Return to Video

Thế giới bí mật trong các viện bảo tàng lịch sử tự nhiên - Joshia Drew

  • 0:07 - 0:09
    Khi nghĩ tới bảo tàng lịch sử tự nhiên,
  • 0:09 - 0:14
    bạn thường hình dung đến khu trưng bày
    với những cổ vật xa xưa,
  • 0:14 - 0:15
    như khủng long,
  • 0:15 - 0:16
    thiên thạch,
  • 0:16 - 0:18
    và đá quý.
  • 0:18 - 0:21
    Nhưng đằng sau vẻ ngoài
  • 0:21 - 0:25
    chỉ trưng bày khoảng 1% các bộ sưu tập
    của viện bảo tàng đó
  • 0:25 - 0:30
    còn có những phòng thí nghiệm bí mật
    là nơi các sáng kiến khoa học được tìm ra.
  • 0:30 - 0:31
    Đằng sau những cánh cửa bí mật
  • 0:31 - 0:34
    và tầng lầu mà thang máy
    không đưa bạn đến,
  • 0:34 - 0:37
    bạn sẽ tìm thấy những cửa sổ
    dẫn đến những thế giới kì diệu.
  • 0:37 - 0:42
    Những mê cung đầy phòng thí nghiệm
    là chốn tôn nghiêm của khoa học
  • 0:42 - 0:46
    chứa vô số các mẫu vật đa dạng.
  • 0:46 - 0:50
    Ở đây, các nhà nghiên cứu nỗ lực
    làm sáng tỏ bí mật của tiến hóa,
  • 0:50 - 0:51
    nguồn gốc vũ trụ,
  • 0:51 - 0:54
    và lịch sử của trái đất.
  • 0:54 - 0:57
    Một bảo tàng có thể
    có đến vài triệu mẫu vật.
  • 0:57 - 1:00
    Bảo tàng Lịch Sử Tự Nhiên Mỹ
    ở New York
  • 1:00 - 1:04
    có tận 32.000.000 mẫu vật.
  • 1:04 - 1:06
    Ta xem thử vài thứ trong đó nào.
  • 1:06 - 1:09
    Nhà khoa học đã tìm ra chính xác
    khi nào và ở đâu nó được tìm thấy
  • 1:09 - 1:14
    và dùng những kĩ thuật định tuổi
    để xác định khi nào nó được tạo ra.
  • 1:14 - 1:17
    Làm như vậy cả triệu lần,
    những thực vật,
  • 1:17 - 1:18
    động vật,
  • 1:18 - 1:19
    khoáng sản,
  • 1:19 - 1:20
    hóa thạch,
  • 1:20 - 1:25
    và các cổ vật này mở ra cánh cửa
    về tỉ năm về trước
  • 1:25 - 1:28
    tới mọi vùng đất trên thế giới.
  • 1:28 - 1:30
    Khi xuất hiện vấn đề cần nghiên cứu,
  • 1:30 - 1:35
    các nhà khoa học sẽ đi qua cánh cửa này
    để kiếm chứng các giả thuyết về quá khứ.
  • 1:35 - 1:40
    Ví dụ, những năm 1950,
    quần thể chim ăn thịt gồm
  • 1:40 - 1:41
    chim ưng,
  • 1:41 - 1:42
    cú,
  • 1:42 - 1:45
    và đại bàng giảm số lượng đột ngột,
  • 1:45 - 1:49
    rất nhiều loài, trong đó có cả
    đại bàng đầu trắng,
  • 1:49 - 1:51
    có nguy cơ tuyệt chủng.
  • 1:51 - 1:55
    May thay, những nhà khoa học
    ở bảo tàng Field ở Chicago
  • 1:55 - 1:58
    đã thu thập được trứng
    của những loài chim ăn thịt này.
  • 1:58 - 2:02
    Họ phát hiện ra rằng
    vỏ trứng trước đây dày hơn
  • 2:02 - 2:04
    và mỏng dần qua thời gian
  • 2:04 - 2:10
    khi chất trừ sâu DDT bắt đầu
    được phun ngoài đồng ruộng.
  • 2:10 - 2:12
    DDT diệt côn trùng rất tốt,
  • 2:12 - 2:16
    nhưng khi chim đến và
    ăn đám côn trùng chết,
  • 2:16 - 2:19
    DDT thâm nhập vào cơ thể chúng.
  • 2:19 - 2:21
    Nó đi theo chuỗi thức ăn
  • 2:21 - 2:26
    và được hấp thụ bởi chim ăn thịt
    với nồng độ cao,
  • 2:26 - 2:28
    điều này làm trứng chúng mỏng đi
  • 2:28 - 2:32
    và không đủ sức để chống đỡ
    cho chim non được ấp.
  • 2:32 - 2:34
    Trứng ốp lết có ở khắp mọi nơi
  • 2:34 - 2:36
    cho đến khi các nhà khoa học
    ở bảo tàng Field tại Chiacago
  • 2:36 - 2:38
    và các viện nghiên cứu khác
  • 2:38 - 2:40
    khám phá ra điều bí ẩn và cứu nguy.
  • 2:40 - 2:43
    Bảo tàng Field, nước Mỹ mang ơn bạn.
  • 2:43 - 2:45
    Bảo tàng lịch sử tự nhiên
    đã đi xuyên quá khứ
  • 2:45 - 2:48
    và khám phá ra vô số bí ẩn khoa học khác.
  • 2:48 - 2:51
    Các nhà khoa học ở viện bảo tàng
    đã dùng những mẫu vật
  • 2:51 - 2:53
    để xác định hệ gene của người Neanderthal,
  • 2:53 - 2:56
    tìm ra gene quy định lông đỏ của ma mút,
  • 2:56 - 3:01
    và định chính xác nơi
    cá mập cổ khổng lồ sinh sản.
  • 3:01 - 3:04
    Có khoảng 900 bảo tàng
    lịch sử tự nhiên trên thế giới,
  • 3:04 - 3:07
    và mỗi năm, họ tiến hành những
    khám phá và nghiên cứu mới
  • 3:07 - 3:11
    về lịch sử Trái Đất cũng như
    hiện tại và tương lai của nó.
  • 3:11 - 3:14
    Bộ sưu tập bảo tàng còn giúp ta
    hiểu về những mối đe dọa hiện tại,
  • 3:14 - 3:16
    như hiện tượng biến đổi khi hậu
  • 3:16 - 3:18
    ảnh hưởng đến thế giới như thế nào.
  • 3:18 - 3:20
    Ví dụ, những nhà tự nhiên học
    đã thu thập mẫu vật
  • 3:20 - 3:24
    hơn 100 năm qua ở hồ Walden,
  • 3:24 - 3:27
    nơi được nhắc đến trong
    tác phẩm của Henry David Thoreau.
  • 3:27 - 3:30
    Nhờ những nhà tự nhiên học
    xếp Thoreau vào những con số,
  • 3:30 - 3:33
    ta biết được thực vật ở hồ Walden
  • 3:33 - 3:38
    đang nở hoa sớm hơn ba tuần
    so với 150 năm trước đây.
  • 3:38 - 3:41
    Vì mọi thứ thay đổi vô cùng chậm chạp,
  • 3:41 - 3:45
    người ta khó có thể nhận ra
    những thay đổi này trong vài thập kỉ,
  • 3:45 - 3:47
    nhưng nhờ vào những bảo tàng,
  • 3:47 - 3:52
    chúng ta có được những ghi chép
    tiết lộ thế giới đang thay đổi ra sao.
  • 3:52 - 3:54
    Nên lần sau khi tham quan
    bảo tàng lịch sử tự nhiên,
  • 3:54 - 3:57
    hãy nhớ rằng bạn chỉ đang thấy một phần
  • 3:57 - 4:01
    của một kho báu khoa học khổng lồ.
  • 4:01 - 4:05
    Sau những bức tường và dưới chân bạn
    là cánh cửa đi đến thế giới bị lãng quên.
  • 4:05 - 4:07
    Ai mà biết được?
  • 4:07 - 4:12
    Ngày nào đó, một nhà khoa học tương lai
    sẽ đi xuyên qua chúng và nhìn thấy bạn.
Title:
Thế giới bí mật trong các viện bảo tàng lịch sử tự nhiên - Joshia Drew
Description:

Xem bài học đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/the-hidden-worlds-within-natural-history-museums-joshua-drew

Khi nghĩ tới những bảo tàng lịch sử tự nhiên, bạn thường sẽ hình dung đến những phòng trưng bày với những cổ vật xa xưa như khủng long hay thiên thạch. Nhưng đằng sau vẻ ngoài đó, còn có những phòng thí nghiệm bí mật nơi các sáng kiến khoa học được tìm ra. Joshua Drew sẽ dẫn chúng ta đến những thế giới bí mật đó.

Bài học soạn bởi Joshua Drew, minh họa bởi Provincia Studio.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:27

Vietnamese subtitles

Revisions