Return to Video

Câu chuyện của những vật nhựa bị vứt bỏ - Emma Bryce

  • 0:07 - 0:10
    Đây là câu chuyện về ba chiếc chai nhựa
  • 0:10 - 0:12
    rỗng không và đã bị vứt bỏ.
  • 0:12 - 0:14
    Hành trình của chúng tuy khác nhau
  • 0:14 - 0:19
    nhưng đều đem lại những ảnh hưởng
    đến số phận của Trái Đất.
  • 0:19 - 0:21
    Nhưng không phải lúc nào cũng vậy.
  • 0:21 - 0:24
    Để tìm hiểu về kết cục
    của những chiếc chai này,
  • 0:24 - 0:25
    trước hết chúng ta cần khám phá
    nguồn gốc của chúng.
  • 0:25 - 0:27
    Nhân vật chính
    của câu chuyện
  • 0:27 - 0:30
    được hình thành
    trong nhà máy lọc dầu này.
  • 0:30 - 0:31
    Chất dẻo
    của những chiếc chai
  • 0:31 - 0:36
    được hình thành từ những phân tử hoá học
    kết hợp giữa dầu và xăng,
  • 0:36 - 0:37
    tạo ra các đơn phân.
  • 0:37 - 0:41
    Theo trình tự, các đơn phân này
    tổng hợp với nhau thành
  • 0:41 - 0:44
    các dải polyme dài,
    tạo nên chất dẻo
  • 0:44 - 0:47
    dưới dạng hàng triệu hạt nhỏ.
  • 0:47 - 0:49
    Chúng được đun chảy
    trong các nhà máy sản xuất
  • 0:49 - 0:52
    và chế thành khuôn
  • 0:52 - 0:55
    để làm nên chất dẻo
    tạo thành ba chiếc vỏ chai này.
  • 0:55 - 0:58
    Các nhà máy đổ các chất lỏng có ga
    vào những chiếc chai,
  • 0:58 - 1:02
    rồi chúng được đóng gói, vận chuyển,
    mua lại, mở nắp, tiêu thụ,
  • 1:02 - 1:06
    và bị vứt bỏ không thương tiếc.
  • 1:06 - 1:07
    Và giờ chúng nằm đây,
  • 1:07 - 1:10
    ở một xó không ai biết.
  • 1:10 - 1:15
    Chai thứ nhất, như hàng trăm triệu
    anh em khác của nó,
  • 1:15 - 1:17
    kết thúc cuộc đời mình
    tại một bãi phế liệu.
  • 1:17 - 1:19
    Bãi rác khổng lồ này
    to ra từng ngày
  • 1:19 - 1:24
    do càng ngày có càng nhiều
    rác thải bị dồn đến đây.
  • 1:24 - 1:28
    Trong khi vỏ nhựa bị đè nén bởi
    nhiều lớp rác thải khác nhau,
  • 1:28 - 1:30
    nước mưa chảy qua đây
  • 1:30 - 1:34
    và hấp thụ các hợp chất
    dễ hoà tan trong nước,
  • 1:34 - 1:37
    bao gồm cả các hợp chất
    vô cùng độc hại.
  • 1:37 - 1:41
    Chúng cùng nhau tạo ra
    một hỗn hợp độc hại có tên "leachate",
  • 1:41 - 1:44
    nó có thể di chuyển tới các mạch nước ngầm,
    đất và các dòng suối,
  • 1:44 - 1:48
    đầu độc hệ sinh thái
    và đời sống hoang dã.
  • 1:48 - 1:54
    Và có thể mất tới 1,000 năm đằng đẵng
    để chiếc chai thứ nhất này phân huỷ.
  • 1:54 - 1:57
    Hành trình của chiếc chai thứ hai,
    tuy li kì hơn nhưng tiếc thay,
  • 1:57 - 1:59
    kết cục cũng không khá hơn.
  • 1:59 - 2:02
    Nó trôi qua một dòng suối
    rồi ra tới một nguồn nước
  • 2:02 - 2:04
    chảy vào một con sông,
  • 2:04 - 2:07
    và con sông này chảy ra biển.
  • 2:07 - 2:08
    Sau nhiều tháng
    lưu lạc giữa biển khơi,
  • 2:08 - 2:12
    nó dần bị nhấn chìm
    trong một xoáy nước khổng lồ,
  • 2:12 - 2:15
    nơi rác thải tập trung,
  • 2:15 - 2:18
    có tên "Great Pacific Garbage Patch".
  • 2:18 - 2:22
    Các dòng hải lưu đã lùa hàng triệu
    mảnh rác nhựa tới đây.
  • 2:22 - 2:27
    Đây là một trong năm hải lưu chính
    của các đại dương bị lấp đầy bởi rác thải.
  • 2:27 - 2:32
    Dòng nước trở nên đục ngầu,
    đặc quánh do các chất gây ô nhiễm.
  • 2:32 - 2:36
    Một số động vật như chim biển
    thường mắc bẫy trong sự hỗn độn này.
  • 2:36 - 2:41
    Chúng và các loài vật khác, thường nhầm
    những mảnh nhựa màu sắc thành thức ăn.
  • 2:41 - 2:45
    Nhựa khiến chúng cảm thấy no
    trong khi sự thật không phải vậy,
  • 2:45 - 2:47
    nên chúng thường chết vì đói,
  • 2:47 - 2:50
    và truyền những chất độc hại từ nhựa
    sang chuỗi thức ăn.
  • 2:50 - 2:53
    Ví dụ, khi nhựa bị con cá biển này
    ăn phải,
  • 2:53 - 2:55
    và sau đó một con mực lại ăn phải
    cá biển,
  • 2:55 - 2:57
    rồi đến lượt một con cá ngừ
    ăn phải mực,
  • 2:57 - 3:00
    cuối cùng chúng ta ăn phải
    con cá ngừ này.
  • 3:00 - 3:03
    Và hầu hết nhựa không phân huỷ,
  • 3:03 - 3:07
    điều này có nghĩa chúng chỉ bị đứt gãy
    thành các mảnh nhỏ,
  • 3:07 - 3:09
    được gọi là "microplastic",
  • 3:09 - 3:13
    và chúng có thể bị trôi dạt
    trong đại dương vĩnh viễn.
  • 3:13 - 3:17
    Mặt khác, chiếc vỏ thứ ba được
    giải thoát khỏi số phận của 2 người anh em
  • 3:17 - 3:19
    Nó được một chiếc xe tải
    chở tới nhà máy,
  • 3:19 - 3:22
    nơi nó và các cộng sự
    được ép phẳng,
  • 3:22 - 3:25
    và nén lại thành từng khối.
  • 3:25 - 3:28
    Nghe tình hình có vẻ tệ,
    nhưng khoan đã,
  • 3:28 - 3:29
    câu chuyện
    không dừng lại ở đó.
  • 3:29 - 3:32
    Những khối này được cắt vụn
    thành nhiều mảnh nhỏ,
  • 3:32 - 3:34
    sau đó được rửa sạch
    và đun chảy,
  • 3:34 - 3:38
    để trở thành các nguyên liệu thô
    có thể tái sử dụng.
  • 3:38 - 3:42
    Như một phép màu, chiếc chai thứ ba
    nay đã sẵn sàng để tái sinh,
  • 3:42 - 3:44
    để trở thành một vật dụng
    hoàn toàn mới.
  • 3:44 - 3:48
    Chỉ với một chiếc vỏ chai nhỏ bé,
  • 3:48 - 3:55
    bỗng dưng một thế giới mới được mở ra.
Title:
Câu chuyện của những vật nhựa bị vứt bỏ - Emma Bryce
Speaker:
Emma Bryce
Description:

Xem toàn bộ: http://ed.ted.com/lessons/what-really-happens-to-the-plastic-you-throw-away-emma-bryce

Tất cả chúng ta đều được khuyên nên tái chế chai nhựa và công-ten-nơ. Nhưng thực sự điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chỉ đơn thuần vứt bỏ chúng? Emma Bryce đã tái hiện lại dòng đời của ba chiếc chai nhựa khác nhau, để từ đó nói lên những nguy hại mà loại chất thải này đem lại cho Trái Đất.

Bài giảng thực hiện bởi Emma Bryce, hoạt hình bởi Sharon Colman.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:07

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions