Return to Video

Tại sao Brexit xảy ra -- và tiếp theo phải làm gì

  • 0:02 - 0:04
    Tôi là người Anh.
  • 0:04 - 0:06
    (Cười)
  • 0:06 - 0:09
    (Vỗ tay)
  • 0:09 - 0:13
    Chưa bao giờ cụm từ "tôi là người Anh"
    lại nghe đáng thương như vậy.
  • 0:13 - 0:15
    (Cười)
  • 0:15 - 0:18
    Tôi đến từ một hòn đảo
    nơi nhiều người tin rằng
  • 0:18 - 0:21
    có rất nhiều sự tiếp nối
    qua hàng ngàn năm.
  • 0:21 - 0:24
    Trong lịch sử chúng tôi
    thường bắt người khác thay đổi
  • 0:24 - 0:26
    nhưng chúng tôi thì không.
  • 0:27 - 0:30
    Thế nên đây là một cú shock lớn với tôi
  • 0:30 - 0:33
    khi tôi thức dậy vào buổi sáng 24 tháng 6
  • 0:33 - 0:36
    và phát hiện ra đất nước tôi
    đã bỏ phiếu rời Liên minh Châu Âu,
  • 0:37 - 0:38
    thủ tướng của chúng tôi đã từ chức,
  • 0:38 - 0:41
    và Scotland đang cân nhắc
    về một cuộc trưng cầu dân ý
  • 0:41 - 0:46
    có thể là dấu chấm hết cho sự tồn tại
    của Liên Hiệp Vương Quốc Anh.
  • 0:47 - 0:50
    Đó là một cú shock cho tôi,
  • 0:50 - 0:52
    cũng như rất nhiều người khác,
  • 0:53 - 0:57
    tuy nhiên điều đó cũng đã tới,
    khi vài ngày sau đó,
  • 0:57 - 0:59
    một cuộc khủng hoảng chính trị xảy ra
  • 0:59 - 1:01
    ở đất nước tôi.
  • 1:01 - 1:03
    Đã có lời kêu gọi
    trưng cầu ý dân lần hai,
  • 1:03 - 1:06
    gần như sau một trận đấu thể thao,
  • 1:06 - 1:08
    khi mà chúng tôi yêu cầu đối thủ đấu lại.
  • 1:09 - 1:11
    Mọi người đều đổ lỗi cho nhau.
  • 1:11 - 1:13
    Người dân đổ lỗi cho thủ tướng
  • 1:13 - 1:15
    vì đã kêu gọi trung cầu dân ý
    ngay từ đầu.
  • 1:15 - 1:19
    Họ đổ lỗi cho lãnh đạo phe đối lập
    vì đã không kiên trì đấu tranh.
  • 1:19 - 1:20
    Người trẻ buộc tội người già.
  • 1:20 - 1:23
    Người có học buộc tội người ít học.
  • 1:23 - 1:27
    Cuộc khủng hoảng trầm trọng ấy
    thâm chí còn tệ hơn
  • 1:27 - 1:29
    bởi những yếu tố bi kịch nhất của nó:
  • 1:29 - 1:33
    Sự bài ngoại và
    phân biệt chủng tộc ở Anh
  • 1:33 - 1:35
    đã đạt tới mức tôi chưa thấy bao giờ
  • 1:35 - 1:36
    trong suốt cuộc đời.
  • 1:38 - 1:42
    Mọi người giờ đều nói rằng đất nước tôi
    đang trở thành Tiểu Anh Quốc,
  • 1:42 - 1:44
    hay như một đồng nghiệp của tôi nói,
  • 1:44 - 1:48
    có khi nào ta sắp biến thành một
    công viên hồi tưởng những năm 1950
  • 1:49 - 1:51
    trôi trên dòng biển Đại Tây Dương.
  • 1:51 - 1:53
    (Cười)
  • 1:54 - 1:56
    Nhưng thắc mắc của tôi,
  • 1:56 - 2:01
    chúng tôi có nên shock đến vậy sau
    những gì chúng tôi đã trải qua?
  • 2:01 - 2:04
    Có phải đó là những gì
    diễn ra sau một đêm?
  • 2:04 - 2:08
    Hay có những nhân tố sâu xa nào đó
    đã khiến chúng tôi thành ngày hôm nay?
  • 2:08 - 2:13
    Tôi muốn quay trở lại
    và đặt ra 2 câu hỏi rất cơ bản.
  • 2:13 - 2:16
    Đầu tiên, Brexit cho thấy điều gì,
  • 2:16 - 2:17
    không chỉ cho đất nước tôi,
  • 2:17 - 2:20
    mà cho tất cả mọi người trên thế giới?
  • 2:20 - 2:23
    Và thứ hai, chúng ta có thể làm gì với nó?
  • 2:23 - 2:26
    Chúng ta nên phản ứng như thế nào?
  • 2:26 - 2:28
    Câu hỏi đầu tiên
    Brexit cho thấy điều gì?
  • 2:29 - 2:31
    Nhận thức là một điều tuyệt vời.
  • 2:32 - 2:36
    Brexit dạy chúng ta nhiều điều
    về xã hội của nước mình
  • 2:36 - 2:38
    và xã hội của các nước trên thế giới.
  • 2:39 - 2:43
    Nó làm rõ theo cái cách
    mà chúng ta dường như không nhận ra
  • 2:43 - 2:44
    về xã hội đang bị chia cắt ra sao.
  • 2:45 - 2:51
    Kết quả bỏ phiếu thể hiện rõ qua tuổi tác
    học vấn, tầng lớp và địa lý.
  • 2:51 - 2:54
    Giới trẻ hóa ra
    không phải là số đông,
  • 2:54 - 2:56
    mà lại là những người muốn ở lại.
  • 2:56 - 3:00
    Người lớn tuổi lại
    rất muốn rời Liên minh châu Âu.
  • 3:00 - 3:04
    Về địa lý, London và Scotland là
    những nơi thể hiện mạnh mẽ nhất
  • 3:04 - 3:06
    ý muốn là một phần của EU,
  • 3:06 - 3:10
    trong khi ở các nơi khác của Anh
    lại đang rất lưỡng lự.
  • 3:11 - 3:15
    Sự khác biệt đó là những thứ chúng ta
    cần phải nhận ra và cân nhắc nghiêm túc.
  • 3:15 - 3:18
    Nhưng trên hết,
    cuộc bỏ phiếu đã dạy cho chúng ta
  • 3:18 - 3:21
    về bản chất của chính trị ngày nay.
  • 3:21 - 3:25
    Nền chính trị hiện nay
    không chỉ đơn thuần là trái hay phải.
  • 3:25 - 3:28
    Không chỉ đơn thuần là thuế và chi tiêu.
  • 3:28 - 3:30
    Mà đó là toàn cầu hóa.
  • 3:30 - 3:34
    Ranh giới sai lầm của chính trị ngày nay
    là giữa những người đi theo toàn cầu hóa
  • 3:34 - 3:37
    và những người sợ toàn cầu hóa.
  • 3:38 - 3:41
    (Vỗ tay)
  • 3:44 - 3:46
    Nếu chúng ta tìm hiểu lý do
    những người muốn ra đi --
  • 3:46 - 3:49
    chúng ta là "Leavers,"
    ngược lại với "Remainers" --
  • 3:49 - 3:51
    Ta thấy hai yếu tố trong cuộc trưng cầu
  • 3:51 - 3:53
    thực sự quan trọng.
  • 3:53 - 3:56
    Thứ nhất là vấn đề nhập cư
    và thứ hai là chủ quyền quốc gia,
  • 3:56 - 4:01
    chúng đại diện cho mong muốn của người dân
    muốn giành lại kiểm soát cuộc sống họ
  • 4:01 - 4:05
    cùng với cảm giác các chính trị gia
    không đại diện cho họ.
  • 4:07 - 4:12
    Nhưng chúng là những quan điểm
    biểu hiện của sự sợ hãi và xa lánh.
  • 4:12 - 4:17
    Chúng đại diện cho sự quay về
    về với chủ nghĩa quốc gia và biên giới
  • 4:17 - 4:19
    theo cách mà nhiều người không chấp nhận.
  • 4:20 - 4:23
    Điều mà tôi muốn đưa ra là bức tranh này
    còn phức tạp hơn như thế,
  • 4:23 - 4:24
    những ai theo chủ nghĩa quốc tế,
  • 4:24 - 4:28
    như bản thân tôi, và tôi chắc chắn
    mình có trong bức tranh đó,
  • 4:28 - 4:30
    cần đưa bản thân mình
    quay trở về trong đó
  • 4:30 - 4:34
    để có thể hiểu rõ chúng ta làm gì
    để trở thành chúng ta ngày hôm nay.
  • 4:35 - 4:38
    Khi nhìn vào biểu đồ bỏ phiếu
    suốt Vương quốc Anh,
  • 4:38 - 4:41
    ta có thể thấy rõ sự phân hoá.
  • 4:41 - 4:44
    Màu xanh thể hiện những người muốn ở lại
  • 4:44 - 4:46
    và màu đỏ là những người muốn ra đi.
  • 4:46 - 4:47
    Khi tôi nhìn vào nó,
  • 4:47 - 4:51
    bất ngờ là tôi cảm thấy
    rất ít thời gian trong cuộc đời mình
  • 4:51 - 4:54
    tôi thực sự sống
    trong những vùng màu đỏ.
  • 4:54 - 4:59
    Tôi bỗng nhiên nhận ra,
    khi nhìn vào top 50 vùng ở Anh
  • 4:59 - 5:01
    có nhiều người chọn ra đi nhất,
  • 5:01 - 5:07
    tôi đã giành tổng cộng
    bốn ngày trong cuộc đời mình ở đó.
  • 5:08 - 5:09
    Ở một vài nơi,
  • 5:09 - 5:13
    tôi thậm chí còn không biết tên
    của khu vực tiến hành trưng cầu.
  • 5:13 - 5:15
    Đó thực sự là một cú sốc với tôi,
  • 5:15 - 5:17
    Và nó cho thấy rằng những người như tôi
  • 5:17 - 5:21
    những người cho rằng mình
    là hoà nhập, cởi mở và khoan dung,
  • 5:21 - 5:23
    có thể chúng tôi không biết
    xã hội và đất nước mình
  • 5:23 - 5:26
    gần như đã trở thành
    những gì mà chúng tôi tin tưởng.
  • 5:26 - 5:29
    (Vỗ tay)
  • 5:36 - 5:40
    Thử thách bắt đầu khi chúng tôi
    cần tìm ra một con đường mới
  • 5:40 - 5:43
    để thuật lại quá trình toàn cầu hóa
    cho những con người đó,
  • 5:43 - 5:47
    để nhận ra đối với những người
    không nhất thiết phải đến trường đại học,
  • 5:48 - 5:50
    không nhất thiết
    phải lớn lên với Internet,
  • 5:50 - 5:52
    không có cơ hội để đi du lịch,
  • 5:52 - 5:56
    họ có thể không tin
    những câu chuyện kể lại mà chúng ta tin,
  • 5:56 - 5:58
    trong sự ảo tưởng về tự do.
  • 5:59 - 6:01
    (Vỗ tay)
  • 6:04 - 6:07
    Điều đó có nghĩa rằng chúng ta cần
    tìm kiếm nhiều sự ủng hộ và thấu hiểu.
  • 6:08 - 6:14
    Trong những người ra đi, một phần nhỏ
    cổ suý sự sợ hãi và căm ghét trong chính trị,
  • 6:14 - 6:16
    tạo ra sự dối trá và nghi ngờ
  • 6:16 - 6:19
    cho mọi người, ví dụ,
    ý nghĩ về cuộc bỏ phiếu ở châu Âu
  • 6:19 - 6:23
    có thể giảm số người tị nạn và
    xin tị nạn đến Châu Âu,
  • 6:23 - 6:26
    trong khi việc bỏ phiếu rời đi chẳng
    có ý nghĩa gì với mức độ nhập cư
  • 6:26 - 6:28
    từ bên ngoài Liên minh Châu Âu.
  • 6:29 - 6:33
    Nhưng đối với đa số người muốn rời đi
  • 6:33 - 6:36
    mối quan tâm chính là sự kém hiệu quả
    của sự thành lập chính quyền.
  • 6:36 - 6:39
    Đây là cuộc bỏ phiếu chống
    của nhiều người,
  • 6:39 - 6:41
    với cảm giác
    không ai đại diện cho họ,
  • 6:41 - 6:44
    và họ không thể tìm ra đảng phái nào
    cho họ tiếng nói,
  • 6:44 - 6:48
    vì vậy họ từ chối
    sự thành lập chính quyền.
  • 6:49 - 6:54
    Điều này lặp lại
    trên khắp Châu Âu và các xã hội dân chủ.
  • 6:55 - 6:59
    Chúng ta thấy nó cùng với sự ảnh hưởng
    của Donald Trump ở Hoa Kỳ,
  • 6:59 - 7:03
    cùng với sự phát triển chủ nghĩa quốc gia
    của Viktor Orbán ở Hungry,
  • 7:04 - 7:08
    cùng với ảnh hưởng đang lên của
    Marine Le Pen ở Pháp.
  • 7:08 - 7:12
    Bóng ma của Brexit có trong xã hội
    của tất cả chúng ta.
  • 7:13 - 7:16
    Câu hỏi thứ hai tôi nghĩ
    chúng ta cần đặt ra,
  • 7:16 - 7:19
    chúng ta phản ứng lại như thế nào?
  • 7:19 - 7:25
    Với tất cả những người muốn tạo ra
    một xã hội tự do, cởi mở và khoan dung,
  • 7:25 - 7:28
    chúng cần phải khẩn cấp
    tìm ra một tầm nhìn mới,
  • 7:28 - 7:32
    một tầm nhìn của sự bao dung,
    và mang tính toàn cầu,
  • 7:32 - 7:35
    một tầm nhìn mang con người đến với
    chúng ta thay vì bỏ họ lại phía sau.
  • 7:37 - 7:39
    Tầm nhìn của toàn cầu hoá,
  • 7:39 - 7:43
    là điều phải bắt đầu bằng nhận thức của
    những lợi ích tích cực của toàn cầu hoá.
  • 7:43 - 7:46
    Sự đồng lòng của các nhà kinh tế học
  • 7:46 - 7:49
    là tự do thương mại,
    sự lưu thông của tài chính,
  • 7:49 - 7:51
    sự dịch chuyển của con người
    xuyên quốc gia,
  • 7:51 - 7:54
    mang lợi cho tất cả mọi người.
  • 7:54 - 7:56
    Sự đồng lòng giữa những học giả
    về quan hệ quốc tế
  • 7:56 - 7:59
    rằng toàn cầu hóa
    mang đến độc lập,
  • 7:59 - 8:02
    mang đến sự hợp tác và hòa bình.
  • 8:02 - 8:06
    Nhưng toàn cầu hóa cũng
    mang đến nhiều hệ quả.
  • 8:06 - 8:09
    Nó tạo ra người thắng kẻ thua.
  • 8:09 - 8:11
    Lấy ví dụ về sự di cư,
  • 8:11 - 8:15
    chúng ta biết rằng nhập cư thực sự là
    một cơ hội với toàn thể nền kinh tế
  • 8:15 - 8:17
    trong hầu hết các trường hợp.
  • 8:18 - 8:21
    Nhưng chúng ta cũng phải nhận thức được
  • 8:21 - 8:24
    có những hậu quả mang đến
  • 8:24 - 8:28
    rất quan trọng, khi những người nhập cư
    trình độ thấp
  • 8:28 - 8:32
    có thể làm giảm lương của hầu hết
    những người nghèo khổ nhất trong xã hội
  • 8:32 - 8:34
    và cũng có thể tạo áp lực lên giá nhà đất.
  • 8:34 - 8:37
    Như vậy không phải nó không
    mang lại tác động tích cực,
  • 8:37 - 8:40
    nhưng thực tế có thêm nhiều người
    chia sẻ những lợi ích này
  • 8:40 - 8:41
    và nhận thức được điều đó.
  • 8:43 - 8:48
    Vào năm 2002, Tổng thư ký Liên hợp quốc
    Kofi Annan,
  • 8:48 - 8:51
    đưa ra một bài phát biểu
    tại trường đại học Yale,
  • 8:51 - 8:55
    và chủ đề của bài phát biểu là
    toàn cầu hoá hội nhập.
  • 8:55 - 8:58
    Trong bài phát biểu đó, ông ấy đã đưa ra
    thuật ngữ đó.
  • 8:58 - 9:01
    Và ông ấy nói, và tôi diễn giải lại,
  • 9:01 - 9:06
    " Ngôi nhà kính của toàn cầu hóa
    phải được mở ra cho tất cả mọi người
  • 9:06 - 9:09
    nếu như muốn nó được bảo đảm.
  • 9:09 - 9:13
    Tin tưởng mù quáng và sự thờ ơ
  • 9:13 - 9:19
    là mặt tiêu cực của việc bài trừ
    và thù ghét toàn cầu hóa."
  • 9:19 - 9:24
    Ý kiến về toàn cầu hóa đó
    đã được đưa ra một cách ngắn gọn năm 2008
  • 9:24 - 9:27
    trong một buổi hội thảo
    về quản trị cao cấp
  • 9:27 - 9:30
    bao gồm rất nhiều lãnh đạo
    của các nước Châu Âu.
  • 9:31 - 9:35
    Nhưng giữa cuộc khủng hoảng năm 2008,
  • 9:35 - 9:38
    quan niệm đó đã biến mất không dấu vết.
  • 9:38 - 9:43
    Toàn cầu hóa đã biến mất
    để phục vụ cho chủ nghĩa tự do kiểu mới.
  • 9:43 - 9:46
    Nó được coi là một phần của
    chương trình cho giới thượng lưu
  • 9:46 - 9:48
    hơn là dành cho tất cả mọi người.
  • 9:48 - 9:52
    Và nó cần phải được nhận thức lại
    ở mức độ lớn hơn nhận thức cơ bản
  • 9:52 - 9:53
    của ngày hôm nay.
  • 9:54 - 9:57
    Vậy, câu hỏi đặt ra là,
    chúng ta làm điều đó bằng cách nào?
  • 9:57 - 10:02
    Làm thế nào chúng ta cân bằng giữa một bên
    là sự sợ hãi cố hữu, sự xa lánh
  • 10:02 - 10:06
    và một bên là sự cự tuyệt mãnh liệt
  • 10:06 - 10:09
    để đánh bại chủ nghĩa dân tộc
    và tính bài ngoại?
  • 10:09 - 10:12
    Câu hỏi này dành cho tất cả chúng ta.
  • 10:12 - 10:13
    Là một nhà khoa học xã hội,
    tôi nghĩ
  • 10:13 - 10:16
    khoa học xã hội
    đưa ra một số điểm bắt đầu.
  • 10:17 - 10:22
    Chúng ta cần thay đổi theo hướng
    cả về tư tưởng và thực tế,
  • 10:22 - 10:26
    tôi muốn đưa ra cho các bạn bốn ý tưởng
    để khởi đầu.
  • 10:26 - 10:30
    Tư tưởng đầu tiên liên quan đến
    giáo dục công dân.
  • 10:30 - 10:32
    Điều nổi bật của Brexit
  • 10:32 - 10:36
    là khoảng cách giữa nhận thức quần chúng
    và kinh nghiệm thực tế.
  • 10:36 - 10:40
    Đã có đề xuất rằng chúng ta
    nên chuyển sang chế độ xã hội tiếp theo,
  • 10:40 - 10:43
    nơi mà sự thật và sự hiển nhiên
    không còn quan trọng,
  • 10:43 - 10:47
    và những lời nói dối ngang bằng
    với sự rõ ràng của sự thật.
  • 10:47 - 10:48
    Vậy, làm sao ta có thể --
  • 10:48 - 10:51
    (Vỗ tay)
  • 10:51 - 10:56
    Làm sao để xây dựng lòng tin và sự rõ ràng
    cho xã hội dân chủ tự do của chúng ta?
  • 10:56 - 10:58
    Chúng ta cần bắt đầu với nền giáo dục,
  • 10:58 - 11:01
    nhưng cũng cần nhận thức được việc
    có những lỗ hổng lớn.
  • 11:02 - 11:07
    Năm 2014, một cuộc thăm dò dư luận
    của hãng Ipsos Mori,
  • 11:07 - 11:10
    công khai 1 cuộc khảo sát
    trên quan điểm của người nhập cư,
  • 11:10 - 11:14
    khảo sát cho thấy
    số lượng người nhập cư đang tăng lên,
  • 11:14 - 11:17
    vì vậy những lo lắng chung
    về vấn đề nhập cư cũng tăng lên,
  • 11:17 - 11:20
    mặc dù nó rõ ràng không đưa đến
    quan hệ nhân quả,
  • 11:20 - 11:23
    vì điều này tương tự như
    chúng ta không chỉ làm việc với con số
  • 11:23 - 11:25
    mà còn với những câu chuyện
    chính trị truyền thông về nó.
  • 11:26 - 11:30
    Nhưng cuộc khảo sát cũng cho thấy
  • 11:30 - 11:32
    có một lượng lớn những thông tin sai lệch
  • 11:32 - 11:35
    và hiểu nhầm về bản chất của
    việc nhập cư.
  • 11:36 - 11:39
    Ví dụ, những quan điểm về vấn đề này ở
    Vương quốc Anh,
  • 11:39 - 11:41
    phần lớn đều cho rằng số lượng trại tỵ nạn
  • 11:42 - 11:45
    có số lượng nhập cư nhiều hơn
    so với trước kia,
  • 11:45 - 11:48
    nhưng họ cũng cho rằng
    trình độ giáo dục của người di cư
  • 11:48 - 11:52
    thấp hơn nhiều trong tổng thể
  • 11:52 - 11:53
    so với trình độ thực của họ.
  • 11:53 - 11:56
    Chúng ta cần đính chính
    những thông tin sai lệch này,
  • 11:56 - 12:00
    khoảng cách từ nhận thức đến thực tế
    trong những mặt chính của toàn cầu hóa.
  • 12:00 - 12:03
    Và điều đó không chỉ là điều
    mà ta bỏ quên ở trường học,
  • 12:03 - 12:06
    dù khởi đầu điều đó
    từ trường học rất cần thiết.
  • 12:06 - 12:09
    Đó cần phải là sự cống hiến
    cho xã hội trong suốt cuộc đời
  • 12:09 - 12:13
    và sự tham gia của cộng đồng trong việc
    thú đẩy toàn xã hội.
  • 12:14 - 12:17
    Điều thứ hai, tôi nghĩ đó là một cơ hội
  • 12:17 - 12:21
    là một ý tưởng thúc đẩy sự tương tác
    xuyên suốt giữa các cộng đồng khác nhau.
  • 12:21 - 12:24
    (Vỗ tay)
  • 12:26 - 12:29
    Một điểm nổi bật thu hút sự chú ý của tôi,
  • 12:29 - 12:32
    chính là thái độ về nhập cư
    ở Vương quốc Anh,
  • 12:32 - 12:34
    hẳn là một sự trớ trêu,
    khi những khu vực của đất nước
  • 12:34 - 12:36
    có nhiều người tán thành
    sự nhập cư nhất
  • 12:36 - 12:39
    có tỷ lệ người nhập cư cao nhất.
  • 12:39 - 12:43
    Ví dụ, Luân Đôn và Đông Nam
    có số lượng dân nhập cư lớn nhất,
  • 12:44 - 12:47
    và họ cũng đồng thời
    là khu vực tán thành nhất.
  • 12:47 - 12:50
    Còn trong những khu vực
    có số lượng dân nhập cư thấp nhất
  • 12:50 - 12:55
    thì lại bài trừ và
    không ủng hộ việc di cư.
  • 12:55 - 12:58
    Do đó, cần thúc đẩy
    những chương trình trao đổi.
  • 12:58 - 13:01
    Ta cần đảm bảo những thế hệ trước,
    những người không thể đi xa
  • 13:01 - 13:03
    được kết nối với mạng Internet.
  • 13:03 - 13:06
    Ta cần khuyến khích, dù
    ở cấp địa phương hay quốc gia,
  • 13:06 - 13:08
    thay đổi nhiều hơn, tham gia nhiều hơn
  • 13:08 - 13:11
    tương tác nhiều hơn với những người
    ta không quen biết
  • 13:11 - 13:14
    và những người ta cho rằng
    không cần thiết phải hoà hợp.
  • 13:15 - 13:17
    Điều thứ ba, tôi nghĩ là điều cốt yếu,
    mặc dù,
  • 13:17 - 13:19
    đây là một điều khá cơ bản,
  • 13:19 - 13:21
    chúng ta phải đảm bảo
    tất cả đều cùng chia sẻ
  • 13:21 - 13:24
    những lợi ích của toàn cầu hóa.
  • 13:25 - 13:29
    Sự miêu tả của tờ Financial Times sau vụ
    Brexit thật sự nổi bật.
  • 13:29 - 13:33
    Đó là bi kịch khi những người ủng hộ
    việc rời khỏi Liên minh Châu Âu
  • 13:33 - 13:36
    lại là những người được hưởng
    nhiều lợi ích vật chất nhất
  • 13:36 - 13:38
    khi giao dịch thương mại
    với Liên minh Châu Âu.
  • 13:39 - 13:42
    Nhưng vấn đề ở đây là họ
  • 13:42 - 13:44
    đã không nhận ra những
    lợi ích đó.
  • 13:44 - 13:47
    Họ không tin rằng họ thực sự được hưởng
  • 13:47 - 13:53
    những lợi ích vật chất khi tính lưu động
    và giao dịch tăng lên trên khắp thế giới.
  • 13:54 - 13:58
    Tôi suy nghĩ với những câu hỏi,
    chủ yếu là về tị nạn,
  • 13:58 - 14:00
    một trong những điều
    tôi dành rất nhiều tâm huyết ủng hộ
  • 14:00 - 14:03
    chính là phát triển các quốc gia
    trên khắp thế giới
  • 14:03 - 14:07
    để thúc đẩy sự hòa hợp của
    những người tị nạn,
  • 14:07 - 14:09
    chúng ta không thể chỉ hưởng lợi
    từ những người nhập cư,
  • 14:09 - 14:14
    mà còn phải quan tâm tới cộng đồng
    bản xứ ở địa phương đó.
  • 14:15 - 14:17
    Tuy nhiên nhìn vào đó,
  • 14:17 - 14:20
    một chính sách cần thiết
    là cung cấp
  • 14:20 - 14:23
    hệ thống y tế và giáo dục tốt hơn,
  • 14:24 - 14:25
    cùng với an sinh xã hội
  • 14:25 - 14:28
    trong những khu vực đông dân nhập cư
  • 14:28 - 14:30
    để giải quyết những âu lo của cộng đồng
    địa phương.
  • 14:30 - 14:33
    Nhưng trong khi ta khích lệ
    các nước đang phát triển,
  • 14:33 - 14:35
    chúng ta lại không thể học từ họ
  • 14:35 - 14:38
    và chấp nhận họ trong xã hội của mình.
  • 14:39 - 14:42
    Hơn thế, nếu ta thực sự có ý định
    nghiêm túc
  • 14:42 - 14:45
    trong việc bảo đảm lợi ích kinh tế
    của toàn xã hội,
  • 14:45 - 14:49
    các doanh nghiệp và tập đoàn của ta
    cần một mô hình toàn cầu
  • 14:49 - 14:52
    để nhận ra chính họ cũng cần
    chịu trách nhiệm về con người.
  • 14:53 - 14:56
    Ý tưởng thứ tư và cũng là cuối cùng
    tôi muốn đưa ra
  • 14:57 - 14:59
    là ý tưởng về ý thức trách nhiệm
    trong chính trị.
  • 15:00 - 15:03
    Có rất ít nghiên cứu về khoa học xã hội
  • 15:03 - 15:06
    mà so sánh thái độ đối với
    toàn cầu hoá.
  • 15:06 - 15:09
    Tuy nhiên theo kết quả từ
    các cuộc khảo sát từ trước,
  • 15:09 - 15:13
    ta có thể thấy một sự đa dạng
    lớn từ các quốc gia khác nhau
  • 15:13 - 15:16
    và thời gian quá trình của các quốc gia đó
  • 15:16 - 15:17
    trong thái độ và chấp nhận
  • 15:17 - 15:21
    người nhập cư và sự di chuyển
    về một mặt
  • 15:21 - 15:23
    và mặt khác là tự do giao thương.
  • 15:23 - 15:28
    Nhưng một định lý mà tôi nghĩ được
    đưa ra từ cái nhìn thoáng qua số liệu đó
  • 15:28 - 15:34
    là ý tưởng về một xã hội phân cực
    ít chấp nhận toàn cầu hoá.
  • 15:34 - 15:37
    Đó là xã hội giống Thuỵ Điển ngày trước,
  • 15:37 - 15:39
    hay Canada ngày nay,
  • 15:39 - 15:40
    nơi có thể chế chính trị ôn hoà,
  • 15:40 - 15:42
    khi cánh trái và cánh phải hợp tác,
  • 15:43 - 15:47
    khi ta khuyến khích thái độ đón nhận
    đối với toàn cầu hoá.
  • 15:47 - 15:50
    Và những gì diễn ra trên thế giới hiện nay
    là sự phân cực đầy bi kịch,
  • 15:50 - 15:53
    sự thất bại trong việc đối thoại
    giữa các quan điểm chính trị,
  • 15:53 - 15:56
    và khoảng cách trong các trung tâm
    tự do
  • 15:56 - 16:00
    có thể thúc đẩy trao đổi
    và hiểu biết chung.
  • 16:00 - 16:02
    Ta có thể chưa đạt được hôm nay,
  • 16:02 - 16:06
    nhưng ít nhất ta đã kêu gọi được
    các chính trị gia và giới truyền thông
  • 16:06 - 16:09
    từ bỏ sự sợ hãi và trở nên dễ dàng hơn
    với nhau.
  • 16:09 - 16:12
    (Vỗ tay)
  • 16:18 - 16:21
    Những ý tưởng đó rất có tiềm năng,
  • 16:21 - 16:25
    và được bao gồm bởi nó cần một
    quá trình chia sẻ.
  • 16:26 - 16:28
    Tôi vẫn là người Anh.
  • 16:29 - 16:31
    Tôi vẫn là một người châu Âu.
  • 16:32 - 16:35
    Tôi vẫn là một công dân toàn cầu.
  • 16:35 - 16:37
    Đối với những ai tin rằng
  • 16:37 - 16:41
    đặc trưng của chúng ta là không
    độc quyền,
  • 16:41 - 16:44
    chúng ta cần hợp tác
  • 16:44 - 16:48
    để khẳng định toàn cầu hoá mang
    mọi người tới với chúng ta
  • 16:48 - 16:50
    và không để ai thụt lùi phía sau.
  • 16:50 - 16:56
    Chỉ khi đó ta mới hài hoà được
    dân chủ và toàn cầu hoá.
  • 16:56 - 16:57
    Cảm ơn.
  • 16:57 - 17:09
    (Vỗ tay)
Title:
Tại sao Brexit xảy ra -- và tiếp theo phải làm gì
Speaker:
Alexander Betts
Description:

Chúng ta thiếu hiểu biết một cách đáng xấu hổ về sự chia rẽ trong cộng đồng của mình, và Brexit xảy ra chính bởi sự chia rẽ ngầm đến từ những góc tối giữa những người lo sợ toàn cầu hóa và những người ủng hộ nó, nhà khoa học xã hội Alexander Betts đã nói như vậy. Làm sao chúng ta có thể giải quyết được nỗi sợ cùng vơi sự thất vọng với thể chế chính trị hiện nay, trong khi lại từ chối từ bỏ phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa quốc gia? Hãy cùng Betts thảo luận bốn bước cần thiết sau vụ Brexit để hướng tới một thế giới hoà nhập hơn.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
17:22

Vietnamese subtitles

Revisions