Return to Video

Nỗi sợ năng lượng hạt nhân ảnh hưởng đến môi trường

  • 0:01 - 0:02
    Các bạn đã nghe tin gì chưa?
  • 0:02 - 0:05
    Một cuộc cách mạng
    năng lượng sạch đang diễn ra.
  • 0:05 - 0:07
    Và ở nơi tôi sống Berkeley, California,
  • 0:07 - 0:12
    dường như mỗi ngày lại có 1 tấm pin
    mặt trời được lắp đặt,
  • 0:12 - 0:14
    xe điện trên các lối vào nhà.
  • 0:14 - 0:17
    Có lúc lượng điện của Đức lấy
    một nửa từ năng lương mặt trời,
  • 0:17 - 0:22
    Ấn Độ cũng cam kết sản xuất
    năng lượng mặt trời gấp 10 lần
  • 0:22 - 0:23
    lượng hiện có ở California,
  • 0:23 - 0:24
    vào năm 2022.
  • 0:25 - 0:27
    Thậm chí năng lượng hạt nhân cũng trở lại.
  • 0:28 - 0:31
    Bill Gates đang hợp tác với các
    kĩ sư ở Trung Quốc,
  • 0:31 - 0:34
    có tới 40 công ty cùng bắt tay
  • 0:34 - 0:37
    để tạo ra lò phản ứng hạt nhân
    chạy bằng chất thải,
  • 0:37 - 0:38
    không bị rò rỉ
  • 0:38 - 0:40
    và rẻ hơn than đá.
  • 0:40 - 0:43
    Và bạn có thể băn khoăn:
  • 0:43 - 0:45
    Vấn đề nóng lên toàn cầu
  • 0:45 - 0:48
    sẽ được giải quyết dễ dàng hơn ta nghĩ?
  • 0:49 - 0:50
    Đó là câu hỏi mà chúng ta đang thắc mắc,
  • 0:50 - 0:54
    vì thế tôi và các đồng nghiệp đã
    nghiên cứu sâu các dữ liệu.
  • 0:54 - 0:56
    Chúng tôi đã hơi hoài nghi về một số mặt
  • 0:56 - 0:58
    của cuộc cách mạng năng lượng sạch,
  • 0:58 - 1:01
    nhưng những gì chúng tôi tìm thấy
    rất đáng ngạc nhiên.
  • 1:01 - 1:05
    Điều đầu tiên là năng lượng sạch
    đang tăng lên.
  • 1:05 - 1:09
    Đây là lượng điện từ năng lượng sạch
    20 năm qua.
  • 1:09 - 1:13
    Nhưng tỉ lệ phần trăm
    lượng điện toàn cầu
  • 1:13 - 1:14
    từ nguồn năng lượng sạch,
  • 1:14 - 1:19
    lại giảm từ 36% xuống còn 31%.
  • 1:19 - 1:21
    Và nếu bạn quan tâm đến biến đổi khí hậu,
  • 1:21 - 1:23
    thì phải đi theo hướng ngược lại
  • 1:23 - 1:27
    tiến đến 100% điện từ năng lượng sạch,
  • 1:27 - 1:28
    nhanh nhất có thể.
  • 1:28 - 1:29
    Bạn có thể tự hỏi,
  • 1:29 - 1:33
    "5% lượng điện toàn cầu
    đáng bao nhiêu chứ?"
  • 1:33 - 1:35
    Đó thực chất là một số lượng lớn.
  • 1:35 - 1:38
    Tương đương với 60 nhà máy hạt nhân
  • 1:38 - 1:42
    cỡ Diablo Canyon, nhà máy hạt nhân
    của California,
  • 1:42 - 1:46
    hoặc 900 trang trại năng lượng
    mặt trời cỡ Topaz,
  • 1:46 - 1:48
    1 trong những trang trại năng lượng
    mặt trời lớn nhất thế giới,
  • 1:48 - 1:51
    và chắc chắn là lớn nhất California.
  • 1:52 - 1:55
    Lý do chính là đơn giản vì
    năng lượng hóa thạch đang tăng
  • 1:55 - 1:56
    nhanh hơn năng lượng sạch.
  • 1:56 - 1:57
    Điều này cũng dễ hiểu.
  • 1:57 - 1:59
    Rất nhiều nước nghèo trên thế giới
  • 1:59 - 2:02
    vẫn sử dụng gỗ, phân bón và than củi
  • 2:02 - 2:03
    làm nguồn năng lượng chính,
  • 2:03 - 2:05
    và họ cần nhiên liệu hiện đại.
  • 2:05 - 2:07
    Nhưng có một vấn đề khác là,
  • 2:07 - 2:11
    1 nguồn cụ thể trong số các
    nguồn năng lượng sạch đó
  • 2:11 - 2:14
    đang giảm rất mạnh,
  • 2:14 - 2:16
    chứ không chỉ giảm vừa.
  • 2:16 - 2:17
    Năng lượng hạt nhân.
  • 2:17 - 2:21
    Bạn có thể thấy sản lượng của nó giảm 7%
  • 2:21 - 2:22
    trong 10 năm qua.
  • 2:22 - 2:25
    Năng lượng mặt trời và gió đã
    tạo bước tiến lớn,
  • 2:25 - 2:28
    nên họ hay nói rằng năng lượng hạt nhân
    không quan trọng,
  • 2:28 - 2:31
    vì năng lượng mặt trời và gió
    sẽ bù đắp khoảng cách.
  • 2:31 - 2:33
    Nhưng dữ liệu cho thấy một điều khác.
  • 2:33 - 2:36
    Tổng lượng điện kết hợp từ
    năng lượng mặt trời và gió,
  • 2:36 - 2:41
    còn chưa đến một nửa
    sự suy giảm điện hạt nhân.
  • 2:42 - 2:44
    Hãy xem xét kĩ hơn ở nước Mỹ.
  • 2:44 - 2:48
    Trong vài năm gần đây, 2013, 2014
  • 2:48 - 2:51
    chúng ta đã tạm dừng
    4 nhà máy điện hạt nhân.
  • 2:51 - 2:54
    và gần như thay thế bằng
    nhiên liệu hóa thạch,
  • 2:54 - 2:58
    nên kết quả là chúng ta đã xóa sổ
  • 2:58 - 3:03
    lượng điện sạch gần bằng sản xuất
    từ năng lượng mặt trời.
  • 3:03 - 3:06
    Và nó không phải là duy nhất cho chúng ta.
  • 3:06 - 3:09
    California được cho là nơi đi đầu
    về năng lượng sạch và khí hậu,
  • 3:09 - 3:11
    nhưng khi nhìn vào dữ liệu,
  • 3:11 - 3:13
    cái ta thấy là trên thực tế,
  • 3:13 - 3:16
    California giảm khí thải chậm hơn
    tốc độ trung bình cả nước,
  • 3:16 - 3:18
    từ năm 2000 đến 2015.
  • 3:18 - 3:20
    Còn Đức thì sao?
  • 3:20 - 3:22
    Họ đang sản xuất
    nhiều năng lượng sạch.
  • 3:22 - 3:23
    Nhưng khi bạn nhìn vào dữ liệu,
  • 3:23 - 3:27
    Chất thải của Đức đã tăng lên từ năm 2009,
  • 3:27 - 3:29
    và không ai nói với bạn rằng
  • 3:29 - 3:33
    họ có thể đáp ứng cam kết
    về khí hậu vào năm 2020.
  • 3:33 - 3:35
    Lý do không khó để hiểu.
  • 3:35 - 3:38
    Mặt trời và gió cung cấp năng lượng
    10-20% thời gian,
  • 3:38 - 3:40
    có nghĩa là khi mặt trời không chiếu sáng,
  • 3:40 - 3:42
    gió không thổi,
  • 3:42 - 3:44
    vẫn cần điện cho bệnh viện,
  • 3:44 - 3:47
    nhà, thành phố, nhà máy.
  • 3:47 - 3:51
    Dù pin đã có nhiều cải tiến mới gần đây,
  • 3:51 - 3:53
    sự thực là chúng sẽ không bao giờ hiệu quả
  • 3:53 - 3:54
    như lưới điện.
  • 3:54 - 3:58
    Mỗi khi bạn sạc pin rồi rút ra,
  • 3:58 - 4:01
    nó sẽ mất khoảng 20-40% năng lượng.
  • 4:01 - 4:04
    Đó là lí do tại sao ở California,
  • 4:04 - 4:07
    chúng ta phải xử lí đống pin mặt trời
    đang có --
  • 4:07 - 4:10
    chúng ta mới có được 10% điện
    từ năng lượng mặt trời
  • 4:10 - 4:12
    khi mặt trời lặn, mọi người đi về nhà
  • 4:12 - 4:15
    bật điều hòa, tivi,
  • 4:15 - 4:17
    và mọi thiết bị khác trong nhà,
  • 4:17 - 4:19
    chúng ta cần khí đốt tự nhiên dự trữ.
  • 4:19 - 4:20
    Vậy chúng ta đang
  • 4:20 - 4:23
    chất đống khí tự nhiên bên cạnh ngọn núi.
  • 4:24 - 4:26
    Việc đó vẫn ổn trong một thời gian,
  • 4:26 - 4:29
    nhưng rồi cuối năm ngoái nó đã rò rỉ.
  • 4:29 - 4:31
    Đây là Aliso Canyon.
  • 4:31 - 4:34
    Rất nhiều khí metan đã thoát ra,
  • 4:34 - 4:37
    Tương đương nửa triệu xe ô tô trên đường.
  • 4:37 - 4:41
    Nó coi như đã thổi bay mọi cam kết
    về khí hậu của năm.
  • 4:42 - 4:43
    Thế còn Ấn Độ?
  • 4:43 - 4:46
    Đôi khi phải đi nhiều nơi
    để có được dữ liệu chính xác,
  • 4:46 - 4:48
    nên chúng tôi đến Ấn Độ
    vài tháng trước,
  • 4:48 - 4:51
    Gặp các quan chức cấp cao --
    năng lượng mặt trời, hạt nhân --
  • 4:51 - 4:53
    và họ nói,
  • 4:53 - 4:55
    " Chúng tôi đang gặp vấn đề
    nghiêm trọng hơn
  • 4:55 - 4:57
    cả Đức và California.
  • 4:57 - 5:00
    Chúng tôi không có
    dự trữ khí tự nhiên.
  • 5:00 - 5:03
    Và đó mới là bắt đầu.
  • 5:03 - 5:06
    Chúng tôi muốn đạt 100 GW vào năm 2022.
  • 5:06 - 5:08
    Nhưng năm ngoái chúng tôi
    chỉ đạt 5GW,
  • 5:08 - 5:10
    và năm trước đó cũng 5 GW."
  • 5:10 - 5:13
    Hãy xem xét kỹ hơn
    năng lượng hạt nhân.
  • 5:13 - 5:16
    Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
    của Liên Hợp Quốc
  • 5:16 - 5:19
    đã xem xét hàm lượng carbon
    của các loại nhiên liệu khác nhau,
  • 5:19 - 5:23
    và năng lượng hạt nhân thải ra rất ít,
    thậm chí ít hơn năng lượng mặt trời.
  • 5:23 - 5:27
    Rõ ràng năng lượng hạt nhân
    cung cấp rất nhiều năng lượng --
  • 5:27 - 5:29
    24 giờ 1 ngày, 7 ngày 1 tuần.
  • 5:29 - 5:33
    Trong 1 năm, 1 nhà máy có thể cung cấp
    năng lượng 92% thời gian.
  • 5:33 - 5:36
    Điều thú vị là khi bạn nhìn vào các nước
  • 5:36 - 5:39
    đã triển khai các nguồn năng lượng
    sạch khác nhau,
  • 5:39 - 5:40
    có rất ít nước làm được như vậy
  • 5:41 - 5:43
    ở tiến độ phù hợp
    để đối phó với biến đổi khí hậu.
  • 5:43 - 5:45
    Năng lượng hạt nhân có vẻ là
    lựa chọn tốt,
  • 5:45 - 5:48
    nhưng có một vấn đề lớn,
  • 5:48 - 5:50
    cái mà tôi chắc chắn các bạn
    đều biết,
  • 5:50 - 5:52
    đó là mọi người thực sự không thích nó.
  • 5:52 - 5:56
    Có 1 nghiên cứu, 1 cuộc khảo sát
    trên toàn thế giới,
  • 5:56 - 5:58
    không chỉ ở Mỹ hay Châu Âu,
  • 5:58 - 6:00
    khoảng một năm rưỡi trước đây.
  • 6:00 - 6:01
    Và điều họ thấy là
  • 6:01 - 6:05
    hạt nhân là 1 trong những loại năng lượng
    ít phổ biến nhất.
  • 6:05 - 6:07
    Thậm chí dầu còn phổ biến hơn hạt nhân.
  • 6:07 - 6:11
    Dù hạt nhân tốt hơn than đá,
  • 6:11 - 6:14
    mọi người không sợ than như sợ hạt nhân,
  • 6:14 - 6:17
    điều đó hoạt động trên
    vô thức của chúng ta.
  • 6:17 - 6:18
    Vậy chúng ta sợ điều gì?
  • 6:18 - 6:20
    Có 3 thứ.
  • 6:20 - 6:22
    Sự an toàn của các nhà máy --
  • 6:22 - 6:25
    lo ngại về sự rò rỉ và gây thiệt hại;
  • 6:25 - 6:26
    chất thải từ nhà máy;
  • 6:27 - 6:29
    và cả mối liên hệ với vũ khí.
  • 6:30 - 6:31
    Tôi nghĩ, một cách dễ hiểu,
  • 6:31 - 6:35
    các kĩ sư xem xét vấn đề này và
    tìm cách sửa chữa kĩ thuật.
  • 6:35 - 6:38
    Đó là lí do Bill Gates ở Trung Quốc
    xây lò phản ứng tiên tiến.
  • 6:38 - 6:41
    và 40 doanh nghiệp đang
    xử lý vấn đề này.
  • 6:41 - 6:43
    Bản thân tôi rất vui.
    Chúng tôi có báo cáo:
  • 6:43 - 6:46
    "Làm sao để
    năng lượng hạt nhân rẻ?"
  • 6:46 - 6:49
    Cụ thể, lò phản ứng thorium
    cho thấy nhiều hứa hẹn.
  • 6:49 - 6:51
    Khi nhà khí hậu học
    James Hansen hỏi
  • 6:51 - 6:53
    liệu tôi có muốn đến
    Trung Quốc với anh ấy xem
  • 6:53 - 6:55
    chương trình hạt nhân tiên tiến
    của Trung Quốc,
  • 6:55 - 6:57
    Tôi đã đồng ý.
  • 6:57 - 7:00
    Chúng tôi ở đó với các kĩ sư
    MIT và UC Berkeley.
  • 7:00 - 7:02
    Và tôi đã nghĩ rằng
  • 7:02 - 7:04
    Trung Quốc có thể làm được
    năng lượng hạt nhân
  • 7:04 - 7:06
    như họ đã làm được với nhiều thứ khác --
  • 7:06 - 7:10
    sản xuất lò phản ứng hạt nhân
    nhỏ trên dây chuyền,
  • 7:10 - 7:14
    vận chuyển như Iphones hay MacBooks
    và đưa đi toàn thế giới.
  • 7:14 - 7:16
    Tôi sẽ mua một cái ở nhà tại Berkeley.
  • 7:17 - 7:19
    Nhưng cái mà tôi thấy hoàn toàn khác xa.
  • 7:19 - 7:22
    Các bài phát biểu rất thú vị
    và đầy hứa hẹn;
  • 7:22 - 7:25
    họ đang làm việc với
    nhiều lò phản ứng.
  • 7:25 - 7:28
    Đến khi thử lò phản ứng thorium,
    chúng tôi đều háo hức.
  • 7:28 - 7:31
    Sau bài thuyết trình,
    họ nói đến lịch trình,
  • 7:31 - 7:33
    và họ nói,
  • 7:33 - 7:36
    "Chúng tôi sẽ có 1 lò phản ứng
    thorium muối
  • 7:36 - 7:38
    sẵn sàng bán cho toàn thế giới
  • 7:38 - 7:40
    vào năm 2040."
  • 7:41 - 7:42
    Tôi như kiểu: "Cái gì?"
  • 7:42 - 7:44
    (Cười)
  • 7:44 - 7:46
    Tôi nhìn đồng nghiệp kiểu,
  • 7:46 - 7:47
    "Xin lỗi --
  • 7:47 - 7:49
    các bạn có thể nhanh hơn không?
  • 7:49 - 7:52
    Vì chúng ta đang ở trong
    cuộc khủng hoảng khí hậu.
  • 7:53 - 7:55
    Nhân tiện thành phố của bạn
    đang rất ô nhiễm đấy."
  • 7:55 - 7:58
    Và họ đã trả lời kiểu,
  • 7:58 - 8:00
    "Tôi không chắc anh nghe được gì về
    chương trình thorium,
  • 8:00 - 8:02
    nhưng chúng tôi không có 1/3 ngân sách,
  • 8:02 - 8:05
    và cục năng lượng của anh
    thì không sẵn sàng
  • 8:05 - 8:09
    với những dữ liệu các anh có
    về lò phản ứng thử nghiệm."
  • 8:09 - 8:12
    Và tôi nói:" Tôi có một ý tưởng.
  • 8:12 - 8:15
    Anh biết anh mất đến 10 năm mô tả
    lò phản ứng chứ?
  • 8:15 - 8:17
    Hãy bỏ qua phần đó,
  • 8:17 - 8:19
    và thương mại hóa nó ngay.
  • 8:19 - 8:21
    Tiết kiệm tiền
    và thời gian đấy."
  • 8:21 - 8:24
    Người kĩ sư nhìn tôi và nói,
  • 8:24 - 8:26
    "Để tôi hỏi bạn một câu hỏi:
  • 8:26 - 8:29
    Bạn có mua 1 chiếc xe
    khi chưa nghe mô tả không?"
  • 8:30 - 8:32
    Các lò phản ứng khác thì sao?
  • 8:32 - 8:35
    Có 1 lò phản ứng đang đưa vào hoạt động
    và họ sắp bán nó.
  • 8:35 - 8:37
    Đó là 1 lò phản ứng khí
    nhiệt độ cao
  • 8:37 - 8:38
    Nó không bị rò rỉ.
  • 8:39 - 8:42
    Nhưng nó lớn và cồng kềnh,
    1 phần của sự an toàn,
  • 8:42 - 8:44
    và không ai nghĩ nó sẽ rẻ hơn
  • 8:44 - 8:46
    những lò phản ứng chúng ta có.
  • 8:46 - 8:50
    Những cái chạy bằng rác thải là
    ý tưởng hay nhưng sự thật là,
  • 8:50 - 8:52
    chúng ta chưa biết làm nó thế nào.
  • 8:52 - 8:55
    Rủi ro là nó sẽ tạo nhiều chất thải hơn,
  • 8:55 - 8:57
    và phần lớn nghĩ là nếu bao gồm cả
  • 8:57 - 9:00
    chất thải của quá trình,
  • 9:00 - 9:03
    sẽ chỉ làm chiếc máy đắt hơn,
  • 9:03 - 9:05
    chỉ thêm một bước phức tạp nữa.
  • 9:06 - 9:07
    Sự thật là,
  • 9:08 - 9:11
    chúng ta sẽ làm được bao nhiêu
    trong số đó.
  • 9:11 - 9:14
    Chúng tôi đã đến Ấn Độ hỏi về
    chương trình hạt nhân.
  • 9:14 - 9:16
    Chính phủ nói trước cuộc đàm phán
    khí hậu Paris
  • 9:16 - 9:19
    họ dự định xây 30 nhà máy hạt nhân.
  • 9:19 - 9:21
    Nhưng khi đến đây và phỏng vấn người dân
  • 9:21 - 9:23
    thậm chí xem xét tài liệu nội bộ,
  • 9:23 - 9:26
    họ nói sẽ chỉ làm khoảng 5 nhà máy.
  • 9:26 - 9:29
    Hầu hết trên thế giới,
    đặc biệt là các nước giàu,
  • 9:29 - 9:31
    họ không nói về việc xây dựng
    lò phản ứng mới,
  • 9:31 - 9:33
    Mà là phá bỏ các lò phản ứng,
  • 9:33 - 9:35
    trước khi vòng đời của nó
    kết thúc.
  • 9:35 - 9:38
    Đức đang ép các nước láng giềng
    làm điều đó.
  • 9:38 - 9:39
    Tôi đã đề cập đến nước Mỹ --
  • 9:39 - 9:44
    chúng ta có thể mất nửa số lò phản ứng
    trong 15 năm tới,
  • 9:44 - 9:47
    xóa bỏ 40% sự giảm phát thải
  • 9:47 - 9:49
    đáng lẽ phải đạt theo
    Kế hoạch Năng lượng sạch
  • 9:49 - 9:52
    Tất nhiên, Nhật Bản dừng hết
    các nhà máy hạt nhân,
  • 9:52 - 9:55
    thay thế bằng than, khí tự nhiên,
    dầu đốt,
  • 9:55 - 9:58
    và sẽ chỉ để 1/3-2/3
    hoạt động trở lại.
  • 9:58 - 10:01
    Khi đã điểm qua các con số,
  • 10:01 - 10:02
    và cộng lại --
  • 10:02 - 10:05
    bao nhiêu nhà máy điện hạt nhân
    Trung Quốc và Ấn Độ sẽ mở ra
  • 10:05 - 10:07
    trong 15 năm tới,
  • 10:07 - 10:11
    bao nhiêu nhà máy có
    nguy cơ bị xóa bỏ --
  • 10:11 - 10:13
    đây là phát hiện đáng ngạc nhiên nhất.
  • 10:13 - 10:17
    Điều chúng tôi thấy là
    thế giới có nguy cơ
  • 10:17 - 10:22
    mất đi năng lượng sạch gấp 4 lần
    lượng đã mất 10 năm qua.
  • 10:22 - 10:25
    Nói cách khác, chúng ta không ở trong
    cuộc cách mạng năng lượng sạch;
  • 10:25 - 10:28
    chúng ta đang có
    khủng hoảng năng lượng sạch.
  • 10:29 - 10:33
    Dễ hiểu vì sao các kĩ sư tìm kiếm
    cách sửa chữa kỹ thuật
  • 10:33 - 10:35
    đáp lại nỗi sợ của
    mọi người với hạt nhân.
  • 10:35 - 10:38
    Nhưng khi bạn cho đó là thách thức lớn,
  • 10:38 - 10:40
    và họ sẽ mất rất lâu để giải quyết,
  • 10:40 - 10:42
    thì có một vấn đề là:
  • 10:42 - 10:45
    sửa chữa kĩ thuật có thực sự
    giải quyết nỗi sợ của mọi người?
  • 10:46 - 10:47
    Hãy bàn đến sự an toàn.
  • 10:47 - 10:50
    Bất chấp mọi người nghĩ gì,
  • 10:50 - 10:53
    khó mà tìm ra cách làm
    năng lượng hạt nhân an toàn hơn.
  • 10:53 - 10:55
    Mọi tạp chí y học từng nhìn nhận nó --
  • 10:55 - 10:59
    đây là nghiên cứu mới nhất từ
    tập san khoa học Anh "Lancet",
  • 10:59 - 11:01
    1 trong những tập san
    uy tín nhất thế giới --
  • 11:01 - 11:04
    hạt nhân là an toàn nhất
    để tạo năng lượng đảm bảo.
  • 11:04 - 11:05
    Ai cũng sợ rủi ro.
  • 11:05 - 11:08
    Vậy hãy nhìn vào dữ liệu rủi ro --
  • 11:08 - 11:09
    Fukushima, Chernobyl --
  • 11:09 - 11:12
    Tổ chức Y tế Thế giới
    chỉ ra điều tương tự:
  • 11:12 - 11:16
    phần lớn tổn hại đến từ
    sự hoảng loạn của con người,
  • 11:16 - 11:18
    và họ hoảng loạn vì họ sợ hãi.
  • 11:18 - 11:20
    Nói cách khác,
  • 11:20 - 11:23
    thiệt hại không đến từ máy móc
  • 11:23 - 11:24
    hay bức xạ.
  • 11:24 - 11:26
    Nó đến từ sự sợ hãi.
  • 11:27 - 11:28
    Còn về chất thải?
  • 11:28 - 11:30
    Ai cũng lo lắng về chất thải.
  • 11:30 - 11:32
    Điều thú vị về chất thải là
  • 11:32 - 11:33
    nó có rất ít.
  • 11:33 - 11:35
    Đây chỉ là từ một nhà máy.
  • 11:35 - 11:38
    nếu mang tất cả chất thải hạt nhân ở Mỹ,
  • 11:38 - 11:40
    đặt vào một sân vận động,
    chồng đống lên,
  • 11:40 - 11:43
    nó sẽ chỉ cao 6.1 mét.
  • 11:43 - 11:46
    Mọi người nói nó sẽ đầu độc con người
    hay gì đó --
  • 11:46 - 11:49
    không, nó chỉ ở đó và được kiểm định.
  • 11:49 - 11:50
    Nó không nhiều lắm.
  • 11:50 - 11:54
    Ngược lại, chất thải không kiểm soát
    từ sản xuất năng lượng --
  • 11:54 - 11:57
    mà chúng ta gọi là "ô nhiễm",
    giết 7 triệu người mỗi năm,
  • 11:57 - 12:00
    đe dọa nghiêm trọng đến
    mức độ nóng lên toàn cầu.
  • 12:00 - 12:04
    Sự thật là ngay cả khi có thể
    dùng chất thải làm nhiên liệu,
  • 12:04 - 12:06
    vẫn sẽ luôn còn nhiên liệu sót lại.
  • 12:06 - 12:10
    Có nghĩa là sẽ luôn có người nghĩ
    nó là vấn đề lớn
  • 12:10 - 12:14
    với lý do có thể không nhiều như
    chất thải thực sự
  • 12:14 - 12:15
    như chúng ta nghĩ.
  • 12:15 - 12:17
    Vậy còn về vũ khí?
  • 12:17 - 12:20
    Có thể điều ngạc nhiên nhất là
    chúng ta không thể tìm ra ví dụ
  • 12:20 - 12:22
    về nước có điện hạt nhân
  • 12:22 - 12:25
    và sau đó quyết định có vũ khí hạt nhân.
  • 12:25 - 12:26
    Thực tế, nó hoạt động ngược lại.
  • 12:27 - 12:29
    Chúng tôi thấy
    cách duy nhất chúng ta biết
  • 12:29 - 12:31
    để loại bỏ lượng lớn
    vũ khí hạt nhân
  • 12:31 - 12:34
    là dùng plutonium
    trong đầu đạn hạt nhân
  • 12:34 - 12:36
    làm nhiên liệu trong nhà máy hạt nhân,
  • 12:36 - 12:40
    Nếu muốn thế giới loại bỏ
    vũ khí hạt nhân,
  • 12:40 - 12:43
    chúng ta cần nhiều
    năng lượng hạt nhân hơn nữa.
  • 12:44 - 12:47
    (Vỗ tay)
  • 12:50 - 12:51
    Khi tôi rời Trung Quốc,
  • 12:51 - 12:54
    kĩ sư đã đưa Bill Gates đến
    kéo tôi sang một bên,
  • 12:54 - 12:57
    và nói, "Michael, tôi đánh giá cao
    sự quan tâm của anh
  • 12:57 - 13:00
    trong các công nghệ
    cung cấp hạt nhân khác nhau,
  • 13:00 - 13:03
    nhưng có một vấn đề cơ bản hơn,
  • 13:03 - 13:05
    là không có đủ nhu cầu toàn cầu.
  • 13:05 - 13:08
    Chúng ta có thể sản xuất máy
    trên dây chuyền,
  • 13:08 - 13:10
    chúng ta biết làm sao
    để chúng rẻ,
  • 13:10 - 13:12
    nhưng không có người muốn chúng."
  • 13:12 - 13:17
    Hãy làm năng lượng mặt trời và gió
    hiệu quả và duy trì nó.
  • 13:17 - 13:20
    Hãy đẩy nhanh
    chương trình hạt nhân tiên tiến.
  • 13:20 - 13:23
    Tôi nghĩ chúng ta nên tăng gấp 3
    số tiền đầu tư.
  • 13:23 - 13:25
    Nhưng tôi nghĩ điều quan trọng nhất,
  • 13:25 - 13:28
    nếu muốn vượt qua
    khủng hoảng khí hậu,
  • 13:28 - 13:32
    là phải nhớ rằng nguyên nhân
    cuộc khủng hoảng năng lượng sạch
  • 13:33 - 13:35
    không từ bên trong
    máy móc của chúng ta,
  • 13:35 - 13:37
    mà là từ bên trong bản thân chúng ta.
  • 13:38 - 13:39
    Cảm ơn rất nhiều.
  • 13:39 - 13:45
    (Vỗ tay)
Title:
Nỗi sợ năng lượng hạt nhân ảnh hưởng đến môi trường
Speaker:
Michael Shellenberger
Description:

"Chúng ta không ở trong cuộc cách mạng năng lượng sạch; chúng ta đang trong cuộc khủng hoảng năng lượng" theo lời chuyên gia chính sách khí hậu Michael Shellenberger. Giải pháp đáng ngạc nhiên của ông là: hạt nhân. Trong cuộc nói chuyện đầy đam mê này, ông đã giải thích tại sao đây là thời điểm để vượt qua nỗi sợ lâu đời của công nghệ này và tại sao ông ấy và các nhà môi trường khác tin rằng đây đã là thời điểm để hạt nhân là nguồn năng lượng sạch hữu hiệu và đáng kỳ vọng

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
13:58

Vietnamese subtitles

Revisions