Return to Video

Diana Laufenberg: Học từ sai lầm

  • 0:00 - 0:03
    Tôi đã dạy học được một thời gian dài,
  • 0:03 - 0:05
    và nhờ đó
  • 0:05 - 0:08
    tôi đã thu thập được một nền tảng kiến thức về trẻ em và
  • 0:08 - 0:11
    nhận ra rằng tôi thực sự mong muốn có thêm nhiều người
  • 0:11 - 0:14
    hiểu được tiềm năng của các học sinh.
  • 0:14 - 0:16
    Năm 1931, bà tôi --
  • 0:16 - 0:18
    ở góc trái, hàng dưới --
  • 0:18 - 0:20
    vừa học xong lớp 8.
  • 0:20 - 0:22
    Bà đã tới trường để lĩnh hội kiến thức
  • 0:22 - 0:24
    bởi kiến thức chỉ có ở trường học.
  • 0:24 - 0:26
    Chúng nằm trong sách, trong đầu giáo viên,
  • 0:26 - 0:29
    và bà cần phải tới đó để lĩnh hội chúng,
  • 0:29 - 0:31
    bởi đó là cách chúng ta thường học.
  • 0:31 - 0:33
    Tiếp sau đó một thế hệ:
  • 0:33 - 0:35
    đây là một ngôi trường nhỏ, Oak Grove,
  • 0:35 - 0:37
    nơi cha tôi theo học.
  • 0:37 - 0:39
    Và ông cũng phải tới trường
  • 0:39 - 0:41
    để lĩnh hội kiến thức từ giáo viên,
  • 0:41 - 0:44
    lưu giữ chúng trong bộ nhớ di động trong đầu ông,
  • 0:44 - 0:46
    và mang theo bên mình,
  • 0:46 - 0:49
    bởi đó là cách truyền tải kiến thức từ giáo viên đến học sinh
  • 0:49 - 0:52
    và sau đó sử dụng chúng trong cuộc sống.
  • 0:52 - 0:54
    Khi tôi còn là đứa trẻ,
  • 0:54 - 0:56
    nhà tôi có một bộ bách khoa toàn thư.
  • 0:56 - 0:58
    Bộ sách này được mua vào năm tôi ra đời,
  • 0:58 - 1:00
    và nó rất đặc biệt,
  • 1:00 - 1:03
    bởi tôi không phải chờ tới khi đến thư viện để tiếp nhận kiến thức nữa;
  • 1:03 - 1:05
    mọi kiến thức đều nằm trong nhà tôi
  • 1:05 - 1:07
    điều đó thật tuyệt.
  • 1:07 - 1:09
    Điều này
  • 1:09 - 1:11
    khác với các thế hệ trước,
  • 1:11 - 1:13
    và nó thay đổi cách tôi tương tác với kiến thức
  • 1:13 - 1:15
    thậm chí ở mức độ nhỏ.
  • 1:15 - 1:17
    Và kiến thức gần tôi hơn.
  • 1:17 - 1:19
    Tôi có thể tiếp cận nó.
  • 1:19 - 1:21
    Trong khoảng thời gian
  • 1:21 - 1:23
    tôi chuyển từ việc học
  • 1:23 - 1:25
    sang dạy học,
  • 1:25 - 1:27
    tôi đã chứng kiến được sự ra đời của mạng internet.
  • 1:27 - 1:29
    Ngay khi người ta sử dụng mạng internet
  • 1:29 - 1:31
    như một công cụ giảng dạy,
  • 1:31 - 1:33
    thì tôi rời Wisconsin
  • 1:33 - 1:35
    chuyển tới Kansas, một thị trấn nhỏ,
  • 1:35 - 1:37
    tại đây tôi có cơ hội dạy học
  • 1:37 - 1:39
    trong một thị trấn nhỏ, đáng yêu
  • 1:39 - 1:41
    ở một trường học nông thôn của Kansas,
  • 1:41 - 1:43
    tôi đã dạy môn học mà tôi yêu thích,
  • 1:43 - 1:45
    môn chính phủ Mỹ.
  • 1:45 - 1:48
    Năm đầu -- tôi cực kỳ hăng hái -- chuẩn bị dạy môn chính phủ Mỹ,
  • 1:48 - 1:50
    và hệ thống chính trị yêu thích.
  • 1:50 - 1:52
    Các học sinh lớp 12:
  • 1:52 - 1:54
    không phải tất cả đều nhiệt tình
  • 1:54 - 1:56
    với hệ thống quản lý của nước Mỹ.
  • 1:56 - 1:59
    Năm thứ hai: tôi đã học được vài điều và phải thay đổi phương pháp.
  • 1:59 - 2:01
    Và tôi giao cho chúng một bài tập thực tế
  • 2:01 - 2:04
    đòi hỏi chúng tự học.
  • 2:04 - 2:06
    Tôi không bảo chúng phải làm gì, hay làm thế nào.
  • 2:06 - 2:08
    Tôi đặt ra cho chúng một vấn đề,
  • 2:08 - 2:11
    đó là tổ chức một cuộc bầu cử trong cộng đồng nhỏ bé của riêng chúng.
  • 2:12 - 2:14
    Chúng in tờ rơi, gọi cho các văn phòng,
  • 2:14 - 2:16
    kiểm tra lịch trình, họp với các thư ký,
  • 2:16 - 2:18
    chúng in một quyển sách bầu cử
  • 2:18 - 2:20
    để toàn bộ người dân hiểu thêm về các ứng viên.
  • 2:20 - 2:22
    Chúng mời mọi vào trường
  • 2:22 - 2:24
    dự một buổi hội đàm buổi tối
  • 2:24 - 2:26
    về chính phủ và chính trị
  • 2:26 - 2:28
    và về các con phố được làm tốt hay chưa.
  • 2:28 - 2:31
    Chúng thực sự đã học được những kinh nghiệm thiết thực.
  • 2:31 - 2:33
    Các giáo viên cũ -- nhiều kinh nghiệm hơn --
  • 2:33 - 2:35
    nhìn tôi rồi nói,
  • 2:35 - 2:38
    "Ồ, cô ấy đây. Thật đáng yêu. Cô ấy đang cố gắng làm tốt."
  • 2:38 - 2:40
    (cười)
  • 2:40 - 2:42
    "Cô ấy không biết mình đang làm gì đâu."
  • 2:42 - 2:44
    Nhưng tôi biết rằng lũ trẻ sẽ cho họ thấy.
  • 2:44 - 2:46
    Tôi tin tưởng chúng.
  • 2:46 - 2:49
    Và tôi bảo chúng hàng tuần rằng tôi mong chờ gì ở chúng.
  • 2:49 - 2:51
    Vào đêm đó, tất cả 90 học sinh --
  • 2:51 - 2:54
    ăn mặc đúng kiểu, làm đúng vai trò của mình, làm chủ.
  • 2:54 - 2:56
    Tôi chỉ việc ngồi và xem.
  • 2:56 - 2:58
    Đó là buổi tối của chúng, rất thiết thực, rất thực tế.
  • 2:58 - 3:00
    Tối đó rất có ý nghĩa với chúng.
  • 3:00 - 3:02
    Chúng sẽ tiến xa hơn.
  • 3:02 - 3:05
    Từ Kansas, tôi chuyển tới vùng Arizona đáng yêu.
  • 3:05 - 3:08
    Tại đây tôi dạy các em học sinh cấp hai ở Flagstaff,
  • 3:08 - 3:10
    trong nhiều năm.
  • 3:10 - 3:12
    May mắn thay, tôi không phải dạy về chính phủ Mỹ,
  • 3:12 - 3:15
    mà có thể dạy chúng đề tài thú vị hơn, về địa lý.
  • 3:15 - 3:18
    Tôi lại háo hức học hỏi.
  • 3:19 - 3:21
    Nhưng điều thú vị
  • 3:21 - 3:24
    khi đảm nhận vị trí này ở Arizona,
  • 3:24 - 3:26
    là tôi được làm việc
  • 3:26 - 3:28
    với một nhóm học sinh có tư tưởng cực kỳ phóng khoáng,
  • 3:28 - 3:30
    trong một trường công lập thực sự.
  • 3:30 - 3:33
    Và chúng tôi phải tận dụng những khoảnh khắc này ngay khi có cơ hội.
  • 3:33 - 3:35
    Và một trong số các cơ hội
  • 3:35 - 3:38
    là chúng tôi được gặp Paul Rusesabagina,
  • 3:38 - 3:40
    nhân vật nguyên gốc
  • 3:40 - 3:42
    của phim điện ảnh “Khách sạn Rwanda”.
  • 3:42 - 3:44
    Ông đã có bài nói chuyện ở trường trung học ngay gần đây.
  • 3:44 - 3:46
    Chúng tôi có thể đi bộ tới đó, không cần phải trả phí đi lại,
  • 3:46 - 3:49
    không tốn chi phí. Một chuyến thăm đi thực tế hoàn hảo.
  • 3:49 - 3:51
    Lúc này vấn đề lại là:
  • 3:51 - 3:53
    làm cách nào để nói với những đứa trẻ lớp bảy – lớp tám về nạn diệt chủng,
  • 3:53 - 3:55
    và khiến chúng bàn luận về chủ đề này
  • 3:55 - 3:57
    với thái độ có trách nhiệm và tôn trọng,
  • 3:57 - 3:59
    và khiến chúng biết phải làm gì.
  • 3:59 - 4:01
    Vì vậy chúng tôi chọn cách lấy Paul Rusesabagina
  • 4:01 - 4:03
    làm ví dụ về một người đàn ông
  • 4:03 - 4:07
    đơn độc dùng cả cuộc đời của mình để làm điều gì đó tích cực.
  • 4:07 - 4:09
    Sau đó tôi bảo lũ trẻ kể về
  • 4:09 - 4:12
    một tấm gương trong cuộc đời chúng, hoặc chính câu chuyện của chúng,
  • 4:12 - 4:14
    trong thế giới của chúng, đã làm một điều tương tự.
  • 4:14 - 4:16
    Tôi yêu cầu chúng làm một mẩu phim về điều đó.
  • 4:16 - 4:18
    Đó là lần đầu tiên chúng tôi làm điều này.
  • 4:18 - 4:20
    Không ai thực sự biết cách làm một đoạn phim nhỏ bằng máy vi tính.
  • 4:20 - 4:23
    Nhưng chúng đã làm. Và tôi yêu cầu chúng lồng chính giọng nói của mình vào đó.
  • 4:24 - 4:29
    Đó là giây phút tuyệt diệu nhất khi phát hiện rằng
  • 4:29 - 4:32
    bạn đang yêu cầu lũ trẻ sử dụng chính
  • 4:32 - 4:34
    giọng nói của chúng để nói với chính bản thân chúng
  • 4:34 - 4:36
    những điều chúng sẵn sàng chia sẻ.
  • 4:36 - 4:38
    Câu hỏi cuối cùng trong bài tập là:
  • 4:38 - 4:40
    em có kế hoạch gì khiến cuộc sống của mình
  • 4:40 - 4:42
    ảnh hưởng tích cực tới người khác?
  • 4:42 - 4:44
    Những điều lũ trẻ sẽ nói
  • 4:44 - 4:47
    khi bạn hỏi chúng và lắng nghe chúng trả lời
  • 4:47 - 4:50
    thật đáng ngạc nhiên.
  • 4:50 - 4:53
    Hiện nay tôi đang sống tại Pennsylvania.
  • 4:53 - 4:55
    Tôi đang giảng dạy tại Học viện Khoa học Quản lý.
  • 4:55 - 4:58
    Đây là một trường liên kết giữa Viện Franklin
  • 4:58 - 5:00
    và trường học quận Philadelphia.
  • 5:00 - 5:03
    Trường này dạy từ lớp 9 đến lớp 12,
  • 5:03 - 5:06
    nhưng chúng tôi đào tạo rất khác biệt.
  • 5:06 - 5:08
    Ban đầu, tôi chuyển đến đây
  • 5:08 - 5:10
    để giảng dạy
  • 5:10 - 5:12
    theo cách lũ trẻ vẫn học, và tôi thực sự
  • 5:12 - 5:14
    muốn xem điều gì sẽ xảy ra
  • 5:14 - 5:16
    khi ta sẵn sàng
  • 5:16 - 5:18
    từ bỏ một số
  • 5:18 - 5:20
    mô hình dạy học trước đây,
  • 5:20 - 5:23
    mô hình khan hiếm thông tin như khi bà tôi đi học,
  • 5:23 - 5:26
    khi cha tôi đi học và thậm chí cả khi tôi đi học,
  • 5:26 - 5:28
    để chuyển đến thời điểm chúng ta có thông tin bổ sung.
  • 5:28 - 5:31
    Vậy bạn sẽ làm gì khi xung quanh có đầy đủ thông tin?
  • 5:31 - 5:33
    Tại sao bạn lại cho con mình tới trường
  • 5:33 - 5:36
    nếu chúng không còn cần phải đến trường để lĩnh hội kiến thức nữa?
  • 5:36 - 5:39
    Ở Philadelphia, chúng tôi có chương trình dự án mỗi người 1 máy tính,
  • 5:39 - 5:42
    vì vậy hàng ngày lũ trẻ sẽ mang đi mang về
  • 5:42 - 5:45
    máy tính xách tay và tiếp cận thông tin qua đó.
  • 5:45 - 5:48
    Và khi bạn trao cho học sinh công cụ tiếp nhận thông tin,
  • 5:48 - 5:50
    bạn cần cảm thấy thoải mái
  • 5:50 - 5:52
    với ý tưởng
  • 5:52 - 5:54
    cho phép lũ trẻ thất bại,
  • 5:54 - 5:56
    vì đó là
  • 5:56 - 5:59
    một phần của quá trình học hỏi.
  • 5:59 - 6:01
    Hiện nay, chúng ta phải đối mặt với
  • 6:01 - 6:03
    bối cảnh giáo dục mà
  • 6:03 - 6:05
    mọi người đều thích
  • 6:05 - 6:08
    dạng câu hỏi trắc nghiệm chọn một câu trả lời đúng.
  • 6:08 - 6:10
    Và tôi ở đây để chia sẻ với các bạn rằng,
  • 6:10 - 6:12
    đó không phải là học tập.
  • 6:12 - 6:15
    Hoàn toàn sai lầm khi yêu cầu lũ trẻ
  • 6:15 - 6:17
    không bao giờ được sai.
  • 6:17 - 6:20
    Và việc luôn chọn câu trả lời đúng
  • 6:20 - 6:22
    không phải là cách để chúng học tập.
  • 6:22 - 6:24
    Vì thế chúng tôi đã làm dự án này,
  • 6:24 - 6:26
    và đây là một trong các mục đích của dự án.
  • 6:26 - 6:28
    Tôi hầu như không bao giờ thể hiện nó
  • 6:28 - 6:30
    bởi vấn đề về ý tưởng thất bại.
  • 6:30 - 6:32
    Các học sinh của tôi đã làm ra những quyển sách minh họa này.
  • 6:32 - 6:35
    Đây là sản phẩm của một chủ đề học vào cuối năm,
  • 6:35 - 6:37
    sau sự kiện tràn dầu.
  • 6:37 - 6:40
    Tôi yêu cầu chúng đưa ra các ví dụ mà chúng ta thường thấy
  • 6:40 - 6:42
    rất nhiều dưới dạng hình minh họa
  • 6:42 - 6:44
    trên các phương tiện truyền thông,
  • 6:44 - 6:47
    và nghiên cứu xem đâu là phần thú vị nhất,
  • 6:47 - 6:49
    sau đó tự làm một bài tương tự
  • 6:49 - 6:51
    về một thảm họa do con người gây ra trong lịch sử nước Mỹ.
  • 6:51 - 6:53
    Và chúng có các tiêu chuẩn nhất định để làm điều này.
  • 6:53 - 6:55
    Chúng hơi không thoải mái với chủ đề,
  • 6:55 - 6:57
    bởi chúng chưa làm bao giờ, và không biết chính xác phải làm thế nào.
  • 6:57 - 6:59
    Chúng có thể nói – rất lưu loát,
  • 6:59 - 7:01
    và có thể viết rất, rất tốt,
  • 7:01 - 7:04
    nhưng yêu cầu chúng truyền đạt các ý tưởng theo một cách khác
  • 7:04 - 7:07
    thì hơi bất tiện.
  • 7:07 - 7:10
    Nhưng tôi cho chúng không gian để làm điều đó,
  • 7:10 - 7:12
    để sáng tạo, để giải quyết.
  • 7:12 - 7:14
    Hãy xem chúng tôi có thể làm được gì.
  • 7:14 - 7:16
    Và lũ trẻ đã kiên trì làm ra
  • 7:16 - 7:19
    sản phẩm hình ảnh đã không làm chúng ta thất vọng.
  • 7:19 - 7:21
    Quyển sách này được làm ra trong khoảng hai hoặc ba ngày.
  • 7:21 - 7:24
    Và đây là công trình của các học sinh, những người đã rất kiên trì.
  • 7:24 - 7:27
    Và khi các học sinh đã ngồi xuống, tôi hỏi chúng, “Ai đã làm tốt nhất?”
  • 7:27 - 7:29
    và chúng ngay lập tức trả lời, “Đây ạ.”
  • 7:29 - 7:31
    Mà không đọc gì cả. “Đây ạ.”
  • 7:31 - 7:33
    Tôi lại hỏi, “À, thế điều gì khiến nó là tốt nhất?”
  • 7:33 - 7:35
    Và chúng nói, “Trang trí đẹp, cậu ta đã sử dụng màu sắc rất tốt.
  • 7:35 - 7:38
    Và...” Và chúng đọc to những gì chúng tôi đã làm.
  • 7:38 - 7:40
    Rồi tôi nói, “Vậy chúng ta hãy đọc nó.”
  • 7:40 - 7:43
    Chúng trả lời, “Ồ, bài đó không phải là quá tuyệt.”
  • 7:43 - 7:45
    Và chúng tôi lại xem một quyển khác –
  • 7:45 - 7:47
    bài này không đẹp về hình thức, nhưng lại chứa đựng rất nhiều thông tin –
  • 7:47 - 7:50
    và chúng tôi dành một giờ để nói về quá trình học hỏi,
  • 7:50 - 7:52
    bởi vấn đề ở đây không phải là bài làm có hoàn hảo hay không,
  • 7:52 - 7:54
    hay là tôi có làm ra được nó hay không;
  • 7:54 - 7:57
    mà bài tập này yêu cầu lũ trẻ phải tự sáng tạo.
  • 7:57 - 7:59
    Bài tập này cho phép chúng thất bại,
  • 7:59 - 8:01
    giải quyết vấn đề, và học hỏi.
  • 8:01 - 8:03
    Và khi lớp tôi một lần nữa làm về vấn đề này trong năm nay,
  • 8:03 - 8:05
    chúng sẽ làm tốt hơn.
  • 8:05 - 8:07
    Bởi học tập
  • 8:07 - 8:10
    phải bao gồm cả thất bại,
  • 8:10 - 8:12
    bởi thất bại chính là quá trình
  • 8:12 - 8:14
    học hỏi.
  • 8:14 - 8:17
    Có cả triệu bức ảnh
  • 8:17 - 8:19
    tôi có thể đưa lên đây,
  • 8:19 - 8:22
    và tôi phải chọn lựa kĩ càng – đây là một trong các bức tranh tôi yêu thích –
  • 8:22 - 8:24
    về các học sinh đang học tập,
  • 8:24 - 8:26
    về hình ảnh khi học tập
  • 8:26 - 8:29
    trong bối cảnh chúng ta không bắt buộc
  • 8:29 - 8:31
    lũ trẻ phải đến trường để học tập nữa, mà thay vào đó,
  • 8:31 - 8:33
    hỏi chúng xem chúng có thể làm gì với điều này.
  • 8:33 - 8:35
    Hỏi chúng những câu hỏi thực sự thú vị.
  • 8:35 - 8:37
    Chúng sẽ không thất vọng.
  • 8:37 - 8:39
    Yêu cầu chúng đến tận nơi,
  • 8:39 - 8:41
    tự nhìn tận mắt,
  • 8:41 - 8:43
    tự trải nghiệm, tự tham gia
  • 8:43 - 8:46
    và tìm hiểu.
  • 8:46 - 8:48
    Đây là một trong các bức ảnh tôi thích,
  • 8:48 - 8:50
    bởi nó được chụp vào ngày thứ Ba,
  • 8:50 - 8:52
    khi tôi yêu cầu các học sinh đi đến nơi bầu cử.
  • 8:52 - 8:55
    Đây là Robbie, và đó là ngày đầu tiên em ấy được bầu cử,
  • 8:55 - 8:57
    em ấy muốn chia sẻ với mọi người điều đó.
  • 8:57 - 8:59
    Nhưng đây cũng là học tập,
  • 8:59 - 9:02
    bởi tôi yêu cầu lũ trẻ ra ngoài và đi tới chính những nơi xảy ra sự việc.
  • 9:05 - 9:07
    Điều cốt yếu là,
  • 9:07 - 9:10
    nếu chúng ta tiếp tục coi giáo dục
  • 9:10 - 9:13
    là phải tới trường
  • 9:13 - 9:15
    để lĩnh hội kiến thức
  • 9:15 - 9:17
    chứ không phải là học tập từ kinh nghiệm,
  • 9:17 - 9:20
    là cho lũ trẻ tiếng nói và chấp nhận thất bại,
  • 9:20 - 9:22
    thì chúng ta đang đi sai đường.
  • 9:22 - 9:24
    Và những điều mà ngày nay mọi người vẫn thường nhắc đến
  • 9:24 - 9:27
    sẽ không thể xảy ra nếu chúng ta vẫn giữ hệ thống giáo dục
  • 9:27 - 9:30
    không chất lượng,
  • 9:30 - 9:32
    bởi chúng ta không thể làm được bằng một bài kiểm tra chuẩn hóa,
  • 9:32 - 9:34
    và những bài trắc nghiệm chọn một đáp án đúng.
  • 9:34 - 9:36
    Chúng ta biết cách để làm tốt hơn,
  • 9:36 - 9:38
    và đã đến lúc để làm tốt hơn.
  • 9:38 - 9:43
    (Vỗ tay)
Title:
Diana Laufenberg: Học từ sai lầm
Speaker:
Diana Laufenberg
Description:

Diana Laufenberg chia sẻ ba điều đáng ngạc nhiên mà cô đã học được trong việc giảng dạy -- trong đó học từ sai lầm là điều chủ chốt.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
09:45
Thuy Trang Truong added a translation

Vietnamese subtitles

Revisions