Return to Video

Bên trong một đàn kiến - Deborah M. Gordon

  • 0:07 - 0:09
    Hãy nghĩ về những điều
    cần phải xảy ra
  • 0:09 - 0:12
    để giúp cho xã hội
    loài người phát triển:
  • 0:12 - 0:13
    có được thức ăn,
  • 0:13 - 0:14
    xây nhà,
  • 0:14 - 0:17
    nuôi dạy con cái
    và v.v.
  • 0:17 - 0:19
    Cần phải có kế hoạch
    để phân chia tài nguyên,
  • 0:19 - 0:21
    tổ chức các nguồn lực
  • 0:21 - 0:23
    và phân bổ lao động hiệu quả.
  • 0:23 - 0:26
    Bây giờ, hãy tưởng tượng
    một xã hội không có kế hoạch
  • 0:26 - 0:28
    hay giao tiếp bậc cao nào.
  • 0:28 - 0:30
    Chào mừng đến với
    Xã hội loài Kiến.
  • 0:30 - 0:34
    Là một trong các loài
    có tổ chức xã hội phức tạp nhất
  • 0:34 - 0:35
    trong thế giới loài vật,
  • 0:35 - 0:37
    kiến thường sống theo đàn
  • 0:37 - 0:39
    và phân loại thành viên
  • 0:39 - 0:41
    dựa trên vai trò
    của từng cá thể.
  • 0:41 - 0:44
    Mặc dù nghe có vẻ giống với
    xã hội loài người,
  • 0:44 - 0:48
    tổ chức này không được lập ra bởi
    bất kỳ quyết định bậc cao nào,
  • 0:48 - 0:52
    mà là một phần của
    vòng sinh học được lập trình.
  • 0:52 - 0:53
    Ở nhiều loài,
  • 0:53 - 0:56
    tất cả kiến đực và
    kiến chúa có cánh
  • 0:56 - 0:59
    từ các đàn lân cận
  • 0:59 - 1:01
    rời tổ
  • 1:01 - 1:04
    và gặp nhau
    tại một nơi trung gian để giao phối,
  • 1:04 - 1:08
    tsử dụng pheromone
    để chỉ cho nhau địa điểm.
  • 1:08 - 1:10
    Sau khi giao phối,
    con đực sẽ chết,
  • 1:10 - 1:13
    trong khi con cái cố gắng
    lập một bầy mới.
  • 1:13 - 1:16
    Rất ít trong số này tìm được
    nơi định cư thích hợp,
  • 1:16 - 1:18
    mất đi đôi cánh,
  • 1:18 - 1:20
    và bắt đầu đẻ trứng
  • 1:20 - 1:25
    đã được thụ thai có chọn lọc
    với tinh trùng giữ lại lúc giao phối.
  • 1:25 - 1:28
    Trứng được thụ thai
    sẽ trở thành kiến thợ cái
  • 1:28 - 1:30
    có nhiệm vụ chăm sóc
    kiến chúa và trứng kiến.
  • 1:30 - 1:34
    Chúng bảo vệ đàn kiến,
    tìm kiếm thức ăn.
  • 1:34 - 1:37
    Trong khi đó, trứng không được thụ tinh
    sẽ trở thành kiến đực,
  • 1:37 - 1:40
    có nhiệm vụ duy nhất
    là chờ tới ngày được rời tổ
  • 1:40 - 1:43
    để sinh sản và bắt đầu một chu kỳ mới.
  • 1:43 - 1:46
    Vậy, kiến thợ ra quyết định
    làm gì,khi nào và như thế nào?
  • 1:46 - 1:48
    Không hẳn là thế.
  • 1:48 - 1:51
    Mặc dù không có
    cách thức giao tiếp,
  • 1:51 - 1:54
    chúng tương tác thông qua
  • 1:54 - 1:57
    va chạm, âm thanh và tín hiệu hóa học.
  • 1:57 - 1:59
    Các kích thích này
    đảm nhiệm rất nhiều việc
  • 1:59 - 2:03
    từ cảnh báo
    nếu trong đàn có một con bị giết,
  • 2:03 - 2:07
    đến báo hiệu khi nào
    kiến chúa sẽ ngừng sinh sản.
  • 2:07 - 2:10
    Tuy nhiên, sức mạnh tập thể của đàn kiến
  • 2:10 - 2:14
    thể hiện rõ ràng và hiệu quả
    qua việc thăm dò các khu vực rộng lớn
  • 2:14 - 2:17
    mà không cần phải
    lên kế hoạch trước.
  • 2:17 - 2:20
    Hầu hết các loài kiến
    đều không nhìn thấy ánh sáng
  • 2:20 - 2:23
    và chỉ ngửi được những thứ
    ở các vùng phụ cận.
  • 2:23 - 2:25
    Cộng với việc thiếu tổ chức bậc cao
  • 2:25 - 2:28
    ắt hẳn chúng phải là
    những kẻ khám phá vụng về.
  • 2:28 - 2:30
    Tuy nhiên, một cách
    đơn giản mà hiệu quả
  • 2:30 - 2:33
    để tối ưu hóa việc tìm kiếm,
    đó là:
  • 2:33 - 2:34
    thay đổi kiểu chuyển động
  • 2:34 - 2:37
    dựa trên tương tác cá nhân.
  • 2:37 - 2:39
    Khi hai cá thể gặp gỡ,
  • 2:39 - 2:41
    chúng hiểu ý nhau bằng cách
    chạm râu.
  • 2:41 - 2:45
    Nếu trong đàn có quá nhiều kiến,
    điều này sẽ thường xảy ra hơn,
  • 2:45 - 2:47
    buộc chúng trả lời
    bằng cách di chuyển
  • 2:47 - 2:52
    theo các đường ngoằn ngoèo, ngẫu nhiên
    để tìm kiếm kỹ hơn.
  • 2:52 - 2:56
    Với các vùng lớn hơn, và ít kiến hơn,
    việc gặp gỡ thế này cũng ít hơn.
  • 2:56 - 2:59
    Chúng thường bò theo đường thẳng
    để mở rộng vùng kiểm soát .
  • 2:59 - 3:01
    Trong khi thăm dò xung quanh
    như thế này,
  • 3:01 - 3:04
    kiến có thể bắt gặp bất cứ thứ gì,
  • 3:04 - 3:07
    từ các mối đe dọa
    tới địa điểm chuyển chỗ.
  • 3:07 - 3:12
    Một số loài còn có
    sức mạnh khác, đó là "tuyển quân".
  • 3:12 - 3:14
    Khi một con trong bầy
    tình cờ tìm được thức ăn,
  • 3:14 - 3:18
    nó sẽ đánh dấu đường đi bằng một
    mùi hương đặc biệt và sẽ quay lại.
  • 3:18 - 3:21
    Đồng loại của nó sẽ đi theo
    đường có mùi hương này,
  • 3:21 - 3:25
    và tạo ra đường mới mỗi lần
    chúng quay lại tìm thức ăn.
  • 3:25 - 3:27
    Khi thức ăn ở đó đã hết,
  • 3:27 - 3:29
    chúng ngừng đánh dấu đường đi
    khi quay lại.
  • 3:29 - 3:34
    Mùi hương bay đi và kiến sẽ
    không còn bị thu hút bởi con đường đó nữa.
  • 3:34 - 3:37
    Thực tế, những cách tìm kiếm
    và thu nhận thức ăn nguyên thủy này
  • 3:37 - 3:41
    rất hữu ích và đã được
    áp dụng với các mẫu máy tính
  • 3:41 - 3:45
    để đạt được giải pháp tối ưu
    từ các yếu tố phi tập trung,
  • 3:45 - 3:48
    làm việc ngẫu nhiên và trao đổi
    thông tin đơn giản.
  • 3:48 - 3:51
    Điều này đã được áp dụng rất nhiều
    trên lý thuyết và thực tiễn ,
  • 3:51 - 3:54
    từ giải bài toán nổi tiếng
    về người bán hàng và khoảng cách,
  • 3:54 - 3:58
    đến lên kế hoạch cho tác vụ máy tính
    và tối ưu hóa tìm kiếm trên Internet,
  • 3:58 - 4:01
    hay giúp các nhóm robot
    dò tìm bãi mìn,
  • 4:01 - 4:05
    tòa nhà đang cháy, mà không cần
    bất kỳ sự kiểm soát tập trung nào.
  • 4:05 - 4:09
    Có thể quan sát trực tiếp các tiến trình
    cực đơn giản mà hiệu quả này thông qua
  • 4:09 - 4:11
    một vài thí nghiệm đơn giản,
  • 4:11 - 4:15
    như thả kiến vào các khoảng trống
    có hình dạng khác nhau
  • 4:15 - 4:17
    và quan sát hành vi của chúng.
  • 4:17 - 4:21
    Kiến có thể không biết bầu cử,
    họp hành hay thậm chí lên kế hoạch,
  • 4:21 - 4:24
    nhưng con người vẫn có thể
    học hỏi nhiều điều
  • 4:24 - 4:26
    từ loài vật đơn giản này
  • 4:26 - 4:30
    trong việc hoạt động hiệu quả
    theo những cách phức tạp.
Title:
Bên trong một đàn kiến - Deborah M. Gordon
Speaker:
Deborah Gordon
Description:

Xem bài học chi tiết tại: http://ed.ted.com/lessons/inside-the-ant-colony-deborah-m-gordon

Kiến là một trong số những loài có cấu trúc xã hội phức tạp nhất trong thế giới động vật; chúng sống theo đàn và có sự phân chia thành viên dựa trên vai trò của mỗi cá thể. Điều này nghe có quen không? Deborah M.Gordon sẽ nói về cách thức mà sinh vật phi thường này sinh sản, giao tiếp, và tìm kiếm thức ăn, cũng như những gì mà ta có thể học hỏi từ hành vi của chúng.

Bài giảng được thực hiện bởi Deborah M. Gordon, minh họa bởi Steve Belfer Creative Inc.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:47

Vietnamese subtitles

Revisions