Return to Video

Tại sao lười lại chậm chạp như vậy? - Kenny Coogan

  • 0:07 - 0:13
    Năm 1796, Thomas Jefferson nhận được
    một bộ xương mà ông không thể nhận dạng.
  • 0:13 - 0:16
    Móng vuốt dài và sắc khiến ông
    nghĩ tới loài sư tử,
  • 0:16 - 0:19
    nhưng xương cánh tay lại cho thấy
    chúng là của một loài vật lớn hơn,
  • 0:19 - 0:22
    với chiều dài lên tới ba mét.
  • 0:22 - 0:27
    Nghĩ rằng đó có thể là một loài sư tử
    khổng lồ và chưa được biết tới ở Bắc Mỹ,
  • 0:27 - 0:30
    Jefferson cảnh báo hai nhà thám hiểm
    Lewis và Clark
  • 0:30 - 0:35
    hãy cẩn thận với loài dã thú bí ẩn này.
  • 0:35 - 0:38
    Nhưng bộ xương của Jefferson
    không phải đến từ một con sư tử.
  • 0:38 - 0:42
    Chúng là của một loài lười khổng lồ
    đã tuyệt chủng.
  • 0:42 - 0:48
    Lười đất tiền sử xuất hiện lần đầu tiên
    vào khoảng 35 triệu năm trước.
  • 0:48 - 0:52
    Hàng chục loài sống xuyên suốt
    Bắc, Trung và Nam Mỹ,
  • 0:52 - 0:55
    cùng với các sinh vật cổ xưa khác
    như voi răng mấu,
  • 0:55 - 0:57
    hay loài tatu khổng lồ.
  • 0:57 - 1:02
    Một số loài lười đất, như megalonychid,
    chỉ nhỏ bằng một chú mèo,
  • 1:02 - 1:04
    nhưng nhiều loài
    lại có kích thước khổng lồ.
  • 1:04 - 1:08
    Loài mà Jefferson nhận được, Megalonyx,
    nặng khoảng một tấn,
  • 1:08 - 1:10
    nhưng thế vẫn chưa là gì
    nếu so sánh với megatherium,
  • 1:10 - 1:15
    chúng có thể nặng tới sáu tấn,
    tương đương với một chú voi.
  • 1:15 - 1:19
    Chúng nhẹ lướt qua những khu rừng
    và xavan với đôi tay chắc khỏe,
  • 1:19 - 1:21
    và những chiếc móng sắc nhọn
  • 1:21 - 1:23
    giúp chúng dễ dàng
    nhổ bật cây cối và leo trèo,
  • 1:23 - 1:29
    cũng như nhấm nháp các loại cỏ, lá
    và bơ tiền sử suốt cả ngày.
  • 1:29 - 1:35
    Thực tế, nếu không nhờ loài lười khổng lồ
    ngày nay cũng sẽ chẳng có những trái bơ.
  • 1:35 - 1:39
    Những loài vật nhỏ không thể nuốt
    cái hạt to lớn của trái bơ,
  • 1:39 - 1:40
    nhưng lười hoàn toàn có thể,
  • 1:40 - 1:45
    và chính chúng đã giúp cây bơ
    đến được những nơi chưa từng có trước đây.
  • 1:45 - 1:47
    Loài lười đất phát triển mạnh
    trong hàng triệu năm,
  • 1:47 - 1:51
    nhưng tới khoảng 10,000 năm trước,
    chúng dần biến mất,
  • 1:51 - 1:56
    cùng với nhiều thú có vú khổng lồ khác
    ở Tây Bán Cầu.
  • 1:56 - 1:59
    Các nhà nghiên cứu nghĩ có thể
    chúng đã bị đẩy tới bờ tuyệt chủng
  • 1:59 - 2:01
    bởi kỷ băng hà trước mắt,
  • 2:01 - 2:05
    hoặc cạnh tranh với những loài khác,
    mà có thể là chính con người,
  • 2:05 - 2:09
    đã tới khu vực này vào khoảng thời gian
    mà lượng lớn loài lười tuyệt chủng.
  • 2:09 - 2:14
    Một vài loài lười nhỏ hơn sống sót
    và chuyển lên sống trên những ngọn cây.
  • 2:14 - 2:18
    Ngày nay, còn lại sáu loài
    sống trên các tán rừng mưa
  • 2:18 - 2:21
    ở Trung và Nam Mỹ.
  • 2:21 - 2:24
    Vắt mình trên cây là
    một cách khôn ngoan để tránh thú dữ,
  • 2:24 - 2:27
    và còn có rất nhiều lá để ăn.
  • 2:27 - 2:30
    Nhưng chế độ ăn này cũng có những hạn chế.
  • 2:30 - 2:34
    Động vật lấy năng lượng từ thức ăn
    và dùng năng lượng đó để di chuyển,
  • 2:34 - 2:36
    giữ nhiệt độ cơ thể ổn định,
  • 2:36 - 2:37
    đảm bảo các cơ quan
  • 2:37 - 2:41
    vận hành trơn tru
    và thực hiện các hoạt động cần thiết khác.
  • 2:41 - 2:44
    Nhưng lá cây không có nhiều năng lượng,
  • 2:44 - 2:47
    và những gì chúng có
    lại rất khó hấp thu.
  • 2:47 - 2:52
    Hầu hết các loài ăn cỏ thường bổ sung
    các thực phẩm giàu năng lượng hơn
  • 2:52 - 2:54
    như trái cây và các loại hạt.
  • 2:54 - 3:01
    Nhưng lười, đặc biệt là lười ba ngón,
    phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào lá cây.
  • 3:01 - 3:06
    Chúng đã phát triển một chiến lược tinh vi
    để thích ứng với chế độ ăn eo hẹp này.
  • 3:06 - 3:13
    Đầu tiên, chúng cố gắng hấp thu tối đa
    năng lượng từ thức ăn.
  • 3:13 - 3:17
    Lười có một chiếc dạ dày nhiều ngăn
    chiếm tới một phần ba cơ thể,
  • 3:17 - 3:19
    và tùy theo mỗi loài,
  • 3:19 - 3:25
    chúng có thể dành từ 5 tới 7 ngày,
    thậm chí vài tuần, để tiêu hóa một bữa ăn.
  • 3:25 - 3:29
    Mặt khác, chúng hạn chế tối đa
    sự tiêu hao năng lượng.
  • 3:29 - 3:34
    Một cách ưa thích của chúng, dĩ nhiên,
    là không di chuyển quá nhiều.
  • 3:34 - 3:38
    Hầu hết thời gian của chúng là để
    ăn, nghỉ ngơi và ngủ.
  • 3:38 - 3:43
    Chúng chỉ xuống đất một lần mỗi tuần
    để loại bỏ chất thải.
  • 3:43 - 3:46
    Khi di chuyển,
    lười cũng không mấy nhanh nhẹn.
  • 3:46 - 3:51
    Băng qua một con phố bình thường
    cũng sẽ khiến chúng mất tới 5 phút.
  • 3:51 - 3:57
    Với phong cách sống chẳng mấy vội vàng này
    lười không cần quá nhiều cơ bắp.
  • 3:57 - 4:04
    Thực tế, khối lượng cơ của chúng
    ít hơn 30% so với các loài cùng kích cỡ.
  • 4:04 - 4:07
    Lười cũng dùng ít năng lượng
    để giữ ấm cơ thể hơn
  • 4:07 - 4:12
    bởi lẽ nhiệt độ cơ thể của chúng
    có thể dao động tới 5 độ C,
  • 4:12 - 4:17
    ít hơn loài bò sát máu lạnh,
    nhưng lớn hơn hầu hết động vật có vú.
  • 4:17 - 4:22
    Những đặc điểm thích nghi cả về thể chất
    và hành vi đã hạn chế tối đa
  • 4:22 - 4:25
    sự tiêu hao năng lượng và trao đổi chất
    của loài lười.
  • 4:25 - 4:31
    Lười ba ngón là thú có vú
    với tốc độ trao đổi chất chậm nhất.
  • 4:31 - 4:33
    Gấu trúc khổng lồ đứng thứ hai,
  • 4:33 - 4:36
    và thứ ba là lười hai ngón.
  • 4:36 - 4:42
    Chính tốc độ chậm chạp đã cho phép lười
    phát triển mạnh trên những ngọn cây.
  • 4:42 - 4:47
    Nhưng điều đó cũng khiến lười trở thành
    môi trường sống cho các sinh vật khác,
  • 4:47 - 4:54
    trong đó có tảo, thứ vừa là ngụy trang
    và đôi khi lại có thể là đồ ăn vặt nữa.
  • 4:54 - 4:57
    Ngày nay lười không còn là
    loài vật khổng lồ nữa,
  • 4:57 - 5:00
    nhưng sự đặc biệt của chúng
    cũng chẳng vì thế mà bớt đi.
Title:
Tại sao lười lại chậm chạp như vậy? - Kenny Coogan
Speaker:
Kenny Coogan
Description:

Xem bài học đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/why-are-sloths-so-slow-kenny-coogan

Lười dành hầu hết thời gian của chúng để ăn, nghỉ ngơi và ngủ; thực tế, chúng chỉ xuống đất một lần mỗi tuần để loại bỏ chất thải và vệ sinh. Làm cách nào mà những sinh vật này lại có thể tiêu tốn ít năng lượng đến thế? Kenny Coogan sẽ chỉ ra những thích ứng về đặc điểm thể chất và hành vi đã giúp lười sở hữu tốc độ chậm chạp đó.

Bài học được soạn bởi Kenny Coogan, minh họa bới Anton Bogaty.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:15

Vietnamese subtitles

Revisions