Return to Video

Thay đổi suy nghĩ của bạn về lãng phí thức ăn | Haven Baker | TEDxBoise

  • 0:07 - 0:09
    Xin chào.
    Tôi hào hứng muốn nói với bạn
  • 0:09 - 0:11
    về sự thay đổi cách nhìn
    về việc lãng phí thức ăn.
  • 0:11 - 0:13
    Trước khi nói về việc lãng phí thức ăn,
  • 0:13 - 0:17
    Tôi muốn chúng ta ngừng một chút
    và nghĩ về sự thay đổi suy nghĩ.
  • 0:17 - 0:20
    Lần cuối bạn thay đổi ý kiến về
    một việc gì đó là khi nào?
  • 0:20 - 0:25
    Tôi không nói về bạn muốn ăn gì
    cho bữa tối hay kế hoạch cuối tuần,
  • 0:25 - 0:28
    mà về một thứ gì đó quan trọng:
    có thể là tôn giáo,
  • 0:28 - 0:31
    hay cảm nghĩ về một người quan trọng
    trong cuộc đời bạn,
  • 0:31 - 0:36
    hay là về một niềm tin vững chắc
    nhưng lại đột ngột thay đổi.
  • 0:36 - 0:41
    Đôi khi lúc chúng ta thay đổi ý kiến,
    nó là một quá trình tốn thời gian.
  • 0:41 - 0:45
    Đôi khi chỉ trong tích tắc,
    bạn nghĩ về một điều gì đó
  • 0:45 - 0:47
    và sau đó nó lại khác đi.
  • 0:47 - 0:52
    Tôi muốn chia sẻ một chút
    về sự thay đổi suy nghĩ về việc xả rác.
  • 0:52 - 0:55
    Như đã đề cập, tôi lớn lên ở nông trại
    ở bang Washington,
  • 0:55 - 0:58
    và nông trại của chúng tôi nằm giáp với
    đường cao tốc.
  • 0:58 - 1:01
    Nó dài khoảng 1.5 miles
    và vào mùa hè,
  • 1:01 - 1:04
    chúng tôi chạy tới lui
    trên con đường đó 3, 4 lần
  • 1:04 - 1:06
    kiểm tra cánh đồng,
    thay nước và làm những thứ tương tự.
  • 1:06 - 1:10
    Đường cao tốc thì đầy rác thải
    của chai và lon bia,
  • 1:10 - 1:13
    những bao styrofoam mà bạn thường dùng
    để bọc hamburger,
  • 1:13 - 1:15
    giấy, ny lon, những thứ như thế.
  • 1:16 - 1:18
    Thật lòng mà nói thì nó thật kinh khủng.
  • 1:19 - 1:22
    Nhưng khi tôi nghĩ về thói quen
    xả rác của mình,
  • 1:22 - 1:25
    Khi việc này xảy ra trong những năm 80,
    tôi được dạy rằng
  • 1:25 - 1:29
    là bạn không nên xả rác
    nhưng nó là vấn đề về việc thuận tiện.
  • 1:29 - 1:33
    Nên tôi phải nói rằng
    khi bạn đang đi trên đường,
  • 1:33 - 1:36
    và nếu nó hơi bừa bãi,
  • 1:36 - 1:39
    thì việc quăng rác khỏi cửa sổ
    là hiển nhiên.
  • 1:39 - 1:43
    Nếu bạn không có túi đựng lon,
  • 1:43 - 1:46
    thật không may là đôi khi
    nó bay ra khỏi cửa sổ.
  • 1:46 - 1:49
    Khiếp, tôi biết!
    Giờ đây tôi thấy xấu hổ về điều đó.
  • 1:50 - 1:55
    Và rồi, tôi có một công việc mùa hè
    với một giáo viên dạy toán trung học,
  • 1:55 - 1:58
    việc chúng tôi làm là kiểm tra
    những cánh đồng nông nghiệp.
  • 1:58 - 2:02
    Chúng tôi lái xe tải nhỏ
    qua những cánh đồng và lấy mẫu đất.
  • 2:04 - 2:07
    Anh ta làm công việc này
    được một thời gian rồi.
  • 2:07 - 2:10
    Tôi nhớ chuyến đi đầu tiên với anh ta.
  • 2:10 - 2:12
    Anh ta có một nơi ăn trưa ưa thích.
  • 2:12 - 2:15
    Nó là một cánh đồng đẹp
    ở bên phải của bạn.
  • 2:15 - 2:19
    Có một con đường bẩn thỉu, một con mương,
    con đê và cánh đồng khác,
  • 2:19 - 2:21
    và có thể có ít nhất một thân cây to,
  • 2:21 - 2:24
    nên nếu bạn đậu xe đúng chỗ,
    bạn sẽ có bóng râm.
  • 2:24 - 2:27
    Bạn có thể ăn trưa trong bóng râm
    vào một ngày nóng.
  • 2:27 - 2:30
    Dù sao thì, chúng tôi dừng lại và
    lấy đồ ăn ra.
  • 2:30 - 2:33
    Anh ta thích cá hộp và từ từ ăn nó.
  • 2:33 - 2:37
    Khi ăn xong, anh ta kéo kính xe xuống
    và quăng nó.
  • 2:37 - 2:39
    Và chúng tôi kết thúc bữa trưa.
  • 2:39 - 2:42
    Anh ta để nó lại trong bịch,
    và quăng khỏi cửa sổ xe,
  • 2:42 - 2:45
    anh ta làm tương tự như thế với
    lon soda vừa uống xong. Kinh khủng!
  • 2:45 - 2:48
    Tôi nhìn ra cửa sổ xe
  • 2:48 - 2:51
    và tôi có thể nhìn thấy
    ở đằng xa của con đê,
  • 2:51 - 2:53
    một đống nhỏ hộp cá và
    những lon soda,
  • 2:54 - 2:58
    và một vài trong số đó màu xám
    chúng đã ở đó được một hay hai năm rồi.
  • 2:58 - 3:01
    Thật không may là anh ta đã ăn ở
    cùng một nơi trong nhiều năm.
  • 3:02 - 3:05
    Đối với tôi, lúc đó, tôi có thể liên kết
  • 3:05 - 3:09
    hành vi xả rác của một cá nhân,
    và tôi nhận ra:
  • 3:09 - 3:14
    "Ồ, nếu bạn cứ làm như vậy, thì đây là thứ
    bạn nhận được. Tôi không nên xả rác nữa."
  • 3:14 - 3:18
    Từ lúc đó tôi cố gắng làm một việc tốt,
    tỏ ra tôn trọng và ngăn nó xảy ra.
  • 3:19 - 3:22
    Nếu bạn nhìn đường cao tốc của chúng ta,
    chúng sạch hơn rất nhiều.
  • 3:22 - 3:25
    Tóm lại, chúng ta thay đổi
    quan điểm về việc xả rác.
  • 3:25 - 3:28
    Và vì để tốt hơn.
  • 3:28 - 3:34
    Sự thay đổi ý kiến là việc chúng ta nghĩ
    người khác nên làm.
  • 3:34 - 3:37
    Chúng ta đúng, sáng tỏ hơn,
    và đặc biệt tinh tế.
  • 3:37 - 3:40
    Bạn thay đổi suy nghĩ và nó đúng.
  • 3:40 - 3:44
    Có lẽ càng học cao
    bạn sẽ càng thấy nó đúng.
  • 3:45 - 3:49
    Từ thời trung cổ, để được gọi là có học
  • 3:49 - 3:52
    thì bạn phải biết tiếng Hy Lạp và Latin,
    đôi khi tiếng Pháp.
  • 3:52 - 3:56
    Người ta thường viết thư cho nhau
    bằng tiếng Latin.
  • 3:57 - 4:01
    Khi trường đại học Northwestern
    được thành lập vào những năm 1850,
  • 4:01 - 4:04
    họ yêu cầu tiếng Hy Lạp và Latin.
  • 4:04 - 4:06
    Hệ cao đẳng thì không cần.
  • 4:06 - 4:09
    Bạn phải học nó ở trung học
    để được chấp nhận vào học.
  • 4:09 - 4:12
    Đó là cách nhìn tiêu chuẩn.
  • 4:12 - 4:17
    Nếu bạn có học vấn, đơn xin nhập học
    sẽ có tiếng Hy Lạp và Latin.
  • 4:18 - 4:22
    Khi Cách Mạng Công Nghiệp xảy ra,
    nó trở thành vấn đề gây tranh cãi,
  • 4:22 - 4:26
    và Harvard bỏ điều kiện về tiếng Hy Lạp
    vào những năm cuối 1880.
  • 4:26 - 4:29
    Sau đó không lâu thì tới tiếng Latin,
    và các trường khác làm theo.
  • 4:29 - 4:33
    Trong vòng vài thập kỷ,
    xã hội của chúng ta đã thay đổi
  • 4:33 - 4:36
    về việc có học vấn là như thế nào.
  • 4:36 - 4:39
    Tôi nghĩ chúng ta
    đều là vì để tốt đẹp hơn.
  • 4:39 - 4:41
    Giờ chúng ta học toán và khoa học.
  • 4:41 - 4:47
    Chúng ta học những môn khác như
    Nghệ thuật, thay vì tiếng Latin và Hy Lạp.
  • 4:50 - 4:53
    Chúng ta cũng có thể thay đổi
    quan điểm về cái đẹp.
  • 4:53 - 4:56
    Tôi chắc là tất cả chúng ta đều biết
    người này: Michael Jordan
  • 4:58 - 5:02
    Khi nghĩ về Michael Jordan,
    anh ta nổi tiếng vì 3 thứ:
  • 5:02 - 5:05
    chúng ta nhớ về anh ta
    như một 'người tinh nghịch',
  • 5:05 - 5:10
    thứ hai là giày thể thao -
    dòng Air Jordan;
  • 5:10 - 5:13
    và cuối cùng, tất nhiên,
    năng lực thể thao của anh ta
  • 5:13 - 5:16
    giúp cho đội Chicago Bulls
    6 lần đạt giải vô địch NBA.
  • 5:16 - 5:21
    Tuy nhiên, khi lịch sử phát triển,
    một vài người nói rằng
  • 5:21 - 5:24
    khi chúng ta nhìn lại
    sự nghiệp của Michael Jordan,
  • 5:24 - 5:29
    sự ảnh hưởng lớn nhất của anh ta
    là làm cho việc hói đầu trở nên ngầu hơn.
  • 5:29 - 5:31
    (tiếng cười)
  • 5:31 - 5:34
    Và không chỉ anh ta,
    còn có Patrick Stewart.
  • 5:34 - 5:37
    Nhưng cho tới thời điểm hiện tại,
  • 5:37 - 5:42
    cho tới thời điểm hiện tại chúng ta vẫn
    xài tóc giả ở Anh trong những năm 80
  • 5:42 - 5:45
    và bạn cảm thấy xấu hổ nếu bị hói đầu.
  • 5:45 - 5:47
    và bạn sẽ làm mọi điều có thể.
  • 5:47 - 5:49
    Một vài thập kỷ sau,
  • 5:49 - 5:52
    Đại học Pennsylvania đã làm
    một nghiên cứu.
  • 5:53 - 5:55
    Về phụ nữ,
  • 5:55 - 5:58
    và đàn ông hói đầu
    được xem là nam tính hơn.
  • 5:59 - 6:01
    Vậy chúng ta đã thay đổi quan điểm.
  • 6:01 - 6:04
    Ít nhất là một nửa trong số chúng ta
    đã thay đổi quan điểm về việc hói đầu
  • 6:04 - 6:07
    trong một vài thập kỷ,
    và nó thật là kỳ diệu.
  • 6:07 - 6:09
    Chúng ta thay đổi suy nghĩ.
  • 6:11 - 6:15
    Vậy chúng ta nên suy nghĩ về việc
    thay đổi quan điểm về lãng phí thức ăn.
  • 6:16 - 6:22
    Có khoảng gần một tỷ người trên thế giới
    đang thiếu ăn,
  • 6:23 - 6:25
    và lãng phí thức ăn là một vấn đề.
  • 6:25 - 6:27
    Tôi nhớ khi tôi còn nhỏ,
  • 6:27 - 6:31
    lúc đó là một trong những nạn đói
    ở châu Phi-mẹ tôi dọn đồ ăn lên-
  • 6:31 - 6:34
    Tôi đã no hoặc không thích nó chút nào,
    tôi không nhớ
  • 6:34 - 6:35
    bà đưa đĩa thức ăn
    cho tôi.
  • 6:35 - 6:39
    Tôi ăn một vài miếng,
    rồi trả lại và nói, "Con xong rồi."
  • 6:39 - 6:41
    Bà nói "Con phải ăn nó.
    - Không con không ăn."
  • 6:41 - 6:45
    Bà nói, "Hàng triệu trẻ em Châu Phi
    đang đói, con phải ăn ăn đồ ăn của con."
  • 6:45 - 6:48
    Và tôi nói, "Được rồi, đưa nó cho con."
  • 6:49 - 6:53
    Một khi nó ở trên đĩa,
    thì sẽ có vấn đề về lãng phí thức ăn,
  • 6:53 - 6:56
    nhưng sự lãng phí thức ăn tôi muốn nói
    là quá trình từ sản xuất tới tiêu thụ,
  • 6:56 - 7:00
    bởi vì một khi nó được dọn lên,
    sự việc sẽ càng khó khăn hơn.
  • 7:00 - 7:05
    Bộ nông nghiệp Mỹ, bảo thủ nói rằng,
  • 7:05 - 7:10
    chúng ta mất 33% thức ăn
    trong quá trình từ sản xuất tới tiêu thụ,
  • 7:10 - 7:13
    và một vài người khác ước lượng rằng
    có thể một nửa.
  • 7:13 - 7:17
    Vậy sự thật là có thể nằm trong khoảng đó,
    tuỳ vào loại thực phẩm.
  • 7:18 - 7:20
    Có một vài giải pháp.
  • 7:21 - 7:25
    Giải pháp tôi muốn tập trung hôm nay
    liên quan tới nông sản.
  • 7:26 - 7:29
    Chúng ta thường cho là dĩ nhiên,
    một trong những điều đẹp đẽ
  • 7:29 - 7:32
    khi lớn lên ở Bắc Mỹ hay Châu Âu
  • 7:32 - 7:35
    là có thể đi vào tiệm tạp hoá,
  • 7:35 - 7:38
    nhìn thấy trái cây tươi và rau -
    và nhiều loại nông sản khác.
  • 7:38 - 7:42
    Nó không mắc, an toàn, chín quả,
  • 7:42 - 7:44
    thơm, và đa dạng.
  • 7:45 - 7:47
    Chúng ở đó hầu như mỗi ngày trong năm.
  • 7:47 - 7:50
    Chúng ta không cần suy nghĩ về nó,
    chúng ta chỉ chờ đợi nó.
  • 7:50 - 7:53
    Việc này xảy ra cách đây không lâu,
  • 7:53 - 7:56
    và phần lớn những người khác trên thế giới
    không ăn như chúng ta.
  • 7:56 - 8:00
    Nhưng nạn lãng phí thức ăn
    đặc biệt nghiêm trọng với nông sản.
  • 8:01 - 8:04
    Nơi chúng ta có thể
    trồng chúng thì khá là giới hạn,
  • 8:04 - 8:07
    vì vậy giải quyết lãng phí thực phẩm
    về nông sản
  • 8:07 - 8:10
    sẽ làm cho thức ăn tới với
    những người khác dễ dàng hơn.
  • 8:11 - 8:15
    Vấn đề này bắt đầu như thế nào
    và chúng ta có thể làm gì?
  • 8:16 - 8:19
    Chúng ta lấy dâu làm ví dụ.
  • 8:19 - 8:22
    Chúng ta mua chúng theo hộp.
  • 8:22 - 8:24
    Một hộp thường là một hoặc hai pound.
  • 8:24 - 8:27
    Bạn có thể mua cả khay nếu rẻ.
  • 8:28 - 8:30
    Chúng ta đem về nhà và ăn.
  • 8:30 - 8:34
    Nhưng dâu được trồng
    ở California hay Florida,
  • 8:34 - 8:36
    hay Baja California ở Mexico.
  • 8:36 - 8:39
    Đây là những nơi trồng dâu chủ yếu.
  • 8:40 - 8:42
    Nó được trồng ở những nông trại đó
    và dâu thì đặc biệt
  • 8:42 - 8:45
    vì khoảng thời gian tồn trữ
    chỉ có 7 tới 8 ngày.
  • 8:45 - 8:47
    Từ lúc chúng được hái
  • 8:47 - 8:50
    tới lúc bị hư trong tủ lạnh,
    là 8 ngày.
  • 8:51 - 8:54
    Lúc này sự lãng phí thức ăn xảy ra.
  • 8:54 - 8:59
    Ở nông trại có những bờ đất
    cao khoảng cỡ này và rộng khoảng cỡ này,
  • 8:59 - 9:03
    và dâu vẫn được hái bằng tay
    - bạn đi và hái chúng.
  • 9:03 - 9:07
    Đối với dâu thì việc lãng phí thực phẩm
    ở nông trại không tệ như thế.
  • 9:07 - 9:11
    Thông thường, 5 tới 10%
    bị bỏ lại trên đồng,
  • 9:11 - 9:15
    và chúng thường là những trái quá chín
    hoặc méo mó.
  • 9:15 - 9:19
    So với những loại nông sản khác,
    tỉ lệ có thể cao hơn
  • 9:19 - 9:22
    nhưng cũng bị lãng phí từ 5 tới 10%
    ở nông trại.
  • 9:23 - 9:26
    Sau khi chất lên xe, chúng nhanh chóng
    được làm lạnh trong vòng 12-18 tiếng;
  • 9:26 - 9:30
    chúng được đưa tới các trung tâm phân phối
  • 9:30 - 9:33
    tới siêu thị, tới nơi chúng ta mua chúng.
  • 9:34 - 9:39
    Một trong những vấn đề với dâu,
    là ở các trung tâm phân phối,
  • 9:39 - 9:43
    nếu như làm không tốt thì
    thời gian tồn trữ sẽ là một vấn đề.
  • 9:43 - 9:48
    Hè năm ngoái, tôi trò chuyện với người mua
    của một chuỗi hệ thống siêu thị lớn
  • 9:48 - 9:54
    Anh ta thừa nhận rằng họ đã phải bỏ
    30% số berry mà họ mua
  • 9:54 - 9:56
    trước khi bày lên kệ bán.
  • 9:56 - 9:58
    Thỉnh thoảng, chúng chín mùi ở trên kệ,
  • 9:58 - 10:00
    nhưng đó là trước khi chúng ta thấy chúng.
  • 10:00 - 10:03
    Vì vậy bạn thất thoát 10% ở nông trại,
    và giờ bạn mất thêm 30%,
  • 10:03 - 10:06
    và sau đó chúng ta đem chúng về nhà.
  • 10:07 - 10:09
    Kinh nghiệm mua berry của gia đình tôi
  • 10:09 - 10:13
    là chúng tôi nên mua những quả
    nhìn như thế này, đem về nhà,
  • 10:13 - 10:16
    và nếu ngon thì chúng tôi sẽ ăn liền.
  • 10:16 - 10:19
    Con nít rất thích chúng.
  • 10:19 - 10:22
    Tuy nhiên nếu nó không quá ngon
  • 10:22 - 10:26
    hay nhìn không được đẹp lắm,
    hay nếu tôi để dành nó cho một sự kiện,
  • 10:26 - 10:29
    tôi có thể dùng một nửa,
    hay một phần nhỏ,
  • 10:29 - 10:31
    và cất chúng vào trong tủ lạnh
    và bạn biết rồi đó,
  • 10:31 - 10:35
    bạn có khoảng một ngày, một ngày rưỡi,
    trước khi chúng trở nên thế này.
  • 10:36 - 10:38
    Đây là trải nghiệm khi bạn ở Mỹ.
  • 10:38 - 10:41
    Nếu bạn ở California,
    thì không tới nỗi nào
  • 10:41 - 10:43
    vì bạn ở ngay nơi chúng được trồng.
  • 10:43 - 10:47
    Nên chúng ta không thường gặp vấn đề đó
    nhiều như những người ở vùng khác.
  • 10:47 - 10:51
    Nhưng nói chung, chúng ta mất thêm 1/3
    ở mức độ tiêu thụ.
  • 10:51 - 10:57
    Tổng cộng, ở Mỹ, chúng ta tốn 6 tỷ đô
    để mua dâu
  • 10:57 - 11:01
    và chúng ta chỉ ăn có 35 hay 40% số đó,
  • 11:01 - 11:03
    và nó là vấn đề lãng phí thức ăn.
  • 11:04 - 11:07
    Vậy chúng ta có thể làm gì với nó?
  • 11:09 - 11:11
    Có một vài giải pháp,
  • 11:11 - 11:14
    nhưng nó cần chúng ta
    phải thay đổi suy nghĩ.
  • 11:14 - 11:17
    Chúng ta đều đã từng tới siêu thị,
  • 11:17 - 11:20
    và có lẽ từng thấy cà rốt bị biến dạng
  • 11:20 - 11:25
    hay những quả cà chua
    không được tròn trịa,
  • 11:25 - 11:27
    những quả táo bị móp,
  • 11:27 - 11:29
    những quả lê bị sọc vằn
  • 11:29 - 11:34
    những quả bị vỡ hay gì đi nữa,
    giờ, bị làm trầy ở nông trại.
  • 11:35 - 11:42
    Những thực phẩm méo mó này người tiêu dùng
    chúng ta hầu như không thấy chúng,
  • 11:42 - 11:46
    vì chúng ta đã tự hình thành thói quen
    chỉ mua những gì tốt nhất.
  • 11:47 - 11:51
    Những "thứ xấu xí" mà bạn gọi đó,
    hay là đồ ăn bị hư hại,
  • 11:51 - 11:54
    thường bị bỏ đi
    trước khi chúng ta thấy nó.
  • 11:54 - 11:57
    Nhưng nếu hàng cung cấp khan hiếm
    hay nếu nó siêu rẻ,
  • 11:57 - 12:00
    đôi khi, chúng ta sẽ thấy nó ở cửa hàng.
  • 12:01 - 12:05
    Không phải lúc nào thiên nhiên cũng
    cho ra một quả berry hay cà chua hoàn hảo.
  • 12:06 - 12:10
    Nhưng những trái cây méo mó này
    vẫn dinh dưỡng.
  • 12:10 - 12:12
    Chúng vẫn chín và ngon.
  • 12:12 - 12:16
    Có một phong trào bắt đầu ở Châu Âu
    và đang lan tới Mỹ.
  • 12:16 - 12:18
    Gọi là Phong trào trái cây xấu xí.
  • 12:18 - 12:20
    (cười)
  • 12:20 - 12:22
    Okay.
  • 12:22 - 12:25
    Ngoài việc hình thù không được đẹp lắm
  • 12:25 - 12:27
    chúng là những nông sản bổ dưỡng.
  • 12:27 - 12:31
    Không có lý do gì chúng ta không nên mua
    và ăn nó.
  • 12:32 - 12:35
    Nó sẽ phần nào giải quyết được
    sự lãng phí thức ăn.
  • 12:36 - 12:39
    Nhưng nó không giải quyết được vấn đề
    thời gian tồn trữ.
  • 12:40 - 12:45
    Về vấn đề này chúng ta đang tiến hành
    một vài giải pháp.
  • 12:45 - 12:50
    Một nhóm doanh nhân đang xây nhà kính
  • 12:50 - 12:52
    trên gác mái hay gần những khu đô thị,
    nói rằng,
  • 12:52 - 12:56
    "Này, nó sẽ dễ dàng hơn, nếu chúng ta
    có thể trồng nông sản gần thành phố,
  • 12:56 - 12:59
    chúng ta sẽ có thời gian tồn trữ dài hơn
    và không cần vận chuyển."
  • 12:59 - 13:02
    Một vài người còn giao tới nhà cho bạn.
  • 13:02 - 13:04
    Cà chua phát triển rất tốt
    trong những môi trường này.
  • 13:04 - 13:06
    Salad cũng vậy.
  • 13:06 - 13:08
    Với trái cây thì chúng ta
    không thể làm như thế
  • 13:08 - 13:11
    và cũng không chắc lắm nếu chúng ta
    có thể trồng mọi loại rau như thế.
  • 13:11 - 13:14
    Tới thời điểm hiện tại thì chúng mắc hơn
    chứ không rẻ hơn
  • 13:14 - 13:16
    so với nông sản sản xuất ở nông trại.
  • 13:16 - 13:21
    Vì vậy mặc dù tôi nghĩ rằng nhà kính
    gần thành phố có thể phần nào giải quyết,
  • 13:21 - 13:24
    nó không phải là giải pháp triệt để.
  • 13:24 - 13:27
    Một giải pháp khác tất nhiên là,
  • 13:27 - 13:31
    công nghệ sinh học hay kỹ thuật di truyền.
  • 13:32 - 13:36
    25 năm trước,
    cà chua Flavr Savr được giới thiệu.
  • 13:36 - 13:39
    nó là cà chua
    có thời gian tồn trữ lâu hơn.
  • 13:39 - 13:42
    Không hoàn hảo lắm nhưng
    thật sự là nó giữ được lâu hơn.
  • 13:43 - 13:46
    Đó là những ngày đầu khi
    công nghệ sinh học phát triển.
  • 13:46 - 13:49
    Nhiều người có vẻ lo âu và sợ
  • 13:49 - 13:52
    và họ hình thành nhóm để chống đối nó.
  • 13:53 - 13:56
    Những người chống đối kỹ thuật gen
    vẫn xem rằng
  • 13:56 - 13:59
    đánh bại cà chua Flavr Savr
    là một thắng lợrằngn lao.
  • 14:00 - 14:05
    Không xét tới thời gian đó, nhưng tôi nghĩ
    ở thời đại của chúng ta bây giờ
  • 14:05 - 14:08
    chúng ta có thể thấy rằng không có
    giải pháp nào cho thời gian tồn trữ.
  • 14:09 - 14:13
    Nếu muốn mọi người đều có cái ăn giống ta,
    ta cần thời gian tồn trữ dài hơn.
  • 14:13 - 14:16
    Một vài giải pháp công nghệ
    được biết là an toàn,
  • 14:16 - 14:20
    chúng được đưa ra bởi Nobel Laureates,
    Viện Khoa Học Quốc Gia
  • 14:20 - 14:22
    và công nghệ phát triển.
  • 14:22 - 14:25
    Gần đây ở Ấn Độ, họ xuất bản bài báo,
  • 14:25 - 14:29
    cho thấy cà chua
    có thể để được tới 45 ngày, nếu bạn tin.
  • 14:29 - 14:33
    1 tháng, chỉ cần nó để được 4 tuần thôi
    thay vì 45 ngày,
  • 14:33 - 14:36
    nó sẽ là sự thay đổi lớn
    với vấn đề lãng phí thức ăn.
  • 14:38 - 14:41
    Khi chúng ta đối mặt
    với thời gian tồn trữ,
  • 14:41 - 14:44
    đôi khi chúng ta có thể biếu tặng nó
  • 14:44 - 14:47
    nhưng hầu hết là chúng sẽ bị vứt đi.
  • 14:49 - 14:51
    Đây là những giải pháp:
  • 14:51 - 14:55
    thêm nhiều sản xuất nhà kính,
    gần thành phố,
  • 14:55 - 14:57
    công nghệ sinh học,
  • 14:57 - 14:58
    và ăn thức ăn xấu.
  • 14:59 - 15:00
    Nhưng có một nghịch lý.
  • 15:00 - 15:04
    Một vài vấn đề ở đây nói thì dễ
  • 15:04 - 15:07
    và một vài thì khó thực hiện.
  • 15:07 - 15:10
    Hãy nghĩ tới chúng ta thay đổi
    suy nghĩ như thế nào.
  • 15:10 - 15:13
    Nghĩ tới khi bạn có một cuộc đối thoại,
  • 15:13 - 15:17
    thông tục hay quen thuộc -
    tán gẫu ở văn phòng
  • 15:17 - 15:20
    có thể là một bữa ăn tối với gia đình,
    hay ở quán bar với bạn bè.
  • 15:20 - 15:24
    Tóm lại, tôi có thể tưởng tượng chúng ta
    hoặc nhóm nhỏ trong chúng ta thảo luận,
  • 15:24 - 15:28
    và bạn nói, "Vâng, chúng tôi đồng ý.
    Chúng ta cần cải thiện thức ăn thừa.
  • 15:28 - 15:31
    Chúng ta cần giải quyết vấn đề này,
    tôi sẽ đi mua thức ăn xấu."
  • 15:31 - 15:35
    Tất cả chúng ta có thể nói, "Chỉ cần là
    mùi vị nó không khác thì tôi sẽ mua nó."
  • 15:35 - 15:41
    Nhưng khi đi tới siêu thị, trí óc và
    mắt của chúng ta không liên kết với nhau.
  • 15:41 - 15:44
    Chúng ta tự nhiên sẽ mua những gì đẹp mắt.
  • 15:44 - 15:47
    Okay? Vì vậy chúng ta phải
    thay đổi suy nghĩ.
  • 15:47 - 15:53
    Chúng ta phải phân tích, cởi mở hơn và
    mua những gì chúng ta biết là an toàn,
  • 15:53 - 15:57
    dựa trên nhận thức và trí tuệ,
    chứ không phải những gì đẹp nhất.
  • 15:57 - 15:59
    Nó đưa chúng ta tới thức ăn xấu.
  • 15:59 - 16:01
    Hạn tồn trữ là một vấn đề khác.
  • 16:01 - 16:03
    Nhà kính có thể giải pháp ổn.
  • 16:03 - 16:07
    Nó sẽ mắc hơn,
    nhưng chúng ta có thể chấp nhận.
  • 16:07 - 16:11
    Nếu chúng ta có một cuộc đối thoại
    tương tự về công nghệ sinh học,
  • 16:11 - 16:13
    một vài chúng ta không thoải mái lắm
    về vấn đề đó.
  • 16:13 - 16:16
    Tôi tin là nó an toàn.
    Và tốt cho gia đình tôi.
  • 16:16 - 16:18
    Tôi tin đó là giải pháp.
  • 16:18 - 16:21
    đặc biệt là về vấn đề hạn tồn trữ
    của trái cây và rau.
  • 16:21 - 16:24
    Nhưng tôi không mong đợi
    mọi người sẽ bị thuyết phục.
  • 16:24 - 16:28
    Nhưng chúng ta có một cuộc trò chuyện,
    tôi không chắc mọi người đều đồng ý.
  • 16:28 - 16:31
    Ngay khi bạn tới cửa hàng,
    bạn sẽ mua soda,
  • 16:31 - 16:35
    đu đủ, bắp rán, và nhiều thứ khác
  • 16:35 - 16:38
    mà đều chứa thành phần GMO,
    và không ai nghĩ lại về điều đó.
  • 16:39 - 16:43
    Chúng ta phải thay đổi
    cách chúng ta nghĩ về công nghệ
  • 16:43 - 16:45
    để có thể thay đổi trái cây và rau củ.
  • 16:45 - 16:49
    và người ta có thể
    làm điều này cho chúng ta.
  • 16:51 - 16:56
    Tóm lại, tôi hy vọng
    tất cả chúng ta có thể ngừng lại
  • 16:56 - 16:59
    và nghĩ về việc thay đổi suy nghĩ
    về việc lãng phí thức ăn.
  • 16:59 - 17:04
    Tôi là một người lạc quan, tôi nghĩ rằng
    chúng ta là một nhóm, một xã hội,
  • 17:04 - 17:07
    chúng ta thay đổi suy nghĩ
    là vì để tốt hơn.
  • 17:07 - 17:09
    Chúng ta cố gắng
    làm cho xã hội phát triển.
  • 17:09 - 17:13
    Chúng ta cố gắng làm cho cuộc sống
    mọi người xung quanh ta tốt hơn.
  • 17:13 - 17:16
    Giải quyết nạn lãng phí thức ăn,
    thay đổi suy nghĩ về lãng phí thức ăn
  • 17:16 - 17:19
    sẽ làm cho hành tinh chúng ta
    trở thành một nơi tốt hơn.
  • 17:19 - 17:20
    Cám ơn rất nhiều.
  • 17:20 - 17:22
    (tiếng vỗ tay)
Title:
Thay đổi suy nghĩ của bạn về lãng phí thức ăn | Haven Baker | TEDxBoise
Description:

Đi một vòng khu bán hàng nông sản ở địa phương của bạn và dừng lại để thưởng thức sự đa dạng của màu sắc, hình dáng và mùi vị. Sự dồi dào và giá cả phải chăng của trái cây và rau củ là một trong những niềm vui không được nói đến của thế giới phát triển. Chúng ta sẽ phải đấu tranh để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng với một phương pháp bền vững hơn trừ khi chúng ta tìm cách giải quyết bệnh dịch của sự lãng phí thức ăn. Giải quyết vấn đề này của nông sản tươi cần xã hội chúng ta hướng tới những phương pháp không chính thống.

Haven Baker là con trai của một nông dân, điều này giúp anh có sự hiểu biết sâu sắc độc đáo về tính thiếu hiệu quả của nền nông nghiệp hiện đại. Anh đã học ở Yale và Harvard, lấy bằng MBA và tiến sĩ trước khi trở thành giám đốc đầu tư quốc tế để tìm hiểu sâu hơn về nền kinh tế của thế giới đang phát triển. Vai trò của anh ở Simplot là dẫn dắt một nhóm chịu trách nhiệm về công nghệ sinh học vụ mùa đầu tiên trên thế giới, với tiềm năng có thể cắt giảm 1.4 tỷ pound khoai tây lãng phí ở Mỹ.

Bài diễn thuyết này diễn ra ở sự kiện TEDx giống như khuôn khổ sự kiện TED nhưng được thực hiện độc lập bởi địa phương. Tìm hiểu thêm tại http://ted.com/tedx

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDxTalks
Duration:
17:28

Vietnamese subtitles

Revisions