Return to Video

Linh kiện bán dẫn hoạt động như thế nào - Gokul J. Krishnan

  • 0:07 - 0:10
    Máy tính hiện đại đang cách mạng hóa
    cuộc sống của chúng ta,
  • 0:10 - 0:14
    thực hiện những công việc
    chỉ vài thập kỷ trước tưởng như không thể.
  • 0:14 - 0:17
    Điều này đã trở nên khả thi
    sau hàng loạt những cải tiến,
  • 0:17 - 0:23
    nhưng có một phát minh căn bản
    mà hầu như mọi thứ khác đều dựa vào:
  • 0:23 - 0:24
    linh kiện bán dẫn.
  • 0:24 - 0:25
    Vậy nó là thứ gì,
  • 0:25 - 0:30
    làm sao thiết bị đó có thể khiến máy tính
    làm được những điều tuyệt vời như thế?
  • 0:30 - 0:34
    Về mặt cốt lõi, máy tính,
    đúng như ý nghĩa tên gọi của chúng,
  • 0:34 - 0:37
    là những chiếc máy
    thực hiện các phép toán.
  • 0:37 - 0:41
    Những chiếc máy tính đầu tiên
    là những thiết bị tính toán thủ công,
  • 0:41 - 0:42
    như chiếc bàn tính,
  • 0:42 - 0:44
    còn máy tính đời sau
    sử dụng các bộ phận cơ khí.
  • 0:44 - 0:49
    Những thiết bị này trở thành máy tính
    bởi chúng có thể thể hiện các con số
  • 0:49 - 0:51
    và có một hệ thống để điều khiển chúng.
  • 0:51 - 0:53
    Máy tính điện tử
    cũng hoạt động theo cách đó,
  • 0:53 - 0:55
    nhưng thay vì
    những lắp rắp cơ học,
  • 0:55 - 0:59
    các con số được thể hiện
    qua điện áp dòng điện.
  • 0:59 - 1:03
    Phần lớn các máy tính như vậy
    sử dụng thuật toán lô-gíc Boolean
  • 1:03 - 1:05
    mà trong đó chỉ có hai giá trị có thể có,
  • 1:05 - 1:08
    điều kiện lô-gíc đúng hoặc sai,
  • 1:08 - 1:11
    được biểu thị bằng các số nhị phân 1 và 0.
  • 1:11 - 1:14
    Chúng được đại diện bởi
    các mức điện áp cao và thấp.
  • 1:14 - 1:18
    Các phương trình được thực hiện qua
    các mạch điện cổng lô-gíc
  • 1:18 - 1:21
    cho ra giá trị thể hiện bởi 1 hoặc 0
  • 1:21 - 1:25
    dựa trên việc liệu các dữ liệu nhập vào
    có thỏa mãn điều kiện lô-gíc nhất định.
  • 1:25 - 1:29
    Những mạch điện này thực hiện
    ba phép toán lô-gíc cơ bản,
  • 1:29 - 1:32
    phép và, phép hoặc,
    và phép đảo.
  • 1:32 - 1:37
    Phép và hoạt động theo kiểu "cổng AND"
    cung cấp hiệu suất điện áp cao
  • 1:37 - 1:40
    chỉ khi nó nhận vào hai dòng điện áp cao,
  • 1:40 - 1:43
    và các cổng còn lại cũng hoạt động
    theo nguyên lý tương tự.
  • 1:43 - 1:47
    Các mạch này có thể được tổ hợp
    để tạo ra các phép toán phức tạp,
  • 1:47 - 1:49
    như là cộng hoặc trừ.
  • 1:49 - 1:51
    Và phần mềm máy tính
    chứa các hướng dẫn
  • 1:51 - 1:55
    để thực hiện các phép toán này
    theo phương thức điện tử.
  • 1:55 - 1:58
    Kiểu hệ thống này cần một phương pháp
    tin cậy và chính xác
  • 1:58 - 2:00
    để điều khiển các dòng điện.
  • 2:00 - 2:03
    Những máy tính điện tử đầu tiên,
    như là ENIAC,
  • 2:03 - 2:06
    sử dụng một thiết bị gọi là
    ống chân không.
  • 2:06 - 2:08
    Hình thái trước đây của nó, điôt,
  • 2:08 - 2:12
    tạo bởi hai điện cực đặt
    trong một ống thủy tinh chân không.
  • 2:12 - 2:17
    Khi có điện áp ở cực âm, nó sẽ
    nóng lên và giải phóng electron.
  • 2:17 - 2:20
    Nếu ở cực dương đang có
    điện thế dương cao hơn,
  • 2:20 - 2:23
    các electron sẽ bị hút vào đó,
  • 2:23 - 2:24
    và mạch sẽ được khép kín.
  • 2:24 - 2:27
    Dòng điện một chiều này
    có thể được điều khiển
  • 2:27 - 2:30
    bằng cách thay đổi điện áp ở cực âm,
  • 2:30 - 2:33
    khiến nó giải phóng ít nhiều electron.
  • 2:33 - 2:35
    Tiếp theo là ống ba cực (triôt),
  • 2:35 - 2:38
    sử dụng điện cực thứ ba
    là một cái lưới.
  • 2:38 - 2:41
    Đây là một lưới thép
    giữa cực âm và cực dương
  • 2:41 - 2:44
    mà electron có thể được truyền qua đó.
  • 2:44 - 2:46
    Thay đổi điện áp có thể khiến nó hoặc đẩy
  • 2:46 - 2:50
    hoặc hút các electron phát ra từ cực âm,
  • 2:50 - 2:52
    từ đó tạo nên sự chuyển dòng điện nhanh.
  • 2:52 - 2:58
    Khả năng khuếch đại tín hiệu khiến triôt
    trở thành phần thiết yếu của radio
  • 2:58 - 3:00
    và liên lạc đường dài.
  • 3:00 - 3:05
    Mặc dù có những cải tiến, ống chân không
    lại thiếu tin cậy và tốn diện tích.
  • 3:05 - 3:09
    Với 18,000 triôt, ENIAC có kích cỡ
    gần bằng một sân quần vợt
  • 3:09 - 3:11
    và nặng 30 tấn.
  • 3:11 - 3:13
    Những chiếc ống này thường xuyên hỏng,
  • 3:13 - 3:19
    trong một giờ, nó đã tiêu thụ lượng điện
    15 hộ gia đình sử dụng trong một ngày.
  • 3:19 - 3:21
    Giải pháp chính là linh kiện bán dẫn.
  • 3:21 - 3:24
    Thay vì dùng điện cực,
    nó sử dụng chất bán dẫn,
  • 3:24 - 3:27
    như việc xử lý silicon
    bằng các nguyên tố khác
  • 3:27 - 3:30
    để tạo ra chất bán dẫn loại N
    phát ra electron,
  • 3:30 - 3:33
    và loại P hấp thụ electron.
  • 3:33 - 3:35
    Những loại này được sắp xếp
    vào ba lớp xen kẽ nhau
  • 3:35 - 3:37
    với một cực điện ở mỗi lớp.
  • 3:37 - 3:40
    Cực phát, cực nền, và cực thu.
  • 3:40 - 3:42
    Trong linh kiện bán dẫn NPN
    đặc trưng này,
  • 3:42 - 3:45
    do các hiện tượng nhất định
    xảy ra tại bề mặt chung P-N,
  • 3:45 - 3:50
    một vùng đặc biệt gọi là mối nối P-N
    được hình thành giữa cực phát và cực nền.
  • 3:50 - 3:52
    Nó chỉ dẫn điện
  • 3:52 - 3:57
    khi đưa vào mức điện áp
    vượt trên một ngưỡng nhất định.
  • 3:57 - 3:59
    Còn nếu không,
    nó vẫn bị ngắt mạch.
  • 3:59 - 4:02
    Bằng cách này, những biến thiên nhỏ
    trong điện áp truyền vào
  • 4:02 - 4:07
    có thể được sử dụng để nhanh chóng
    chuyển giữa dòng điện ra cao và thấp.
  • 4:07 - 4:12
    Lợi thế của linh kiện bán dẫn chính là
    tính hiệu quả và độ rắn của nó.
  • 4:12 - 4:17
    Bởi chúng không cần làm nóng,
    chúng bền hơn và tốn ít năng lượng hơn.
  • 4:17 - 4:22
    Chức năng của ENIAC giờ trở nên vượt trội
    nhờ vi mạch đơn, cỡ chỉ bằng cái móng tay
  • 4:22 - 4:25
    nhưng chứa hàng tỉ linh kiện bán dẫn.
  • 4:25 - 4:27
    Thực hiện được hàng ngàn tỉ phép toán
    mỗi giây,
  • 4:27 - 4:31
    máy tính ngày nay dường như
    đang tạo ra những phép màu,
  • 4:31 - 4:32
    nhưng thực sự thì
  • 4:32 - 4:37
    mỗi phép toán lại vẫn đơn giản
    như gạt một công tắc vậy.
Title:
Linh kiện bán dẫn hoạt động như thế nào - Gokul J. Krishnan
Description:

Xem toàn bộ bài học tại: http://ed.ted.com/lessons/how-transistors-work-gokul-j-krishnan

Máy tính hiện đại đang cách mạng hóa cuộc sống của chúng ta, thực hiện những công việc mà chỉ vài thập kỷ trước đây tưởng như không thể. Điều này đã trở nên khả thi nhờ một loạt các cải tiến, nhưng có một phát minh căn bản mà hầu như mọi thứ khác đều dựa vào: linh kiện bán dẫn. Gokul J. Krishnan mô tả về linh kiện bán dẫn và cách mà thiết bị nhỏ bé này khiến cho máy tính thực hiện được những điều tuyệt vời.

Bài học: Gokul J. Krishnan, hoạt họa: Augenblick Studios.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:54

Vietnamese subtitles

Revisions