Return to Video

Các tia từ ngoài trái đất giúp ta hiểu về vũ trụ như thế nào - Veronica Bindi

  • 0:08 - 0:12
    Chúng ta có thể biết bao nhiêu
    về vũ trụ ngoài thiên hà của ta?
  • 0:12 - 0:14
    Kính viễn vọng Hubble
    cho phép ta quan sát
  • 0:14 - 0:18
    những vật thể ở cách xa ta
    13 tỉ năm ánh sáng.
  • 0:18 - 0:22
    Thế nhưng, điều này vẫn chưa giúp ta
    trả lời hết những thắc mắc như:
  • 0:22 - 0:25
    "Vũ từ được tạo nên từ gì?'
  • 0:25 - 0:29
    "Nguyên tố nào có nhiều nhất
    trong vũ trụ?"
  • 0:29 - 0:33
    "Trong vũ trụ có tồn tại những loại
    vật chất chưa được khám phá ra không?"
  • 0:33 - 0:38
    "Có tổn tại những ngôi sao và thiên hà
    phản vật chất không?"
  • 0:38 - 0:42
    Những câu hỏi này không thể được giải đáp
    chỉ bằng những hình ảnh bình thường,
  • 0:42 - 0:45
    nhưng sẽ ra sao nếu có những thông điệp
    cung cấp cho ta dữ liệu
  • 0:45 - 0:47
    từ những nơi rất xa trong vũ trụ
  • 0:47 - 0:50
    vượt xa tầm với của
    các nhà nghiên cứu hay các vệ tinh?
  • 0:50 - 0:57
    Thật sự là có, "những sứ giả không gian"
    đó chính là tia vũ trụ.
  • 0:57 - 1:00
    Victor Hess đã khám phá ra tia vũ trụ
    vào năm 1912
  • 1:00 - 1:05
    khi ông bắt đầu nghiên cứu về sự thay đổi
    về mức độ phóng xạ trong khí quyển,
  • 1:05 - 1:08
    cái mà được cho là phát ra
    từ vỏ Trái Đất.
  • 1:08 - 1:12
    Hess lấy số liệu khi đang bay trên
    khinh khí cầu vào ngày nhật thực,
  • 1:12 - 1:15
    và ông đã phát chứng minh rằng
    mức độ phóng xạ càng tăng
  • 1:15 - 1:20
    khi càng lên cao và
    mặt trời không thể là nguồn gốc của nó.
  • 1:20 - 1:23
    Một kết luận gây bắt ngờ là
    bức xạ không đến từ nơi nào
  • 1:23 - 1:28
    trên Trái Đất mà đến từ vũ trụ.
  • 1:28 - 1:32
    Vũ trụ của ta
    được tạo nên bởi rất nhiều vật thể.
  • 1:32 - 1:38
    Hàng tỉ ngôi sao với tất cả hình dạng,
    hố đen, hạt nhân vũ trụ,
  • 1:38 - 1:41
    các hành tinh, tiểu hành tinh
    và nhiều thứ khác.
  • 1:41 - 1:46
    Trong khi có sự thay đổi lớn, như khi một
    ngôi sao lớn phát nổ thành siêu tân tinh,
  • 1:46 - 1:50
    hàng tỉ mảnh vụn
    sẽ bị bắn vào không gian.
  • 1:50 - 1:52
    Mặc dù chúng được gọi là tia,
  • 1:52 - 1:55
    tia vũ trụ chứa những mảnh vật chất
    có mức năng lượng cao
  • 1:55 - 1:58
    chứ không phải là
    phô - tông mà đã tạo nên tia sáng.
  • 1:58 - 2:01
    Trong khi ánh sáng phát ra từ vụ nổ
    đi theo đường thẳng
  • 2:01 - 2:03
    với tốc độ cực nhanh,
  • 2:03 - 2:05
    các mảnh vật chất bị giữ lại
    bởi các đường cong
  • 2:05 - 2:09
    của sóng điện từ tạo ra bởi vụ nổ.
  • 2:09 - 2:12
    Băng tới lui qua những
    đường điện trường, các mảnh vật chất
  • 2:12 - 2:17
    được tăng tốc tới vận tốc
    gần bằng ánh sáng trước khi thoát ra.
  • 2:17 - 2:21
    Có rất nhiều tia vũ trụ trong vũ trụ,
    và có vài mảnh vật chất đã di chuyển
  • 2:21 - 2:24
    trong vũ trụ cả hàng tỉ năm trước khi
    đến Trái Đất.
  • 2:24 - 2:28
    Khi tia vũ trụ đi vào bầu khí quyển,
    chúng va chạm với các phân tử ở đó
  • 2:28 - 2:31
    tạo nên tia vũ trụ thứ cấp với
  • 2:31 - 2:35
    những mảnh vật chất nhẹ hơn và
    có mức năng lượng thấp hơn ban đầu.
  • 2:35 - 2:37
    Hầu hết chúng đều bị hấp thụ
    vào khí quyển,
  • 2:37 - 2:42
    nhưng một số tia thì có thể tới mặt đất
    và kể cả xuyên qua cơ thể người.
  • 2:42 - 2:45
    Ở mực nước biển, bức xạ khá thấp.
  • 2:45 - 2:49
    Nhưng người sống ở độ cao lớn hơn,
  • 2:49 - 2:53
    ví dụ như người làm ngành hàng không
    thì sẽ tiếp xúc nhiều với tia vũ trụ hơn.
  • 2:53 - 2:56
    Điều làm cho tia vũ trụ trở thành
    "sứ giả" có ích
  • 2:56 - 2:59
    đó là chúng mang những
    dấu tích nguồn gốc của chúng trước đó.
  • 2:59 - 3:03
    Bằng cách nghiên cứu mật độ
    của các mảnh vật chất,
  • 3:03 - 3:06
    các nhà khoa học đã xác định được
    sự phong phú của các nguyên tố,
  • 3:06 - 3:10
    như Hy-đrô và Heli trong vũ trụ.
  • 3:10 - 3:13
    Nhưng tia vũ trụ còn cung cấp
    những thông tin thú vị hơn nữa
  • 3:13 - 3:16
    về kết cấu của vũ trụ.
  • 3:16 - 3:21
    Một thí nghiệm
    tên là Máy đo phổ từ anpha, A.M.S,
  • 3:21 - 3:24
    đã được cài đặt ở Trạm Vũ trụ Quốc tế,
  • 3:24 - 3:26
    chứa nhiều máy dò có thể đo
  • 3:26 - 3:33
    vận tốc của tia vũ trụ, đường đi, bức xạ,
    vật chất và năng lượng,
  • 3:33 - 3:37
    cũng như các mảnh vụn đó là vật chất
    hay là phản vật chất.
  • 3:37 - 3:40
    Trong khi rất khó để phân biệt cả hai
  • 3:40 - 3:45
    sự đối lập giữa chúng cho phép ta phát
    hiện ra chúng bằng nam châm.
  • 3:45 - 3:50
    Máy đo quang phổ từ anpha đang đo
    được 50 triệu mảnh vụn mỗi ngày
  • 3:50 - 3:54
    với những thông tin về từng mảnh được
    gửi từ trạm vũ trụ
  • 3:54 - 3:57
    đến văn phòng điều khiển A.M.S ở CERN.
  • 3:57 - 3:59
    Trong những năm tới,
  • 3:59 - 4:03
    người ta mong đợi sẽ tìm ra thông tin ngạc
    nhiên và hữu ích về phản vật chất,
  • 4:03 - 4:05
    khả năng tồn tại của vật chất tối,
  • 4:05 - 4:08
    và những cách để giảm nhẹ ảnh hưởng
  • 4:08 - 4:11
    của phóng xạ vũ trụ
    khi du hành trong không gian.
  • 4:11 - 4:15
    Khi chúng ta chờ đợi những phát hiện mới,
    hãy nhìn lên bầu trời đêm,
  • 4:15 - 4:18
    và bạn sẽ có thể thấy
    Trạm Vũ trụ Quốc tế,
  • 4:18 - 4:22
    nơi mà Máy đo phổ từ Anpha đang tiếp nhận
    những tin nhắn nhỏ bé
  • 4:22 - 4:24
    mà lại mang rất nhiều bí mật của vũ trụ.
Title:
Các tia từ ngoài trái đất giúp ta hiểu về vũ trụ như thế nào - Veronica Bindi
Description:

Xem toàn bộ bài học ở: http://ed.ted.com/lessons/how-cosmic-rays-help-us-understand-the-universe-veronica-bindi

Chúng ta chỉ biết được 4% những gì tạo nên vũ trụ. Chúng ta có thể biết thêm được cái gì nằm ngoài thiên hà của chúng ta ... và liệu có tồn tại những loại vật chất chưa được khám phá? May mắn thay, chúng ta có "sứ giả" của không gian - tia vũ trụ - để cho chúng ta dữ liệu từ những phần vũ trụ ngoài tầm với của ta. Veronica Bindi giải thích khái niệm tia vũ trụ, và làm thế nào chúng có thể cung cấp thông tin về vũ trụ mênh mông, rộng lớn kia.

Bài giảng của Veronica Bindi, hoạt hình tạo bởi TED-Ed.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:40

Vietnamese subtitles

Revisions