Return to Video

Sử dụng giấy thì tốt hơn nhựa? Đâu là sự thật

  • 0:01 - 0:03
    Bây giờ bạn hãy tưởng tượng
    mình đang ở trong một siêu thị
  • 0:03 - 0:05
    và mua một số vật dụng
  • 0:05 - 0:07
    và phải đưa ra quyết định
  • 0:07 - 0:10
    dùng túi nhựa hay túi giấy
  • 0:10 - 0:12
    Bạn sẽ chọn cái nào,
  • 0:12 - 0:15
    nếu muốn làm điều có lợi
    cho môi trường sống?
  • 0:15 - 0:17
    Hầu hết mọi người
    sẽ chọn túi giấy
  • 0:17 - 0:18
    Vậy thì tại sao?
  • 0:18 - 0:20
    Ngay từ ý nghĩ đầu tiên
  • 0:20 - 0:21
    ta đã cho rằng
    lựa chọn này tốt cho môi trường
  • 0:21 - 0:24
    Thứ này có thể tự phân hủy, tái sử dụng
  • 0:24 - 0:26
    đôi khi còn có thể đem đi tái chế
  • 0:26 - 0:28
    Bởi vậy khi nhìn vào túi nhựa
  • 0:28 - 0:31
    hầu như ai cũng nghĩ giống nhau
  • 0:31 - 0:34
    rằng sử dụng nó thì thật là xấu
  • 0:34 - 0:36
    và phải tránh điều này
    bằng bất kỳ giá nào
  • 0:36 - 0:38
    để tránh làm tổn hại đến môi trường sống
  • 0:38 - 0:40
    Nhưng người ta
  • 0:40 - 0:42
    thường không nghĩ như vậy,
  • 0:42 - 0:45
    điều này lại là mặt bên kia của vấn đề
  • 0:45 - 0:48
    Rằng khi ta sản xuất vật liệu bất kỳ
  • 0:48 - 0:49
    ta cần phải lấy từ tự nhiên
  • 0:49 - 0:53
    cũng như hàng tá
    những hành vi khác tác động lên môi trường
  • 0:53 - 0:56
    Chẳng hạn như khi
  • 0:56 - 0:57
    cần đưa ra những lựa chọn phức tạp
  • 0:57 - 1:00
    ta thường thích những giải pháp đơn giản
  • 1:00 - 1:03
    cũng như thường đòi hỏi
    những giải pháp đơn giản
  • 1:03 - 1:04
    Tôi làm nghề thiết kế
  • 1:04 - 1:06
    tôi thường khuyên các nhà thiết kế
  • 1:06 - 1:08
    và những nhà tiên phong về tính bền vững
  • 1:08 - 1:09
    và ai cũng trả lời tôi rằng "Oh, Leyla à,
  • 1:09 - 1:11
    Tôi chỉ muốn những vật liệu
    thân thiện với môi trường."
  • 1:11 - 1:14
    Tôi đáp lại rằng "Được thôi,
    nhưng nó khá phức tạp
  • 1:14 - 1:15
    và chùng ta phải chôn chân
    hằng tiếng đồng hồ để thảo luận
  • 1:15 - 1:17
    chính xác "vật liệu thân thiện với môi trường"
    nghĩa là gì
  • 1:17 - 1:19
    bởi vì mọi thứ, về căn bản
  • 1:19 - 1:21
    đều xuất phát từ tự nhiên
  • 1:21 - 1:23
    cũng như cách mà chúng ta sử dụng vật liệu đó
  • 1:23 - 1:26
    cũng kéo theo những tác động tới môi trường
  • 1:26 - 1:28
    Bởi vậy, ta phải tin vào
  • 1:28 - 1:30
    những thứ gọi là trực giác
  • 1:30 - 1:32
    khi đưa ra quyết định bất kỳ
  • 1:32 - 1:34
    Bởi vậy, tôi muốn gọi những thứ trực giác đó
  • 1:34 - 1:37
    là những câu truyện thần tiên về môi trường
  • 1:37 - 1:39
    Dường như có tiếng nói nhỏ trong đầu bạn
  • 1:39 - 1:42
    hay cảm giác bên trong bạn
  • 1:42 - 1:43
    khi bạn làm những điều đúng đắn
  • 1:43 - 1:45
    và kết quả là bạn chọn túi giấy
  • 1:45 - 1:48
    hay mua những chiếc xe
    tiết kiệm nhiên liệu
  • 1:48 - 1:51
    và câu chuyện thần tiên
    về môi trường đóng vai trò quan trọng
  • 1:51 - 1:53
    bởi vì nhờ nó, bạn đang làm
    những điều đúng đắn
  • 1:53 - 1:56
    Nhưng bằng cách nào
    ta thực sự biết chắc rằng
  • 1:56 - 1:58
    việc này làm giảm những tác động xấu
    lên môi trường
  • 1:58 - 2:01
    rằng mỗi hành động của cá nhân, tổ chức
  • 2:01 - 2:03
    và toàn xã hội thật sự
  • 2:03 - 2:06
    có ích cho môi trường tự nhiên
  • 2:06 - 2:08
    Bởi vậy những câu chuyện được lưu truyền
    về môi trường
  • 2:08 - 2:10
    thường xuất phát
    từ những kinh nghiệm cá nhân
  • 2:10 - 2:12
    hoặc những điều
    mà ta được nghe từ người khác
  • 2:12 - 2:14
    Do vậy, cũng chẳng dựa trên
    bất kỳ một căn cứ khoa học nào cả
  • 2:14 - 2:16
    Điều này thật khó khăn,
    vì ngay cả bản thân ta cũng đang sống
  • 2:16 - 2:18
    trong một hệ thống cực kỳ phức tạp
  • 2:18 - 2:20
    Chúng ta có hệ thống loài người
  • 2:20 - 2:22
    chỉ ta cách giao tiếp và quan hệ với nhau
  • 2:22 - 2:24
    và ta cũng có mô hình xã hội của riêng mình
  • 2:24 - 2:28
    Chúng ta có nền công nghiệp
    cực kỳ quan trọng với toàn bộ nền kinh tế
  • 2:28 - 2:30
    và phải làm sao để vận hành
  • 2:30 - 2:31
    hệ thống rộng lớn này
  • 2:31 - 2:34
    và trên hết
  • 2:34 - 2:35
    là hệ sinh thái
  • 2:35 - 2:37
    Nên theo bạn thấy đấy, lựa chọn đưa ra
  • 2:37 - 2:38
    là quyết định của cá nhân
  • 2:38 - 2:40
    nhưng có những lựa chọn mà ta đưa ra
  • 2:40 - 2:42
    riêng lẻ
  • 2:42 - 2:45
    dù cho đang ở giai cấp nào
  • 2:45 - 2:48
    cũng có những tác động
    lên các hệ thống này
  • 2:48 - 2:50
    Và ta phải tự mình tìm ra
  • 2:50 - 2:52
    đâu là cách để hướng tới sự bền vững
  • 2:52 - 2:55
    nhưng phải phù hợp với các hệ thống khác
  • 2:55 - 2:58
    cũng như đưa ra các lựa chọn
  • 2:58 - 3:01
    hướng tới sự cải thiện môi trường
  • 3:01 - 3:02
    Những thứ ta cần làm
  • 3:02 - 3:04
    là học để đạt được nhiều hơn
    với ít công sức hơn
  • 3:04 - 3:06
    Dân số ngày càng tăng
  • 3:06 - 3:08
    và mọi người ai cũng muốn có điện thoại di động
  • 3:08 - 3:10
    nhất là vào thời điểm hiện nay.
  • 3:10 - 3:14
    Bởi vậy, ta cần tìm ra những cách giải quyết đột phá
    các vấn đề như vậy mà ta gặp hàng ngày
  • 3:14 - 3:17
    Và đó là điểm
    làm xuất hiện khái niệm vòng đời
  • 3:17 - 3:20
    Rất quan trọng vì mỗi thứ mà ta tạo ra
  • 3:20 - 3:23
    đều phải đi qua những vòng đời khác nhau
  • 3:23 - 3:24
    và ta dùng những tiến bộ khoa học
  • 3:24 - 3:26
    gọi là "sự đánh giá vòng đời"
  • 3:26 - 3:29
    hoặc như ở Mỹ,
    người ta gọi đó là "phân tích dòng đời"
  • 3:29 - 3:32
    để vẽ ra bức tranh rõ ràng
  • 3:32 - 3:36
    bằng cách nào mà khoa học kỹ thuật
    khi len lỏi vào các hệ thống đó
  • 3:36 - 3:38
    lại có ảnh hưởng lên môi trường tự nhiên
  • 3:38 - 3:40
    Ta cần nhìn lại toàn bộ quá trình
  • 3:40 - 3:42
    sử dụng các nguyên liệu thô
  • 3:42 - 3:44
    cũng như các phương thức sản xuất
  • 3:44 - 3:46
    đóng gói, vận chuyển
  • 3:46 - 3:48
    sử dụng, và kết thúc một vòng đời
  • 3:48 - 3:50
    lẽ dĩ nhiên rằng,mỗi một bước trong chuỗi này
  • 3:50 - 3:52
    mỗi hành động được thực hiện
  • 3:52 - 3:54
    đều có sự tương tác với môi trường tự nhiên
  • 3:54 - 3:56
    và ta có thể kiểm soát xem
    liệu sự tương tác này
  • 3:56 - 4:00
    có thật sự ảnh hưởng
    tới những hệ thống và dịch vụ
  • 4:00 - 4:02
    giúp duy trì sự sống trên Trái đất
    hay không.
  • 4:02 - 4:04
    Bằng cách này
  • 4:04 - 4:08
    ta biết thêm được
    nhiều điều cực kỳ thú vị
  • 4:08 - 4:10
    Chúng ta phá bỏ được
    hàng ngàn bí ẩn
  • 4:10 - 4:15
    Để bắt đầu, tôi muốn nói về
    một từ đang rất thời sự
  • 4:15 - 4:16
    được sử dụng rất nhiều trong quảng cáo, tiếp thị
  • 4:16 - 4:18
    xuất hiện thường xuyên trong các hội nghị
  • 4:18 - 4:20
    mỗi khi ta bàn về sự bền vững
  • 4:20 - 4:23
    đó chính là từ "Sự tự phân hủy"
  • 4:23 - 4:28
    Tự phân hủy là một tính chất của vật liệu
  • 4:28 - 4:31
    không phải là một khái niệm
    có lợi cho môi trường
  • 4:31 - 4:33
    Tôi xin được phép giải thích chỗ này
  • 4:33 - 4:34
    Khi nói về một thứ nào đó tự nhiên
  • 4:34 - 4:36
    thứ nào đó được làm từ sợi xen-lu-lô
  • 4:36 - 4:40
    như bánh mì, hay thậm chí
    các loại thức ăn thừa, bỏ
  • 4:40 - 4:42
    hay vụn giấy
  • 4:42 - 4:44
    khi một vật gọi là tự nhiên
    kết thúc vòng đời của nó trong tự nhiên
  • 4:44 - 4:47
    nghĩa là nó tự phân hủy
    một cách thông thường
  • 4:47 - 4:49
    Nó thải ra ít phân tử Cac-bon
  • 4:49 - 4:51
    trở lại không khí, bằng cách tự nhiên
  • 4:51 - 4:53
    dưới dạng khí CO2
  • 4:53 - 4:55
    nhưng đây là điểm cần lưu ý.
  • 4:55 - 4:57
    Hầy hết mọi thứ tự nhiên
  • 4:57 - 4:58
    đều không kết thúc vòng đời
    trong tự nhiên
  • 4:58 - 5:02
    Hầu hết mọi thứ mà ta thải ra
    đều kết thúc ngoài bãi rác
  • 5:02 - 5:04
    Bãi rác là một môi trường
    hoàn toàn khác biệt
  • 5:04 - 5:06
    Ngoài bãi rác, các phân tử Cac-bon
    giống nhau này
  • 5:06 - 5:08
    lại phân hủy theo những cách khác nhau
  • 5:08 - 5:10
    bởi vì bãi rác là môi trường kỵ khí
  • 5:10 - 5:13
    Hoàn toàn không có oxy.
    Vô cùng ngột ngạt và nóng bức
  • 5:13 - 5:16
    Trong môi trường đó,
    các phân tử này trở thành khí mê-tan
  • 5:16 - 5:19
    và khí mê-tan là loại khí nhà kính
    gây hại gấp 25 lần
  • 5:19 - 5:21
    so với khí CO2
  • 5:21 - 5:24
    Do vậy những bó rau cải
    và vật phẩm thừa
  • 5:24 - 5:26
    mà ta thải ra
  • 5:26 - 5:27
    đều có thể tự phân hủy
  • 5:27 - 5:29
    Tuy nhiên nếu chúng kết thúc
    ở ngoài bãi rác
  • 5:29 - 5:31
    thì đó lại là thảm họa
    tác nhân gây ra thay đổi khí hậu.
  • 5:31 - 5:32
    Nếu ngay bây giờ
    có loại máy móc nào
  • 5:32 - 5:34
    có thể thật sự hấp thu
    lượng khí mê-tan đó
  • 5:34 - 5:36
    và dùng để chạy máy phát điện
  • 5:36 - 5:38
    bù đắp vào lượng năng lượng
    do nhiên liệu hóa thạch sinh ra
  • 5:38 - 5:40
    nhưng ta cần tỉnh táo về vấn đề này.
  • 5:40 - 5:43
    Ta cần phải xác định rõ
    bằng cách nào mà ta có thể bắt đầu sử dụng
  • 5:43 - 5:45
    những loại nhiên liệu có sẵn này
  • 5:45 - 5:47
    cũng như bắt đầu thiết kế
    những hệ thống và dịch vụ
  • 5:47 - 5:49
    giúp giảm thiểu tác hại mà nó gây ra
  • 5:49 - 5:52
    Bởi vì ngay tại lúc này, những gì mà ta làm
    chỉ là thay đổi, họ nói rằng
  • 5:52 - 5:55
    "Hãy cấm sử dụng túi nhựa.
    Hãy cung cấp thêm túi giấy
  • 5:55 - 5:57
    vì nó tốt hơn cho môi trường"
  • 5:57 - 5:58
    Nhưng nếu bạn quăng các túi này
    vào thùng rác
  • 5:58 - 6:00
    trong khi cơ sở vật chất
    của bãi rác địa phương
  • 6:00 - 6:02
    chỉ là hạng bình thường
  • 6:02 - 6:07
    thì thực tế lại là sự gây hại gấp đôi
  • 6:07 - 6:10
    Tôi là một nhà thiết kế sản phẩm thương mại
    thuần túy
  • 6:10 - 6:11
    Sau đó, tôi trở thành
    một nhà khoa học xã hội
  • 6:11 - 6:13
    bỗng trở nên rất hứng thú
  • 6:13 - 6:15
    với việc tiêu thụ hàng hóa,
    và việc bằng cách nào
  • 6:15 - 6:17
    mà các loại hàng hóa đã bị loại bỏ
  • 6:17 - 6:18
    khỏi mắt chúng ta
  • 6:18 - 6:20
    lại có thể tác động tới môi trường tự nhiên
  • 6:20 - 6:23
    Tất cả mọi người ngồi đây,
    giống như những kẻ phạm tội hàng loạt
  • 6:23 - 6:24
    vì tôi chắc rằng
    hầu hết mọi người trong phòng này
  • 6:24 - 6:26
    đều có tủ lạnh ở nhà
  • 6:26 - 6:28
    Người Mỹ ngày nay
  • 6:28 - 6:30
    ngày càng phát triển
    những tủ lạnh lớn hơn
  • 6:30 - 6:32
    Chỉ trong vòng vài năm,
    kích cỡ của tủ lạnh đã là 1 feet khối
  • 6:32 - 6:34
    trung bình
  • 6:34 - 6:35
    cho một cái tủ lạnh
  • 6:35 - 6:38
    Lúc này vấn đề là, tủ lạnh bự quá rồi
  • 6:38 - 6:40
    nên ai cũng dễ dàng
    mua thêm đồ ăn để cất trữ
  • 6:40 - 6:42
    dù cho chẳng thể ăn hết,
    hay tìm thấy mớ đồ ăn đó
  • 6:42 - 6:43
    Ý tôi là, những thứ nằm ở sâu
    trong tủ lạnh
  • 6:43 - 6:46
    có khi cả mấy năm trời
    chẳng ai đụng tới, đúng không?
  • 6:46 - 6:48
    Điều đó có nghĩa là, chúng ta đang lãng phí
    ngày càng nhiều đồ ăn
  • 6:48 - 6:52
    Như tôi đã giải thích,
    lãng phí thức ăn là một vấn đề
  • 6:52 - 6:55
    Thực tế cho thấy ở Mỹ,
  • 6:55 - 6:58
    40% thực phẩm được mua
    cho gia đình đã bị lãng phí
  • 6:58 - 7:02
    Một nửa đồ ăn được làm ra trên thế giới
    lại bị lãng phí
  • 7:02 - 7:05
    Đó là con số mà Liên Hiệp Quốc đưa ra.
    Hơn một nửa đồ ăn
  • 7:05 - 7:09
    Thật kinh khủng!
    1,3 tỉ tấn đồ ăn bị bỏ đi một năm
  • 7:09 - 7:11
    Mọi thứ đều do tủ lạnh gây ra
  • 7:11 - 7:13
    đặc biệt trong nền văn hóa Tây phương
  • 7:13 - 7:14
    vì không đâu điều đó xảy ra dễ như ở đây
  • 7:14 - 7:17
    Ý tôi là vấn đề này hơi phức tạp một chút
  • 7:17 - 7:19
    Tôi không muốn xem nhẹ nó
  • 7:19 - 7:22
    Nhưng rõ ràng là tủ lạnh đã đóng góp phần lớn
    vào sự lãng phí này
  • 7:22 - 7:24
    Tôi cũng muốn nhắc tới
    một bộ phận của tủ lạnh
  • 7:24 - 7:26
    là phần "ngăn trữ rau quả"
  • 7:26 - 7:27
    Tất cả các bạn ở đây
    đều có thứ này ở nhà phải không?
  • 7:27 - 7:29
    Chính là cái ngăn
    mà bạn dùng để bỏ rau cải vào đấy
  • 7:29 - 7:31
    Rau cải thì hay bị ẩm nước
  • 7:31 - 7:33
    trong ngăn trữ, đúng không?
  • 7:33 - 7:34
    À, rau cải ẩm nước
  • 7:34 - 7:36
    Đây thật sự là một vấn đề
    ở xứ sở sương mù, nước Anh
  • 7:36 - 7:38
    thậm chí đã có một báo cáo cấp nhà nước
    về vấn đề này cách đây vài năm
  • 7:38 - 7:41
    chỉ ra rằng kẻ tội phạm lớn thứ hai
  • 7:41 - 7:43
    trong việc lãng phí đồ ăn ở Anh quốc
    là rau cải ẩm nước
  • 7:43 - 7:46
    Tên bản báo cáo là
    "Báo cáo về Rau cải ẩm nước"
  • 7:46 - 7:48
    Bạn vẫn chưa hiểu đúng không?
    Tôi sẽ chỉ ra vấn đề
  • 7:48 - 7:50
    Mấy bó cải tội nghiệp này
  • 7:50 - 7:52
    được cho vào bên trong ngăn trữ, trái, phải
    và chính giữa và bởi vì ngăn trữ
  • 7:52 - 7:55
    không thật sự được thiết kế cho mục đích
    giữ mấy thứ này được tươi giòn
  • 7:55 - 7:57
    Bạn cần một không gian kín
  • 7:57 - 7:59
    một môi trường không tiếp xúc với không khí
  • 7:59 - 8:02
    để ngăn rau không bị tự hoại
  • 8:02 - 8:04
    Nhưng mấy ngăn trữ này,
    chỉ đơn giản là ngăn trữ
  • 8:04 - 8:05
    với những miếng phủ kín hơn
  • 8:05 - 8:07
    Dù sao đi nữa, tôi vẫn bị ám ảnh về vụ này
  • 8:07 - 8:10
    Chắc chẳng ai dám mời tôi ăn tối ở nhà họ,
    vì tôi luôn săm soi mấy cái tủ lạnh
  • 8:10 - 8:12
    và nghía đủ thứ đồ ăn trong đó
  • 8:12 - 8:14
    Quan trọng hơn, đây thật sự là một vấn đề lớn
  • 8:14 - 8:17
    Bởi vì ta quên mất những việc nhỏ nhặt như vầy,
    kiểu như mấy bó cải vừa rồi
  • 8:17 - 8:20
    sự thật là ta đã có tác động lên môi trường.
    Tôi vừa giải thích về sự kết thúc một vòng đời
  • 8:20 - 8:23
    nhưng thật sự là
    ta vẫn phải trồng lại mấy cây cải đó
  • 8:23 - 8:26
    Sự tác động của vòng đời cây cải này
    thật sự to lớn
  • 8:26 - 8:27
    Ta phải làm lại đất
  • 8:27 - 8:30
    Gieo hạt, phân bón các loại,
  • 8:30 - 8:32
    chất dinh dưỡng, nước, ánh sáng
  • 8:32 - 8:34
    Tất cả những tác động rõ ràng này
    lên cây cải
  • 8:34 - 8:36
    đều được lấy từ hệ thống
  • 8:36 - 8:38
    điều này lại làm ảnh hưởng lớn hơn nữa
    tới môi trường
  • 8:38 - 8:42
    thậm chí hơn cả sự mất mát năng lượng
    cho hoạt động của tủ lạnh
  • 8:42 - 8:45
    Bởi vậy, ta cần thiết kế ra
    những thứ thậm chí còn tốt hơn nữa
  • 8:45 - 8:48
    khibắt đầu nhận diện ra
    những vấn đề nghiêm trọng của môi trường
  • 8:48 - 8:50
    Ta đơn giản chỉ bắt đầu
    với cái ngăn trữ và kích cỡ của nó
  • 8:50 - 8:52
    Đối với những bạn
    là dân thiết kế tủ lạnh trong phòng này
  • 8:52 - 8:53
    đây thật sự là điều tuyệt vời để suy nghĩ
  • 8:53 - 8:56
    Hãy hình dung vấn đề là
  • 8:56 - 8:59
    thật sự ta đã xem xét kỹ lưỡng
    việc thiết kế các đồ vật
  • 8:59 - 9:03
    Hãy thử nhìn vào thiết kế của tủ lạnh,
    thứ được xem là hiện đại
  • 9:03 - 9:05
    nhưng thiệt ra nó
    chẳng thay đổi kiểu dáng là bao
  • 9:05 - 9:07
    từ hồi những năm 1950
  • 9:07 - 9:11
    Vấn đề là nó vẫn chỉ là những cái hộp lớn
  • 9:11 - 9:12
    hộp đông lạnh giúp trữ đủ thứ trong đó
  • 9:12 - 9:14
    Nên bạn thử hình dung
    nếu ta thật sự bắt đầu
  • 9:14 - 9:17
    định hình những vấn đề hiện tại
    và chỉnh sửa nó
  • 9:17 - 9:21
    coi như là nền tảng
    cho những giải pháp thiết kế
  • 9:21 - 9:24
    cải tiến và đẹp mắt
    giúp giải quyết triệt để những vấn đề nêu trên
  • 9:24 - 9:27
    Đây là một thay đổi trong thiết kế
    mang tính định hướng
  • 9:27 - 9:30
    chỉ ra cách mà tại đó,
    hệ thống của chúng ta
  • 9:30 - 9:33
    có thể phát triển bền vững hơn nữa
  • 9:33 - 9:35
    40% đồ ăn thừa thật sự là vấn đề lớn
  • 9:35 - 9:39
    Hãy hình dung, nếu ta thiết kế tủ lạnh
    sao cho giảm được một nửa con số đó
  • 9:39 - 9:42
    Một món đồ khác
    mà tôi cũng cảm thấy hứng thú
  • 9:42 - 9:43
    là bình đun nước siêu tốc
  • 9:43 - 9:44
    hình như ở đây tôi thấy
  • 9:44 - 9:47
    ít ai xài cái này đúng không?
  • 9:47 - 9:49
    Nhưng ở Anh quốc thì
    rất nhiều người sử dụng nó
  • 9:49 - 9:52
    97% hộ gia đình ở Anh quốc
  • 9:52 - 9:55
    sắm một cái bình đun siêu tốc
    ở trong nhà mình
  • 9:55 - 9:56
    Chúng rất phổ biến
  • 9:56 - 9:59
    Ý tôi là
    nếu ta làm việc với các đơn vị thiết kế
  • 9:59 - 10:01
    hay các nhà thiết kế,
    họ đang cho ra các mẫu
  • 10:01 - 10:03
    mà họ cho là thân thiện với môi trường
  • 10:03 - 10:04
    họ luôn hỏi tôi 2 điều
  • 10:04 - 10:08
    "Leyla, làm sao cho ra được món đồ
    mà có hiệu quả kỹ thuật?"
  • 10:08 - 10:11
    Bởi vì thật sự năng lượng tiêu thụ
    là vấn đề lớn với món đồ này
  • 10:11 - 10:14
    hay họ hỏi "Làm sao để mấy cái này
    trở thành vật liệu "xanh"?
  • 10:14 - 10:17
    Làm sao để sản xuất vật liệu "xanh"
  • 10:17 - 10:19
    trong khâu sản xuất?"
  • 10:19 - 10:20
    Khi họ hỏi tôi những câu đó
  • 10:20 - 10:23
    Họ cũng có lý đấy chứ, đúng không?
  • 10:23 - 10:26
    Tôi thì trả lời rằng. "Anh đi sai hướng rồi"
  • 10:26 - 10:28
    Bởi vì vấn đề thật sự
    nằm ở khâu sử dụng
  • 10:28 - 10:31
    Là cách mà người tiêu dùng
    sử dụng món đồ của anh như thế nào
  • 10:31 - 10:32
    65% người dân Anh quốc
  • 10:32 - 10:35
    thừa nhận rằng
    họ nấu hơi nhiều nước hơn
  • 10:35 - 10:37
    số họ cần để pha một tách trà
  • 10:37 - 10:40
    Và tất cả lượng nước sôi bị đun dư này
  • 10:40 - 10:44
    vẫn tiêu tốn năng lượng,
    và nếu tính kỹ ra
  • 10:44 - 10:47
    sẽ thấy lượng năng lượng tiêu thụ dư ra
  • 10:47 - 10:49
    từ việc đun nước bằng thứ này
  • 10:49 - 10:51
    đủ để thắp sáng toàn bộ bóng đèn đường
  • 10:51 - 10:54
    suốt một đêm ở Anh quốc
  • 10:54 - 10:56
    Nhưng còn vấn đề này
  • 10:56 - 10:58
    mà tôi gọi là
    sự thất bại của thiết kế sản phẩm cho cá nhân
  • 10:58 - 11:01
    nhưng ta còn có sự thất bại của thiết kế sản phẩm
    cho hệ thống, tiếp tục với mấy gã này
  • 11:01 - 11:04
    chỗ nào cũng có mấy tay này, thậm chí bạn không để ý rằng họ có ở đó
  • 11:04 - 11:07
    Tôi xin giới thiệu tay này,
    tên là Simon
  • 11:07 - 11:10
    Simon làm việc cho Công ty điện lực quốc gia ở Anh quốc
  • 11:10 - 11:12
    Anh đảm nhận vị trí quan trọng
  • 11:12 - 11:15
    là điều hành điện vào hệ thống
  • 11:15 - 11:16
    để đảm bảo luôn đủ điện xài
  • 11:16 - 11:18
    đơn giản là, anh cung cấp điện
    cho gia đình mỗi người dân
  • 11:18 - 11:20
    Anh luôn coi TV
  • 11:20 - 11:22
    Lý do là vì
    một hiện tượng độc nhất
  • 11:22 - 11:24
    chỉ xuất hiện ở Anh quốc
  • 11:24 - 11:28
    là việc vào thời điểm
    mà mấy chương trình TV hay vừa hết
  • 11:28 - 11:30
    Lúc mà quảng cáo xuất hiện
  • 11:30 - 11:32
    thì anh này phải vắt chân lên cổ
  • 11:32 - 11:35
    chạy mua điện hạt nhân từ Pháp quốc
  • 11:35 - 11:38
    là do, lúc này ai cũng bắt đầu đi đun nước
  • 11:38 - 11:40
    cùng một lúc
  • 11:40 - 11:42
    (Khán giả cười)
  • 11:42 - 11:48
    1.5 triệu ấm đun nước
    là vấn đề nghiêm trọng
  • 11:48 - 11:52
    Hãy hình dung
    nếu bạn thiết kế ấm đun nước
  • 11:52 - 11:55
    bạn phải vắt óc suy nghĩ tìm ra giải pháp
    giải quyết "sự thất bại hệ thống" này
  • 11:55 - 11:57
    bởi vì đây thật sự là áp lực rất lớn
  • 11:57 - 11:59
    lên hệ thống của chúng ta
  • 11:59 - 12:02
    chỉ bởi vì sản phẩm được làm ra,
    không ai để ý về vấn đề này
  • 12:02 - 12:04
    sẽ xuất hiện
    khi sản phẩm được ra mắt trên thị trường
  • 12:04 - 12:07
    Bây giờ, hãy thử nhìn vào
    số lượng ấm đun nước được bán ra trên thị trường
  • 12:07 - 12:09
    và hãy thử để ý
    những vạch chỉ lượng nước bên trong
  • 12:09 - 12:10
    tôi hy vọng rằng
    thông tin mà tôi chia sẻ với các bạn hôm nay
  • 12:10 - 12:12
    sẽ khiến cho bạn lưu tâm
  • 12:12 - 12:15
    con số 2 hay 5,5 tách nước
  • 12:15 - 12:18
    chỉ để pha một tách trà
  • 12:18 - 12:21
    Do vậy, thử nhìn vào ấm nước mẫu này
  • 12:21 - 12:23
    Nó có 2 ngăn chứa
  • 12:23 - 12:25
    Một chứa nước sôi
    và một chỉ để chứa nước thường
  • 12:25 - 12:28
    Người dùng phải nhấn nút này
  • 12:28 - 12:29
    để đun nước lấy nước sôi
  • 12:29 - 12:31
    nghĩa là nếu bạn lười ơi là lười
  • 12:31 - 12:33
    bạn chỉ phải đổ đầy
    chỗ bạn cần xài
  • 12:33 - 12:35
    và đây là thứ mà tôi gọi là
    sản phẩm-thay đổi-người dùng
  • 12:35 - 12:37
    sản phẩm, hệ thống hay dịch vụ
  • 12:37 - 12:41
    phải là tiên phong trong việc can thiệp
    và giải quyết các vấn đề này
  • 12:41 - 12:44
    Bởi vậy, đây thật sự là một vũ đài công nghệ
  • 12:44 - 12:46
    nơi mà những sản phẩm
    tưởng chừng đơn giản
  • 12:46 - 12:48
    nếu chúng ta tiếp tục
  • 12:48 - 12:50
    thiết kế, mua, sử dụng và quăng bỏ
  • 12:50 - 12:52
    mấy món đồ này với mức độ như hiện nay
  • 12:52 - 12:55
    thì đó thật sự là mức độ khủng khiếp
  • 12:55 - 12:56
    Có 7 tỷ người
  • 12:56 - 12:58
    trên thế giới hiện nay
  • 12:58 - 13:00
    Cũng có 6 tỷ thuê bao di động
  • 13:00 - 13:04
    trong năm qua
  • 13:04 - 13:07
    Cứ từng năm một,
    1.5 tỷ điện thoại di động
  • 13:07 - 13:08
    xuất xưởng
  • 13:08 - 13:11
    và các công ty luôn báo cáo rằng
    năng suất sản xuất
  • 13:11 - 13:13
    lớn hơn tốc độ sinh của nhân loại
  • 13:13 - 13:16
    152 triệu điện thoại bị quăng bỏ
    ở Hoa Kỳ năm vừa rồi
  • 13:16 - 13:18
    chỉ có 11% số đó được tái chế
  • 13:18 - 13:21
    Tôi là dân Úc. Ở đó, dân số chỉ là 22 triệu
    --đừng cười chứ--
  • 13:21 - 13:24
    và cũng ở đó, theo báo cáo
    có tới 22 triệu điện thoại di động
  • 13:24 - 13:27
    được sử dụng
  • 13:27 - 13:31
    Chúng tôi cần phải tìm ra
    cách giải quyết mớ lộn xộn này
  • 13:31 - 13:34
    bởi vì chúng thật sự rắc rối
  • 13:34 - 13:37
    Điện thoại có quá nhiều chi tiết bên trong
  • 13:37 - 13:41
    Vàng! Bạn có biết sự thật rằng
    việc tách vàng
  • 13:41 - 13:44
    ra khỏi mớ điện thoại di động cũ này
  • 13:44 - 13:47
    thì rẻ tiền hơn nhiều
    so với việc lấy vàng từ các mỏ quặng?
  • 13:47 - 13:50
    Luôn có hàng tá linh kiện phức tạp
    và đáng giá
  • 13:50 - 13:51
    nằm bên trong những thứ bỏ đi này
  • 13:51 - 13:54
    bởi vậy, ta cần tìm ra
    cách ủng hộ việc chia tách này
  • 13:54 - 13:56
    bởi vì nếu không làm vậy
    thì đây là những điều sẽ xảy ra tiếp theo
  • 13:56 - 13:58
    Đây là một cộng đồng ở Ghana
  • 13:58 - 14:00
    lượng rác thải điện tử được vận chuyển lậu
  • 14:00 - 14:02
    theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc
  • 14:02 - 14:05
    lên tới 50 triệu tấn
  • 14:05 - 14:06
    Đây là cách mà họ lấy vàng
  • 14:06 - 14:08
    và những thứ đáng giá khác từ mớ rác này
  • 14:08 - 14:10
    Họ châm lửa đốt các rác thải điện tử này
  • 14:10 - 14:12
    ngoài trời
  • 14:12 - 14:15
    Việc này cực kỳ phổ biến trên toàn thế giới
  • 14:15 - 14:17
    Vì chúng ta không thể
    có cái nhìn tổng quan
  • 14:17 - 14:19
    về những hệ lụy mà mỗi quyết định
    mà ta đưa ra với tư cách là nhà thiết kế
  • 14:19 - 14:22
    doanh nhân, người tiêu dùng
  • 14:22 - 14:23
    thế nên luôn xảy ra những vấn đề phát sinh này
  • 14:23 - 14:26
    và chúng là có thật,
    ngay trong thế giới mà ta đang sống
  • 14:26 - 14:30
    Bởi vậy, ta cần tìm ra cách
    thông minh hơn, hệ thống hơn,
  • 14:30 - 14:33
    giải pháp cách mạng hơn
    để giải quyết những vấn đề này
  • 14:33 - 14:37
    nếu ta muốn sống trong thế giới này
    một cách bền vững
  • 14:37 - 14:41
    Hãy tưởng tượng,
    nếu bạn mua một cái điện thoại di động
  • 14:41 - 14:43
    một cái mới toanh,
    đơn giản bởi vì bạn muốn thay thế cái cũ
  • 14:43 - 14:45
    sau khoảng trung bình 15 tới 18 tháng
  • 14:45 - 14:47
    người dùng cần thay điện thoại mới,
    nhân tiện chia sẻ luôn --
  • 14:47 - 14:50
    ta cần lưu ý tới khái niệm thời gian
  • 14:50 - 14:52
    mà một cái điện thoại cần được thay thế
  • 14:52 - 14:54
    cần lưu ý việc chấm dứt khái niệm vòng lặp này
    trong hệ thống của chúng ta
  • 14:54 - 14:56
    Người ta ngày càng sản xuất nhiều điện thoại
  • 14:56 - 14:58
    và trong phòng này, tôi dám chắc là
  • 14:58 - 15:01
    rất nhiều người muốn dùng cái khái niệm
    hệ thống vòng lặp khép kín này
  • 15:01 - 15:02
    hay trong hệ thống sản phẩm
  • 15:02 - 15:05
    để xác định chính xác nhu cầu của thị trường
  • 15:05 - 15:06
    và vì nhu cầu của thị trường
    gần như bão hòa
  • 15:06 - 15:09
    nên khâu thiết kế sản phẩm
    sẽ giải quyết vấn đề này.
  • 15:09 - 15:12
    Thiết kế để có thể tháo lắp được,
    thiết kế để trọng lượng nhẹ hơn.
  • 15:12 - 15:14
    Ta cũng nghe về chiến lược này
  • 15:14 - 15:17
    được áp dụng tại công ty xe hơi Tesla Motors
  • 15:17 - 15:19
    Cách tiếp cận vấn đề này
    thật sự không khó
  • 15:19 - 15:21
    nhưng để hiểu được hệ thống,
  • 15:21 - 15:24
    và xem xét tính khả thi, định hướng thị trường,
  • 15:24 - 15:26
    sự thay thế nhu cầu khách hàng
  • 15:26 - 15:29
    chính là việc
    bằng cách nào ta có thể bắt đầu thay thế
  • 15:29 - 15:31
    lộ trình phát triển bền vững
  • 15:31 - 15:33
    bởi vì tôi rất không thoải mái
    khi nhắc nhớ bạn về điều này:
  • 15:33 - 15:35
    Tiêu dùng chính là vấn đề lớn nhất.
  • 15:35 - 15:41
    Nhưng thiết kế chính là khâu
    có thể giải quyết mọi vấn đề một cách tốt nhất
  • 15:41 - 15:43
    Mấy thứ đồ này có ở khắp mọi nơi
  • 15:43 - 15:46
    Bằng cách định ra những thay đổi thói quen
  • 15:46 - 15:47
    ta có thể tạo ra
    những cuộc cách mạng thật sự
  • 15:47 - 15:49
    "Cách mạng thật sự"
  • 15:49 - 15:51
    Tôi tin rằng mọi người ở đây
    đều là những người dám tiên phong
  • 15:51 - 15:53
    Ta cần quan tâm tới sự bền vững
  • 15:53 - 15:56
    như một thước đo, tiêu chí
  • 15:56 - 16:00
    để cho ra các giải pháp tiết kiệm nhiên liệu
    một cách có hệ thống
  • 16:00 - 16:03
    theo như tôi vừa trình bày
    với những sản phẩm đơn giản như vậy thôi
  • 16:03 - 16:07
    Chúng sẽ góp phần vào việc
    giải quyết các vấn đề lớn lao này.
  • 16:07 - 16:09
    Ta cần có cái nhìn tổng thể
  • 16:09 - 16:10
    về bất kỳ thứ gì mà ta sẽ làm ra.
  • 16:10 - 16:12
    Nếu bạn dùng nhựa hay giấy --
  • 16:12 - 16:15
    rõ ràng là có thể sử dụng lại
    thì hiệu quả hơn nhiều --
  • 16:15 - 16:18
    khi đó, rõ ràng dùng giấy là tệ hơn rồi
  • 16:18 - 16:20
    tệ hơn bởi vì trọng lượng của nó
  • 16:20 - 16:22
    nặng hơn 4 - 10 lần nhựa
  • 16:22 - 16:25
    và khi ta thật sự làm phép so sánh,
    theo khái niệm vòng đời tôi vừa trình bày ở trên
  • 16:25 - 16:28
    1 kg nhựa và 1 kg giấy
  • 16:28 - 16:29
    giấy lại tốt hơn
  • 16:29 - 16:32
    nhưng chức năng của túi giấy hay túi nhựa
  • 16:32 - 16:35
    để đựng hàng hóa gia dụng không có nghĩa là
    tốn chừng đó nguyên liệu để làm ra 1kg túi đó
  • 16:35 - 16:37
    Thật sự chỉ cần một lượng nhỏ nhựa
  • 16:37 - 16:39
    và không nhiều giấy
  • 16:39 - 16:42
    Vì chức năng sử dụng mới
    kéo theo những tác động khác lên môi trường
  • 16:42 - 16:45
    Như tôi đã trình bày, các nhà thiết kế luôn thắc mắc
    với tôi về vật liệu thân thiện với môi trường
  • 16:45 - 16:48
    Tôi chỉ có thể trả lời với họ rằng, chỉ có rất ít vật liệu
    mà bạn có thể hoàn toàn tránh không sử dụng
  • 16:48 - 16:50
    Số còn lại,
    cái nào cũng thích hợp để sử dụng cả
  • 16:50 - 16:53
    và cuối cùng, mọi thứ mà ta thiết kế
    hay làm ra trên thị trường
  • 16:53 - 16:55
    hay mua với tư cách người tiêu dùng
    đều quy về chức năng sử dụng.
  • 16:55 - 16:57
    Muốn món gì đó thì chỉ đơn giản là mua nó
  • 16:57 - 17:00
    nên hãy suy nghĩ kỹ, giải pháp phân phối
  • 17:00 - 17:04
    thông minh hơn, hiệu quả hơn,
  • 17:04 - 17:07
    khiến cho ta xem xét kỹ toàn bộ hệ thống
  • 17:07 - 17:10
    và mọi thứ liên quan tới cuộc sống
  • 17:10 - 17:13
    mọi khía cạnh xuyên suốt vòng đời sản phẩm
  • 17:13 - 17:16
    Ta có thể thật sự tìm ra
    những giải pháp cấp tiến
  • 17:16 - 17:18
    Tôi cũng muốn nhắn nhủ với các bạn
    một điều
  • 17:18 - 17:22
    rằng một nhà thiết kế lớn tuổi hơn
    đang cộng tác với tôi đã chia sẻ rằng
  • 17:22 - 17:25
    Tôi hỏi: "Tại sao bạn không làm theo hướng bền vững"
    Tôi biết bạn ý thức được điều này mà"
  • 17:25 - 17:29
    Anh ấy đáp: "À, mới đây tôi trình bày một dự án
    "bền vững" cho khách hàng,
  • 17:29 - 17:31
    Vị khách hàng nói rằng
  • 17:31 - 17:33
    "Tôi biết phương án này của anh ít tốn chi phí hơn
  • 17:33 - 17:34
    chắc sẽ bán được nhiều hơn
  • 17:34 - 17:39
    nhưng tôi chẳng dại gì làm người tiên phong, bởi vì
    muốn làm người tiên phong thì phải có động lực
  • 17:39 - 17:41
    Tôi nghĩ rằng trong phòng này
    ai cũng là người tiên phong
  • 17:41 - 17:44
    Tôi cũng hy vọng ngày càng có thêm
    nhiều người tiên phong
  • 17:44 - 17:45
    vì ta còn có quá nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
    Xin cám ơn mọi người
  • 17:45 - 17:50
    (Tiếng vỗ tay)
Title:
Sử dụng giấy thì tốt hơn nhựa? Đâu là sự thật
Speaker:
Leyla Acaroglu
Description:

Hầu hết chúng ta đều muốn làm những việc đúng khi nói đến bảo vệ môi trường. Nhưng mọi thứ không đơn giản khi lựa chọn túi giấy, theo như nhà hoạch địch phát triển bền vững Leyla Acaroglu. Một lời kêu gọi táo bạo về việc từ bỏ những "huyền thoại" về phát triển "xanh", cũng như hãy có cái nhìn tổng thể để giảm nhẹ những vấn đề nổi cộm trên hành tinh của chúng ta.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
18:07

Vietnamese subtitles

Revisions