Return to Video

Triết lý của chủ nghĩa Khắc Kỷ - Massimo Pigliucci

  • 0:08 - 0:11
    Bạn bị mắc kẹt cách quê nhà cả ngàn dặm
  • 0:11 - 0:14
    mà không có lấy một đồng xu hay của cải.
  • 0:14 - 0:20
    Tình thế gay go vậy sẽ làm nhiều người đau
    khổ và chửi rủa cái số phận tồi tệ của họ.
  • 0:20 - 0:27
    Nhưng với Zeno của Cyprus, nó đã trở thành
    nền móng cho sự nghiệp và di sản của ông.
  • 0:27 - 0:31
    Một gã thương nhân một thời giàu có đã
    mất hết tất cả khi ông bị đắm tàu ở Athens
  • 0:31 - 0:34
    vào khoảng năm 300 trước công nguyên.
  • 0:34 - 0:38
    Không có gì khác để làm,
    ông ta lang thang vào một tiệm sách,
  • 0:38 - 0:41
    trở nên hứng thú khi đọc về Socrates,
  • 0:41 - 0:47
    và bắt đầu tìm hiểu cũng như học hỏi cùng
    những triết gia nổi tiếng trong thành phố.
  • 0:47 - 0:49
    Khi Zeno bắt đầu dạy các học trò của mình,
  • 0:49 - 0:53
    ông đã sáng lập ra một triết lý được
    biết đến với cái tên chủ nghĩa Khắc Kỷ,
  • 0:53 - 0:57
    những lời giáo huấn về
    đức hạnh, bao dung, và sự tự chủ
  • 0:57 - 1:02
    đã truyền cảm hứng cho biết bao
    thế hệ các nhà tư tưởng và lãnh đạo.
  • 1:02 - 1:05
    Cái tên Stocicism
    bắt nguồn từ Stoa Poikile,
  • 1:05 - 1:07
    là hành lang sơn màu
  • 1:07 - 1:11
    nơi Zeno and các môn đệ của mình
    tập hợp cho các cuộc thảo luận.
  • 1:11 - 1:15
    Ngày nay, theo thông tục chúng ta
    sử dụng chữ "stoic" - người khắc kỷ
  • 1:15 - 1:18
    để chỉ một ai đó có khả năng giữ
    được sự bình tĩnh trước áp lực
  • 1:18 - 1:21
    và không bộc lộ những cảm xúc cực đoan.
  • 1:21 - 1:25
    Nhưng mặc dù điều đó diễn đạt được các
    khía cạnh quan trọng của sự khắc kỷ,
  • 1:25 - 1:29
    triết lý ban đầu chứa đựng
    nhiều hơn là chỉ một thái độ.
  • 1:29 - 1:31
    Người khắc kỷ tin rằng
    mọi thứ xung quanh ta
  • 1:31 - 1:35
    hoạt động theo một mạng lưới
    của nguyên nhân và kết quả,
  • 1:35 - 1:38
    dẫn đến một cấu trúc phải lẽ của vũ trụ,
  • 1:38 - 1:41
    cái mà họ gọi là thần ngôn.
  • 1:41 - 1:45
    Và dù không phải lúc nào ta cũng kiểm soát
    được những sự kiện ảnh hưởng mình,
  • 1:45 - 1:50
    ta vẫn có thể tự quyết định được
    cái cách mà ta tiếp cận mọi thứ.
  • 1:50 - 1:52
    Thay vì hình dung đến một xã hội lý tưởng,
  • 1:52 - 1:56
    người khắc kỷ cố gắng đối phó với
    thế giới theo đúng bản chất của nó
  • 1:56 - 2:00
    trong lúc theo đuổi sự tự cải tiến
    thông qua bốn đức tính căn bản:
  • 2:00 - 2:02
    sự khôn ngoan thực tiễn,
  • 2:02 - 2:08
    khả năng định hướng những tình huống phức
    tạp một cách hợp lý, am hiểu và điềm tĩnh;
  • 2:08 - 2:09
    sự điều độ,
  • 2:09 - 2:14
    việc rèn luyện của sự tự chủ và tiết độ
    trong mọi khía cạnh của cuộc sống
  • 2:14 - 2:16
    sư công bằng,
  • 2:16 - 2:20
    đối xử với người khác một cách công bằng
    ngay cả khi họ đã làm điều sai trái;
  • 2:20 - 2:22
    và lòng dũng cảm,
  • 2:22 - 2:24
    không chỉ trong nghịch cảnh,
  • 2:24 - 2:29
    mà còn trong công việc thường ngày,
    với sự rõ ràng và liêm chính.
  • 2:29 - 2:32
    Theo Seneca, một trong những nhà
    khắc kỷ La Mã nổi tiếng nhất đã viết,
  • 2:32 - 2:36
    "Đôi khi, chỉ sống thôi cũng là
    một cử chỉ của lòng dũng cảm."
  • 2:36 - 2:40
    Nhưng mặc dù sự khắc kỷ tập trung
    vào sự tự cải thiện bản thân,
  • 2:40 - 2:43
    nó không phải là một
    triết lý tự xoay quay mình.
  • 2:43 - 2:47
    Vào thời điểm mà luật pháp La Mã
    coi nô lệ như một vật sở hữu,
  • 2:47 - 2:50
    Seneca đã kêu gọi sự
    đối xử nhân đạo cho họ
  • 2:50 - 2:55
    và nhấn mạnh rằng tất cả chúng ta đều
    có chung một lòng nhân đạo cơ bản.
  • 2:55 - 2:58
    Sự khắc kỷ cũng không
    khuyến khích tính thụ động.
  • 2:58 - 3:01
    Quan niệm đó nằm ở việc
    chỉ những ai đã tu dưỡng
  • 3:01 - 3:07
    đức hạnh và sự tự chủ mới có thể mang đến
    sự thay đổi tích cực cho người khác.
  • 3:07 - 3:12
    Một trong số Stoic trứ danh nhất cũng là
    một trong các hoàng đế vĩ đại nhất La Mã.
  • 3:12 - 3:15
    Trong suốt 19 năm trị vì của ông,
  • 3:15 - 3:21
    Sự khắc kỷ đã cho Marcus Aurelius ý chí để
    lãnh đạo đế quốc qua hai cuộc chiến lớn,
  • 3:21 - 3:26
    trong lúc phải đối phó với cái chết
    của những đứa con mình.
  • 3:26 - 3:30
    Hàng thế kỷ sau, nhật ký của Marcus
    đã dẫn đường và khuyên giải Nelson Mandela
  • 3:30 - 3:33
    xuyên suốt 27 năm bị cầm tù của ông
  • 3:33 - 3:37
    trong cuộc đấu tranh đòi
    bình đẳng sắc tộc ở Nam Phi.
  • 3:37 - 3:43
    Sau khi ra tù và cuối cùng là thắng lợi,
    Mandela đã nhấn mạnh hoà bình và hoà giải,
  • 3:43 - 3:46
    ông tin rằng mặc dù sự bất công
    trong quá khứ không thể bị thay đổi,
  • 3:46 - 3:49
    người dân của ông có thể
    đối diện với nó trong ngày nay
  • 3:49 - 3:53
    và tìm cách xây dựng một tương lai
    tốt đẹp và công bằng hơn.
  • 3:53 - 3:57
    Sự khắc kỷ đã từng là một trường phái
    triết học hoạt động trong vài thế kỷ
  • 3:57 - 3:59
    ở Hy Lạp và La Mã.
  • 3:59 - 4:01
    Với tư cách là một cựu thể chế,
    nó đã biến mất,
  • 4:01 - 4:05
    nhưng ảnh hưởng của nó vẫn còn
    lưu truyền đến ngày nay.
  • 4:05 - 4:08
    Những nhà thần học Cơ-đốc,
    điển hình như Thomas Aquinas,
  • 4:08 - 4:12
    đã thán phục và làm theo sự tập
    trung của nó lên những đức hạnh,
  • 4:12 - 4:17
    và có những sự tương đồng giữa
    Stoic Ataraxia, hay sự tĩnh tâm,
  • 4:17 - 4:21
    và khái niệm về "Nirvana" - cõi niết bàn
    của đạo Phật.
  • 4:21 - 4:26
    Một nhà khắc kỷ có ảnh hưởng
    đặc biệt là triết gia Epictetus
  • 4:26 - 4:27
    người đã viết rằng sự đau khổ nảy sinh
  • 4:27 - 4:32
    không phải từ những sự kiện trong cuộc
    đời ta nhưng từ cách nhìn của ta về nó.
  • 4:32 - 4:35
    Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc
    đến tâm lý học hiện đại
  • 4:35 - 4:38
    và phong trào tự lực.
  • 4:38 - 4:41
    Một ví dụ là liệu pháp
    hành vi cảm xúc hợp lý
  • 4:41 - 4:44
    tập trung vào việc thay đổi
    thái độ tự chuốc lấy thất bại
  • 4:44 - 4:49
    mà con người tự tạo nên về
    hoàn cảnh cuộc sống của họ.
  • 4:49 - 4:53
    Ngoài ra còn có liệu pháp
    ý nghĩa của Viktor Frankl.
  • 4:53 - 4:57
    Được bắt nguồn từ chính khoảng thời gian
    Frankl làm tù nhân ở một trại tập trung,
  • 4:57 - 5:00
    liệu pháp ý nghĩa được dựa trên
    nguyên lý của sự khắc kỷ
  • 5:00 - 5:04
    cho rằng chúng ta có thể khai thác ý chí
    của mình để làm cho cuộc sống có ý nghĩa,
  • 5:04 - 5:07
    ngay cả trong những
    hoàn cảnh khó khăn nhất.
Title:
Triết lý của chủ nghĩa Khắc Kỷ - Massimo Pigliucci
Description:

Xem toàn bộ bài học tại: http://ed.ted.com/lessons/the-philosophy-of-stoicism-massimo-pigliucci

Cuộc đời đẹp nhất mà ta có thể sống là gì? Làm thế nào mà ta có thể đương đầu với mọi thử thách của đời này mà vẫn phát triển mạnh mẽ? Triết lý của sự khắc kỷ từ thời Hy Lạp-La Mã cổ đại giải thích rằng mặc dù ta không thể kiểm soát được những sự kiện ảnh hưởng mình, ta vẫn có thể tự quyết định được cái cách mà ta tiếp cận mọi thứ. Massimo Pigliucci diễn đạt Triết lý của chủ nghĩa Khắc Kỷ.

Bài học bởi Massimo Pigliucci, hoạt hình bởi Compote Collective.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:30

Vietnamese subtitles

Revisions