Return to Video

Khoa học đằng sau thần thoại: Sử thi "Odyssey" của Homer - Matt Kaplan

  • 0:06 - 0:08
    Sử thi Odyssey của Homer
  • 0:08 - 0:10
    một trong các tác phẩm cổ nhất
    của văn học phương Tây,
  • 0:10 - 0:13
    kể về những cuộc phiêu lưu của
    vị anh hùng Hy Lạp Odysseus
  • 0:13 - 0:16
    trong suốt chuyến hành trình mười năm
    trở về nhà từ cuộc chiến thành Troy.
  • 0:16 - 0:19
    Dù một vài phần có thể được dựa vào
    các sự kiện có thật,
  • 0:19 - 0:24
    cuộc chạm trán với lũ quái vật kì lạ, kẻ
    khổng lồ đáng sợ và các pháp sư quyền lực
  • 0:24 - 0:26
    được cho là hoàn toàn hư cấu.
  • 0:26 - 0:30
    Liệu đằng sau những thần thoại này, có
    bí ẩn nào mà chúng ta chưa biết?
  • 0:30 - 0:32
    Hãy xem thử một đoạn
    điển hình trong bài thơ.
  • 0:32 - 0:34
    Giữa chuyến hành trình dài của họ,
  • 0:34 - 0:39
    Odysseus và các thuỷ thủ trên tàu nhận ra
    họ đang ở trên một hòn đảo bí ẩn của Aeaea
  • 0:39 - 0:43
    Đói và kiệt sức, vài người đàn ông
    tìm thấy một căn nhà nguy nga tráng lệ
  • 0:43 - 0:47
    nơi có một người phụ nữ lộng lẫy chào đón
    họ bên trong với một bữa ăn thịnh soạn.
  • 0:47 - 0:51
    Dĩ nhiên, điều này trở nên quá khó tin.
  • 0:51 - 0:55
    Người phụ nữ đó, thật ra, là mụ phù thuỷ
    Circe đáng ghê tởm,
  • 0:55 - 0:58
    và ngay khi các chiến binh ăn uống no nê
  • 0:58 - 1:02
    bà ta biến họ thành những con vật chỉ với
    một cái vung đũa phép.
  • 1:02 - 1:04
    May mắn thay, một trong số họ
    trốn thoát,
  • 1:04 - 1:08
    tìm Odysseus và kể với ông ấy
    về cảnh ngộ của đoàn thuỷ thủ.
  • 1:08 - 1:10
    Nhưng khi Odysseus vội vã đi
    cứu đoàn người của ông,
  • 1:10 - 1:13
    ông ấy gặp vị sứ thần, Hermes,
  • 1:13 - 1:16
    vị đã khuyên ông ấy
    dùng cây thảo mộc thần kì.
  • 1:16 - 1:18
    Odysseus nghe theo lời khuyên đó,
  • 1:18 - 1:21
    và khi ông ấy chạm mặt Circe, bùa chú
    của bà ta trở nên vô hiệu với ông
  • 1:21 - 1:25
    giúp ông có thể đánh bại được bà ta
    và giải cứu đoàn thuỷ thủ.
  • 1:25 - 1:29
    Vốn dĩ, câu chuyện về ma thuật quỷ quái
    cùng sự biến thân thành động vật
  • 1:29 - 1:33
    chỉ được xem là sản phẩm của trí tưởng
    tượng hàng thế kỉ không hơn không kém.
  • 1:33 - 1:37
    Nhưng những năm gần đây, sự nhắc đến các
    cây thảo mộc và thuốc xuyên suốt đoạn thơ
  • 1:37 - 1:39
    đã thu hút được sự chú ý từ
    các nhà khoa học,
  • 1:39 - 1:41
    dẫn đến việc vài nhà khoa học cho rằng
  • 1:41 - 1:46
    câu chuyện thần thoại có thể là sản phẩm
    hư cấu dựa trên câu chuyện có thật.
  • 1:46 - 1:49
    Những bản thảo đầu tiên của Homer
  • 1:49 - 1:52
    nói rằng Circe trộn thuốc độc vào thức ăn
  • 1:52 - 1:56
    làm cho đoàn thuỷ thủ có thể
    hoàn toàn quên đi quê nhà họ.
  • 1:56 - 2:00
    Khi sự việc xảy ra, có một loại cây mọc ở
    vùng Địa Trung Hải
  • 2:00 - 2:03
    là một loại cây tưởng chừng như vô hại
    có tên là cây cà độc dược
  • 2:03 - 2:06
    mà tác dụng của nó bao gồm cả chứng
    hay quên rõ rệt.
  • 2:06 - 2:10
    Loại cây này có chứa rất nhiều hợp chất
    gây cản trở chất dẫn truyền xung thần kinh
  • 2:10 - 2:13
    được gọi là a-xê-tin cô-lin
  • 2:13 - 2:16
    Sự cản trở đó có thể gây ra những ảo giác
    mạnh mẽ,
  • 2:16 - 2:17
    các hành động kỳ quặc,
  • 2:17 - 2:21
    và khó khăn nói chung về mặt phân biệt
    giữa tưởng tượng và hiện thực.
  • 2:21 - 2:22
    những thứ đại loại như thế
  • 2:22 - 2:26
    làm con người có thể tin rằng họ bị
    biến thành động vật,
  • 2:26 - 2:29
    việc đó dẫn đến một giả thuyết
    Circe không phải là phù thuỷ
  • 2:29 - 2:35
    nhưng thực chất là một nhà hoá học, người
    biết tác dụng của các cây thuốc địa phương
  • 2:35 - 2:37
    Nhưng cây cà độc dược chỉ là một phần
    của câu chuyện.
  • 2:37 - 2:40
    Không giống các phần khác trong
    sử thi Odyssey
  • 2:40 - 2:44
    phân đoạn nói về cây thảo dược Hermes đưa
    cho Odysseus chi tiết đến khác thường.
  • 2:44 - 2:46
    Được các vị thần gọi là
    loài thảo dược thần kì,
  • 2:46 - 2:49
    Nó được miêu tả được tìm thấy trong
    một thung lũng hẹp trong rừng,
  • 2:49 - 2:53
    đen ở phần rễ và có hoa trắng như sữa.
  • 2:53 - 2:55
    Cũng như phân đoạn nói về Circe
  • 2:55 - 2:59
    cây thảo dược thần kì từ lâu chỉ được
    xem là sản phẩm của trí tượng tượng
  • 2:59 - 3:03
    Nhưng năm 1951, một dược sĩ người Nga
    Mikhail Mashkovsky
  • 3:03 - 3:06
    phát hiện ra rằng người làng ở
    vùng núi Ural
  • 3:06 - 3:09
    đã sử dụng một loại cây
    có hoa trắng sữa và rễ đen
  • 3:09 - 3:13
    để ngăn ngừa chứng tê liệt ở trẻ em
    mắc phải chứng bại liệt.
  • 3:13 - 3:14
    Loài cây được gọi là hoa giọt tuyết
  • 3:14 - 3:18
    hoá ra có chứa hợp chất
    được gọi là galantamine
  • 3:18 - 3:22
    có thể ngăn chặn chất gây cản trở
    dẫn truyền xung thần kinh a-xê-tin cô-lin,
  • 3:22 - 3:24
    làm nó hiệu quả không chỉ trong việc
    chữa trị bại liệt
  • 3:24 - 3:28
    mà còn các loại bệnh khác, như chứng
    mất trí nhớ do não suy thoái.
  • 3:28 - 3:30
    Vào đại hội thế giới lần thứ 12 của
    khoa thần kinh
  • 3:30 - 3:34
    Các bác sĩ Andreas Plaitakis
    và Roger Duvoisin
  • 3:34 - 3:39
    lần đầu đề xuất rằng hoa giọt tuyết, thực
    chất là loài cây Hermes đưa cho Odysseus
  • 3:39 - 3:42
    Dù không có nhiều bằng chứng cụ thể về
    việc người thời Homer
  • 3:42 - 3:45
    biết về tác dụng chống ảo giác của nó
  • 3:45 - 3:49
    chúng ta có một đoạn văn từ thế kỉ thứ 4
    của nhà văn Hy Lạp Theophrastus
  • 3:49 - 3:54
    nó rõ rằng loài thảo dược thần kì đó
    được dùng như thuốc giải độc.
  • 3:54 - 3:55
    Vậy, liệu tất cả điều đó có nghĩa là
  • 3:55 - 3:59
    Odysseus, Circe và các nhân vật khác trong
    trường ca Odyssey là có thật?
  • 3:59 - 4:01
    Không nhất thiết phải như vậy.
  • 4:01 - 4:05
    Nhưng nó có ám chỉ rằng những câu chuyện
    cổ xưa có thể có nhiều yếu tố hiện thực
  • 4:05 - 4:07
    hơn chúng ta từng nghĩ.
  • 4:07 - 4:10
    Và khi chúng ta tìm tòi nhiều hơn về
    thế giới ở quanh ta,
  • 4:10 - 4:13
    chúng ta có thể giải mã những thông tin
  • 4:13 - 4:16
    ẩn giấu trong chuyện thần thoại
    và truyền thuyết thời xưa cũ.
Title:
Khoa học đằng sau thần thoại: Sử thi "Odyssey" của Homer - Matt Kaplan
Description:

Xem bài đầy đủ: http://ed.ted.com/lessons/the-science-behind-the-myth-homer-s-odyssey-matt-kaplan

Sử thi Odyssey của Homer kể về những cuộc phiêu lưu của vị anh hùng Hy Lạp Odysseus trong suốt chuyến hành trình mười năm trở về nhà từ cuộc chiến thành Troy. Dù một vài phần có thể được dựa vào các sự kiện có thật, cuộc chạm trán với lũ quái vật kì lạ, kẻ khổng lồ đáng sợ và các pháp sư quyền lực được cho là hoàn toàn hư cấu. Nhưng liệu đằng sau những thần thoại này, có bí ẩn nào mà chúng ta chưa biết? Matt Kaplan giải thích tại sao có thể có nhiều sự thật đằng sau sử thi "Odyssey" hơn là chúng ta nghĩ.

Bài học bởi Matt Kaplan, minh hoạ bởi Mike Schell.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:32

Vietnamese subtitles

Revisions