Return to Video

Các không gian công cộng thổi hồn vào đô thị như thế nào?

  • 0:01 - 0:03
    Khi con người nghĩ về đô thị,
  • 0:03 - 0:05
    họ có xu hướng nghĩ về
    những điều nhất định.
  • 0:05 - 0:07
    Họ nghĩ về cao ốc và phố phường,
  • 0:07 - 0:10
    các toà nhà chọc trời,
    và những chiếc taxi ồn ào.
  • 0:10 - 0:12
    Nhưng khi tôi nghĩ về đô thị,
  • 0:12 - 0:14
    tôi nghĩ đến con người.
  • 0:14 - 0:17
    Nền tảng của đô thị là con người.
  • 0:17 - 0:19
    Những nơi con người đi đến
  • 0:19 - 0:21
    và những nơi con người gặp gỡ
  • 0:21 - 0:24
    là cốt lõi cho sự vận hành của một đô thị.
  • 0:24 - 0:27
    Vậy quan trọng hơn cả
    các toà nhà trong đô thị
  • 0:27 - 0:30
    chính là những không gian công cộng
    xen kẽ chúng.
  • 0:30 - 0:33
    Và hiện nay, nhiều trong những thay đổi
  • 0:33 - 0:34
    rõ rệt nhất của các đô thị
  • 0:34 - 0:38
    lại diễn ra tại
    các không gian công cộng này.
  • 0:38 - 0:42
    Nên tôi tin là các không gian công cộng
    tươi vui, đầy sức sống
  • 0:42 - 0:45
    là mấu chốt để quy hoạch
    nên một đô thị tuyệt vời.
  • 0:45 - 0:48
    Những không gian này
    thổi hồn vào một đô thị.
  • 0:48 - 0:52
    Nhưng điều gì làm nên cái hồn
    của một không gian công cộng?
  • 0:52 - 0:56
    Điều gì thu hút con người đến
    các không gian công cộng thành công,
  • 0:56 - 0:58
    và điều gì ở các nơi thất bại
  • 0:58 - 1:01
    khiến con người tránh xa?
  • 1:01 - 1:04
    Tôi nghĩ, nếu trả lời được
    những câu hỏi này,
  • 1:04 - 1:08
    tôi có thể đóng góp một phần không nhỏ
    cho thành phố của mình.
  • 1:08 - 1:10
    Nhưng một trong những điều hơi lạ ở tôi
  • 1:10 - 1:13
    là tôi chuyên nghiên cứu hành vi động vật,
  • 1:13 - 1:17
    và tôi dùng kĩ năng này
    không phải để nghiên cứu hành vi của động vật
  • 1:17 - 1:20
    mà để nghiên cứu cách người dân thành thị
  • 1:20 - 1:22
    sử dụng các không gian chung
    trong thành phố.
  • 1:22 - 1:26
    Một trong những không gian đầu tiên
    mà tôi nghiên cứu
  • 1:26 - 1:29
    là một công viên nhỏ xíu tên Paley Park
  • 1:29 - 1:31
    ở trung tâm Manhattan.
  • 1:31 - 1:35
    Không gian nhỏ này
    đã trở thành một hiện tượng nhỏ,
  • 1:35 - 1:38
    và vì nó ảnh hưởng sâu sắc
  • 1:38 - 1:39
    đến người dân New York,
  • 1:39 - 1:44
    nó đã để lại trong tôi
    một ấn tượng rất mạnh.
  • 1:44 - 1:46
    Tôi đã nghiên cứu công viên này
    từ lúc khởi nghiệp
  • 1:46 - 1:48
    vì nó được xây
  • 1:48 - 1:49
    bởi cha dượng của tôi,
  • 1:49 - 1:52
    vì thế tôi biết những nơi như Paley Park
  • 1:52 - 1:54
    không tự nhiên mà được yêu mến.
  • 1:54 - 1:57
    Tôi nhận thấy rằng
    những nơi như thế đòi hỏi
  • 1:57 - 1:58
    một sự cống hiến hết mình
  • 1:58 - 2:02
    và sự chú ý đến từng chi tiết.
  • 2:02 - 2:03
    Nhưng điều gì lại khiến nơi này
  • 2:03 - 2:07
    đặc biệt và thu hút con người đến thế?
  • 2:07 - 2:10
    Khi ngồi tại đây và quan sát cẩn thận,
  • 2:10 - 2:12
    điều đầu tiên tôi để ý đến là
  • 2:12 - 2:15
    những chiếc ghế thoải mái,
    có thể di chuyển.
  • 2:15 - 2:17
    Mọi người có thể đến đây, tìm một chiếc ghế,
  • 2:17 - 2:21
    di chuyển nó một chút, và ngồi một lát,
  • 2:21 - 2:23
    và rồi thật thú vị,
  • 2:23 - 2:26
    chính con người thu hút thêm con người,
  • 2:26 - 2:28
    và một điều trái khoáy là tôi cảm thấy bình yên hơn
  • 2:28 - 2:30
    khi có con người xung quanh.
  • 2:30 - 2:32
    Và nơi này xanh tươi.
  • 2:32 - 2:36
    Công viên nhỏ này đem đến những điều
    mà người New York ao ước:
  • 2:36 - 2:39
    sự thoải mái và sự xanh tươi.
  • 2:39 - 2:40
    Nhưng tôi tự hỏi
  • 2:40 - 2:43
    vì sao không có nhiều hơn các không gian có cây xanh
  • 2:43 - 2:46
    và chỗ ngồi giống thế trong lòng thành phố,
  • 2:46 - 2:48
    nơi bạn không cảm thấy cô đơn,
  • 2:48 - 2:51
    hoặc như một kẻ xâm nhập?
  • 2:51 - 2:53
    Đáng buồn là các đô thị
  • 2:53 - 2:55
    thường không được thiết kế như thế.
  • 2:55 - 2:59
    Giờ bạn thấy một cảnh tượng quen thuộc.
  • 2:59 - 3:03
    Đây là cách mà trước giờ
    các trung tâm thương mại đã được thiết kế.
  • 3:03 - 3:06
    Chúng mang một vẻ thời thượng lạnh lùng
  • 3:06 - 3:10
    mà ta hay gắn kết với
    các kiểu kiến trúc hiện đại,
  • 3:10 - 3:12
    nhưng không có gì ngạc nhiên khi con người
  • 3:12 - 3:14
    tránh những nơi như thế.
  • 3:14 - 3:16
    Chúng không chỉ có vẻ xa cách,
  • 3:16 - 3:19
    chúng còn trông đầy nguy hiểm.
  • 3:19 - 3:22
    Ý tôi là, bạn sẽ ngồi ở đâu?
  • 3:22 - 3:25
    Bạn sẽ làm gì ở đây?
  • 3:25 - 3:28
    Nhưng các kiến trúc sư yêu chúng.
  • 3:28 - 3:32
    Chúng là nền tảng cho các tác phẩm của họ.
  • 3:32 - 3:34
    Chúng có thể hào phóng
    cho một vài bức tượng,
  • 3:34 - 3:34
    nhưng chỉ nhiêu đó thôi.
  • 3:35 - 3:38
    Và với các nhà phát triển,
    chúng thật lí tưởng.
  • 3:38 - 3:41
    Không cần tưới tắm,
    không cần bảo quản,
  • 3:41 - 3:45
    và không có những
    vị khách không mời để lo lắng.
  • 3:45 - 3:48
    Nhưng bạn không nghĩ đây là
    một điều phí phạm sao?
  • 3:48 - 3:51
    Với tôi, trở thành nhà quy hoạch đô thị
  • 3:51 - 3:53
    đồng nghĩa với khả năng thay đổi thành phố
  • 3:53 - 3:56
    nơi tôi sinh sống và yêu mến.
  • 3:56 - 3:58
    Tôi ước muốn tạo ra những nơi
  • 3:58 - 4:00
    có thể khiến bạn có được thứ cảm giác
  • 4:00 - 4:02
    như ở Paley Park,
  • 4:02 - 4:06
    và không để các nhà phát triển
    xây các trung tâm ảm đạm như vậy nữa.
  • 4:06 - 4:08
    Nhưng sau nhiều năm,
  • 4:08 - 4:10
    tôi học được rằng thật khó
  • 4:10 - 4:12
    để tạo ra các không gian công cộng
  • 4:12 - 4:15
    thành công, ý nghĩa, và tươi vui.
  • 4:15 - 4:17
    Tôi học được từ cha dượng rằng
  • 4:17 - 4:19
    những nơi như thế không tự nhiên mà có,
  • 4:19 - 4:22
    nhất là ở một thành phố như New York,
  • 4:22 - 4:25
    nơi mà từ đầu đã phải đấu tranh
    để có không gian công cộng,
  • 4:25 - 4:27
    và để nó trở nên thành công,
  • 4:27 - 4:29
    ai đó phải suy nghĩ rất kĩ
  • 4:29 - 4:31
    về tất cả mọi chi tiết.
  • 4:31 - 4:35
    Các không gian mở ở đô thị là cơ hội.
  • 4:35 - 4:39
    Đúng, chúng là cơ hội
    cho đầu tư thương mại,
  • 4:39 - 4:43
    nhưng chúng cũng là cơ hội
    cho những điều tốt đẹp chung
  • 4:43 - 4:44
    cho thành phố,
  • 4:44 - 4:48
    và hai mục tiêu đó thường trái ngược nhau,
  • 4:48 - 4:50
    và do đó gây ra mâu thuẫn.
  • 4:50 - 4:53
    Lần đầu tiên tôi phải đấu tranh
  • 4:53 - 4:56
    cho một không gian công cộng
    là ở đầu thập kỉ 80,
  • 4:56 - 4:59
    khi tôi đang là
    trưởng nhóm các nhà quy hoạch
  • 4:59 - 5:02
    tại một bãi rác khổng lồ
    tên Battery Park City
  • 5:02 - 5:04
    ở Hạ Manhattan, cạnh dòng sông Hudson.
  • 5:04 - 5:07
    Bãi cát cằn cỗi này đã bị bỏ hoang
  • 5:07 - 5:09
    trong 10 năm,
  • 5:09 - 5:11
    và chúng tôi biết
    nếu không tìm được một nhà phát triển
  • 5:11 - 5:14
    trong vòng 6 tháng, nó sẽ phá sản.
  • 5:14 - 5:16
    Thế là chúng tôi nảy ra
    một ý tưởng đột phá,
  • 5:16 - 5:18
    gần như điên rồ.
  • 5:18 - 5:20
    Thay vì xây một công viên
  • 5:20 - 5:22
    để bù hao cho các sự phát triển sau này,
  • 5:22 - 5:24
    sao không đảo ngược cách thức
  • 5:24 - 5:27
    và xây trước một không gian công cộng
  • 5:27 - 5:29
    nhỏ nhưng cao cấp,
  • 5:29 - 5:32
    và xem liệu nó có thay đổi được gì không.
  • 5:32 - 5:36
    Chúng tôi chỉ đủ ngân sách
    để làm một phần nhỏ
  • 5:36 - 5:40
    của con đường ven sông tương lai,
  • 5:40 - 5:43
    nên bất cứ thứ gì chúng tôi xây
    đều phải hoàn hảo.
  • 5:43 - 5:46
    Để chắc chắn, tôi đề nghị
  • 5:46 - 5:48
    xây một mô hình
  • 5:48 - 5:52
    bằng gỗ, với tỉ lệ thật,
    của ban công và bờ kè.
  • 5:52 - 5:55
    Và khi tôi ngồi xuống chiếc ghế mô hình đó
  • 5:55 - 5:58
    với các đám cát còn xoáy quanh,
  • 5:58 - 6:01
    ban công đã đập ngay vào tầm mắt,
  • 6:01 - 6:04
    che hết tầm nhìn và huỷ hoại trải nghiệm
  • 6:04 - 6:06
    tại bờ sông của tôi.
  • 6:06 - 6:09
    Nên bạn thấy đó, các chi tiết
    thật sự có thể tạo ra sự khác biệt.
  • 6:09 - 6:13
    Nhưng thiết kế không chỉ
    liên quan đến vẻ ngoài,
  • 6:13 - 6:19
    nó còn là cảm giác của cơ thể
    khi bạn ngồi tại đó, trong không gian đó,
  • 6:19 - 6:22
    và tôi tin rằng
    một thiết kế thành công luôn dựa trên
  • 6:22 - 6:26
    những trải nghiệm cá nhân ấy.
  • 6:26 - 6:30
    Trong tấm ảnh này,
    mọi thứ đều trông tươm tất,
  • 6:30 - 6:33
    nhưng bờ đá granit đấy, các ngọn đèn này,
  • 6:33 - 6:35
    lưng tựa của băng ghế kia,
  • 6:35 - 6:36
    những hàng cây con,
  • 6:36 - 6:39
    và rất nhiều nơi khác nhau để ngồi
  • 6:39 - 6:42
    đều là những cuộc đấu tranh nhỏ
    để biến dự án này
  • 6:42 - 6:46
    thành một nơi mọi người muốn đến.
  • 6:46 - 6:50
    Kết quả đáng giá của việc này
    là 20 năm sau
  • 6:50 - 6:52
    khi Michael Bloomberg đề cử tôi
  • 6:52 - 6:54
    làm uỷ viên ban quy hoạch
  • 6:54 - 6:56
    và cho tôi đảm nhiệm việc tạo diện mạo
  • 6:56 - 6:58
    cho cả thành phố New York.
  • 6:58 - 7:00
    Chính ngày hôm đó, ông ấy bảo tôi rằng
  • 7:00 - 7:02
    dân số thành phố New York dự kiến
  • 7:02 - 7:05
    sẽ tăng từ 8 lên 9 triệu người.
  • 7:05 - 7:06
    Và ông ấy hỏi,
  • 7:06 - 7:08
    “Vậy bà sẽ để
  • 7:08 - 7:11
    một triệu dân New York mới vào đâu?”
  • 7:11 - 7:14
    Thiệt tình là, tôi cũng không biết.
  • 7:14 - 7:15
    Các bạn biết đấy,
  • 7:15 - 7:19
    New York đề cao việc thu hút dân nhập cư,
  • 7:19 - 7:22
    nên chúng tôi hào hứng
    về khả năng tăng trưởng này,
  • 7:22 - 7:25
    nhưng thật tình,
    chúng tôi sẽ phát triển ra đâu đây
  • 7:25 - 7:29
    trong một thành phố đã được
    xây đến tận các ngóc ngách
  • 7:29 - 7:31
    và được bao bọc bởi sông?
  • 7:31 - 7:33
    Làm cách nào để tìm chỗ ở
  • 7:33 - 7:35
    cho quá nhiều dân New York mới như thế?
  • 7:35 - 7:37
    Và nếu không thể mở rộng diện tích,
  • 7:37 - 7:39
    có thể đó là điều tốt,
  • 7:39 - 7:42
    thì các nơi ở mới sẽ được xây ở đâu?
  • 7:42 - 7:43
    Còn ô tô thì sao?
  • 7:47 - 7:47
    Thành phố không thể chứa thêm
    bất kì chiếc ô tô nào nữa.
  • 7:47 - 7:50
    Vậy chúng tôi phải làm gì đây?
  • 7:50 - 7:54
    Nếu không thể trải rộng thêm,
    chúng tôi buộc phải lên cao.
  • 7:54 - 7:55
    Và nếu phải lên cao,
  • 7:55 - 7:57
    chúng tôi cần lên cao tại những nơi
  • 7:57 - 7:59
    mà con người sẽ không cần ô tô.
  • 7:59 - 8:02
    Chúng tôi sẽ dùng một trong
    những cơ sở tốt nhất thành phố:
  • 8:02 - 8:04
    hệ thống trung chuyển.
  • 8:04 - 8:06
    Nhưng chúng tôi chưa bao giờ
  • 8:06 - 8:08
    nghĩ đến cách để tận dụng triệt để nó.
  • 8:08 - 8:11
    Và đây là đáp án cho vấn đề của chúng tôi.
  • 8:11 - 8:15
    Nếu có thể quy hoạch các công trình mới
  • 8:15 - 8:17
    xung quanh hệ thống trung chuyển,
  • 8:17 - 8:21
    chúng tôi thật sự có thể
    chịu được số dân mới,
  • 8:21 - 8:22
    chúng tôi nghĩ.
  • 8:22 - 8:25
    Đây là kế hoạch
  • 8:25 - 8:26
    cho những gì chúng tôi cần làm:
  • 8:26 - 8:29
    Chúng tôi cần phân vùng lại —
  • 8:29 - 8:33
    và phân vùng là công cụ thường ngày
    của các nhà quy hoạch —
  • 8:33 - 8:36
    và cơ bản là quy hoạch lại toàn thành phố,
  • 8:36 - 8:38
    nhắm vào các nơi
    được phép xây công trình mới
  • 8:38 - 8:40
    và cấm mọi sự khai triển
  • 8:40 - 8:42
    tại các khu phố nhiều ô tô,
  • 8:42 - 8:44
    mang phong cách ngoại thành.
  • 8:44 - 8:48
    Đây là một ý tưởng quá đỗi tham vọng,
  • 8:48 - 8:50
    tham vọng vì kế hoạch này
  • 8:50 - 8:54
    cần được duyệt bởi các cộng đồng dân cư.
  • 8:54 - 8:57
    Vậy làm sao để
    giải quyết việc này?
  • 8:57 - 9:00
    Lắng nghe.
    Thế là tôi bắt đầu lắng nghe,
  • 9:00 - 9:03
    thật sự, tôi đã phải lắng nghe hàng nghìn giờ
  • 9:03 - 9:05
    chỉ để gây dựng lòng tin.
  • 9:05 - 9:07
    Bạn biết đó, các cộng đồng dân cư biết rõ
  • 9:07 - 9:09
    bạn hiểu khu phố của họ hay không.
  • 9:09 - 9:13
    Đây không phải điều có thể giả vờ.
  • 9:13 - 9:15
    Và tôi bắt đầu đi bộ.
  • 9:15 - 9:18
    Tôi không nhớ mình
    đã đi qua bao nhiêu khu nhà,
  • 9:18 - 9:21
    trong các tháng hè oi bức,
    trong những trời đông giá lạnh,
  • 9:21 - 9:23
    năm này qua năm khác,
  • 9:23 - 9:25
    chỉ để hiểu được
  • 9:25 - 9:27
    ADN của mỗi khu phố
  • 9:27 - 9:30
    và cảm giác của mỗi con đường.
  • 9:30 - 9:33
    Tôi trở thành
    một chuyên gia phân vùng siêu đẳng,
  • 9:33 - 9:34
    Tôi tìm cách giải quyết
  • 9:34 - 9:36
    các lo ngại của người dân
  • 9:36 - 9:37
    qua việc phân vùng này.
  • 9:37 - 9:40
    Từng chút một, từng con phố một,
  • 9:40 - 9:41
    từng khu nhà một,
  • 9:41 - 9:43
    chúng tôi bắt đầu đặt giới hạn độ cao
  • 9:43 - 9:45
    cho các công trình mới
  • 9:45 - 9:48
    có thể dễ dàng hình dung
    và gần hệ thống trung chuyển.
  • 9:48 - 9:50
    Sau 12 năm ròng rã,
  • 9:50 - 9:53
    chúng tôi đã phân vùng lại
  • 9:53 - 9:55
    124 khu phố,
  • 9:55 - 9:58
    40 phần trăm của thành phố,
  • 9:58 - 10:02
    12,500 khu nhà, để bây giờ,
  • 10:02 - 10:06
    90 phần trăm
    các công trình mới tại New York
  • 10:06 - 10:08
    đều cách một trạm trung chuyển
    10 phút đi bộ.
  • 10:08 - 10:11
    Nói theo cách khác, dân cư ở đây
  • 10:11 - 10:13
    không cần sở hữu ô tô.
  • 10:13 - 10:17
    Phân vùng là công việc mệt mỏi
  • 10:17 - 10:20
    và hao tốn năng lượng và quan trọng,
  • 10:20 - 10:23
    nhưng nó chưa bao giờ là nhiệm vụ của tôi.
  • 10:23 - 10:26
    Bạn không thấy được
    và không cảm nhận được sự phân vùng.
  • 10:26 - 10:28
    Nhiệm vụ của tôi luôn là tạo ra
  • 10:28 - 10:30
    các không gian công cộng tuyệt vời.
  • 10:30 - 10:34
    Ở các khu vực được quy hoạch
    cho sự phát triển mạnh,
  • 10:34 - 10:36
    tôi đã quyết tâm tạo ra những không gian
  • 10:36 - 10:39
    có khả năng thay đổi đời sống
    của dân cư nơi đó.
  • 10:39 - 10:41
    Những gì các bạn đang thấy từng là
  • 10:41 - 10:43
    2 dặm của một bờ sông xuống cấp, bỏ hoang
  • 10:43 - 10:45
    tại khu Greenpoint
  • 10:45 - 10:47
    và Williamsburg ở Brooklyn,
  • 10:47 - 10:50
    không có đường để đến
    và hoàn toàn vô dụng.
  • 10:50 - 10:53
    Việc quy hoạch ở đây cực kì lớn,
  • 10:53 - 10:56
    nên tôi cảm thấy mình có nghĩa vụ tạo ra
  • 10:56 - 10:59
    những công viên thật đẹp ở ven sông,
  • 10:59 - 11:02
    và tôi giành rất nhiều thời gian
  • 11:02 - 11:05
    trên từng mét vuông của bản vẽ.
  • 11:05 - 11:07
    Tôi muốn đảm bảo rằng
  • 11:07 - 11:09
    các lối từ công viên ra bờ sông
    sẽ phủ rợp bóng cây,
  • 11:09 - 11:12
    rằng sẽ có cây cỏ và hoa lá ở mọi nơi,
  • 11:12 - 11:16
    và, dĩ nhiên, rất rất nhiều chỗ để ngồi.
  • 11:16 - 11:19
    Thật tình thì, tôi cũng không hình dung được nó sẽ như thế nào
  • 11:19 - 11:21
    Tôi phải có niềm tin.
  • 11:21 - 11:24
    Nhưng tôi đã đặt mọi thứ
    mình đã học và nghiên cứu
  • 11:24 - 11:26
    vào các bản vẽ này.
  • 11:26 - 11:27
    Và rồi nó được khánh thành,
  • 11:27 - 11:31
    và tôi phải nói với bạn rằng,
    nó ngoài sức tưởng tượng.
  • 11:31 - 11:33
    Mọi người từ khắp nơi trên thành phố
  • 11:33 - 11:34
    đổ về những công viên này.
  • 11:34 - 11:38
    Tôi biết chúng đã thay đổi
    đời sống của dân cư nơi đây,
  • 11:38 - 11:40
    nhưng nó cũng thay đổi cách người New York
  • 11:40 - 11:42
    nghĩ về thành phố của họ.
  • 11:42 - 11:44
    Tôi hay đến đây và quan sát mọi người
  • 11:44 - 11:45
    leo lên chiếc phà nhỏ
  • 11:45 - 11:47
    nối giữa các khu vực của thành phố,
  • 11:47 - 11:49
    và tôi không biết vì sao,
  • 11:49 - 11:50
    nhưng tôi hoàn toàn xúc động
  • 11:50 - 11:52
    trước việc mọi người dùng chiếc phà này
  • 11:52 - 11:55
    như thể nó đã ở đây từ trước đến giờ.
  • 11:55 - 11:58
    Còn đây là một công viên mới
    ở Hạ Manhattan.
  • 11:58 - 12:01
    Bạn biết đấy, bờ sông của Hạ Manhattan
  • 12:01 - 12:04
    từng là một đống bừa bộn
    trước ngày 11 tháng 9.
  • 12:04 - 12:05
    Wall Street thực chất không giáp sông
  • 12:05 - 12:08
    vì không có cách nào để đến bờ sông này.
  • 12:08 - 12:12
    Và sau sự kiện 11 tháng 9,
    thành phố có rất ít kiểm soát.
  • 12:12 - 12:13
    Nhưng tôi nghĩ nếu chúng tôi đến
  • 12:13 - 12:16
    Tập Đoàn Phát Triển Hạ Manhattan
  • 12:16 - 12:19
    để mua lại 2 dặm
  • 12:19 - 12:20
    của bờ sông xuống cấp này,
  • 12:20 - 12:22
    nó sẽ có ảnh hưởng rất lớn
  • 12:22 - 12:25
    đến việc xây dựng lại Hạ Manhattan.
  • 12:25 - 12:26
    Và y như rằng.
  • 12:26 - 12:29
    Hạ Manhattan cuối cùng
    đã có bờ sông công cộng
  • 12:29 - 12:31
    ở cả ba hướng.
  • 12:31 - 12:34
    Tôi thật sự yêu công viên này.
  • 12:34 - 12:36
    Bạn biết không,
    ban công giờ buộc phải cao hơn,
  • 12:36 - 12:39
    nên chúng tôi đặt các ghế cao ở rìa,
  • 12:39 - 12:41
    bạn có thể đến gần mặt nước đến mức
  • 12:41 - 12:42
    bạn thật sự ở trên nó.
  • 12:42 - 12:44
    Và hãy để ý đến thiết kế rộng và phẳng
  • 12:44 - 12:46
    của tay vịn ban công để bạn có thể
  • 12:46 - 12:48
    đặt bữa trưa hoặc máy tính lên.
  • 12:48 - 12:49
    Và tôi yêu lúc con người đến đây
  • 12:49 - 12:51
    và nhìn lên và nói,
  • 12:51 - 12:55
    “Wow, Brooklyn kìa, nó gần thật”.
  • 12:55 - 12:58
    Vậy đâu là bí quyết?
  • 12:58 - 13:00
    Làm cách nào để biến một công viên
  • 13:00 - 13:03
    thành một nơi mà con người muốn đến?
  • 13:03 - 13:06
    Thật ra, nó tuỳ thuộc vào bạn,
  • 13:06 - 13:09
    không phải với tư cách một nhà quy hoạch,
    mà với tư cách một con người.
  • 13:09 - 13:12
    Bạn đừng tập trung vào
    chuyên môn thiết kế của mình.
  • 13:12 - 13:16
    Mà hãy tập trung vào trái tim của mình.
  • 13:16 - 13:19
    Ý tôi là, bạn có muốn đến đó không?
  • 13:19 - 13:21
    Bạn có muốn nán lại không?
  • 13:21 - 13:23
    Bạn có thể thấy nó
    từ trong ra ngoài không?
  • 13:23 - 13:26
    Có người khác ở đó không?
  • 13:26 - 13:28
    Nó có xanh và thân thiện không?
  • 13:28 - 13:31
    Bạn có tìm thấy
    chỗ ngồi riêng cho mình không?
  • 13:31 - 13:34
    Bây giờ, khắp thành phố New York,
  • 13:34 - 13:36
    có những nơi mà bạn có thể
  • 13:36 - 13:38
    tìm thấy chỗ ngồi riêng cho mình.
  • 13:38 - 13:40
    Những nơi từng là bãi đỗ xe
  • 13:40 - 13:43
    đã trở thành các quán cà phê vỉa hè.
  • 13:43 - 13:45
    Nơi từng là đường xe chạy của Broadway
  • 13:45 - 13:47
    hiện nay đã có bàn và ghế.
  • 13:47 - 13:50
    Nơi mà 12 năm trước
    các quán cà phê vỉa hè bị cấm,
  • 13:50 - 13:52
    thì nay chúng ở khắp nơi.
  • 13:52 - 13:55
    Nhưng để những nơi này
    được sử dụng cho nhu cầu công cộng
  • 13:55 - 13:56
    không hề dễ,
  • 13:56 - 13:59
    và còn khó hơn để giữ chúng như thế.
  • 13:59 - 14:01
    Vậy bây giờ tôi sẽ kể cho bạn nghe
  • 14:01 - 14:05
    câu chuyện về một công viên rất lạ
    tên là High Line.
  • 14:05 - 14:07
    High Line từng là một đường ray xe lủa trên cao.
  • 14:07 - 14:14
    (Vỗ tay)
  • 14:14 - 14:16
    High Line từng là một đường ray xe lửa trên cao
  • 14:16 - 14:18
    nối thông ba khu phố
  • 14:18 - 14:19
    ở Bờ Tây Manhattan,
  • 14:19 - 14:21
    và khi tàu hoả ngừng chạy,
  • 14:21 - 14:23
    đường ray trở thành một cảnh quan tự nhiên,
  • 14:23 - 14:26
    như kiểu một khu vườn trên trời.
  • 14:26 - 14:28
    Và lần đầu tiên nhìn thấy nó
  • 14:28 - 14:31
    khi tôi leo lên đường ray cũ kĩ đó,
  • 14:31 - 14:34
    tôi đã say nắng
    y như cách bạn say nắng một con người,
  • 14:34 - 14:35
    đúng như vậy.
  • 14:35 - 14:37
    Và khi được bổ nhiệm,
  • 14:37 - 14:40
    việc cứu hai phân khúc
    của đường ray High Line khỏi sự phá dỡ
  • 14:40 - 14:42
    trở thành ưu tiên hàng đầu
  • 14:42 - 14:45
    và cũng là dự án quan trọng nhất của tôi.
  • 14:45 - 14:50
    Tôi biết rằng nếu tôi không dành đủ sự quan tâm cho High Line,
  • 14:50 - 14:52
    thì một ngày nào đó, nó sẽ bị phá bỏ.
  • 14:52 - 14:54
    Và công viên High Line,
  • 14:54 - 14:56
    dù được biết đến rộng rãi
  • 14:56 - 14:58
    và hết sức nổi tiếng,
  • 14:58 - 15:02
    lại là không gian công cộng
    gây nhiều tranh cãi nhất trong thành phố.
  • 15:02 - 15:05
    Bạn có thể nhìn thấy một công viên đẹp,
  • 15:05 - 15:07
    nhưng không phải ai cũng thấy điều đó.
  • 15:07 - 15:10
    Bạn biết đó, các lợi ích thương mại
  • 15:10 - 15:13
    sẽ luôn chống lại
    những không gian công cộng.
  • 15:13 - 15:15
    Bạn có thể nói,
  • 15:15 - 15:17
    “Thật tuyệt vời
  • 15:17 - 15:19
    khi có hơn bốn triệu người
    trên khắp thế giới
  • 15:19 - 15:21
    đến thăm công viên High Line”.
  • 15:21 - 15:25
    Vậy mà, một nhà phát triển chỉ thấy
    một điều duy nhất: khách hàng.
  • 15:25 - 15:28
    "Này, sao không dẹp các bụi cây đó đi
  • 15:28 - 15:30
    và thay bằng các cửa hàng dọc High Line?
  • 15:30 - 15:32
    Điều này không tuyệt sao?
  • 15:32 - 15:34
    Không phải nó sẽ mang lại nhiều tiền
    hơn cho thành phố sao?"
  • 15:34 - 15:37
    Nhưng không, điều đó chẳng tuyệt vời chút nào.
  • 15:37 - 15:40
    High Line sẽ trở thành trung tâm mua sắm,
    không phải công viên.
  • 15:40 - 15:47
    (Vỗ tay)
  • 15:47 - 15:49
    Và bạn biết không, nó có thể
  • 15:49 - 15:51
    đem đến nhiều tiền hơn cho thành phố,
  • 15:51 - 15:55
    nhưng một đô thị cần có tầm nhìn xa
  • 15:55 - 15:58
    về những điều tốt đẹp cho cả một cộng đồng.
  • 15:58 - 16:02
    Rất gần đây, phân khúc cùng của High Line,
  • 16:02 - 16:02
    nhịp thứ ba của High Line,
  • 16:02 - 16:05
    nhịp chót của High Line,
  • 16:05 - 16:08
    đã phải chống lại sự tranh giành
    của các nhà phát triển,
  • 16:08 - 16:10
    khi mà một số những người này
  • 16:10 - 16:13
    đang thi công trên 1 triệu rưỡi mét vuông
  • 16:13 - 16:15
    tại Hudson Yards, gần ngay phân khúc này.
  • 16:15 - 16:17
    Họ đến gặp tôi và bảo rằng
  • 16:17 - 16:20
    họ “tạm thời tháo rời”
  • 16:20 - 16:22
    phân đoạn thứ ba, phân đoạn cuối cùng đó.
  • 16:22 - 16:25
    Có lẽ với họ, High Line không phù hợp
  • 16:25 - 16:28
    với hình ảnh một đô thị
    của các toà nhà chọc trời lấp lánh
  • 16:28 - 16:29
    trên đồi.
  • 16:29 - 16:32
    Có lẽ nó chỉ cản đường họ.
  • 16:32 - 16:34
    Nhưng dù gì đi nữa, phải mất chín tháng
  • 16:34 - 16:37
    đàm phán liên tục mỗi ngày
  • 16:37 - 16:39
    để kí được thoả thuận
  • 16:39 - 16:41
    cấm việc đập bỏ phân đoạn này,
  • 16:41 - 16:45
    và điều này xảy ra chỉ hai năm trước thôi.
  • 16:45 - 16:47
    Bạn thấy đó, dù một không gian công cộng
  • 16:47 - 16:50
    có nổi tiếng và thành công đến mấy,
  • 16:50 - 16:52
    đừng bao giờ cho rằng
    đó là điều hiển nhiên.
  • 16:52 - 16:55
    Các không gian công cộng luôn —
    hãy nhớ rằng —
  • 16:55 - 16:59
    chúng luôn cần những những con người có tầm nhìn
  • 16:59 - 17:02
    trước hết là giành chúng
    cho nhu cầu công cộng,
  • 17:02 - 17:06
    sau đó là thiết kế chúng
    theo nhu cầu của cộng đồng,
  • 17:06 - 17:08
    bảo trì chúng để đảm bảo rằng
  • 17:08 - 17:10
    chúng giành cho mọi người,
  • 17:10 - 17:12
    và rằng chúng không bị vi phạm, xâm chiếm,
  • 17:12 - 17:15
    bỏ hoang, hoặc phớt lờ.
  • 17:15 - 17:17
    Nếu có một điều
  • 17:17 - 17:20
    mà tôi đã học được
    với tư cách một nhà quy hoạch đô thị,
  • 17:20 - 17:23
    thì đó là không gian công cộng
    có sức mạnh.
  • 17:23 - 17:27
    Sức mạnh này không chỉ được đo bằng
    số người sử dụng chúng,
  • 17:27 - 17:28
    mà còn là con số lớn những người
  • 17:28 - 17:31
    yêu quý thành phố của họ hơn
  • 17:31 - 17:34
    khi biết rằng chúng có ở đó.
  • 17:34 - 17:37
    Không gian công cộng có thể thay đổi
    cách bạn sống tại một đô thị,
  • 17:37 - 17:39
    cách bạn cảm nhận về một đô thị,
  • 17:39 - 17:43
    việc bạn chọn đô thị này hay đô thị khác,
  • 17:43 - 17:46
    và nó cũng là một trong
    những lí do quan trọng nhất
  • 17:46 - 17:49
    khiến bạn sống trong một đô thị.
  • 17:49 - 17:51
    Tôi tin một đô thị thành công
  • 17:51 - 17:54
    cũng như một buổi tiệc vui nhộn.
  • 17:54 - 17:58
    Con người ở lại vì họ
    có một thời gian tuyệt vời.
  • 17:58 - 18:00
    Xin cảm ơn.
  • 18:00 - 18:06
    (Vỗ tay)
  • 18:06 - 18:10
    Xin cảm ơn. (Vỗ tay)
Title:
Các không gian công cộng thổi hồn vào đô thị như thế nào?
Speaker:
Amanda Burden
Description:

Hơn 8 triệu người sống chen chúc tại thành phố New York. Điều gì khiến cho việc này khả thi? Một phần là do những không gian công cộng tuyệt vời tại đây -- từ các công viên bé xíu đến những con đường dọc ven sông -- nơi con người có thể dạo chơi. Amanda Burden đã giúp quy hoạch nên một số các không gian công cộng mới nhất thành phố, và đáng ngạc nhiên là bà làm việc này dựa trên những hiểu biết của mình về hành vi động vật. Bà chia sẻ những thử thách bất ngờ của việc quy hoạch nên những công viên mà con người yêu mến -- và vì sao việc ấy lại quan trọng.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
18:28

Vietnamese subtitles

Revisions