Return to Video

Thực vật cho biết thời gian như thé nào - Dasha Savage

  • 0:07 - 0:08
    Vào thế kỉ thứ 18,
  • 0:08 - 0:13
    Nhà thực vật học Thuỵ Điển
    Carolus Linnaeus thiết kế ra đồng hồ hoa,
  • 0:13 - 0:16
    đồng hồ làm từ những cây hoa
  • 0:16 - 0:21
    nở và khép lại vào các thời điểm
    nhất định trong ngày.
  • 0:21 - 0:25
    kế hoạch của Linnaeus không hoàn hảo,
    nhưng ý tưởng trong đó lại rất đúng dắn.
  • 0:25 - 0:29
    Hoa có cảm nhận về thời gian,
    ở một chừng mực nào đó.
  • 0:29 - 0:34
    Hoa morning glory nở những cảnh hoa
    giống như đồng hồ vào mỗi buổi sáng sớm.
  • 0:34 - 0:38
    Hoa súng trắng khép lại
    báo hiệu đã là chiều muộn.
  • 0:38 - 0:43
    và hoa mặt trăng, như cái tên của nó,
    chỉ nở vào ban đêm.
  • 0:43 - 0:47
    Nhưng cái gì đã cho thực vật
    khả năng cảm nhận thời gian đó?
  • 0:47 - 0:49
    Thực ra, không chỉ có cây côi.
  • 0:49 - 0:52
    Rất nhiều sinh vật trên Trái Đất có
    cảm nhận dường như được di truyền
  • 0:52 - 0:55
    về thời điểm trong một ngày.
  • 0:55 - 0:57
    Nó là do nhịp điệu theo ngày,
  • 0:57 - 1:02
    chiếc đồng hồ chạy bên trong
    các sinh vật sống.
  • 1:02 - 1:07
    Những chiếc đồng hồ sinh học này cho phép
    sinh vật theo dõi được thời gian
  • 1:07 - 1:11
    và chọn ra những tín hiệu của môi trường
    mà giúp chúng thích nghi.
  • 1:11 - 1:14
    Điều này là quan trọng, do sự tự quay
    và xoay vòng của Trái Đất
  • 1:14 - 1:17
    đặt chúng ta vào trong trạng thái
    không ngừng biến đổi,
  • 1:17 - 1:21
    mặc dù nó xảy ra theo một cách
    dễ hiểu và có thể đoán trước.
  • 1:21 - 1:24
    Nhịp sinh học kết hợp
    các tín hiệu khác nhau
  • 1:24 - 1:28
    để điều khiển sinh vật
    khi nào nên thức, nên ngủ,
  • 1:28 - 1:30
    và thực hiện các hoạt động nhất định.
  • 1:30 - 1:35
    Với thực vật, ánh sáng và nhiệt độ là
    những dấu hiệu kích hoạt những phản ứng
  • 1:35 - 1:37
    diễn ra ở cấp độ phân tử.
  • 1:37 - 1:42
    Các tế bào ở thân cây, lá và hoa
    chứa phytochrome,
  • 1:42 - 1:45
    những phân tử rất nhỏ phát hiện ánh sáng.
  • 1:45 - 1:50
    Khi điều đó xảy ra, phytochrome
    gây ra một chuỗi các phản ứng hoá học,
  • 1:50 - 1:53
    đưa tín hiệu vào nhân tế bào.
  • 1:53 - 1:57
    Ở đó, sự sao chép lại của các yếu tố
    kích hoạt việc sản xuất protein
  • 1:57 - 2:01
    cần thiết để thực hiện các quá trình
    phụ thuộc vào ánh sáng,
  • 2:01 - 2:03
    như quang hợp.
  • 2:03 - 2:07
    Chất phytochrome không chỉ cảm nhận
    lượng ánh sáng thực vật nhận được,
  • 2:07 - 2:09
    mà còn phát hiện được sự khác biệt rất nhỏ
  • 2:09 - 2:14
    ở bước sóng từ nguồn ánh sáng mà thực vật
    thu nhận.
  • 2:14 - 2:16
    Với 'cảm biến' được tinh chỉnh này,
  • 2:16 - 2:19
    phytochrome cho phép thực vật
    nhận biết được cả thời gian,
  • 2:19 - 2:22
    sự khác nhau giữa trưa và tối,
  • 2:22 - 2:26
    địa điểm, liệu chúng đang ở
    dưới ánh mặt trời hay trong bóng dâm,
  • 2:26 - 2:31
    cho phép cây chọn các phản ứng hoá học
    phù hợp với môi trường.
  • 2:31 - 2:33
    Điều này giúp ích cho nhưng loài
    ưa sáng sớm.
  • 2:33 - 2:37
    Vài tiếng trước khi mặt trời mọc,
    một số loài cây hoạt động,
  • 2:37 - 2:42
    tạo nên mạch mẫu MRNA
    cho cỗ máy quang hợp của chúng.
  • 2:42 - 2:45
    Khi phytochrome phát hiện
    sự gia tăng của ánh sáng,
  • 2:45 - 2:47
    thực vật chuẩn bị các
    phân tử thu nhận ánh sáng
  • 2:47 - 2:52
    để đó nó có thể quang hợp
    và phát triển trong suốt buổi sáng.
  • 2:52 - 2:54
    Sau khi thu nhận ánh sáng ban ngày,
  • 2:54 - 2:57
    cây cối sử dụng phần còn lại của ngày
    để xây dựng chuỗi năng lượng
  • 2:57 - 3:01
    dưới dạng chuỗi polyme glucose,
    như tinh bột.
  • 3:01 - 3:04
    Mặt trời lặn, và công việc
    một ngày được hoàn thành,
  • 3:04 - 3:08
    nhưng cây cối cũng không nghỉ ngơi
    vào đêm.
  • 3:08 - 3:09
    Trong tình trạng thiếu ánh sáng,
  • 3:09 - 3:11
    chúng hô hấp và lớn lên,
  • 3:11 - 3:15
    phá vỡ các tinh bột tạo được từ trước.
  • 3:15 - 3:18
    Rất nhiều loài cây cũng có nhịp điệu
    hoạt động theo mùa.
  • 3:18 - 3:20
    Khi mùa xuân làm tan chảy
    băng giá mùa đông
  • 3:20 - 3:24
    phytochrome cảm nhận được ngày dài hơn,
    sự gia tăng của ánh sáng,
  • 3:24 - 3:29
    và một cơ chế vẫn chưa được biết đến
    phát hiện sự thay đổi của nhiệt độ.
  • 3:29 - 3:31
    Những hệ thống này đưa thông tin
    đến toàn bộ cơ thể thực vật.
  • 3:31 - 3:34
    và khiến cho cây tạo hoa
  • 3:34 - 3:38
    để chuẩn bị cho sự thụ phấn
    nhờ có thời tiết ấm hơn.
  • 3:38 - 3:42
    Nhịp sinh học này liên kết
    giữa cây với môi trường.
  • 3:42 - 3:45
    Sự giao động này xuất phát
    từ chính cây cối.
  • 3:45 - 3:48
    Mỗi loài cây có một nhịp điệu riêng.
  • 3:48 - 3:51
    Dù vậy, đồng hồ sinh học cũng
    điều chỉnh các giao động cho phù hợp
  • 3:51 - 3:54
    với sự thay đổi và tín hiệu
    của môi trường.
  • 3:54 - 3:56
    Trên một hành tinh mà
    luôn có sự biến đổi
  • 3:56 - 4:01
    Những nhịp điệu đó giúp thực vật
    sống đúng theo lịch trình
  • 4:01 - 4:03
    và giữ thời gian riêng của chúng
Title:
Thực vật cho biết thời gian như thé nào - Dasha Savage
Description:

Bài học đầy đủ tại : http://ed.ted.com/lessons/how-plants-tell-time-dasha-savage

Hoa morning glory nở những cảnh hoa giống như những chiếc đồng vào sáng sớm. Việc hoa súng trắng khép lại báo hiệu chiều muộn. Và hoa 'moon', như cái tên của nó, chỉ nở dưới trời đêm. Điều gì làm cho thực vật có khả năng cảm nhận thời gian này? Dasha Savage nghiên cứu cách các nhịp điều sinh học hoạt động giống như một chiếc đồng hồ bên trong của thực vật và động vật.

Bài học của Dasha Savage, hiệu ứng do Avi Ofer thực hiện.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:20

Vietnamese subtitles

Revisions