Return to Video

Qua loài kiến, hiểu thêm về não bộ, ung thư và Internet

  • 0:01 - 0:03
    Tôi nghiên cứu kiến
  • 0:03 - 0:06
    ở sa mạc, rừng nhiệt đới,
  • 0:06 - 0:08
    cả trong bếp nhà mình,
  • 0:08 - 0:12
    và quanh thung lũng Silicon
    nơi tôi đang sinh sống.
  • 0:12 - 0:13
    Tôi nhận ra rằng loài kiến
  • 0:13 - 0:16
    tương tác khác nhau
  • 0:16 - 0:17
    trong môi trường khác nhau,
  • 0:17 - 0:19
    khiến tôi nghĩ
    qua chúng, ta hiểu thêm
  • 0:19 - 0:21
    về những hệ thống khác,
  • 0:21 - 0:26
    như não bộ và
    mạng dữ liệu mà ta thiết kế,
  • 0:26 - 0:29
    thậm chí, cả về ung thư.
  • 0:29 - 0:31
    Những hệ thống này có một điểm chung
  • 0:31 - 0:34
    là không có kiểm soát trung ương.
  • 0:34 - 0:38
    Cộng đồng kiến gồm những
    con kiến thợ là kiến cái vô sinh --
  • 0:38 - 0:40
    bạn sẽ thấy chúng đi vòng vòng --
  • 0:40 - 0:42
    và có một hay nhiều
    con cái sinh sản
  • 0:42 - 0:44
    chỉ có chức năng đẻ trứng.
  • 0:44 - 0:46
    Chúng không hề ra lệnh.
  • 0:46 - 0:48
    Dầu được gọi là kiến chúa,
  • 0:48 - 0:51
    chúng không ra lệnh
    cho các con khác.
  • 0:51 - 0:54
    Trong cộng đồng kiến,
    không có ai lãnh đạo,
  • 0:54 - 0:57
    những hệ thống kiểu này không có
    điều khiển trung ương
  • 0:57 - 1:01
    mà được điều phối qua
    những tương tác giản đơn.
  • 1:01 - 1:03
    Kiến tương tác bằng mùi.
  • 1:03 - 1:05
    Chúng đánh hơi bằng ăng-ten,
  • 1:05 - 1:08
    và tương tác qua đó,
  • 1:08 - 1:11
    khi một con kiến chạm vào
    ăng-ten của con khác,
  • 1:11 - 1:13
    nó sẽ biết, ví dụ, con kiến kia
  • 1:13 - 1:14
    cùng tổ với mình không,
  • 1:14 - 1:19
    nhiệm vụ con kiến đó là gì.
  • 1:19 - 1:22
    Trên đây bạn thấy
    nhiều con đang di chuyển
  • 1:22 - 1:24
    và tương tác trong
    một khay thí nghiệm
  • 1:24 - 1:27
    có các ống nối tới 2 khay khác.
  • 1:27 - 1:30
    Khi 2 con kiến gặp nhau,
  • 1:30 - 1:32
    bất luận chúng là ai,
  • 1:32 - 1:34
    chúng đều không truyền đi
  • 1:34 - 1:37
    bất kỳ tín hiệu hay
    thông điệp phức tạp nào.
  • 1:37 - 1:39
    Điều quan trọng với chúng
  • 1:39 - 1:42
    là số lần gặp nhau.
  • 1:42 - 1:45
    Tất cả nhưng tương tác này
  • 1:45 - 1:47
    hợp thành một mạng lưới.
  • 1:47 - 1:50
    Đây là mạng lưới bầy kiến
  • 1:50 - 1:52
    bạn thấy chúng di chuyển
    quanh cái khay
  • 1:52 - 1:56
    và chính hệ thống luôn dịch chuyển này
  • 1:56 - 1:58
    sản sinh hành vi của cộng đồng này,
  • 1:58 - 2:01
    ví như tất cả đang trốn trong tổ,
  • 2:01 - 2:04
    hay có bao nhiêu con ra kiếm ăn.
  • 2:04 - 2:05
    Não bộ cũng hoạt động tương tự,
  • 2:05 - 2:07
    nhưng cái hay về loài kiến là
  • 2:07 - 2:12
    ta thấy được toàn mạng lưới
    khi nó vận hành.
  • 2:12 - 2:15
    Có hơn 12.000 loài kiến,
  • 2:15 - 2:17
    trong mỗi môi trường từng biết,
  • 2:17 - 2:20
    và chúng tương tác mỗi khác
  • 2:20 - 2:22
    nhằm phù hợp với những
    thách thức trong môi trường.
  • 2:22 - 2:25
    Một thách thức môi trường quan trọng
  • 2:25 - 2:27
    hệ thống nào cũng phải đối mặt với
  • 2:27 - 2:29
    chính là giá vận hành,
    cần có gì
  • 2:29 - 2:31
    để vận hành hệ thống.
  • 2:31 - 2:33
    Một thách thức khác nữa
    là tài nguyên,
  • 2:33 - 2:36
    tìm kiếm và thu gom tài nguyên.
  • 2:36 - 2:39
    Trong sa mạc,
    giá vận hành rất cao
  • 2:39 - 2:40
    bởi nước rất khan hiếm.
  • 2:40 - 2:43
    Những chú kiến ăn hạt
    mà tôi nghiên cứu ở sa mạc
  • 2:43 - 2:46
    phải dùng nước để kiếm ra nước.
  • 2:46 - 2:48
    Có một con kiến ra ngoài kiếm mồi,
  • 2:48 - 2:50
    tìm hạt dưới cái nắng như thiêu như đốt,
  • 2:50 - 2:52
    nó bị mất nước.
  • 2:52 - 2:54
    Nhưng cả cộng đồng lại có nước
  • 2:54 - 2:55
    nhờ chuyển hóa chất béo có trong hạt
  • 2:55 - 2:57
    mà chúng ăn.
  • 2:57 - 3:00
    Trong môi trường này,
    những tương tác được dùng
  • 3:00 - 3:02
    để vận hành việc kiếm mồi.
  • 3:02 - 3:04
    Một con kiến đi kiếm ăn
    sẽ không ra ngoài nếu
  • 3:04 - 3:07
    không tương tác đủ với
    những con kiến kiếm mồi trở về.
  • 3:07 - 3:09
    Các bạn thấy lũ kiến
    đang tha mồi về
  • 3:09 - 3:11
    đi qua ống để vào tổ,
  • 3:11 - 3:13
    lại gặp những con khác đi ra
    lên đường kiếm mồi.
  • 3:13 - 3:15
    Rất hợp lí trong trường hợp này,
  • 3:15 - 3:17
    vì ngoài kia có càng nhiều thức ăn
  • 3:17 - 3:19
    thì lũ kiến càng chóng kiếm được mồi,
  • 3:19 - 3:20
    và càng nhanh quay về,
  • 3:20 - 3:23
    nên lũ kiến mới đi ra kiếm ăn
    lại càng đông lên.
  • 3:23 - 3:26
    Hệ thống cứ thế vận hành
  • 3:26 - 3:28
    nếu không có gì xảy ra.
  • 3:28 - 3:32
    Vậy chức năng tương tác
    đã điều phối lũ kiến đi kiếm ăn.
  • 3:32 - 3:34
    Chúng tôi đã nghiên cứu
    sự tiến hóa của hệ thống này.
  • 3:34 - 3:36
    Trước hết, nó khác nhau.
  • 3:36 - 3:38
    Hóa ra các cộng đồng là khác nhau.
  • 3:38 - 3:41
    Vào ngày khô,
    có những cộng đồng bớt kiếm ăn,
  • 3:41 - 3:42
    nên chúng khác biệt về
  • 3:42 - 3:44
    cách quản lý sự đánh đổi
  • 3:44 - 3:47
    giữa việc chịu mất nước
    nhằm đi kiếm hạt về
  • 3:47 - 3:50
    và việc có lại nước từ hạt.
  • 3:50 - 3:52
    Chúng tôi gắng tìm hiểu tại sao
  • 3:52 - 3:54
    vài cộng đồng ít chịu kiếm ăn hơn,
  • 3:54 - 3:56
    bằng việc coi lũ kiến
    như những nơ-ron,
  • 3:56 - 3:59
    và dùng mô hình
    của khoa học thần kinh.
  • 3:59 - 4:01
    Cũng như nơ-ron tích lũy kích thích
  • 4:01 - 4:03
    từ những nơ-ron khác để kích hoạt,
  • 4:03 - 4:06
    một chú kiến tích lũy kích thích
    từ những con kiến khác
  • 4:06 - 4:08
    để quyết định có đi kiếm ăn không.
  • 4:08 - 4:10
    Chúng tôi muốn tìm ra liệu có
  • 4:10 - 4:12
    sự khác biệt nhỏ nào
    trong các cộng đồng
  • 4:12 - 4:15
    về lượng tương tác
    mỗi con kiến cần
  • 4:15 - 4:17
    để sẵn sàng ra ngoài kiếm ăn,
  • 4:17 - 4:21
    khi cộng đồng ấy ít đi kiếm ăn.
  • 4:21 - 4:24
    Điều này làm nảy ra
    một câu hỏi tương tự về não bộ.
  • 4:24 - 4:25
    Ta nói đến não nói chung,
  • 4:25 - 4:28
    nhưng đương nhiên,
    mỗi bộ não lại khác nhau,
  • 4:28 - 4:30
    có lẽ một vài cá nhân
  • 4:30 - 4:31
    hay hoàn cảnh
  • 4:31 - 4:34
    trong đó những đặc tính điện của nơ-ron
  • 4:34 - 4:38
    đòi hỏi cần nhiều kích thích hơn
    để được kích hoạt,
  • 4:38 - 4:42
    khiến có sự khác biệt
    trong chức năng não.
  • 4:42 - 4:44
    Để hỏi câu hỏi về sự tiến hóa,
  • 4:44 - 4:47
    ta cần biết về
    thành công của sinh sản.
  • 4:47 - 4:49
    Đây là bản đồ của
    vùng nghiên cứu
  • 4:49 - 4:52
    mà tôi đã lần theo
  • 4:52 - 4:55
    các cộng đồng kiến thợ
    suốt 28 năm,
  • 4:55 - 4:57
    bằng tuổi thọ của một cộng đồng kiến.
  • 4:57 - 4:59
    Mỗi chấm là một cộng đồng kiến
  • 4:59 - 5:03
    và kích cỡ chấm biểu diễn
    các thế hệ con cháu chúng có,
  • 5:03 - 5:05
    bởi chúng tôi có thể dùng
    biến thể gen
  • 5:05 - 5:07
    để tìm cộng đồng bố mẹ tương ứng
    với cộng đồng con cái,
  • 5:07 - 5:11
    tức tìm được cộng đồng nào
  • 5:11 - 5:12
    là con cái của con kiến chúa,
  • 5:12 - 5:15
    được sinh ra từ cộng đồng cha mẹ nào.
  • 5:15 - 5:17
    Tôi quá ư xúc động
    khi sau bao năm,
  • 5:17 - 5:20
    đã tìm ra, ví dụ, ở cộng đồng 154,
  • 5:20 - 5:22
    tôi đã quan sát nó hàng năm,
  • 5:22 - 5:24
    có một bà kiến đã lên chức bà cố.
  • 5:24 - 5:25
    Đây là gia đình con gái của bà,
  • 5:25 - 5:28
    đây là gia đình cháu bà kiến ấy,
  • 5:28 - 5:30
    và đây là gia đình của cô chắt gái.
  • 5:30 - 5:32
    Khi thực hiện điều này, tôi nhận ra
  • 5:32 - 5:36
    những cộng đồng con cái
    cũng giống cộng đồng cha mẹ
  • 5:36 - 5:38
    trong cách chọn lựa
    ngày nào nóng quá,
  • 5:38 - 5:40
    sẽ không ra ngoài kiếm ăn,
  • 5:40 - 5:41
    và nhà của lũ kiến con cháu
  • 5:41 - 5:44
    xa nhà cha mẹ tới mức
    chúng hiếm khi gặp nhau
  • 5:44 - 5:46
    nên lũ kiến con cháu này
  • 5:46 - 5:49
    không thể học theo cha mẹ được.
  • 5:49 - 5:50
    Vậy bước tiếp theo là xét xem
  • 5:50 - 5:55
    những biến thể gene
    có quy định sự giống nhau này không
  • 5:55 - 5:59
    Rồi tôi đặt câu hỏi
    ai làm giỏi hơn?
  • 5:59 - 6:01
    Trong thời gian nghiên cứu,
  • 6:01 - 6:02
    đặc biệt 10 năm qua,
  • 6:02 - 6:06
    đã có một trận hạn hán nghiêm trọng
  • 6:06 - 6:08
    ở Tây Nam Hoa Kỳ,
  • 6:08 - 6:11
    thành ra, các cộng đồng giữ nước,
  • 6:11 - 6:15
    ở trong tổ khi trời nắng nóng,
  • 6:15 - 6:18
    cố hy sinh kiếm càng nhiều
    thức ăn càng tốt,
  • 6:18 - 6:21
    là những cộng đồng
    đông con cháu hơn.
  • 6:21 - 6:23
    Suốt thời gian này, tôi nghĩ
    cộng đồng số 154
  • 6:23 - 6:26
    yếu kém hơn rồi,
    vì vào những ngày khô hạn,
  • 6:26 - 6:28
    chỉ một hàng kiến chậm rãi đi kiếm mồi,
  • 6:28 - 6:29
    trong khi những cộng đồng khác
  • 6:29 - 6:31
    hăng hái đi ra,
    kiếm được vô khối thức ăn,
  • 6:31 - 6:34
    nhưng thực ra, cộng đồng 154
    lại thành công hơn cả.
  • 6:34 - 6:36
    Đó là một nữ chúa.
  • 6:36 - 6:39
    Đó là một bà cố kiến hiếm hoi còn sống.
  • 6:39 - 6:42
    Theo tôi hiểu, đây là lần đầu
  • 6:42 - 6:43
    chúng ta có thể lần theo
  • 6:43 - 6:46
    sự tiến hóa đang diễn ra
    hành vi thu lượng
  • 6:46 - 6:48
    trong một cộng đồng động vật
  • 6:48 - 6:53
    và tìm ra cơ chế vận hành
    tốt nhất trong đó.
  • 6:53 - 6:55
    Giờ đây, Internet dùng các thuật toán
  • 6:55 - 6:58
    để điều hành dòng chảy dữ liệu,
  • 6:58 - 7:00
    cũng giống như cách
  • 7:00 - 7:03
    những con kiến thợ dùng
    để điều phối
  • 7:03 - 7:04
    dòng kiến đi kiếm mồi.
  • 7:04 - 7:08
    Sự tương đồng này gọi là gì?
  • 7:08 - 7:09
    Sẽ có anternet (mạng kiến).
  • 7:09 - 7:11
    (Vỗ tay)
  • 7:11 - 7:14
    Vậy dữ liệu không rời máy nguồn
  • 7:14 - 7:17
    nếu không nhận được tín hiệu
    là có đủ dải thông (bandwidth)
  • 7:17 - 7:20
    để truyền đi.
  • 7:20 - 7:21
    Vào thời kỳ đầu của Internet,
  • 7:21 - 7:24
    khi phí vận hành còn đắt đỏ
  • 7:24 - 7:27
    nhất thiết phải đảm bảo
    không mất đi dữ liệu nào,
  • 7:27 - 7:29
    thì hệ thống được thiết lập
    để các tương tác
  • 7:29 - 7:32
    sẽ kích hoạt dòng dữ liệu.
  • 7:32 - 7:35
    Thật thú vị khi
    lũ kiến dùng thuật toán
  • 7:35 - 7:38
    cũng giống như thuật toán
    ta mới nghĩ ra đây,
  • 7:38 - 7:41
    nhưng ta chỉ biết chun chút
    về thuật toán
  • 7:41 - 7:43
    của loài kiến,
  • 7:43 - 7:46
    và chúng đã có 130 triệu năm
  • 7:46 - 7:48
    để tiến hóa thành
    những con siêu việt nhất.
  • 7:48 - 7:50
    Tôi nghĩ, có lẽ
  • 7:50 - 7:52
    một vài loài trong số
    12.000 loài kiến
  • 7:52 - 7:55
    đều có những thuật toán thú vị
  • 7:55 - 7:56
    cho mạng dữ liệu
  • 7:56 - 7:59
    mà chính ta không ngờ tới.
  • 7:59 - 8:02
    Vậy khi phí vận hành thấp thì sao?
  • 8:02 - 8:03
    Phí vận hành thấp
    ở các vùng nhiệt đới,
  • 8:03 - 8:06
    bởi ở đó ẩm và dễ dàng
  • 8:06 - 8:08
    đi ra ngoài.
  • 8:08 - 8:10
    Nhưng kiến cũng nhiều
  • 8:10 - 8:12
    và đa dạng ở vùng nhiệt đới
  • 8:12 - 8:14
    nên có nhiều cạnh tranh.
  • 8:14 - 8:16
    Loài này dùng nguồn tài nguyên nào,
  • 8:16 - 8:20
    loài kia cũng muốn dùng nguồn đó
  • 8:20 - 8:22
    cùng một lúc.
  • 8:22 - 8:25
    Vậy trong môi trường này,
    tương tác lại được dùng
  • 8:25 - 8:26
    theo cách ngược lại.
  • 8:26 - 8:28
    Hệ thống vận hành
  • 8:28 - 8:29
    nếu không có gì tiêu cực xảy ra.
  • 8:29 - 8:32
    Một loài kiến mà tôi nghiên cứu
  • 8:32 - 8:34
    đã vây quanh những cái cây
    của con kiến tha mồi
  • 8:34 - 8:37
    đi từ tổ đến nguồn thức ăn
    và ngược lại,
  • 8:37 - 8:38
    cứ vòng quanh như thế,
  • 8:38 - 8:40
    nếu không có gì tiêu cực xảy ra,
  • 8:40 - 8:41
    giống như tương tác
  • 8:41 - 8:44
    với các con kiến thuộc loài kiến khác.
  • 8:44 - 8:47
    Đây là ví dụ về an ninh của loài kiến.
  • 8:47 - 8:49
    Ở giữa, có một con kiến
  • 8:49 - 8:51
    chui đầu mình vào để
    đóng cửa tổ lại
  • 8:51 - 8:54
    khi có tương tác với
    một loài kiến khác.
  • 8:54 - 8:56
    Kia là những con kiến nhỏ
    chạy vòng quanh
  • 8:56 - 8:59
    bụng vểnh lên trời.
  • 8:59 - 9:01
    Nhưng ngay khi mối đe dọa qua đi,
  • 9:01 - 9:03
    đường vào tổ lại mở ra,
  • 9:03 - 9:05
    có lẽ cũng có tình huống
  • 9:05 - 9:06
    trong an ninh mạng,
  • 9:06 - 9:08
    chi phí vận hành xuống thấp
  • 9:08 - 9:12
    đến mức ta có thể tạm thời
    chặn truy cập
  • 9:12 - 9:14
    khi có một mối đe dọa
    khẩn cấp nào đó,
  • 9:14 - 9:16
    rồi sau lại mở cổng,
  • 9:16 - 9:17
    thay vì cố xây
  • 9:17 - 9:21
    một pháo đài hay tường lửa vĩnh viễn.
  • 9:21 - 9:23
    Một thách thức môi trường khác
  • 9:23 - 9:25
    tất cả các hệ thống phải đối mặt
  • 9:25 - 9:30
    là tài nguyên,
    tìm và thâu lượm chúng.
  • 9:30 - 9:32
    Loài kiến đã tìm giải pháp cho
  • 9:32 - 9:33
    vấn đề tìm kiếm tổng hợp,
  • 9:33 - 9:35
    là vấn đề hiện được quan tâm
  • 9:35 - 9:36
    trong ngành rô-bốt học,
  • 9:36 - 9:38
    bởi ta biết rằng
  • 9:38 - 9:40
    thay vì gửi
  • 9:40 - 9:43
    một robot đơn lẻ, phức tạp, đắt tiền
  • 9:43 - 9:45
    đi khám phá một hành tinh khác,
  • 9:45 - 9:47
    hoặc đi tìm kiếm trong
    một tòa nhà hỏa hoạn,
  • 9:47 - 9:50
    có lẽ sẽ hiệu quả hơn
  • 9:50 - 9:54
    nếu sai một nhóm robot rẻ tiền hơn
  • 9:54 - 9:57
    trao đổi chỉ những
    thông tin tiểu tiết
  • 9:57 - 9:59
    đó là cách của loài kiến.
  • 9:59 - 10:01
    Loài kiến Ác-hen-ti-na
  • 10:01 - 10:04
    xây mạng lưới tìn kiếm mở rộng.
  • 10:04 - 10:06
    Chúng rất giỏi xử lí
    các vấn đề chính yếu
  • 10:06 - 10:07
    trong tìm kiếm tổng hợp,
  • 10:07 - 10:10
    là cán cân giữa
  • 10:10 - 10:11
    một mặt tìm kiếm kĩ càng
  • 10:11 - 10:13
    một mặt bao quát được
    một diện tích rộng.
  • 10:13 - 10:14
    Cách chúng làm là
  • 10:14 - 10:16
    khi có nhiều con
    trong không gian hẹp,
  • 10:16 - 10:19
    mỗi con tìm kiếm kĩ càng
  • 10:19 - 10:20
    bởi đã có các con khác ngay bên
  • 10:20 - 10:22
    đang tìm kiếm,
  • 10:22 - 10:23
    nhưng khi chỉ có ít con
  • 10:23 - 10:25
    trên diện rộng,
  • 10:25 - 10:28
    chúng cần giãn ra
  • 10:28 - 10:29
    để bao được rộng hơn.
  • 10:29 - 10:32
    Tôi nghĩ chúng dùng tương tác
    để đánh giá mật độ,
  • 10:32 - 10:34
    khi đông đúc,
  • 10:34 - 10:35
    chúng hay gặp nhau
  • 10:35 - 10:37
    và tìm kĩ hơn.
  • 10:37 - 10:41
    Những loài kiên skhacs nhau
    dùng những thuật toán khác nhau
  • 10:41 - 10:43
    bởi chúng đã tiến hóa
    để ứng phó với
  • 10:43 - 10:45
    những tài nguyên khác nhau,
  • 10:45 - 10:47
    và có lẽ rất hữu ích
    khi biết điều này.
  • 10:47 - 10:49
    Gần đây chúng tôi
  • 10:49 - 10:51
    bắt lũ kiến giải một bài toán
    tìm kiếm tổng hợp
  • 10:51 - 10:53
    trong môi trường khắc nghiệt
  • 10:53 - 10:54
    không trọng lực
  • 10:54 - 10:56
    ở Trung Tâm Không Gian Quốc Tế.
  • 10:56 - 10:58
    Khi mới xem hình này, tôi nghĩ:
  • 10:58 - 11:01
    Ôi không, chúng xây nhà
    dựng đứng lên rồi
  • 11:01 - 11:03
    nhưng rồi tồi nhận ra,
    đương nhiên, cũng chả sao.
  • 11:03 - 11:06
    Vấn đề ở đây là lũ kiến
  • 11:06 - 11:08
    đã nỗ lực hết sức để trụ lại
  • 11:08 - 11:11
    trên tường hay trên sàn
    hay bất cứ nơi nào
  • 11:11 - 11:14
    chúng ít được tương tác.
  • 11:14 - 11:15
    Mối quan hệ giữa
  • 11:15 - 11:17
    mật độ đông đúc
    và tần số gặp nhau
  • 11:17 - 11:19
    đã bị nhiễu.
  • 11:19 - 11:21
    Vẫn đang phân tích dữ liệu,
  • 11:21 - 11:22
    tôi chưa biết kết quả.
  • 11:22 - 11:24
    Sẽ rất thú vị khi biết
  • 11:24 - 11:27
    các loài khác xử trí ra sao
    trước vấn đề này
  • 11:27 - 11:29
    trong những môi trường
    khác nhau trên trái đất,
  • 11:29 - 11:30
    nên chúng tôi đã lập
  • 11:30 - 11:33
    chương trình khuyến khích trẻ em
    quanh thế giới
  • 11:33 - 11:35
    thí nghiệm với những loài khác nhau.
  • 11:35 - 11:37
    Rất đơn giản.
  • 11:37 - 11:39
    Có thể thực hiện
    với nguyên liệu rẻ tiền.
  • 11:39 - 11:42
    Qua đó, chúng tôi dựng
    bản đồ toàn cầu
  • 11:42 - 11:45
    về thuật toán của loài kiến
    trong tìm kiếm tổng hợp.
  • 11:45 - 11:48
    Tôi nghĩ, có lẽ,
    những loài kiến xâm lấn
  • 11:48 - 11:50
    những loài làm tổ
    trong các tòa nhà
  • 11:50 - 11:52
    khá giỏi chuyện này
  • 11:52 - 11:53
    bởi chúng ở ngay trong
    bếp nhà bạn
  • 11:53 - 11:57
    bởi chúng rất giỏi
    tìm nước và thức ăn.
  • 11:57 - 12:01
    Nguồn tài nguyên
    quen thuộc nhất của lũ kiến
  • 12:01 - 12:02
    là picnic,
  • 12:02 - 12:04
    đây là một cụm tài nguyên.
  • 12:04 - 12:05
    Có một miếng trái cây,
  • 12:05 - 12:08
    tức gần đấy cũng có thêm miếng nữa,
  • 12:08 - 12:11
    và các con kiến chuyên lần mò
    những cụm tài nguyên
  • 12:11 - 12:13
    sẽ tương tác để gọi các tân binh.
  • 12:13 - 12:14
    Khi con kiến này gặp con kia,
  • 12:14 - 12:16
    hay khi gặp chất dịch
  • 12:16 - 12:18
    con kiến khác để lại trên đất,
  • 12:18 - 12:19
    nó sẽ đổi hướng để đi theo
  • 12:19 - 12:21
    hướng phát ra tương tác,
  • 12:21 - 12:23
    đó cũng là cách loài kiến tìm đến
  • 12:23 - 12:24
    ăn picnic cùng bạn.
  • 12:24 - 12:26
    Tôi cho rằng, ta cũng có thể
  • 12:26 - 12:30
    qua loài kiến,
    hiểu thêm về bệnh ung thư.
  • 12:30 - 12:32
    Trước tiên, rõ ràng,
    có thể làm nhiều điều
  • 12:32 - 12:33
    để ngăn ngừa ung thư
  • 12:33 - 12:36
    bằng cách không cho phép
    người ta truyền ra
  • 12:36 - 12:38
    hay bán những chất độc
  • 12:38 - 12:41
    kích thích tế bào ung thư
    phát triển trong cơ thể
  • 12:41 - 12:43
    nhưng loài kiến
    chả giúp được chuyện này
  • 12:43 - 12:46
    bởi chúng không đầu độc
    chính cộng đồng mình.
  • 12:46 - 12:48
    Nhưng ta cũng học được từ loài kiến
  • 12:48 - 12:50
    về cách chữa bệnh ung thư.
  • 12:50 - 12:52
    Có rất nhiều loại ung thư.
  • 12:52 - 12:55
    Mỗi loại bắt nguồn
    từ một bộ phân trong cơ thể,
  • 12:55 - 12:58
    khi ung thư lan ra
  • 12:58 - 13:01
    di căn vào các mô
  • 13:01 - 13:03
    chúng bắt đầu ăn các bộ phận.
  • 13:03 - 13:05
    Nếu nhìn theo góc nhìn
  • 13:05 - 13:07
    của tế bào ung thư
    di căn giai đoạn đầu,
  • 13:07 - 13:09
    khi chúng bắt đầu nhìn quanh
  • 13:09 - 13:11
    tìm những tài nguyên chúng cần,
  • 13:11 - 13:13
    nếu các tài nguyên ấy là một cụm
  • 13:13 - 13:16
    chúng sẽ phát tín hiệu
    để gọi tân binh
  • 13:16 - 13:19
    và nếu ta tìm ra được cách
    chúng thu hút tân binh
  • 13:19 - 13:22
    thì chắc sẽ có thể đặt bẫy
  • 13:22 - 13:26
    để tóm gọm chúng
    trước khi chúng hoành hành.
  • 13:26 - 13:29
    Loài kiến dùng tương tác
    trong những cách khác nhau
  • 13:29 - 13:31
    trong những môi trường khác nhau
  • 13:31 - 13:33
    và từ đó,
    ta có thể rút ra bài học
  • 13:33 - 13:35
    về các hệ thống vận hành
  • 13:35 - 13:37
    mà không cần điều khiển trung ương.
  • 13:37 - 13:39
    Chỉ dùng sự tương tác,
  • 13:39 - 13:41
    các cộng đồng kiến đã
  • 13:41 - 13:45
    vận hành tài tình suốt
    hơn 130 triệu năm qua.
  • 13:45 - 13:47
    Chúng ta có thể học hỏi
    nhiều điều từ chúng.
  • 13:47 - 13:50
    Xin cảm ơn.
  • 13:50 - 13:52
    (Vỗ tay)
Title:
Qua loài kiến, hiểu thêm về não bộ, ung thư và Internet
Speaker:
Deborah Gordon
Description:

Nhà sinh thái học Deborah Gordon nghiên cứu kiến ở bất cứ nơi nào - trong sa mạc, vùng nhiệt đới, trong bếp nhà mình... Trong bài nói chuyện thú vị này, bà chia sẻ những suy ngẫm của mình về loài côn trùng mà nhiều người chúng ta chỉ mới thấy đã muốn diệt ngay không cần suy nghĩ. Bà cho rằng đời sống của loài kiến giúp ta hiểu được những lĩnh vực khác như bệnh tật, công nghệ và cả não bộ con người.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
14:09

Vietnamese subtitles

Revisions