Return to Video

Lịch sử điệu nhảy xã hội Mỹ-Phi - Camille A. Brown

  • 0:07 - 0:10
    Đây là Bop.
  • 0:10 - 0:15
    Bop là một điệu nhảy xã hội.
  • 0:15 - 0:17
    Điệu nhảy là một ngôn ngữ,
  • 0:17 - 0:22
    và điệu nhảy tập thể là một cách diễn đạt
    được hình thành từ một cộng đồng.
  • 0:22 - 0:25
    Một điệu nhảy tập thể không phải
    được biên đạo bởi một người.
  • 0:25 - 0:28
    Ta không thể thấy khoảnh khắc
    của cá nhân nào ở đó.
  • 0:28 - 0:31
    Mỗi điệu nhảy có những bước
    được tán thành bởi tất cả mọi người,
  • 0:31 - 0:36
    nhưng nó lại mang tính sáng tạo cá nhân.
  • 0:36 - 0:37
    Chính vì vậy,
  • 0:37 - 0:39
    những điệu nhảy xã hội nổi lên,
  • 0:39 - 0:40
    chúng thay đổi,
  • 0:40 - 0:43
    và lan truyền rộng rãi.
  • 0:43 - 0:48
    Chúng cũng lâu đời như những trang sử mà ta ghi nhớ
  • 0:48 - 0:50
    Qua những điệu nhảy xã hội của người Mĩ gốc Phi,
  • 0:50 - 0:52
    ta thấy được trong 200 năm
  • 0:52 - 0:59
    cách mà truyền thống của người châu Phi
    và người Mĩ gốc Phi ảnh hưởng đến lịch sử.
  • 0:59 - 1:02
    Hiện tại luôn chứa đựng quá khứ.
  • 1:02 - 1:04
    Và quá khứ sẽ định hình con người ta
    của hiện tại
  • 1:04 - 1:06
    cũng như trong tương lai.
  • 1:06 - 1:10
    (Vỗ tay)
  • 1:10 - 1:13
    Điệu nhảy Juba được sinh ra từ trải nghiệm
    của những nô lệ châu Phi
  • 1:13 - 1:15
    trong các đồn điền.
  • 1:15 - 1:16
    Lan đến Châu Mĩ,
  • 1:16 - 1:18
    được coi như một ngôn ngữ chung,
  • 1:18 - 1:23
    điệu nhảy là cách những nô lệ Châu Phi
    ghi nhớ họ từ đâu đến.
  • 1:23 - 1:31
    Điệu nhảy đó trông như này.
  • 1:31 - 1:32
    Vỗ đùi,
  • 1:32 - 1:33
    lê chân,
  • 1:33 - 1:35
    vỗ tay;
  • 1:35 - 1:40
    đây là cách mà họ lách luật
    cấm dùng trống của chủ nô.
  • 1:40 - 1:41
    ứng biến những giai điệu phức tạp
  • 1:41 - 1:44
    giống như tổ tiên đã làm
    với trống ở Haiti
  • 1:44 - 1:51
    hay trong cộng đồng Yoruba ở Tây Phi.
  • 1:51 - 1:54
    Mục đích của nó là làm cho
    truyền thống văn hóa sống mãi,
  • 1:54 - 1:56
    đồng thời gìn giữ sự tự do nội tại
  • 1:56 - 1:59
    trong khi bị giam cầm.
  • 1:59 - 2:05
    Chính tinh thần muốn lật đổ
    đã tạo ra điệu nhảy này,
  • 2:05 - 2:06
    Cakewalk,
  • 2:06 - 2:10
    điệu nhảy chế phong cách
    tầng lớp xã hội cao phía Nam,
  • 2:10 - 2:13
    một cách mà các nô lệ
    bày tỏ sự khinh bỉ với chủ nô.
  • 2:13 - 2:15
    Điều điên rồ ở điệu nhảy này
  • 2:15 - 2:18
    đó là Cakewalk được biểu diễn cho
    những những chủ nô,
  • 2:18 - 2:23
    những người chẳng bao giờ nghĩ
    mình bị đem ra làm trò đùa.
  • 2:23 - 2:26
    Giờ bạn có thể nhận ra,
  • 2:26 - 2:27
    những năm 1920 -
  • 2:27 - 2:32
    điệu nhảy Charleston.
  • 2:32 - 2:36
    Điệu Charleston hoàn toàn là ứng biến
    và nhạc cảm,
  • 2:36 - 2:38
    dần phát triển thành điệu Lindy Hop,
  • 2:38 - 2:39
    điệu nhảy swing,
  • 2:39 - 2:41
    hay thậm chí điệu Kid n Play,
  • 2:41 - 2:48
    ban đầu được gọi là Funky Charleston.
  • 2:48 - 2:52
    Bắt nguồn từ một cộng đồng người da đen
    khăng khít gần Charleston, nam Carolina,
  • 2:52 - 2:54
    điệu Charleston tràn vào các vũ trường,
  • 2:54 - 2:57
    nơi mà các phụ nữ trẻ có thể
    tự do
  • 2:57 - 3:04
    thoải mái tận hưởng.
  • 3:04 - 3:07
    Giờ đây, những điệu nhảy xã hội
    mang tính cộng đồng và tính kết nối;
  • 3:07 - 3:09
    bạn biết các bước nhảy,
  • 3:09 - 3:11
    có nghĩa là bạn thuộc về một nhóm.
  • 3:11 - 3:14
    Nhưng nếu nó trở thành trào lưu thế giới?
  • 3:14 - 3:15
    Cùng tìm hiểu điệu Twist.
  • 3:15 - 3:19
    Không ngạc nhiên khi điệu Twist bắt nguồn
    từ thế kỉ 19,
  • 3:19 - 3:22
    truyền đến Mỹ từ Congo,
  • 3:22 - 3:23
    trong thời kì nô lệ.
  • 3:23 - 3:25
    Nhưng vào những năm 50,
  • 3:25 - 3:27
    ngay trước Phong Trào Đấu Tranh Nhân Quyền,
  • 3:27 - 3:30
    điệu Twist trở nên phổ biến
    nhờ Chubby Checker và Dick Clark.
  • 3:30 - 3:33
    Bất ngờ, mọi người đều nhảy điệu Twist,
  • 3:33 - 3:34
    thanh niên da trắng,
  • 3:34 - 3:36
    trẻ em Mỹ Latin,
  • 3:36 - 3:39
    đưa nó vào trong những bài hát
    và các bộ phim.
  • 3:39 - 3:40
    Nhờ điệu nhảy xã hội,
  • 3:40 - 3:46
    ranh giới giữa các nhóm dần mờ đi.
  • 3:46 - 3:49
    Câu chuyện tiếp tục vào những năm 80, 90.
  • 3:49 - 3:52
    Cùng với sự nổi lên của hip-hop,
  • 3:52 - 3:55
    điệu nhảy xã hội Mỹ-Phi
    càng ngày càng trở nên rõ ràng,
  • 3:55 - 3:58
    vay mượn từ quá khứ lâu đời của mình,
  • 3:58 - 4:09
    định hình văn hóa và được chính văn hóa
    định hình.
  • 4:09 - 4:14
    Ngày nay, những điệu nhảy này tiếp tục
    được cải biến, phát triển và lan rộng.
  • 4:14 - 4:16
    Tại sao chúng ta nhảy?
  • 4:16 - 4:17
    Để chuyển động,
  • 4:17 - 4:18
    để giải thoát,
  • 4:18 - 4:20
    để thể hiện.
  • 4:20 - 4:22
    Tại sao chúng ta nhảy cùng nhau?
  • 4:22 - 4:23
    Để chữa lành,
  • 4:23 - 4:24
    để ghi nhớ,
  • 4:24 - 4:26
    để thể hiện rằng: "Chúng ta nói chung
    một ngôn ngữ.
  • 4:26 - 4:27
    Chúng ta tồn tại,
  • 4:27 - 4:30
    và chúng ta tự do."
Title:
Lịch sử điệu nhảy xã hội Mỹ-Phi - Camille A. Brown
Description:

Tại sao chúng ta lại nhảy? Những điệu nhảy xã hội Mỹ-Phi khởi nguồn như một cách giúp những nô lệ Châu Phi gìn giữ văn hóa cũng như bảo vể sự tự do nội tại. Chúng tồn tại để khẳng định tính cá nhân và sự tự chủ. Trong bài giải thích sôi động này, kết hợp những màn biểu diễn thực, vũ đạo và giáo dục, Camille A. Brown sẽ giúp ta khám phá điều sẽ xảy ra khi các cộng đồng thoải mái thể hiện bản thân bằng cách nhảy cùng nhau.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:53

Vietnamese subtitles

Revisions