Return to Video

Với người làm cha làm mẹ, hạnh phúc là điều cao xa

  • 0:01 - 0:02
    Khi tôi mới sinh ra
  • 0:02 - 0:04
    chỉ có một quyển sách
  • 0:04 - 0:06
    về cách nuôi dạy con cái,
  • 0:06 - 0:09
    là cuốn của Dr.Spock
  • 0:09 - 0:11
    (Cười)
  • 0:11 - 0:12
    Cảm ơn đã nuông chiều tôi.
  • 0:12 - 0:16
    Tôi đã luôn
    mong được làm điều đó.
  • 0:16 - 0:18
    Không, đó là Benjamin Spock,
  • 0:18 - 0:22
    có nhan đề "Về chăm sóc
    trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ".
  • 0:22 - 0:27
    Lúc ông qua đời, sách đã
    bán được gần 50 triệu bản.
  • 0:27 - 0:31
    Tôi là người mẹ
    có con lên 6 tuổi,
  • 0:31 - 0:32
    bước vào cửa hàng
    Barnes và Noble,
  • 0:32 - 0:35
    và thấy cái này.
  • 0:35 - 0:37
    Và thật kinh ngạc
  • 0:37 - 0:41
    về sự đa dạng bạn thấy
    trên những giá sách đó.
  • 0:41 - 0:45
    Có sách hướng dẫn nuôi dạy trẻ
    thân thiện với môi trường,
  • 0:45 - 0:47
    sách dạy trẻ không mắc chứng cuồng ăn,
  • 0:47 - 0:50
    giúp trẻ chống lại bệnh tật,
  • 0:50 - 0:53
    cả loại sách
    khiến tôi hơi choáng.
  • 0:53 - 0:56
    Có sách hướng dẫn dạy trẻ
    nói hai thứ tiếng,
  • 0:56 - 0:58
    ngay cả khi bạn chỉ
    nói một thứ tiếng ở nhà.
  • 0:58 - 1:03
    Có sách hướng dẫn trẻ
    hiểu biết về tài chính,
  • 1:03 - 1:06
    có đầu óc khoa học,
  • 1:06 - 1:09
    hay dạy trẻ thành
    thần đồng yoga.
  • 1:09 - 1:12
    Chỉ thiếu mỗi sách
    dạy thằng bé tháo ngòi
  • 1:12 - 1:13
    bom nguyên tử,
  • 1:13 - 1:20
    Vô vàn dạy dỗ
    cho mọi thứ trên đời.
  • 1:20 - 1:22
    Tất cả những cuốn đó
    đều có ý định tốt.
  • 1:22 - 1:27
    Chắc trong số đó,
    có nhiều cuốn hay.
  • 1:27 - 1:31
    Nhưng gộp lại,
    thì rất tiếc,
  • 1:31 - 1:33
    tôi không thấy
    lợi ích gì
  • 1:33 - 1:37
    khi nhìn vào giá sách đó.
  • 1:37 - 1:39
    Tôi thấy sự lo lắng.
  • 1:39 - 1:42
    Tôi thấy một tượng đài
    màu kẹo khổng lồ
  • 1:42 - 1:45
    cho nỗi sợ hãi hoang mang
    của chúng ta,
  • 1:45 - 1:48
    và nó làm tôi muốn biết,
  • 1:48 - 1:50
    tại sao việc nuôi dạy
    con cái của chúng ta
  • 1:50 - 1:52
    lại đưa tới
    vô số nỗi khổ
  • 1:52 - 1:54
    và nhiều bối rối đến vậy?
  • 1:54 - 1:57
    Sao chúng ta vẫn ngây ngô
    như đứa trẻ lên năm lên ba
  • 1:57 - 2:00
    trên những vấn đề nhân loại
  • 2:00 - 2:02
    đã thành công
    hàng thiên niên kỷ,
  • 2:02 - 2:04
    từ lâu rồi, trước khi có ban phụ huynh
  • 2:04 - 2:07
    và những trao đổi ý kiến nghiên cứu?
  • 2:07 - 2:10
    Tại sao rất nhiều
    bậc làm cha làm mẹ
  • 2:10 - 2:16
    thấy việc làm cha mẹ
    là một khủng hoảng?
  • 2:16 - 2:19
    Khủng hoảng có vẻ
    là một từ nặng,
  • 2:19 - 2:22
    nhưng có số liệu cho rằng
    nó không hề nặng.
  • 2:22 - 2:24
    Có công trình nghiên cứu có tên:
  • 2:24 - 2:28
    "Cơn khủng hoảng làm Cha Mẹ"
    xuất bản năm 1957,
  • 2:28 - 2:31
    từ những năm 50 trở đi,
  • 2:31 - 2:33
    đã có khá nhiều nghiên cứu
  • 2:33 - 2:35
    viết khá rõ ràng
  • 2:35 - 2:37
    về nỗi khổ của
    các bậc cha mẹ.
  • 2:37 - 2:41
    Các bậc cha mẹ chịu nhiều căng thẳng
    hơn người không làm cha mẹ.
  • 2:41 - 2:44
    Sự hài lòng trong hôn nhân
    của họ thấp hơn.
  • 2:44 - 2:45
    Có rất nhiều bài nghiên cứu
  • 2:45 - 2:46
    về cảm giác của cha mẹ
  • 2:46 - 2:49
    khi họ dành thời gian
    cho con cái mình,
  • 2:49 - 2:53
    và câu trả lời thường là
    cũng không hẳn là tuyệt lắm.
  • 2:53 - 2:55
    Năm ngoái, tôi gặp
    nhà nghiên cứu

  • 2:55 - 2:56
    Matthew Killingsworth
  • 2:56 - 3:00
    anh đang làm một dự án
    giàu tưởng tượng
  • 3:00 - 3:02
    là lần theo
    hạnh phúc của con người,
  • 3:02 - 3:05
    và anh ấy nói với tôi
    là anh ấy nhận ra rằng:
  • 3:05 - 3:07
    "Tương tác với bạn bè
  • 3:07 - 3:10
    tốt hơn với người bạn đời,
  • 3:10 - 3:13
    với bạn đời tốt hơn với họ hàng,
  • 3:13 - 3:17
    với họ hàng tốt hơn với người quen,
  • 3:17 - 3:19
    với người quen tốt hơn với cha mẹ,
  • 3:19 - 3:21
    với cha mẹ tốt hơn với con cái.
  • 3:21 - 3:23
    Vì con cái ngang với người lạ."
  • 3:23 - 3:25
    (Cười)
  • 3:25 - 3:30
    Nhưng vấn đề là,
  • 3:30 - 3:32
    tôi vẫn đang nhìn
    vào những gì ẩn dưới
  • 3:32 - 3:35
    những dữ liệu này ba năm nay,
  • 3:35 - 3:37
    và thấy con cái
    không phải là vấn đề,
  • 3:37 - 3:40
    có điều gì đó
    về người làm cha mẹ ở đây
  • 3:40 - 3:45
    mới là vấn đề.
  • 3:45 - 3:47
    Nói chính xác,
    tôi e rằng chúng ta không biết
  • 3:47 - 3:50
    làm cha mẹ nghĩa là gì.
  • 3:50 - 3:52
    Cha mẹ, với tư cách
    là một động từ
  • 3:52 - 3:55
    chỉ được sử dụng
    rộng rãi vào năm 1970.
  • 3:55 - 3:59
    Vai trò làm cha, làm mẹ
    của chúng ta đã thay đổi.
  • 3:59 - 4:02
    Vai trò của con cái
    cũng đã thay đổi.
  • 4:02 - 4:05
    Hết thảy chúng ta đều ứng biến
  • 4:05 - 4:07
    một cách dữ dội qua hoàn cảnh
  • 4:07 - 4:09
    cái chẳng có trong sách vở,
  • 4:09 - 4:13
    và nếu bạn là một nhạc sĩ jazz tài ba,
  • 4:13 - 4:15
    thì ngẫu hứng thật là tuyệt,
  • 4:15 - 4:17
    nhưng với những người còn lại,
  • 4:17 - 4:20
    có thể nó là một cuộc khủng hoảng.
  • 4:20 - 4:23
    Làm thế nào
    chúng ta đến được đây?
  • 4:23 - 4:26
    Sẽ thế nào nếu tất cả
    chúng ta đều tìm đường
  • 4:26 - 4:28
    trong thế giới nuôi dạy trẻ
  • 4:28 - 4:30
    mà không có
    quy tắc nào dẫn dắt?
  • 4:30 - 4:32
    Vâng, cho những người
    bắt đầu, đã có một
  • 4:32 - 4:35
    thay đổi lớn có tính lịch sử.
  • 4:35 - 4:36
    Cách đây cũng chưa lâu,
  • 4:36 - 4:39
    trẻ em phải làm việc,
    trước hết trong nông trại,
  • 4:39 - 4:42
    rồi trong nhà máy, hầm mỏ.
  • 4:42 - 4:45
    Trẻ em được xem
    là tài sản kinh tế.
  • 4:45 - 4:48
    Đến một lúc nào đó
    trong Kỷ nguyên Tiến bộ,
  • 4:48 - 4:50
    chúng ta đặt dấu chấm hết
    cho tình trạng này.
  • 4:50 - 4:52
    Chúng ta nhận ra trẻ em có quyền,
  • 4:52 - 4:54
    chúng ta cấm lao động trẻ em,
  • 4:54 - 4:56
    thay vào đó,
    ta tập trung vào giáo dục,
  • 4:56 - 4:58
    và trường học thành công việc
    mới mẻ cho đứa trẻ.
  • 4:58 - 5:02
    Tạ ơn Chúa vì điều đó.
  • 5:02 - 5:03
    Nhưng điều đó chỉ
    làm cho vai trò của cha mẹ
  • 5:03 - 5:06
    bối rối hơn theo một cách.
  • 5:06 - 5:07
    Những sự sắp xếp
    lúc trước có lẽ không
  • 5:07 - 5:09
    thuộc vấn đề đạo đức,
    mà có đi có lại.
  • 5:09 - 5:12
    Chúng ta cung cấp
    thức ăn, áo quần, nơi ở,
  • 5:12 - 5:14
    và những chỉ dẫn
    về đạo đức cho bọn trẻ,
  • 5:14 - 5:17
    và ngược lại
    chúng mang về thu nhập.
  • 5:17 - 5:22
    Một khi những đứa trẻ
    ngưng làm việc,
  • 5:22 - 5:24
    Tài chính của việc
    nuôi con thay đổi.
  • 5:24 - 5:27
    Như lời của một
    nhà xã hội học xuất sắc
  • 5:27 - 5:30
    đồng thời cực kỳ tàn nhẫn
    đã nói rằng
  • 5:30 - 5:33
    "Bọn trẻ trở nên không có giá trị về kinh tế
    nhưng vô giá về mặt tình cảm."
  • 5:33 - 5:38
    Thay vì trẻ làm việc cho chúng ta,
  • 5:38 - 5:41
    chúng ta bắt đầu làm việc cho chúng,
  • 5:41 - 5:43
    bởi vì trong vòng chỉ vài thập kỷ
  • 5:43 - 5:44
    tình hình đã trở nên rõ ràng:
  • 5:44 - 5:46
    Nếu chúng ta muốn con mình thành công,
  • 5:46 - 5:48
    trường học là không đủ.
  • 5:48 - 5:51
    Ngày nay, hoạt động ngoại khóa
    là công việc mới của trẻ
  • 5:51 - 5:56
    nhưng nó cũng là
    công việc của chúng ta,
  • 5:56 - 5:58
    vì chúng ta ốp
    con ra sân đá bóng .
  • 5:58 - 6:01
    Lượng bài tập khổng lồ
    là việc mới của trẻ,
  • 6:01 - 6:04
    nhưng nó cũng là
    công việc của chúng ta,
  • 6:04 - 6:05
    bởi vì chúng ta phải kiếm tra.
  • 6:05 - 6:07
    Cách đây 3 năm,
    một phụ nữ Texas
  • 6:07 - 6:10
    nói với tôi một điều
  • 6:10 - 6:11
    làm tan nát tim tôi.
  • 6:11 - 6:14
    Cô ấy nói thản nhiên
  • 6:14 - 6:18
    "Bài tập về nhà của con
    là bữa tối mới"
  • 6:18 - 6:23
    Tầng lớp trung lưu bỏ tất cả thời gian
  • 6:23 - 6:25
    sức lực và nguồn lực vào con cái,
  • 6:25 - 6:29
    cho dù tầng lớp trung lưu
  • 6:29 - 6:30
    càng ngày càng ít
    những thứ để cho.
  • 6:30 - 6:34
    Hầu hết các bà mẹ
    dành nhiều thời gian hơn cho con
  • 6:34 - 6:37
    so với năm 1965,
  • 6:37 - 6:39
    khi đó đa số phụ nữ không ở
    trong lực lượng lao động.
  • 6:39 - 6:45
    Có thể dễ hơn cho cha mẹ
  • 6:45 - 6:47
    thực hiện vai trò mới của mình
  • 6:47 - 6:48
    nếu họ biết phải chuẩn bị
    cái gì cho con cái.
  • 6:48 - 6:52
    Đây là một điều nữa
    làm các cha mẹ hiện đại
  • 6:52 - 6:54
    thấy rất bối rối.
  • 6:54 - 6:56
    Không biết liệu
    trí khôn của chúng ta,
  • 6:56 - 7:00
    nếu có,
    sẽ có ích gì cho con cái không.
  • 7:00 - 7:02
    Thế giới đang thay đổi chóng mặt,
  • 7:02 - 7:03
    ta không thể nói chắc.
  • 7:03 - 7:05
    Điều này đúng
    cả khi tôi còn rất trẻ.
  • 7:05 - 7:07
    Khi là một đứa trẻ,
    chính xác là khi họccấp 3,
  • 7:07 - 7:10
    tôi được bảo rằng sẽ mù tịt
  • 7:10 - 7:12
    trong một nền kinh tế toàn cầu mới
  • 7:12 - 7:14
    nếu tôi không biết tiếng Nhật.
  • 7:14 - 7:19
    Và với niềm kính trọng người Nhật,
  • 7:19 - 7:21
    sự thể không thành như vậy.
  • 7:21 - 7:24
    Bây giờ, có những cha mẹ trung lưu
  • 7:24 - 7:26
    ám ảnh việc dạy trẻ tiếng Trung
  • 7:26 - 7:29
    có lẽ họ đang bận tâm điều gì đó,
  • 7:29 - 7:31
    nhưng chúng ta không chắc được.
  • 7:31 - 7:34
    Bởi vì không đoán được tương lai,
  • 7:34 - 7:37
    lại là người lo lắng
    cho con cái, chúng ta
  • 7:37 - 7:39
    chuẩn bị cho trẻ
  • 7:39 - 7:41
    tất cả những điều
    có thể cho tương lai,
  • 7:41 - 7:44
    chỉ mong một cố gắng nhỏ
    nào đó sẽ được đền đáp.
  • 7:44 - 7:48
    Chúng ta dạy trẻ chơi cờ,
  • 7:48 - 7:50
    nghỉ rằng biết đâu
    chúng cần kỹ năng phân tích.
  • 7:50 - 7:53
    Ta cho trẻ chơi
    trò chơi đồng đội,
  • 7:53 - 7:55
    nghĩ rằng chúng cần
    kỹ năng hợp tác,
  • 7:55 - 7:59
    biết đâu sau chúng vào
    Harvard Business School.
  • 7:59 - 8:01
    Chúng ta dạy trẻ
    hiểu biết về tài chính
  • 8:01 - 8:04
    dạy đầu óc khoa học và
    thân thiện với môi trường
  • 8:04 - 8:08
    dạy để trẻ không mắc
    chứng cuồng ăn,
  • 8:08 - 8:11
    nhân đây
    tôi cũng xin nói hồi nhỏ
  • 8:11 - 8:13
    tôi không thân thiện với môi trường
    lại mắc chứng thích ăn.
  • 8:13 - 8:18
    Tôi xơi bao nhiêu là mỳ ống và thịt bò.
  • 8:18 - 8:23
    Và các bạn biết sao không?
    Tôi vẫn ổn.
  • 8:23 - 8:25
    Tôi trả tiền thuế.
  • 8:25 - 8:28
    Tôi có công việc ổn định.
  • 8:28 - 8:31
    Tôi thậm chí còn được
    mời đến nói chuyện tại TED.
  • 8:31 - 8:35
    Nhưng giả định hiện giờ là
  • 8:35 - 8:37
    điều trước đây là ổn
    với tôi hay gia đình tôi,
  • 8:37 - 8:40
    nay không còn đủ nữa.
  • 8:40 - 8:42
    Nên ta mới điên cuồng
    xông tới giá sách kia,
  • 8:42 - 8:45
    vì ta cảm thấy
    nều không cố hết cách,
  • 8:45 - 8:49
    thì cứ như chúng ta
    không làm gì cả.
  • 8:49 - 8:51
    và chúng ta mặc định
    bổn phận mình với con cái.
  • 8:51 - 8:56
    Do đó, thật khó định vị vai trò mới
  • 8:56 - 8:59
    của người làm cha làm mẹ.
  • 8:59 - 9:00
    Thêm vào đó nữa:
  • 9:00 - 9:03
    chúng ta cũng định vị
    nhiều vai trò mới
  • 9:03 - 9:05
    như vợ và chồng
  • 9:05 - 9:06
    vì đa phần phụ nữ thời nay
    cũng là lực lượng lao động.
  • 9:06 - 9:10
    Theo tôi, đây là một lý do nữa,
  • 9:10 - 9:11
    khiến việc làm cha mẹ
    như là khủng hoảng.
  • 9:11 - 9:14
    Ta không có luật lệ,
    không kịch bản, không quy tắc
  • 9:14 - 9:16
    cho những gì phải làm
    khi bạn có con
  • 9:16 - 9:19
    khi cả cha và mẹ
    đều là lao động chính.
  • 9:19 - 9:22
    Nhà văn Michael Lewis đã từng diễn đạt
  • 9:22 - 9:25
    điều này rất chi là hay,
  • 9:25 - 9:26
    Ông nói con đường chắc nhất
  • 9:26 - 9:28
    khiến một cặp vợ chồng cãi nhau
  • 9:28 - 9:30
    là đi ăn tối với một cặp vợ chồng khác
  • 9:30 - 9:33
    cặp này có sự phân chia lao động
  • 9:33 - 9:34
    khác biệt ít nhiều so với cặp kia,
  • 9:34 - 9:38
    vì cuộc trò chuyện
    trên xe trên đường về nhà
  • 9:38 - 9:42
    diễn ra đại loại thế này:
  • 9:42 - 9:44
    "Đấy, anh có thấy sáng nào Dave
  • 9:45 - 9:49
    cũng đưa con đi học không?"
  • 9:49 - 9:53
    (Cười)
  • 9:53 - 9:57
    Vì có không quy định nào
    nói rõ ai làm gì
  • 9:58 - 10:00
    trong thế giới mới bạo liệt này,
    nên các cặp vợ chồng cãi nhau,
  • 10:00 - 10:03
    và mỗi bố mỗi mẹ đều có
  • 10:03 - 10:07
    những lời phàn nàn hợp lẽ.
  • 10:07 - 10:08
    Những người mẹ có xu hướng
  • 10:08 - 10:10
    làm nhiều việc một lúc khi ở nhà,
  • 10:10 - 10:12
    còn những người bố, khi ở nhà,
  • 10:12 - 10:15
    chỉ làm được một việc.
  • 10:15 - 10:18
    Có người đàn ông ở nhà
    thì điều bực mình là
  • 10:18 - 10:20
    một lúc anh ta chỉ làm một việc.
  • 10:20 - 10:24
    Thực ra, UCLA vừa rồi
    đã làm một nghiên cứu
  • 10:24 - 10:27
    tìm kiếm hình trạng chung nhất
  • 10:27 - 10:29
    của những thành viên trong
    một gia đình trung lưu.
  • 10:29 - 10:32
    Đoán thử xem nó thế nào?
  • 10:32 - 10:34
    Đó là bố thì ở
    trong phòng một mình.
  • 10:34 - 10:36
    Theo Báo cáo về
    Sử dụng Thời gian ở nước Mỹ,
  • 10:36 - 10:38
    bà mẹ vẫn làm gấp 2 lần ông bố
    khi chăm sóc con cái,
  • 10:38 - 10:39
    vẫn tốt hơn so với
    thời Erma Bombeck
  • 10:39 - 10:42
    nhưng tôi vẫn nghĩ rằng,
    những gì bà ấy viết
  • 10:42 - 10:46
    là rất thích đáng:
  • 10:46 - 10:48
    "Tôi không một mình trong phòng tắm
    từ tháng Mười."
  • 10:48 - 10:51
    (Cười)
  • 10:51 - 10:55
    Vấn đề là đây: Đàn ông
    đang làm rất nhiều việc.
  • 10:55 - 10:59
    Họ dành thời gian
    chơi với con cái nhiều hơn
  • 10:59 - 11:04
    so với thời gian
    cha họ đã dành cho họ.
  • 11:04 - 11:06
    Trung bình, họ làm việc nhiều giờ
  • 11:06 - 11:09
    hơn vợ họ,
  • 11:09 - 11:11
    và họ chân thành mong muốn
  • 11:11 - 11:13
    làm ông bố tốt và tận tụy.
  • 11:15 - 11:16
    Ngày nay, chính những ông bố
    chứ không phải các bà mẹ,
  • 11:16 - 11:20
    là người phải chịu đựng sự
    chồng lấn giữa công việc và gia đình.
  • 11:20 - 11:24
    Theo cả hai cách,
    tiện thể mà nói,
  • 11:24 - 11:26
    nếu bạn nghĩ điều đó khó
    cho một gia đình truyền thống
  • 11:26 - 11:28
    để phân chia vai trò mới,
  • 11:28 - 11:30
    hãy tưởng tượng
    nó khó đến thế nào
  • 11:30 - 11:32
    cho gia đình đặc biệt:
  • 11:32 - 11:34
    những gia đình có 2 người cha,
    gia đình có 2 người mẹ,
  • 11:34 - 11:36
    hay gia đình chỉ có cha
    hoặc mẹ đơn thân.
  • 11:36 - 11:38
    Họ thật sự phải
    rất tháo vát để mà sống.
  • 11:38 - 11:42
    Hiện nay, ở những nước tiến bộ hơn,
  • 11:42 - 11:46
    thứ lỗi cho tôi vì những lời sáo rỗng
  • 11:46 - 11:49
    và viện dẫn, vâng,
    ở Thụy Điển,
  • 11:49 - 11:52
    cha mẹ có thể dựa vào nhà nước
  • 11:52 - 11:55
    để tìm sự hỗ trợ.
  • 11:55 - 11:57
    Có nhiều nước nhận thức được
  • 11:57 - 11:59
    sự lo lắng và vai trò thay đổi
  • 11:59 - 12:01
    của người cha và mẹ.
  • 12:01 - 12:03
    Không may là nước Mỹ
    không ở trong số đó,
  • 12:03 - 12:06
    do đó nếu bạn
    đang thắc mắc rằng nước Mỹ
  • 12:06 - 12:08
    có gì chung với
    Papua New Guinea và Liberia,
  • 12:08 - 12:14
    thì nó là đây:
  • 12:14 - 12:17
    Chúng ta không có chính sách cho
    phép nghỉ đẻ mà vẫn hưởng lương.
  • 12:17 - 12:20
    Chúng ta là một trong tám
    quốc gia không có chính sách này.
  • 12:20 - 12:28
    Trong thời đại
    đầy lo lắng căng thẳng này,
  • 12:28 - 12:31
    chỉ có một mục đích
  • 12:31 - 12:35
    mọi bậc cha mẹ đều có thể đồng ý,
  • 12:35 - 12:37
    bất kể họ là ai
  • 12:37 - 12:38
    mẹ sư tử hay mẹ híp-py,
    mẹ gấu hay mẹ cọp,
  • 12:38 - 12:43
    đó là hạnh phúc của con cái
    là quan trọng hơn cả.
  • 12:43 - 12:47
    Đây là ý nghĩa
  • 12:47 - 12:49
    của việc nuôi dạy
    con cái trong độ tuổi
  • 12:49 - 12:51
    chúng không có
    giá trị về kinh tế
  • 12:51 - 12:53
    nhưng lại vô giá về tình cảm.
  • 12:53 - 12:55
    Chúng ta là những người chăm sóc
    cho lòng tự trọng của con,
  • 12:55 - 12:59
    Có một điều tâm niệm
    không cha mẹ nào nghi ngờ là,
  • 12:59 - 13:03
    "Tất cả điều tôi muốn
    là các con tôi được hạnh phúc."
  • 13:03 - 13:08
    Và đừng hiểu lầm tôi:
  • 13:08 - 13:10
    Tôi nghĩ hạnh phúc là mục tiêu
    tuyệt vời cho một đứa trẻ.
  • 13:10 - 13:15
    Nhưng đó cũng là điều khó nắm bắt.
  • 13:15 - 13:19
    Hạnh phúc và sự tự tin,
  • 13:19 - 13:23
    dạy trẻ không phải như
  • 13:23 - 13:25
    dạy chúng cày một mảnh đất.
  • 13:25 - 13:26
    hay dạy chúng đạp xe đạp.
  • 13:26 - 13:29
    Ở đây không có chương trình nào.
  • 13:29 - 13:31
    Hạnh phúc và tự tin có thể
    là sản phẩm phụ
  • 13:31 - 13:35
    nhưng không thể tự nó
    là mục tiêu.
  • 13:35 - 13:38
    Niềm hạnh phúc của trẻ em
  • 13:38 - 13:40
    là một gánh nặng không công bằng
    đặt lên vai người làm cha làm mẹ.
  • 13:40 - 13:44
    Và hạnh phúc là một gánh nặng
    càng không công bằng
  • 13:44 - 13:46
    khi đặt lên vai đứa trẻ.
  • 13:46 - 13:49
    Và tôi phải nói với bạn rằng,
  • 13:49 - 13:51
    tôi nghĩ điều đó dẫn đến
    sự quá đáng kỳ cục.
  • 13:51 - 13:55
    Chúng ta quá lo lắng
  • 13:55 - 13:58
    để bảo vệ con trẻ
    khỏi những xấu xa của thế giới
  • 13:58 - 14:01
    tới mức chúng ta muốn bảo vệ
    chúng khỏi "Phố Sesame".
  • 14:01 - 14:06
    Tôi muốn nói đùa một chút
    về chuyện này,
  • 14:06 - 14:08
    nếu bạn phải ra ngoài và mua
  • 14:08 - 14:10
    vài tập DVD mới nhất của
    "Sesame Street".
  • 14:10 - 14:13
    như tôi đã làm khi nhớ nhà,
  • 14:13 - 14:16
    bạn sẽ thấy lời cảnh báo ngay từ đầu
  • 14:16 - 14:20
    rằng nội dung này
    không phù hợp
  • 14:20 - 14:22
    cho trẻ em.
  • 14:22 - 14:24
    (Cười)
  • 14:24 - 14:26
    Tôi có thể nhắc lại không?
  • 14:26 - 14:27
    Nội dung nguyên thủy
    của "Sesame Street"
  • 14:27 - 14:30
    không phù hợp với trẻ em.
  • 14:30 - 14:33
    Khi được hỏi về điều này
    bởi tờ NY Times,
  • 14:33 - 14:37
    người sản xuất phim
    đưa ra nhiều lý do.
  • 14:37 - 14:40
    Một là quái vật Cookie
    hút thuốc bằng tẩu
  • 14:40 - 14:43
    trong một vở kịch rồi nuốt khói.
  • 14:43 - 14:45
    Hình tượng xấu.
    Tôi không biết.
  • 14:45 - 14:46
    Nhưng điều ám ảnh tôi
  • 14:46 - 14:49
    là cô ấy nói rằng cô ấy không biết
  • 14:49 - 14:52
    liệu Oscar Ground có thể được phát minh
    ra hôm nay hay không
  • 14:52 - 14:56
    bởi vì ông ấy cũng đã rất tuyệt vọng.
  • 14:56 - 15:01
    Tôi không thể nói điều này
    làm tôi đau khổ đến nhường nào.
  • 15:01 - 15:03
    (Cười)
  • 15:03 - 15:05
    Bạn đang nhìn thấy một người phụ nữ
  • 15:05 - 15:07
    có bảng chu kỳ của Muppets
  • 15:07 - 15:10
    treo trên tường phòng ngủ của cô.
  • 15:10 - 15:13
    bảng chu kỳ Muppets gây sốc,
    ngay trên tường
  • 15:13 - 15:17
    Đấy là cảnh con trai tôi ngày nó ra đời
  • 15:18 - 15:23
    hôm ấy tôi bị gây mê morphine.
  • 15:23 - 15:25
    Tôi phải đẻ chỉ huy ngoài dự kiến.
  • 15:25 - 15:29
    Ngay cả khi đang mê vì thuốc,
  • 15:29 - 15:33
    tôi vẫn cố hình dung rõ một điều
  • 15:33 - 15:36
    khi lần đầu tiên tôi ôm con tôi.
  • 15:36 - 15:38
    Tôi thì thầm vào tai nó.
  • 15:38 - 15:40
    Tôi nói: "Mẹ sẽ cố hết sức
    không làm tổn thương con."
  • 15:40 - 15:49
    Đấy chính là lời thề của Hippôcrat
  • 15:49 - 15:51
    tôi thậm chí không biết thế.
  • 15:51 - 15:54
    Nhưng tôi cảm thấy lúc này
  • 15:54 - 15:57
    rằng lời thề của Hippôcrat
  • 15:57 - 15:59
    là điều còn quan trọng
    hơn hạnh phúc.
  • 15:59 - 16:03
    Thực tế, người cha mẹ nào
    cũng nói cho bạn biết,
  • 16:03 - 16:07
    làm được điều đó là cực khó.
  • 16:07 - 16:10
    Tất cả chúng ta đều đã làm
    những điều gây tổn thương
  • 16:10 - 16:14
    cầu xin Chúa giúp ta sửa lỗi.
  • 16:14 - 16:20
    Tôi nghĩ trong một thời đại khác
  • 16:20 - 16:23
    chúng ta không đặt ra những
    yêu cầu như thế cho chính mình
  • 16:23 - 16:27
    điều quan trọng là
    chúng ta đều nhớ rằng
  • 16:27 - 16:31
    vào lần sau khi tim ta đập mạnh
  • 16:31 - 16:35
    khi nhìn vào những giá sách
  • 16:35 - 16:39
    tôi không chắc làm thê nào
    tạo ra những quy tắc mới
  • 16:40 - 16:44
    cho thế giới,
  • 16:44 - 16:45
    nhưng tôi nghĩ rằng
  • 16:45 - 16:48
    bởi khao khát cháy bỏng
    có những đứa con hạnh phúc,
  • 16:48 - 16:52
    chúng ta có thể đã gánh lấy
    một cái ách đạo đức sai lầm
  • 16:52 - 16:55
    tôi thấy một mục đích tốt hơn
  • 16:55 - 16:56
    tôi dám nói hợp đạo lý hơn
  • 16:56 - 16:59
    là tập trung để làm cho
    các con tôi nên hữu ích
  • 16:59 - 17:01
    trở nên có phẩm hạnh
  • 17:01 - 17:03
    và giản dị mong rằng
    hạnh phúc sẽ đến với chúng
  • 17:03 - 17:05
    bởi trái tốt lành của việc chúng làm
  • 17:05 - 17:08
    nhờ thành tích trong công việc
  • 17:08 - 17:10
    và lòng yêu thương chúng đã
    cảm nhận được từ chúng ta.
  • 17:10 - 17:13
    Đấy là điều không có trong kịch bản.
  • 17:13 - 17:18
    Cũng không phải
    là một chương trình mới,
  • 17:18 - 17:22
    chúng ta đi theo
    những điều rất xưa
  • 17:22 - 17:25
    tử tế, siêng năng, yêu thương -
  • 17:25 - 17:31
    và hạnh phúc và lòng tự tôn
    tự nó theo đó mà đến.
  • 17:31 - 17:35
    Tôi nghĩ nếu chúng ta
    làm được điều đó,
  • 17:35 - 17:37
    lũ trẻ chắc chắn sẽ ổn,
  • 17:37 - 17:41
    cha mẹ chúng cũng vui thay,
  • 17:41 - 17:45
    cả hai đều thấy tốt hơn.
  • 17:45 - 17:49
    Cám ơn.
  • 17:49 - 17:53
    (Vỗ tay)
Title:
Với người làm cha làm mẹ, hạnh phúc là điều cao xa
Speaker:
Jennifer Senior
Description:

Giá sách dành cho những bậc làm cha làm mẹ thật đồ sộ - đó là "một tượng đài kẹo màu khổng lồ khiến tất cả chúng ta kinh hoàng," nhà văn Jennifer Senior viết. Tại sao cha mẹ có nhiều nỗi lo đến thế? Vì mục tiêu của các bậc cha mẹ trung lưu hiện đại là gây dựng cho những đứa con hạnh phúc, đây thật là điều khó nắm bắt. Trong bài nói chuyện thẳng thắn này, diễn giả nêu ra cho ta những mục tiêu nhân từ hơn và khả thi hơn.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
18:11

Vietnamese subtitles

Revisions