Return to Video

Ý nghĩa thực sự của nền dân chủ ở Athens? - Melissa Schwartzberg

  • 0:07 - 0:09
    Xin chúc mừng!
  • 0:09 - 0:11
    Bạn vừa mới trúng số đấy!
  • 0:11 - 0:14
    Có điều là giải thưởng không phải tiền,
    hay một chuyến du lịch sang trọng.
  • 0:14 - 0:18
    Mà là một vị trí
    trong hội đồng lập pháp quốc gia.
  • 0:18 - 0:20
    Bạn cũng không phải
    người "trúng số" duy nhất.
  • 0:20 - 0:25
    Các nhà lập pháp khác,
    đồng nghiệp của bạn đều được lựa chọn theo cách này cả đấy!
  • 0:25 - 0:28
    Bạn hẳn là ngạc nhiên với
    cách điều hành chính phủ này,
  • 0:28 - 0:30
    chứ đừng nói tới dân chủ.
  • 0:30 - 0:33
    Bởi bầu cử là hình ảnh thu nhỏ
    của dân chủ mà, phải không?
  • 0:33 - 0:37
    Tuy nhiên, người Athens cổ đại,
    người tạo ra khái niệm này, lại nghĩ khác
  • 0:37 - 0:42
    Thực chất, bầu cử chỉ đóng
    vai trò rất nhỏ trong nền dân chủ Athens,
  • 0:42 - 0:50
    hầu hết quan chức
    được chọn ngẫu nhiên
    từ một nhóm công dân tình nguyện.
  • 0:50 - 0:53
    Khác với nền dân chủ đại diện ngày nay,
  • 0:53 - 0:57
    nơi mà cử tri bầu ra các quan chức
    thay mặt họ làm luật và ra quyết định,
  • 0:57 - 1:01
    Athens thời thế kỷ V trước công nguyên
    có nền dân chủ trực tiếp,
  • 1:01 - 1:03
    khuyến khích sự tham dự
    của mọi tầng lớp
  • 1:03 - 1:08
    nhờ vào nguyên tắc "ho boulomenos",
    hay "bất cứ ai muốn tham gia đều được."
  • 1:08 - 1:12
    Điều này có nghĩa là bất kỳ ai
    trong 30.000 công dân hợp pháp của Athens
  • 1:12 - 1:14
    đều có thể tham gia "ecclesia"
  • 1:14 - 1:18
    tức Đại hội Công dân,
    được nhóm họp mỗi tháng vài lần.
  • 1:18 - 1:23
    Về nguyên tắc, bất kỳ ai trong 6000 người có mặt và tham dự mỗi phiên họp
  • 1:23 - 1:25
    đều có quyền diễn thuyết
    trước công chúng
  • 1:25 - 1:26
    đề xuất một đạo luật,
  • 1:26 - 1:29
    hoặc công khai một vụ kiện tụng.
  • 1:29 - 1:33
    Tất nhiên, một đám đông 6000 người
    cùng nói một lúc
  • 1:33 - 1:35
    sẽ chẳng thể là một chính quyền hiệu quả.
  • 1:35 - 1:40
    Vì thế, chính quyền Athen còn dựa vào
    một hội đồng quản lý
    gồm 500 thành viên
  • 1:40 - 1:41
    gọi là Boule (Hội đồng 500)
  • 1:41 - 1:45
    để thiết lập chương trình nghị sự
    và đánh giá các đề xuất,
  • 1:45 - 1:50
    cùng hàng trăm bồi thẩm đoàn
    và quan tòa, những người giải quyết các vấn đề pháp lý.
  • 1:50 - 1:52
    Thay vì được bầu hay bổ nhiệm,
  • 1:52 - 1:58
    những quan chức này được chọn
    bằng các lá phiếu ngẫu nhiên.
  • 1:58 - 2:04
    Quá trình lựa chọn ngẫu nhiên này
    gọi là rút thăm.
  • 2:04 - 2:06
    Những vị trí duy nhất được bầu cử
  • 2:06 - 2:10
    là những vị trí đòi hỏi kinh nghiệm,
  • 2:10 - 2:12
    chẳng hạn như tướng lĩnh.
  • 2:12 - 2:16
    Nhưng đây được xem là
    Hội đồng Quý tộc,
    với ý nghĩa cai trị bởi người giỏi nhất,
  • 2:16 - 2:21
    trái ngược với dân chủ,
    nghĩa là cai trị bởi số đông.
  • 2:21 - 2:24
    Vậy, hệ thống này hình thành như thế nào?
  • 2:24 - 2:30
    Dân chủ nổi lên ở Athens sau thời kỳ dài
    căng thẳng chính trị và xã hội
  • 2:30 - 2:33
    đánh dấu bởi xung đột giữa các quý tộc.
  • 2:33 - 2:35
    Các quyền vốn chỉ thuộc về quý tộc,
  • 2:35 - 2:39
    chẳng hạn như quyền phát ngôn
    trước hội đồng hay quyền bầu cử,
  • 2:39 - 2:42
    đã được mở rộng ra cho dân thường.
  • 2:42 - 2:45
    Và việc dân thường được
    thực hiện các quyền này
  • 2:45 - 2:50
    dần trở thành tâm điểm của
    hệ tư tưởng dân chủ Athens.
  • 2:50 - 2:51
    Thay vì là một đặc quyền,
  • 2:51 - 2:55
    tham gia vào các vấn đề dân sự
    là nhiệm vụ của mọi công dân,
  • 2:55 - 2:58
    việc rút thăm và các quy định
    nghiêm ngặtđã ngăn chặn
  • 2:58 - 3:02
    tầng lớp thống trị hay các đảng
    cầm quyền kéo bè kết phái.
  • 3:02 - 3:04
    Nhưng so với các tiêu chuẩn
    của thế kỷ XXI,
  • 3:04 - 3:08
    nền dân chủ Athens đã loại bỏ
    rất nhiều người.
  • 3:08 - 3:12
    Phụ nữ, nô lệ và người ngoại quốc
    không có quyền công dân đầy đủ,
  • 3:12 - 3:15
    và khi lọc ra những người
    chưa đủ tuổi thực hiện nghĩa vụ,
  • 3:15 - 3:23
    thì nhóm công dân hợp pháp chỉ còn
    khoảng 10-20% dân số Athens.
  • 3:23 - 3:25
    Một số nhà triết học cổ đại,
    bao gồm cả Plato,
  • 3:25 - 3:31
    phê phán hình thức dân chủ này là
    hỗn loạn và điều hành bởi những kẻ ngốc.
  • 3:31 - 3:34
    Nhưng từ này vẫn có
    sức hấp dẫn tích cực
  • 3:34 - 3:37
    khiến nhiều chế độ chính trị sử dụng.
  • 3:37 - 3:42
    Cũng có người chất vấn luận điểm
    của Plato về "trí tuệ của đám đông."
  • 3:42 - 3:45
    Rất nhiều nền dân chủ hiện đại
    đã hóa giải mâu thuẫn này
  • 3:45 - 3:49
    bằng cách để nhân dân bầu ra
    những người mà họ cho rằng đạt chuẩn
  • 3:49 - 3:52
    để thực thi pháp luật thay mặt họ.
  • 3:52 - 3:54
    Cách này cũng nảy sinh nhiều vấn đề,
  • 3:54 - 3:56
    bao gồm ảnh hưởng của sự giàu có,
  • 3:56 - 3:59
    và sự xuất hiện
    các chính trị gia chuyên nghiệp
  • 3:59 - 4:02
    có lợi ích khác biệt so với cử tri của họ.
  • 4:02 - 4:06
    Liệu bầu cử bằng rút thăm có
    tạo nên một chính quyền hiệu quả
  • 4:06 - 4:10
    nhờ vào bộ máy nhà nước đa dạng
    và mang tính đại diện nhiều hơn?
  • 4:10 - 4:14
    Hay là các chính phủ hiện đại,
    hoặc các chỉ huy quân đội Athens thời xưa,
  • 4:14 - 4:17
    với nhiều kiến thức
    và kỹ năng chuyên môn?
  • 4:17 - 4:19
    Bạn cũng đừng quá hy vọng
  • 4:19 - 4:21
    mình sẽ giành một vị trí
    trong chính quyền quốc gia.
  • 4:21 - 4:23
    Nhưng tùy thuộc vào nơi bạn sống,
  • 4:23 - 4:26
    bạn vẫn có khả năng được chọn
    tham gia vào một bồi thẩm đoàn,
  • 4:26 - 4:28
    một hội đồng nhân dân,
  • 4:28 - 4:30
    hoặc tham gia một cuộc khảo sát
    trưng cầu ý dân
  • 4:30 - 4:33
    đó là cách mà các nguyên tắc dân chủ
    đằng sau bầu cử bằng rút thăm
  • 4:33 - 4:36
    vẫn tồn tại cho đến ngày nay.
Title:
Ý nghĩa thực sự của nền dân chủ ở Athens? - Melissa Schwartzberg
Description:

Xem bài học tại: http://ed.ted.com/lessons/what-did-democracy-really-mean-in-athens-melissa-schwartzberg

Mặc dù chúng ta vẫn thường xem bầu cử là nền tảng của dân chủ, người Athens, những người đã tạo nên khái niệm này, thực chất đã sử dụng cách rút thăm bằng phiếu vỏ sò để chọn ra phần lớn các chính trị gia của mình. Melissa Schwartzberg đã mô tả nền dân chủ Athens cách chi tiết, và đưa ra nhiều biện pháp để hệ thống rút thăm này trở nên hữu ích cho chúng ta ngày nay.

Bài học được soạn bởi Melissa Schwartzberg, minh họa bởi TED-Ed.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:52

Vietnamese subtitles

Revisions