghĩa là gì?
  • 9:17 - 9:19
    Khi chúng ta đối mặt,
  • 9:19 - 9:22
    với một căn bệnh giết người,
  • 9:22 - 9:25
    thì có nhiều người
    vẫn dửng dưng không để ý.
  • 9:25 - 9:28
    Họ thích bác đi
    là không có bệnh,
  • 9:28 - 9:32
    nên nhiều khi
    thà không báo cho họ là hơn
  • 9:32 - 9:33
    nếu họ không thiết hỏi.
  • 9:33 - 9:36
    đIều ngạc nhiên
    nghiên cứu chỉ ra
  • 9:36 - 9:38
    những người chối
    là không có bệnh
  • 9:38 - 9:42
    lại sống lâu hơn những người
  • 9:42 - 9:44
    chọn cách điều trị
    hợp lý cho mình.
  • 9:44 - 9:46
    Tuy nhiên,
    sự không hiểu biết này
  • 9:46 - 9:51
    là không tốt
    về mặt xã hội.
  • 9:51 - 9:54
    Khi không hay biết
    ta đang đi vê đâu
  • 9:54 - 9:58
    thì có thể xảy ra
    nhiều thiệt hại xã hội.
  • 9:58 - 10:00
    Bên cạnh sự ngu tối,
  • 10:00 - 10:03
    chúng ta ngày nay còn đối mặt
  • 10:03 - 10:06
    với cái xem ra
    là sự thật hiển nhiên.
  • 10:06 - 10:08
    Nhà triết học Pháp
  • 10:08 - 10:10
    Louis Althusser đã chỉ ra
  • 10:10 - 10:13
    rằng hệ tư tưởng là thứ tạo ra
  • 10:13 - 10:17
    một bức màn hiển nhiên.
  • 10:17 - 10:20
    Trước khi có cái nhìn
    phê phán đối với xã hội
  • 10:20 - 10:25
    phải thật sự loại bỏ
    bức màn hiển nhiên
  • 10:25 - 10:28
    để nghĩ thoát qua,
    để nghĩ khác đi.
  • 10:28 - 10:30
    Trở lại với tư tưởng
  • 10:30 - 10:33
    về cá nhân,
    về lựa chọn hợp lý
  • 10:33 - 10:35
    mà chúng ta thường bám giữ,
  • 10:35 - 10:37
    chính ở đây chúng ta cần
  • 10:37 - 10:39
    loại bỏ bức màn hiển nhiên
  • 10:39 - 10:42
    để nghĩ khác đi một chút.
  • 10:42 - 10:45
    Có một câu hỏi
    thường đến với tôi
  • 10:45 - 10:50
    tại sao ta thích ghì mài
    ý tưởng con người làm nên số phận
  • 10:50 - 10:53
    điều mà chủ nghĩa tư bản
    đã dựa vào từ buổi đầu tiên?
  • 10:53 - 10:56
    Tại sao chúng ta nghĩ rằng
    chúng ta thật sự là người chủ
  • 10:56 - 10:59
    vận mệnh của mình
    và chúng ta có thể
  • 10:59 - 11:01
    ra quyết định hợp lý
    về những chon lựa tối ưu,
  • 11:01 - 11:04
    đến nỗi ta không chấp nhận
    tổn thất và rủi ro?
  • 11:04 - 11:08
    Đôi lúc tôi kinh hoàng
    thấy những người rất nghèo,
  • 11:08 - 11:10
    không tán thành quan điểm
  • 11:10 - 11:14
    rằng người giàu
    phải nộp thuế nhiều hơn.
  • 11:14 - 11:16
    Người ta ở đây
    thường mang lấy
  • 11:16 - 11:18
    lối nghĩ ăn may
    của trò đỏ đen.
  • 11:18 - 11:22
    Okay, có khi họ nghĩ
    đời cua kiếp này khó khá
  • 11:22 - 11:23
    nhưng biết đâu đấy
    đời cáy sau này,
  • 11:23 - 11:26
    con ta thành Bill Gatesn cũng nên.
  • 11:26 - 11:29
    Và ai lại đi đánh thuế con mình?
  • 11:29 - 11:33
    Hoặc tôi cũng tự nêu câu hỏi,
  • 11:33 - 11:36
    tại sao những người
    không có bảo hiểm y tế
  • 11:36 - 11:39
    lại không nhận sự chăm sóc
    sức khỏe cộng đồng?
  • 11:39 - 11:40
    có lúc họ không nhận
    sự chăm sóc ấy,
  • 11:40 - 11:43
    vì trót mang lấy suy nghĩ
    vê lựa chọn
  • 11:43 - 11:45
    nhưng họ có gì để chọn đâu.
  • 11:45 - 11:50
    Margaret Thatcher
    có một câu nổi tiếng
  • 11:50 - 11:53
    rằng làm gì có xã hội.
  • 11:53 - 11:56
    Xã hội không tồn tại,
    chỉ có các cá nhân
  • 11:56 - 11:58
    và gia đình họ mà thôi.
  • 11:58 - 12:03
    Đáng buồn là tư tưởng này
    vẫn còn rất thịnh hành,
  • 12:03 - 12:06
    nên những người nghèo
    có thể cảm thấy
  • 12:06 - 12:07
    hổ thẹn về sự nghèo khổ của mình.
  • 12:07 - 12:10
    Chúng ta vẫn
    chưa thôi hối hận
  • 12:10 - 12:12
    vì đã lựa chon
    không đúng đắn,
  • 12:12 - 12:14
    vì thế nên chúng ta
    mới không thành công.
  • 12:14 - 12:18
    Chúng ta lo lắng rằng
    mình cố thế vẫn còn chưa đủ,
  • 12:18 - 12:20
    vì thế nên ta cật lực
  • 12:20 - 12:21
    làm việc suốt ngày dài
  • 12:21 - 12:26
    rồi mất bằng ấy thời gian
    để lấy lại sức lực.
  • 12:26 - 12:28
    Khi ta lo lắng trước
    lựa chọn,
  • 12:28 - 12:32
    đôi lúc ta không còn thiết
    lựa chọn nữa.
  • 12:32 - 12:34
    Ta phó thác chuyện này cho guru
  • 12:34 - 12:35
    ông thầy ta sẽ bảo
    điều ta nên làm,
  • 12:35 - 12:38
    hoặc là nhà trị liệu
    về môn thân lập thân,
  • 12:38 - 12:41
    hoặc tôn thờ
    nhà lãnh đạo toàn trị
  • 12:41 - 12:44
    kẻ đứng trước lựa chọn,
    chẳng bao giờ phân vân,
  • 12:44 - 12:46
    vì biết việc cần làm.
  • 12:46 - 12:49
    Nhiều người thường hỏi tôi,
  • 12:49 - 12:51
    "Anh học được gì qua
    nghiên cứu về lựa chọn?"
  • 12:51 - 12:54
    Tôi nhận được
    một thông điệp quan trọng
  • 12:54 - 12:57
    khi suy nghĩ về chọn lựa.
  • 12:57 - 13:02
    Bản thân tôi thôi không coi
    chọn lựa là quá nghiêm trang.
  • 13:02 - 13:04
    Trước hết tôi nhận ra
    nhiều điều tôi đã chọn
  • 13:04 - 13:06
    là không hợp lý tí nào.
  • 13:06 - 13:08
    Nó ảnh hưởng bới vô thức,
  • 13:08 - 13:10
    bởi điều tôi nghĩ về
    chọn lựa của người khác,
  • 13:10 - 13:13
    hoặc bởi lựa chọn
    được xã hội chấp nhận.
  • 13:13 - 13:16
    Tôi thích một suy nghĩ
  • 13:16 - 13:17
    rằng ta cần đi xa hơn
  • 13:17 - 13:19
    vượt qua suy nghĩ
    về lựa chọn cá nhân,
  • 13:19 - 13:23
    đấy là điều quan trọng,
    để đổi mới lựa chọn xã hội,
  • 13:23 - 13:27
    chính tư tưởng về lựa chọn cá nhân
    đã ru ngủ chúng ta.
  • 13:27 - 13:30
    Nó ngăn trở chúng ta
    nghĩ về sự thay đổi xã hội.
  • 13:30 - 13:33
    Chúng ta dành quá nhiều thơi gian
    để chọn lựa cho mình
  • 13:33 - 13:35
    và hiếm khi nghĩ về
  • 13:35 - 13:37
    những mục tiêu chung
    chúng ta nên chọn.
  • 13:37 - 13:39
    Chúng ta hãy đừng quên
  • 13:39 - 13:42
    chọn lựa đi liền cùng biến đổi.
  • 13:42 - 13:44
    Chúng ta có thể
    tạo sự thay đổi cá nhân,
  • 13:44 - 13:46
    Chúng ta có thể
    tạo ra biến đổi xã hội.
  • 13:46 - 13:50
    Chúng ta có thể chọn
    có thêm nhiều chó sói.
  • 13:50 - 13:52
    Chúng ta có thể chọn
    để thay đổi môi trường
  • 13:52 - 13:55
    để có thêm nhiều ong.
  • 13:55 - 13:59
    Chúng ta có thể chọn để có
    những cơ quan đánh giá khác nhau.
  • 13:59 - 14:02
    Hoặc chọn kiểm soát các công ty
  • 14:02 - 14:05
    thay vì cho phép nó
    kiểm soát chúng ta.
  • 14:05 - 14:09
    Chúng ta có đủ khả năng
    để tạo ra biến đổi.
  • 14:09 - 14:12
    Tôi đã bắt đầu bằng câu nói
    của Samuel Johnson,
  • 14:12 - 14:15
    khuyên chúng ta
    khi lựa chọn trong đời
  • 14:15 - 14:17
    nhớ lựa chọn để mà sống.
  • 14:17 - 14:20
    Rốt cuộc, các bạn thấy
  • 14:20 - 14:21
    tôi đã chọn được cho mình
  • 14:21 - 14:22
    một trong ba câu đã dẫn
  • 14:22 - 14:26
    trong phần mở đầu
    bài nói hôm nay.
  • 14:26 - 14:28
    Tôi quả đã có lựa chọn,
  • 14:28 - 14:31
    là một đất nước,
    là một nhân dân,
  • 14:31 - 14:33
    chúng ta cũng có
    lựa chọn để quyết định lại
  • 14:33 - 14:36
    sẽ sống trong một xã hội
    thế nào trong tương lai
  • 14:36 - 14:38
    Cảm ơn.
  • 14:38 - 14:43
    (Vỗ tay)
Title:
Kén cá chọn canh - một ám ảnh không lành mạnh.
Speaker:
Renata Salecl
Description:

Chúng ta đối mặt với một chuỗi vô tận lựa chọn, nó dẫn ta đến cảm giác lo lắng, tội lỗi và nỗi đau của sự bất cập nghĩ rằng có lẽ chúng ta đang chọn sai. Triết gia Renata Salecl hỏi: Liệu sự lựa chọn cá nhân có khiến ta lạc mất điều quan trọng hơn - với tư cách là những nhà tư tưởng xã hội? Một tiếng chuông cảnh tỉnh nhắc ta đừng quá say mê với lựa chọn cá nhân mà hãy tập trung vào những lựa chọn vì mục tiêu chung của tập thể.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
15:02

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions