Return to Video

Vì sao Bắc Cực lại dự đoán được thay đổi thời tiết - William Chapman

  • 0:07 - 0:09
    Khu vực xung quanh Cực Bắc
  • 0:09 - 0:12
    trông như một vùng
    băng giá và hẻo lánh
  • 0:12 - 0:14
    nơi chẳng bao giờ có gì thay đổi.
  • 0:14 - 0:19
    Nhưng thật ra nó là một hệ thống
    tự nhiên cân bằng và phức tạp,
  • 0:19 - 0:23
    và vị trí địa lý khắc nghiệt này
  • 0:23 - 0:27
    có thể phóng đại bất cứ thay đổi
    nhỏ nào trong khí quyển.
  • 0:27 - 0:32
    Thực tế, các nhà khoa học thường
    coi Bắc Cực là "chim báo bão"
  • 0:32 - 0:35
    mỗi khi cần dự báo sự ảnh hưởng của
    thay đổi khí hậu.
  • 0:36 - 0:40
    Một cách quan trọng để dự báo khí hậu
    là nhờ hệ số phản xạ ánh sáng.
  • 0:40 - 0:42
    Những bề mặt trắng,
    giống như băng và tuyết
  • 0:42 - 0:46
    giúp Bắc Cực phản chiếu
    năng lượng từ mặt trời ngược vào vũ trụ
  • 0:46 - 0:51
    trong khi vùng đất tối màu và bề mặt nước
    hấp thụ nhiều ánh sáng mặt trời hơn.
  • 0:51 - 0:55
    Mỗi khi cực Bắc ấm lên một chút,
    lại có một lượng băng tuyết tan chảy,
  • 0:55 - 0:58
    để lộ phần đất và đại dương bên dưới.
  • 0:58 - 1:02
    Thế là lượng nhiệt hấp thụ nhiều lên,
    dẫn băng tuyết tan chảy nhiều hơn,
  • 1:02 - 1:04
    và cứ như vậy.
  • 1:04 - 1:07
    Và mặc dù tình hình hiện nay
    ở Bắc Cực đi theo xu hướng ấm lên,
  • 1:07 - 1:09
    hiện tượng ngược lại cũng có thể xảy ra.
  • 1:09 - 1:13
    Chỉ cần nhiệt độ giảm một chút
    cũng sẽ gây ra thời tiết lạnh hơn,
  • 1:13 - 1:16
    và làm tăng lượng băng tuyết .
  • 1:16 - 1:18
    Kết quả là ánh sáng mặt trời
    ít bị hấp thụ hơn,
  • 1:18 - 1:23
    dẫn đến chu kỳ lạnh giá
    như kỷ băng hà trước đây.
  • 1:23 - 1:27
    Băng trên biển Bắc Cực cũng
    có cơ chế cảnh báo
  • 1:27 - 1:28
    thông qua sự cách nhiệt.
  • 1:28 - 1:30
    Lớp băng mặt đại dương
    được hình thành
  • 1:30 - 1:33
    đóng vai trò như là 1 lớp đệm ngăn cách
    không khí lạnh ở trên
  • 1:33 - 1:36
    và dòng nước ấm hơn ở bên dưới
  • 1:36 - 1:39
    Tuy nhiên khi băng mỏng đi, vỡ,
    hay tan chảy
  • 1:39 - 1:42
    nhiệt thoát ra từ lòng đại dương
  • 1:42 - 1:46
    làm nóng không khí
    và lại khiến băng tan nhiều hơn
  • 1:46 - 1:49
    Cả hai ví dụ về vòng lặp trên đều là
    những vòng lặp dương
  • 1:49 - 1:51
    không phải vì chúng làm điều gì tốt
  • 1:51 - 1:55
    mà do thay đổi ban đầu được phóng đại
    theo một chiều hướng nhất định
  • 1:55 - 1:57
    Mặt khác,
    một vòng lặp âm
  • 1:57 - 2:00
    là khi thay đổi ban đầu
    dẫn đến ảnh hưởng
  • 2:00 - 2:02
    theo một chiều hướng ngược lại
    với thay đổi ban đầu.
  • 2:02 - 2:05
    Băng tan cũng gây ra
    một loại cảnh báo âm
  • 2:05 - 2:08
    bằng việc tăng độ ẩm trong không khí.
  • 2:08 - 2:12
    Việc này làm tăng số lượng và độ dày
    của các đám mây hình thành,
  • 2:12 - 2:16
    qua đó chặn ánh nắng mặt trời
    và làm giảm nhiệt độ môi trường
  • 2:16 - 2:18
    Tuy nhiên vòng lặp âm này
    không kéo dài lâu,
  • 2:18 - 2:20
    nguyên nhân là do mùa hè ngắn ở Bắc Cực
  • 2:20 - 2:23
    Thời gian còn lại trong năm,
    khi thiếu ánh mặt trời
  • 2:23 - 2:25
    độ ẩm tăng và mây nhiều
  • 2:25 - 2:28
    thực chất lại giúp giữ ấm bề mặt
    bằng cách giữ nhiệt của Trái Đất,
  • 2:28 - 2:32
    biến vòng lặp thành dương
    trong những tháng còn lại.
  • 2:32 - 2:36
    Trong khi vòng lặp âm
    khuyến khích sự ổn định bằng cách
  • 2:36 - 2:38
    đẩy môi trường vào trạng thái cân bằng
  • 2:38 - 2:41
    Vòng lặp dương lại phá vỡ sự cân bằng
  • 2:41 - 2:44
    bằng cách nới rộng những khác biệt.
  • 2:44 - 2:47
    Và những cảnh báo dương tăng cao
    gần đây
  • 2:47 - 2:50
    có thể có ảnh hưởng vượt ra khỏi Bắc Cực
  • 2:50 - 2:52
    Khi Trái Đất nóng lên,
  • 2:52 - 2:57
    những cảnh báo này khẳng định rằng
    Cực Bắc ấm nhanh hơn cả khu vực xích đạo.
  • 2:57 - 3:00
    Chênh lệch nhiệt độ giảm dần giữa 2 vùng
  • 3:00 - 3:03
    có thể khiến gió xoáy chậm hơn
  • 3:03 - 3:07
    và ít hoàn lưu khí tuyến tính hơn
    ở khu vực trung vĩ tuyến,
  • 3:07 - 3:09
    nơi mà phần lớn dân số thế giới sinh sống
  • 3:09 - 3:12
    Nhiều nhà khoa học quan ngại
    xu hướng thay đổi thời tiết này
  • 3:12 - 3:15
    sẽ kéo dài và khắc nghiệt hơn
  • 3:15 - 3:17
    với những biến động ngắn hạn
  • 3:17 - 3:19
    trở thành những trận rét đột ngột,
  • 3:19 - 3:20
    những cơn sóng nhiệt,
  • 3:20 - 3:21
    hạn hán,
  • 3:21 - 3:22
    và lũ lụt kéo dài.
  • 3:22 - 3:26
    Do vậy Bắc Cực không chỉ làm nhiệm vụ
    báo động sớm
  • 3:26 - 3:28
    về thay đổi môi trường
    trên toàn bộ hành tinh.
  • 3:28 - 3:33
    Những vòng lặp này có thể ảnh hưởng
    trực tiếp đến chúng ta ngay lập tức.
  • 3:33 - 3:35
    Như nhiều nhà khí tượng học đã cảnh báo
  • 3:35 - 3:38
    Điều xảy ra ở Bắc Cực
    không chỉ ở nguyên tại Bắc Cực.
Title:
Vì sao Bắc Cực lại dự đoán được thay đổi thời tiết - William Chapman
Description:

Xem bài đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/why-the-arctic-is-climate-change-s-canary-in-the-coal-mine-william-chapman

Bắc Cực trông như một vùng băng giá, hẻo lánh bất biến. Tuy nhiên khí hậu của vùng đất độc đáo và hẻo lánh này chính là kim chỉ nam thời tiết các vùng khác trên Trái Đất và dẫn dắt các xu hướng thời tiết trên toàn cầu. William Chapman giải thích vì sao các nhà khoa học miểu tả Bắc Cực là "chim báo bão" khi thay đổi khí hậu xảy ra.

Bài giảng của William Chapman, minh hoạ bởi Sandro Katamashvili.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
03:59

Vietnamese subtitles

Revisions