Return to Video

Dưới mui xe: Hóa học trong chiếc ôtô - Cynthia Chubbuck

  • 0:08 - 0:12
    Hiện nay trên thế giới
    có hàng tỷ chiếc ôtô,
  • 0:12 - 0:13
    đưa con người tới
    mọi nơi họ cần,
  • 0:13 - 0:16
    nhưng ôtô không chỉ là
    một loại phương tiện,
  • 0:16 - 0:19
    chúng có thể cũng là
    một bài hóa học ít gặp.
  • 0:19 - 0:22
    Quá trình khởi động động cơ của bạn
    bắt đầu bên trong xilanh động cơ,
  • 0:22 - 0:25
    một lượng xăng dạng sương
    từ bộ phận phun nhiên liệu
  • 0:25 - 0:27
    và một luồng không khí
    từ van nạp
  • 0:27 - 0:30
    trộn với nhau trước khi
    được đánh lửa bởi tia điện,
  • 0:30 - 0:33
    hình thành hỗn hợp cháy giãn nở
    và đẩy pit-tông.
  • 0:33 - 0:37
    Nhưng cháy là một phản ứng tỏa nhiệt,
    nghĩa là nó giải phóng nhiệt.
  • 0:37 - 0:39
    Rất nhiều.
  • 0:39 - 0:41
    Và trong khi một lượng nhiệt thoát ra ngoài
    thông qua ống xả,
  • 0:41 - 0:46
    phần nhiệt ở trong khối động cơ
    cần được hấp thụ, vận chuyển, và tiêu tán
  • 0:46 - 0:50
    để bảo vệ các khối kim loại
    khỏi biến dạng hoặc thậm chí nóng chảy.
  • 0:50 - 0:52
    Đấy là nơi hệ thống làm mát xuất hiện.
  • 0:52 - 0:54
    Một chất lỏng chảy tuần hoàn
    khắp động cơ,
  • 0:54 - 0:57
    loại chất lỏng nào
    có thể hấp thụ toàn lượng nhiệt?
  • 0:57 - 0:59
    Nước thoạt nhiên có thể là
    lựa chọn đầu tiên.
  • 0:59 - 1:01
    Trên hết, nhiệt dung riêng của nó,
  • 1:01 - 1:04
    phần năng lượng cần thiết
    để tăng nhiệt độ
  • 1:04 - 1:06
    một lượng cố định bằng
    một độ C,
  • 1:06 - 1:08
    cao hơn bất kỳ hợp chất phổ biến nào.
  • 1:08 - 1:11
    Và ta có một lượng nhiệt lớn cần hấp thụ.
  • 1:11 - 1:13
    Nhưng sử dụng nước có thể
    còn khó khăn hơn.
  • 1:13 - 1:17
    Một lý do là, nhiệt độ đông đặc của nó
    là 0 độ C.
  • 1:17 - 1:19
    Vì nước giãn nở
    khi nó đông đặc,
  • 1:19 - 1:23
    một đêm mùa đông lạnh giá có thể gây ra
    nứt bộ tản nhiệt và phá hủy động cơ,
  • 1:23 - 1:25
    một viễn cảnh ớn lạnh.
  • 1:25 - 1:27
    Còn việc động cơ ôtô
    có thể nóng đến mức nào,
  • 1:27 - 1:30
    nhiệt độ sôi tương đối thấp
    (100 độ C) của nó
  • 1:30 - 1:33
    có thể dẫn đến tình huống
    khiến bất kỳ ai bị xông hơi.
  • 1:33 - 1:36
    Do đó, thay vì nước,
    chúng ta sử dụng một dung dịch,
  • 1:36 - 1:40
    một hỗn hợp đồng thể bao gồm
    một chất tan và một dung môi.
  • 1:40 - 1:44
    Một vài tính chất của dung dịch sẽ khác
    phụ thuộc vào tỉ lệ chất tan có mặt.
  • 1:44 - 1:48
    Chúng được gọi là những tính chất kết hợp,
    và thật may,
  • 1:48 - 1:51
    bao gồm giảm nhiệt độ đông đặc
    và nâng cao nhiệt độ sôi.
  • 1:51 - 1:57
    Và dung dịch có nhiệt độ đông đặc thấp hơn
    nhiệt độ sôi cao hơn dung môi nguyên chất,
  • 1:57 - 2:00
    càng nhiều chất tan,
    sự khác biệt càng lớn.
  • 2:00 - 2:02
    Vậy, tại sao những tính chất này
    lại thay đổi?
  • 2:02 - 2:05
    Trước tiên, chúng ta cần hiểu rằng
    nhiệt độ là đại lượng đo
  • 2:05 - 2:08
    động năng trung bình của các phân từ.
  • 2:08 - 2:10
    Chất lỏng càng lạnh,
    càng có ít năng lượng,
  • 2:10 - 2:12
    và các phân tử
    càng chuyển động chậm hơn.
  • 2:12 - 2:15
    Khi chất lỏng đông đặc,
    phân tử di chuyển chậm dần,
  • 2:15 - 2:17
    đủ để lực hấp dẫn giữa chúng
    tương tác lên nhau,
  • 2:17 - 2:20
    sắp xếp chúng thành cấu trúc tinh thể.
  • 2:20 - 2:24
    Nhưng các phân tử chất tan
    làm ảnh hưởng đến lực tương tác này,
  • 2:24 - 2:28
    đòi hỏi dung dịch được làm lạnh sâu hơn
    trước khi sự sắp xếp xuất hiện.
  • 2:28 - 2:31
    Cũng như nhiệt độ sôi,
    khi một chất lỏng sôi,
  • 2:31 - 2:33
    nó sinh ra bọt chứa đầy hơi nước trong đó,
  • 2:33 - 2:37
    nhưng để một bong bóng khí hình thành,
    áp suất hơi phải trở lên đủ lớn
  • 2:37 - 2:40
    giống như khí quyển liên tục đẩy xuống
    bề mặt chất lỏng.
  • 2:40 - 2:43
    Khi chất lỏng được gia nhiệt,
    áp suất hơi tăng lên,
  • 2:43 - 2:46
    và khi nó lớn bằng
    áp suất khí quyển,
  • 2:46 - 2:48
    bọt khí hình thành và bắt đầu sôi.
  • 2:48 - 2:51
    Áp suất hơi của dung dịch thấp hơn
    của dung môi nguyên chất,
  • 2:51 - 2:54
    vì thế nó phải được gia nhiệt
    lên nhiệt độ cao hơn
  • 2:54 - 2:57
    trước khi nó có thể cân bằng
    với lực của khí quyển.
  • 2:57 - 2:59
    Như một điểm cộng thêm,
    áp suất trong bộ tản nhiệt
  • 2:59 - 3:01
    được giữ cao hơn áp suất khí quyển,
  • 3:01 - 3:05
    do đó nâng nhiệt độ sôi
    tăng thêm 25 độ C nữa.
  • 3:05 - 3:08
    Dung dịch thường được sử dụng
    cho hệ thống làm mát ôtô
  • 3:08 - 3:11
    là hỗn hợp 50/50
    ethylene glycol và nước,
  • 3:11 - 3:18
    chúng đông đặc ở -37 độ C
    và sôi ở 106 độ C.
  • 3:18 - 3:21
    Ở một tỉ lệ khuyến cáo cao nhất
    70/30,
  • 3:21 - 3:25
    điểm đông đặc thậm chí còn thấp hơn,
    ở -55 độC,
  • 3:25 - 3:29
    và nhiệt độ sôi lên tới
    113 độ C.
  • 3:29 - 3:32
    Như bạn thấy đó,
    càng thêm ehtylene glycol,
  • 3:32 - 3:35
    càng đạt trạng thái bảo vệ tốt,
    vậy sao không sử dụng cao hơn nữa?
  • 3:35 - 3:37
    Điều ngạc nhiên là ta đã có
    quá nhiều ở một tính chất tốt
  • 3:37 - 3:39
    bởi vì ở tỷ lệ cao hơn,
  • 3:39 - 3:42
    điểm đông đặc thực tế
    bắt đầu đảo ngược.
  • 3:42 - 3:45
    Tính chất của dung dịch thường theo
    tính chất của ethylene glycol,
  • 3:45 - 3:48
    đông đặc ở -12.9 độ C,
  • 3:48 - 3:51
    một nhiệt độ cao hơn là khi
    chúng ta đạt được với dung dịch.
  • 3:51 - 3:55
    Dung dịch làm mát chảy bên ngoài động cơ,
    hấp thụ nhiệt dọc đường đi.
  • 3:55 - 3:58
    Khi đến bộ tản nhiệt,
    nó được làm mát bởi một chiếc quạt,
  • 3:58 - 4:00
    nhờ dòng khí thổi xuyên qua
    phía trước ôtô
  • 4:00 - 4:03
    trước khi trở lại phần động cơ nóng.
  • 4:03 - 4:05
    Một dung dịch làm mát
    hiệu quả và an toàn
  • 4:05 - 4:09
    phải có nhiệt dung riêng cao,
    điểm đông đặc thấp, và nhiệt độ sôi cao.
  • 4:09 - 4:13
    Nhưng thay vì tìm kiếm khắp nơi
    một chất lỏng hoàn hảo để giải quyết,
  • 4:13 - 4:16
    chúng ta có thể tự tạo ra
    dung dịch của riêng mình.
Title:
Dưới mui xe: Hóa học trong chiếc ôtô - Cynthia Chubbuck
Description:

Xem toàn bộ bài giảng ở: http://ed.ted.com/lessons/under-the-hood-the-chemistry-of-cars-cynthia-chubbuck

Hiện nay trên thế giới có hơn một tỉ chiếc ô tô, giúp con người di chuyển từ A đến B. Nhưng ô tô không chỉ là một phương tiện đi lại; chúng còn dạy ta những kiến thức về hóa học đầy thú vị. Cynthia Chubbuck tìm ra hoạt động của những chất hóa học phức tạp trong động cơ xe giúp xe không trở nên quá nóng hoặc lạnh.

Bài giảng của Cynthia Chubbuck, hoạt hình tạo bởi FOX Animation Domination High-Def

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:34

Vietnamese subtitles

Revisions