Return to Video

Erik Schlangen: Nhựa đường "tự dính"

  • 0:37 - 0:40
    (Tiếng búa)
  • 0:43 - 0:47
    (Cười lớn)
  • 1:04 - 1:10
    (Lò vi sóng phát ra tiếng bíp) (Cười lớn)
  • 1:16 - 1:18
    Có lẽ các bạn đều đồng ý với tôi
  • 1:18 - 1:20
    đây là một con đường rất đẹp.
  • 1:20 - 1:23
    Nó được xây dựng từ nhựa đường,
  • 1:23 - 1:26
    và nhựa đường là loại vật liệu xe mà chạy trên nó thì rất êm.
  • 1:26 - 1:30
    nhưng không phải lúc nào cũng được vậy, đặc biệt không phải vào những ngày này như hôm nay
  • 1:30 - 1:32
    khi trời đang mưa nhiều.
  • 1:32 - 1:35
    Rồi bạn có thể bị nước trên đường văng tung tóe.
  • 1:35 - 1:37
    Và đặc biệt nếu như bạn đạp xe đạp,
  • 1:37 - 1:41
    và vượt qua những chiếc xe hơi này thì thật không hay.
  • 1:41 - 1:44
    Ngoài ra, nhựa đường cũng gây ra nhiều tiếng ồn.
  • 1:44 - 1:46
    Nó là vật liệu gây ồn,
  • 1:46 - 1:48
    Nếu chúng ta làm những con đường như của Hà Lan,
  • 1:48 - 1:52
    rất gần với các đô thị, chúng ta muốn một con đường yên tĩnh.
  • 1:52 - 1:56
    Giải pháp cho vấn đề là làm những con đường
  • 1:56 - 1:58
    từ nhựa đường xốp.
  • 1:58 - 2:00
    Nhựa đường xốp là vật liệu chúng tôi hiện đang dùng
  • 2:00 - 2:03
    để xây dựng hầu hết các quốc lộ ở Hà Lan,
  • 2:03 - 2:06
    Nó có lỗ thấm và nước chỉ thấm xuyên qua lỗ.
  • 2:06 - 2:09
    vì vậy tất cả nước mưa sẽ thoát ra mọi phía,
  • 2:09 - 2:11
    và bạn sẽ có một con đường thuận tiện để lái xe.
  • 2:11 - 2:13
    Vì vậy không còn lõm bõm nước nữa.
  • 2:13 - 2:16
    và tiếng ồn cũng biến mất qua lỗ thấm.
  • 2:16 - 2:19
    Bởi vì nó rất rỗng, tất cả tiếng ồn sẽ biến mất,
  • 2:19 - 2:22
    vì thế mà con đường rất yên tĩnh.
  • 2:22 - 2:25
    Đương nhiên vẫn còn nhiều bất tiện,
  • 2:25 - 2:30
    và điều bất tiện của loại đường này là tình trạng nứt nẻ, bong tróc có thể xảy ra.
  • 2:30 - 2:33
    Bong nứt là gì? Bạn thấy đó trên con đường này
  • 2:33 - 2:35
    đá lớp mặt bị bong tróc.
  • 2:35 - 2:40
    Trước tiên bạn được một hòn đá, rồi nhiều hơn,
  • 2:40 - 2:42
    rồi ngày càng nhiều, nhiều, nhiều, nhiều hơn nữa,
  • 2:42 - 2:46
    và rồi chúng - - kìa, tôi sẽ không làm như vậy đâu. (Cười lớn)
  • 2:46 - 2:49
    Nhưng chúng có thể làm hư cửa kính xe hơi của bạn.
  • 2:49 - 2:50
    Vì vậy bạn không vui với điều đó.
  • 2:50 - 2:54
    Và sau cùng, tình trạng bong nứt này sẽ gây hư hỏng ngày càng nhiều.
  • 2:54 - 2:57
    Đôi khi chúng tạo nên các ổ gà.
  • 2:57 - 3:01
    À. Anh ta đang sẵn sàng.
  • 3:01 - 3:04
    Ổ gà, đương nhiên, có thể trở thành một vấn đề,
  • 3:04 - 3:06
    Nhưng chúng tôi có giải pháp.
  • 3:06 - 3:09
    Thật sự như bạn thấy ở đây vật liệu này có dấu hiệu bị hư hại ra sao.
  • 3:09 - 3:11
    Nó là nhựa xốp, như tôi đã nói, bạn chỉ có
  • 3:11 - 3:14
    một lượng nhỏ keo dính bám giữa các viên đá .
  • 3:14 - 3:17
    Dưới tác động của thời tiết, bức xạ mặt trời, tình trạng oxy hóa
  • 3:17 - 3:20
    chất nhựa này, nhựa bitum này
  • 3:20 - 3:23
    chất keo dính giữa các khối kết tập này sẽ co lại,
  • 3:23 - 3:25
    và nếu co lại, nó sẽ có những khe nứt cực nhỏ.
  • 3:25 - 3:26
    rồi tróc ra khỏi các khối kết tập.
  • 3:26 - 3:29
    Rồi nếu lái xe lên chỗ đường đó, bạn sẽ phá hủy những khối kết tập này --
  • 3:29 - 3:32
    như chúng ta vừa thấy ở đây.
  • 3:32 - 3:36
    Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đã chế tạo ra những vật liệu tự hàn gắn.
  • 3:36 - 3:38
    Nếu chúng tôi tạo ra được vật liệu tự hàn gắn này,
  • 3:38 - 3:41
    thì chúng tôi có thể tìm ra giải pháp.
  • 3:41 - 3:46
    Những gì chúng tôi có thể làm là dùng miếng bùi nhùi bằng thép dành để chùi rửa xoong.
  • 3:46 - 3:50
    Và chúng tôi cắt vụn miếng bùi nhùi thép ra thật nhỏ,
  • 3:50 - 3:53
    và chúng tôi trộn các mảnh vụn nhỏ này với nhựa bitum.
  • 3:53 - 3:55
    Vậy là chúng ta có nhựa đường
  • 3:55 - 3:58
    trộn với những vụn thép rất nhỏ.
  • 3:58 - 4:01
    Rồi bạn cần một cái máy, như bạn thấy ở đây,
  • 4:01 - 4:04
    là máy dùng để nấu ăn -- một máy cảm ứng từ.
  • 4:04 - 4:08
    Cảm ứng từ có thể tạo nhiệt, đặc biệt thép lại dẫn nhiệt rất tốt.
  • 4:08 - 4:11
    Những việc các bạn làm là đun nóng thép,
  • 4:11 - 4:12
    bạn làm chảy nhựa bitum,
  • 4:12 - 4:15
    và nhựa bitum sẽ chảy vào các kẽ nứt siêu nhỏ này,
  • 4:15 - 4:18
    và các viên đá sẽ kết dính lên lớp mặt trở lại.
  • 4:18 - 4:22
    Hôm nay tôi dùng một lò vi sóng vì tôi không thể đem
  • 4:22 - 4:24
    cái máy cảm ứng từ cồng kềnh lên sân khấu được.
  • 4:24 - 4:27
    Lò vi sóng cũng có hệ thống hoạt động tương tự.
  • 4:27 - 4:31
    Tôi đã để vật mẫu vào lò, giờ tôi sẽ lấy nó ra.
  • 4:31 - 4:34
    để kiểm tra xem nó ra sao.
  • 4:34 - 4:37
    Đây là vật mẫu được lấy ra.
  • 4:37 - 4:41
    Tôi đã nói chúng tôi phát minh ra một cái máy công nghiệp như trên tại phòng thí nghiệm.
  • 4:41 - 4:43
    để đun nóng các vật mẫu.
  • 4:43 - 4:45
    Tại phòng thí nghiệm chúng tôi đã thử qua nhiều mẫu,
  • 4:45 - 4:49
    và rồi chính phủ, họ đã thực sự nhìn thấy kết quả.
  • 4:49 - 4:53
    và họ cho rằng : "À, cách đó hay lắm. Chúng ta phải thử xem sao."
  • 4:53 - 4:55
    Rồi họ giao cho chúng tôi một đoạn đường quốc lộ,
  • 4:55 - 4:58
    dài 400 mét thuộc quốc lộ A58, tại đây chúng tôi phải
  • 4:58 - 5:01
    xây một đoạn đường thử nghiệm vật liệu mới này.
  • 5:01 - 5:04
    Vậy là đó là điều chúng tôi đã thực hiện tại đây. Bạn xem con đường thử nghiệm chúng tôi đã làm,
  • 5:04 - 5:09
    và rồi đương nhiên con đường này sẽ tồn tại được trong nhiều năm
  • 5:09 - 5:12
    mà không bị hư hại nào. Đó là những gì chúng tôi học từ thực nghiệm.
  • 5:12 - 5:15
    Chúng tôi đã lấy nhiều mẫu vật từ con đường này
  • 5:15 - 5:17
    và chúng tôi thử chúng trong phòng thí nghiệm.
  • 5:17 - 5:20
    Vậy là chúng tôi già hóa mẫu vật,
  • 5:20 - 5:24
    đặt nhiều tải trọng lên nó, kết dính chúng lại bằng máy cảm ứng từ,
  • 5:24 - 5:27
    hàn gắn chúng lại và rồi thử chúng lần nữa.
  • 5:27 - 5:28
    Chúng tôi có thể làm đi làm lại nhiều lần như vậy.
  • 5:28 - 5:31
    Và thật sự, kết luận đưa ra từ nghiên cứu này là
  • 5:31 - 5:34
    nếu chúng tôi bảo dưỡng con đường 4 năm một lần
  • 5:34 - 5:37
    bằng máy hàn gắn -- đây là phiên bản kích thước lớn
  • 5:37 - 5:39
    chúng tôi đã chế tạo nó để bảo dưỡng đường thật --
  • 5:39 - 5:41
    Nếu cứ 4 năm chúng tôi bảo dưỡng con đường một lần
  • 5:41 - 5:44
    thì chúng tôi có thể làm tăng gấp đôi tuổi thọ lớp mặt của con đường.
  • 5:44 - 5:47
    dĩ nhiên sẽ tiết kiệm được nhiều tiền.
  • 5:47 - 5:49
    À, để đúc kết lại, tôi có thể nói rằng
  • 5:49 - 5:52
    chúng tôi đã tạo ra một loại vật liệu
  • 5:52 - 5:55
    sử dụng sợi thép, thêm vào sợi thép,
  • 5:55 - 5:58
    sử dụng nhiệt lượng từ, để thực sự
  • 5:58 - 6:00
    giúp gia tăng tuổi thọ của mặt đường ,
  • 6:00 - 6:02
    Gấp đôi tuổi thọ mặt đường là việc mà ngay cả bạn cũng làm được,
  • 6:02 - 6:06
    Tăng gấp đôi tuổi thọ mặt đường bằng những thủ thuật rất đơn giản.sẽ giúp tiết kiệm được nhiều tiền.
  • 6:06 - 6:09
    Bây giờ chắc các bạn đang thắc mắc liệu nó có hiệu quả hay không.
  • 6:09 - 6:12
    Chúng tôi còn vật mẫu ở đây. Nó còn khá ấm.
  • 6:12 - 6:15
    Lẽ ra phải để cho nó nguội bớt trước
  • 6:15 - 6:17
    rồi tôi mới cho bạn thấy hiệu quả của liệu pháp hàn gắn ,
  • 6:17 - 6:20
    Nhưng để tôi thử xem.
  • 6:20 - 6:23
    Xem nè. Vâng, nó dính.
  • 6:23 - 6:24
    Xin cám ơn
  • 6:24 - 6:30
    (Tiếng vỗ tay khen ngợi)
Title:
Erik Schlangen: Nhựa đường "tự dính"
Speaker:
Erik Schlangen
Description:

Đường lát nhìn đẹp, nhưng chúng rất dễ bị hư hại và tốn nhiều chi phí để sửa chữa. Erik Schlangen thử nghiệm một dạng mới nhựa đường xốp làm từ vật liệu đơn giản với tính năng đáng kính ngạc: Khi nứt, chúng có thể "hàn gắn" bằng cảm ứng nhiệt (Quay tại TEDxDelft.)

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
06:50

Vietnamese subtitles

Revisions