Return to Video

How a wound heals itself

  • 0:07 - 0:11
    Cơ quan nội tạng lớn nhất của cơ thể
    chẳng phải gan hay não bộ
  • 0:11 - 0:16
    mà là da, với tổng diện tích vào
    khoảng 20 dặm vuông ở người lớn
  • 0:16 - 0:19
    Mặc dù mỗi vùng da khác nhau có những
    đặc tính khác nhau,
  • 0:19 - 0:22
    hầu hết bề mặt da thực hiện các
    chức năng tương tự
  • 0:22 - 0:26
    ví dụ như tiết mồ hôi, cảm nhận nóng/lạnh
    và mọc lông
  • 0:26 - 0:28
    Nhưng sau khi bị thương nặng
  • 0:28 - 0:32
    vùng da vừa lành sẽ trông khác so với
    vùng da xung quanh nó
  • 0:32 - 0:36
    và có thể không phục hồi hoàn toàn như
    ban đầu trong một khoảng thời gian
  • 0:36 - 0:41
    Để hiểu được tại sao, chúng ta cần xem kỹ
    cấu trúc của da người.
  • 0:41 - 0:43
    Lớp trên cùng, được gọi là thượng bì
  • 0:43 - 0:47
    bao gồm hầu hết các tế bào vững chắc,
    còn gọi là tế bào keratine
  • 0:47 - 0:49
    và có chức năng bảo vệ
  • 0:49 - 0:52
    Vì lớp tế bào ngoài cùng này sẽ tróc ra và
    được thay mới liên tục
  • 0:52 - 0:54
    nên chúng dễ dàng lành lại.
  • 0:54 - 0:57
    Nhưng đôi khi ta gặp những vết thương
    đâm sâu vào lớp bì
  • 0:57 - 1:01
    nơi có nhiều mạch máu, cấu trúc tuyến
    và nhiều đầu tận thần kinh
  • 1:01 - 1:04
    giúp da thực hiện nhiều chức năng
  • 1:04 - 1:07
    Và khi điều đó xảy ra, nó kích hoạt
    4 giai đoạn chồng lấp nhau
  • 1:07 - 1:10
    của quá trình tái tạo da.
  • 1:10 - 1:15
    Đầu tiên, giai đoạn cầm máu,
    da đáp ứng với 2 nguy cơ tức thì
  • 1:15 - 1:16
    đó là khi bạn mất máu
  • 1:16 - 1:20
    và hàng rào bảo vệ cơ học của da
    đang bị hư hỏng
  • 1:20 - 1:23
    Khi mà mạch máu thắt lại để hạn chế
    việc mất máu
  • 1:23 - 1:25
    quá trình này được gọi là co thắt mạch
  • 1:25 - 1:29
    cả 2 nguy cơ trên đều bị chặn đứng
    bởi cục máu đông
  • 1:29 - 1:33
    Một dạng protein, còn được gọi là Fibrin,
    tạo thành nút thắt trên bế mặt da
  • 1:33 - 1:38
    chống lại việc cục máu đông bị trôi đi và
    chống vi khuẩn, yếu tố gây bệnh xâm nhập.
  • 1:38 - 1:42
    Sau khoảng 3 giờ, da bắt đầu đỏ lên
  • 1:42 - 1:45
    dấu hiệu bắt đầu giai đoạn tiếp theo:
    đáp ứng viêm.
  • 1:45 - 1:48
    Với việc mất máu được kiểm soát,
    hàng rào bảo vệ được gia cố
  • 1:48 - 1:52
    Cơ thể huy động các tế bào tấn công các
    yếu tố gây bệnh xâm nhập vào được
  • 1:52 - 1:55
    Trong số các tế bào được huy động,
    có bạch cầu
  • 1:55 - 1:57
    hay còn goi là Macrophage,
  • 1:57 - 2:02
    chúng nuốt và tiêu hủy các tế bào vi khuẩn
    trong quá trình Thực bào
  • 2:02 - 2:06
    ngoài ra, chúng còn sản xuất yếu tố
    tăng trưởng để kích thích lành vết thương
  • 2:06 - 2:08
    và vì những "chiến binh" này
    cần được di chuyển
  • 2:08 - 2:10
    khắp mạch máu để đến nơi có vết thương
  • 2:10 - 2:14
    vùng mạch máu co thắt lúc ban đầu
    giờ sẽ dãn ra
  • 2:14 - 2:16
    trong quá trình đươc gọi là Dãn mạch.
  • 2:16 - 2:18
    Khoảng 2-3 ngày sau vết thương,
  • 2:18 - 2:23
    giai đoạn Tăng sinh bắt đầu, khi mà các
    tế bào sợi đi vào vết thương.
  • 2:23 - 2:26
    Trong quá trình Lắng đọng collagen
  • 2:26 - 2:30
    chúng sản xuất sợi protein gọi là collagen
    tại nơi có vết thương,
  • 2:30 - 2:34
    tạo ra các mô liên kết
    thay thế các Fibrin ban đầu.
  • 2:34 - 2:38
    Khi tế bào của lớp thương bì phân chia
    để tạo mới vùng da ngoài,
  • 2:38 - 2:41
    lớp bì co lại để đóng miệng vết thương.
  • 2:41 - 2:43
    Sau cùng, giai đoạn 4 của sự tái cấu trúc,
  • 2:43 - 2:48
    vết thương lành lặn khi mà các Collagen
    vừa lắng đọng sẽ sắp xếp và chuyển thành
  • 2:48 - 2:49
    các dạng đặc biệt.
  • 2:49 - 2:52
    Quá trình này diễn ra chừng 1 năm,
  • 2:52 - 2:55
    sức bền của da mới sẽ được cải thiện,
  • 2:55 - 2:59
    mạch máu và các sự liên kết khác sẽ được
    gia cố chắc chắn.
  • 2:59 - 3:02
    Thời gian trôi đi, vùng mô mới có thể đạt
    50-80%
  • 3:02 - 3:05
    chức năng bình thường ban đầu,
  • 3:05 - 3:09
    phụ thuộc sự nghiêm trọng của
    vết thương và chức năng tại vùng da đó.
  • 3:09 - 3:11
    Nhưng vì vùng da đó không
    hoàn toàn phục hồi
  • 3:11 - 3:16
    sẹo tiếp tục là vấn đề nhức nhối
    trên lâm sàng cho các bác sĩ trên thế giới.
  • 3:16 - 3:19
    Dẫu cho các nhà nghiên cứu đã có những
    bước đi quan trọng
  • 3:19 - 3:21
    về việc hiểu rõ quá trình
    lành vết thương,
  • 3:21 - 3:24
    vẫn còn nhiều điều chưa được sáng tỏ.
  • 3:24 - 3:27
    Ví dụ: các tế bào sợi đến từ mạch máu
  • 3:27 - 3:30
    hay
    từ các mô ở da dính vào vết thương?
  • 3:30 - 3:33
    Và tại sao ở các loài vật khác
    như Nai,
  • 3:33 - 3:37
    sự lành vết thương hiệu quả và hoàn hảo
    hơn so với loài người?
  • 3:37 - 3:40
    Bằng cách tìm câu trả lời
    cho các vấn đề này,
  • 3:40 - 3:43
    một ngày nào đó ta có thể tự
    chữa vết thương thật hiệu quả,
  • 3:43 - 3:46
    đến mức các vết sẹo chỉ còn là ký ức thôi.
Title:
How a wound heals itself
Speaker:
Sarthak Sinha
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:01
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for How a wound heals itself
Thy Thy Ngo accepted Vietnamese subtitles for How a wound heals itself
Thy Thy Ngo edited Vietnamese subtitles for How a wound heals itself
Thy Thy Ngo edited Vietnamese subtitles for How a wound heals itself
Thy Thy Ngo edited Vietnamese subtitles for How a wound heals itself
Vĩnh Xuân Nguyễn Trương edited Vietnamese subtitles for How a wound heals itself
Vĩnh Xuân Nguyễn Trương edited Vietnamese subtitles for How a wound heals itself
Thy Thy Ngo declined Vietnamese subtitles for How a wound heals itself
Show all

Vietnamese subtitles

Revisions