Return to Video

Tăng trưởng kinh tế đang dậm chân tại chỗ. Hãy cùng sửa chữa vấn đề này

  • 0:01 - 0:06
    Khả năng tạo ra và giữ vững
    tăng trưởng kinh tế
  • 0:06 - 0:09
    là thách thức tiêu biểu
    trong thời đại ngày nay.
  • 0:09 - 0:12
    Tất nhiên là còn có
    những thách thức khác --
  • 0:12 - 0:15
    y tế, bệnh dịch,
  • 0:15 - 0:17
    các vấn đề về môi trường,
  • 0:17 - 0:20
    và cả tệ nạn khủng bố cực đoan.
  • 0:21 - 0:22
    Tuy nhiên,
  • 0:22 - 0:27
    vấn đề tăng trưởng kinh tế còn có thể
    giải quyết được tới một mức độ nào đó,
  • 0:27 - 0:30
    trong khi những vấn đề còn lại
    rất khó giải quyết.
  • 0:31 - 0:33
    Quan trọng hơn cả,
  • 0:33 - 0:38
    trừ phi và cho đến khi chúng ta
    giải quyết được vấn đề tăng trưởng kinh tế
  • 0:38 - 0:42
    và tạo ra kinh tế
    phát triển bền vững và lâu dài,
  • 0:42 - 0:44
    chúng ta sẽ không thể bắt tay giải quyết
  • 0:44 - 0:49
    những thách thức khó khăn đang tiếp tục
    ảnh hưởng sâu sắc tới thế giới ngày nay,
  • 0:49 - 0:54
    cho dù đó là y tế, giáo dục
    hay phát triển kinh tế.
  • 0:55 - 0:57
    Câu hỏi cốt lõi là:
  • 0:58 - 1:00
    Làm thế nào để tạo ra tăng trưởng kinh tế
  • 1:00 - 1:05
    ở những nền kinh tế tiến bộ
    và đã phát triển như Mỹ hay khắp châu Âu
  • 1:05 - 1:07
    vào thời điểm họ còn phải nỗ lực rất nhiều
  • 1:07 - 1:10
    để tạo ra tăng trưởng
    sau thảm hoạ suy thoái kinh tế?
  • 1:10 - 1:13
    Họ tiếp tục không phát triển
    với hiệu quả tối ưu
  • 1:13 - 1:17
    và dần mất đi 3 yếu tố
    thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:
  • 1:18 - 1:21
    nguồn vốn, nhân công và năng suất.
  • 1:22 - 1:24
    Đặc biệt,
  • 1:24 - 1:29
    những quốc gia đã phát triển này
    vẫn tiếp tục nợ nần và thâm hụt ngân sách,
  • 1:29 - 1:33
    chất lượng và số lượng lao động
    ngày càng giảm đi
  • 1:33 - 1:36
    còn năng suất thì dậm chân tại chỗ.
  • 1:37 - 1:38
    Cùng lúc đó,
  • 1:38 - 1:42
    làm thế nào để tạo ra tăng trưởng kinh tế
    ở những nền kinh tế đang phát triển,
  • 1:42 - 1:45
    nơi 90% dân số thế giới đang sinh sống
  • 1:45 - 1:50
    và trung bình, có 70% dân số
    dưới 25 tuổi?
  • 1:51 - 1:52
    Ở các quốc gia này,
  • 1:52 - 1:56
    tăng trưởng kinh tế
    cần đạt ít nhất 7% một năm
  • 1:56 - 1:58
    để giảm đói nghèo
  • 1:58 - 2:02
    và nhân đôi thu nhập bình quân đầu người
    trong vòng một thế hệ.
  • 2:03 - 2:05
    Mặc dù vậy ngày nay,
  • 2:05 - 2:07
    những nền kinh tế đang phát triển
    lớn nhất --
  • 2:07 - 2:09
    những nước với ít nhất
    50 triệu người --
  • 2:09 - 2:13
    vẫn gặp nhiều khi khăn
    để vươn tới mức 7% kỳ diệu đó.
  • 2:14 - 2:19
    Tệ hơn là các nước như Ấn Độ,
    Nga, Nam Phi, Brazil và cả Trung Quốc
  • 2:20 - 2:22
    đều đang phát triển dưới mức 7% đó
  • 2:22 - 2:25
    và thậm chí, trong một số trường hợp,
    còn giảm phát.
  • 2:26 - 2:28
    Tăng trưởng kinh tế rất quan trọng.
  • 2:28 - 2:30
    Với kinh tế phát triển,
  • 2:30 - 2:34
    các quốc gia có thể
    liên tục cải thiện không ngừng
  • 2:34 - 2:39
    sự di động trong xã hội,
    cơ hội và điều kiện sống.
  • 2:39 - 2:43
    Nếu không có tăng trưởng,
    các nước sẽ suy yếu đi,
  • 2:43 - 2:46
    không chỉ trong số liệu thống kê kinh tế
  • 2:46 - 2:50
    mà còn cả về ý nghĩa của cuộc sống
    và cách sống.
  • 2:51 - 2:54
    Tăng trưởng kinh tế cực kì quan trọng
    đối với mỗi cá nhân.
  • 2:55 - 2:57
    Nếu tăng trưởng chậm lại,
  • 2:57 - 2:59
    sự đe doạ tới tiến bộ của nhân loại
  • 2:59 - 3:03
    và nguy cơ bất ổn chính trị
    và xã hội sẽ gia tăng,
  • 3:03 - 3:08
    và xã hội sẽ trở nên mù mờ,
    thô tục và hẹp hòi hơn.
  • 3:09 - 3:10
    Bối cảnh kinh tế cũng quan trọng.
  • 3:10 - 3:12
    Và các nền kinh tế đang phát triển
  • 3:12 - 3:16
    không cần tăng trưởng
    cùng tốc độ với các nước đã phát triển.
  • 3:17 - 3:20
    Tôi biết rằng một số bạn trong khán phòng
  • 3:20 - 3:23
    có thể nghĩ đây là một đề xuất đầy rủi ro.
  • 3:23 - 3:25
    Có một số người ở đây
  • 3:25 - 3:27
    sẽ thay đổi suy nghĩ
    và cảm thấy thất vọng
  • 3:27 - 3:29
    bởi những gì đang xảy ra trên thế giới
  • 3:29 - 3:32
    và cho rằng những việc đó
    là do tăng trưởng kinh tế.
  • 3:32 - 3:36
    Bạn lo lắng về sự quá tải
    của dân số thế giới
  • 3:36 - 3:39
    Và khi nhìn vào thống kê và dự đoán
    của Liên Hợp Quốc gần đây
  • 3:39 - 3:41
    rằng dân số thế giới sẽ là 11 tỉ người
  • 3:41 - 3:44
    trước khi chạm mức cao nhất vào năm 2100,
  • 3:44 - 3:48
    bạn lo lắng về hậu quả của việc đó
    đối với tài nguyên thiên nhiên --
  • 3:48 - 3:52
    đất canh tác, nước uống,
    năng lượng và khoáng sản.
  • 3:53 - 3:56
    Bạn cũng lo lắng về
    sự tàn phá đối với môi trường
  • 3:57 - 4:00
    Và bạn lo lắng về con người,
  • 4:00 - 4:03
    với hiện thân là các tập đoàn đa quốc gia,
  • 4:03 - 4:06
    đã trở nên tham lam và đồi bại
    đến mức nào.
  • 4:07 - 4:09
    Nhưng tôi ở đây ngày hôm nay
    để nói với các bạn rằng
  • 4:09 - 4:13
    tăng trưởng kinh tế đã luôn là nền móng
    cho những thay đổi trong chất lượng sống
  • 4:13 - 4:15
    của hàng triệu người trên khắp thế giới.
  • 4:16 - 4:18
    Và quan trọng hơn cả,
  • 4:18 - 4:22
    không chỉ duy nhất tăng trưởng kinh tế
    đã được thúc đẩy bởi chủ nghĩa tư bản.
  • 4:24 - 4:28
    Khái niệm chủ nghĩa tư bản, nói đơn giản,
  • 4:28 - 4:30
    chỉ những yếu tố trong sản xuất
  • 4:30 - 4:33
    như thương mại và công nghiệp,
    nguồn vốn và nhân công,
  • 4:33 - 4:37
    được quản lý bởi khu vực tư nhân
    mà không phải chính phủ.
  • 4:38 - 4:41
    Điều rất quan trọng ở đây
    đó là chúng ta hiểu được căn bản rằng
  • 4:41 - 4:45
    các phân tích đánh giá không nên chỉ
    dành cho tăng trưởng kinh tế nói riêng
  • 4:45 - 4:48
    mà cho toàn bộ chủ nghĩa tư bản nói chung.
  • 4:48 - 4:52
    Và để tạo ra kinh tế phát triển lâu dài,
  • 4:52 - 4:56
    chúng ta phải xây dựng
    một lập trường kinh tế tiến bộ hơn.
  • 4:57 - 5:00
    Để có tăng trưởng kinh tế
    chúng ta cần chủ nghĩa tư bản,
  • 5:00 - 5:02
    nhưng hệ thống này
    cần hoạt động hiệu quả.
  • 5:03 - 5:05
    Như tôi vừa đề cập ở trên,
  • 5:05 - 5:11
    cốt lõi của hệ thống tư bản
    được định nghĩa bởi khu vực tư nhân.
  • 5:12 - 5:16
    Và kể cả điều sau đây
    cũng là một sự phân chia quá đơn giản.
  • 5:16 - 5:19
    Chủ nghĩa tư bản: tốt;
    Không phải chủ nghĩa tư bản: xấu.
  • 5:19 - 5:24
    Trong khi thực tế là,
    chủ nghĩa tư bản có nhiều khía cạnh.
  • 5:24 - 5:29
    Và chúng ta có những nước như Trung Quốc
    theo chế độ tư bản nhà nước
  • 5:29 - 5:33
    và những nước khác như Mỹ
    theo chế độ tư bản thị trường.
  • 5:33 - 5:36
    Những nỗ lực của chúng ta
    trong việc đánh giá hệ thống tư bản,
  • 5:36 - 5:40
    đã quá tập trung vào phân tích
    các quốc gia
  • 5:40 - 5:43
    không theo chế độ tư bản thị trường
    như Trung Quốc,
  • 5:44 - 5:47
    Tuy vậy, có một lý do
    và lo lắng chính đáng
  • 5:47 - 5:52
    cho việc chúng ta nên tập trung sự chú ý
    vào những hình thức tư bản thuần tuý,
  • 5:52 - 5:55
    đặc biệt là chế độ tư bản
    đại diện bởi Mỹ.
  • 5:55 - 5:57
    Điều này rất quan trọng
  • 5:57 - 6:00
    vì hình thức tư bản này
  • 6:00 - 6:03
    càng ngày càng bị chỉ trích
  • 6:03 - 6:05
    là đang tiếp tay cho tham nhũng
  • 6:05 - 6:07
    và tệ hơn,
  • 6:07 - 6:09
    làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập
    trong xã hội --
  • 6:10 - 6:15
    nghĩa là thiểu số
    đang chiếm lợi ích từ đa số.
  • 6:17 - 6:20
    Hai câu hỏi cực kỳ quan trọng
    chúng ta cần trả lời
  • 6:20 - 6:23
    đó là cần chấn chỉnh
    hệ thống tư bản như thế nào
  • 6:23 - 6:25
    để nó có thể giúp tạo ra
    tăng trưởng kinh tế
  • 6:26 - 6:29
    nhưng đồng thời cũng có thể
    giải quyết những tệ nạn xã hội?
  • 6:30 - 6:33
    Để nghĩ ra mô hình đó,
    chúng ta phải tự hỏi bản thân mình,
  • 6:33 - 6:35
    chủ nghĩa tư bản ngày nay
    hoạt động như thế nào?
  • 6:36 - 6:37
    Nói rất đơn giản,
  • 6:38 - 6:44
    chủ nghĩa tư bản đặt nền tảng trên cơ cấu
    tối đa hóa lợi ích cá nhân --
  • 6:44 - 6:48
    một cá nhân chỉ làm những việc
    mang lợi ích cho bản thân.
  • 6:48 - 6:51
    Và chỉ sau khi họ tối đa hoá
    lợi ích của bản thân
  • 6:51 - 6:54
    thì mới quyết định
  • 6:54 - 6:57
    nên hỗ trợ những thành phần khác
    trong xã hội.
  • 6:57 - 7:01
    Tất nhiên, trong hệ thống này
    chính phủ có đánh thuế
  • 7:01 - 7:05
    và họ sử dụng một phần doanh thu
    để gây quỹ cho các chương trình xã hội
  • 7:05 - 7:07
    không chỉ với vai trò ban hành luật lệ
  • 7:07 - 7:11
    mà còn với vai trò
    phân phối lợi ích trong xã hội
  • 7:11 - 7:13
    Nhưng dù vậy,
  • 7:13 - 7:14
    cơ cấu này --
  • 7:14 - 7:16
    cơ cấu gồm 2 giai đoạn này --
  • 7:16 - 7:18
    là nền tảng cho chúng ta bắt đầu
  • 7:18 - 7:21
    nghĩ về cách cải thiện mô hình tư bản.
  • 7:22 - 7:25
    Tôi xin đưa ra quan điểm rằng
    thách thức này có 2 mặt.
  • 7:26 - 7:27
    Đầu tiên,
  • 7:27 - 7:30
    chúng ta có thể rút ra từ
    các chính sách cánh phải
  • 7:30 - 7:34
    những gì mang lợi ích tới quá trình
    cải tiến mô hình tư bản của chúng ta.
  • 7:34 - 7:36
    Đặc biệt,
  • 7:36 - 7:37
    những chính sách cánh phải
  • 7:37 - 7:41
    có xu hướng thiên về những thứ
    như chu cấp có điều kiện,
  • 7:41 - 7:44
    được trả và thưởng cho ai làm những việc
  • 7:44 - 7:47
    được coi là giúp cải thiện
    tăng trưởng kinh tế.
  • 7:47 - 7:49
    Ví dụ,
  • 7:49 - 7:50
    khi đưa con trẻ tới trường học,
  • 7:50 - 7:53
    bố mẹ có thể kiếm được tiền,
  • 7:53 - 7:56
    hay khi mang con đi tiêm chủng,
  • 7:56 - 7:58
    bố mẹ có thể được trả tiền.
  • 7:58 - 8:00
    Không liên quan tới cuộc tranh luận về
  • 8:00 - 8:03
    liệu chúng ta có nên trả tiền
    để thúc đẩy mọi người
  • 8:03 - 8:06
    làm những việc họ nghĩ
    họ nên làm dù thế nào đi chăng nữa,
  • 8:06 - 8:09
    thực tế là việc trả tiền
    để thúc đẩy họ làm những việc đó
  • 8:09 - 8:11
    đã thu được một số kết quả khả quan
  • 8:11 - 8:13
    ở những nơi như Mexico,
  • 8:13 - 8:14
    Brazil,
  • 8:14 - 8:17
    và cả những chương trình thử nghiệm
    ở New York
  • 8:18 - 8:19
    Tuy nhiên cũng có những lợi ích
  • 8:19 - 8:23
    và thay đổi quan trọng đang được thực hiện
    trong những chính sách cánh trái.
  • 8:24 - 8:28
    Những ý kiến cho rằng chính phủ nên
    giữ vai trò và trách nghiệm lớn hơn
  • 8:28 - 8:30
    để vai trò của chính phủ
    không bị bó hẹp
  • 8:30 - 8:33
    và rằng chính phủ nên làm
    nhiều hơn là chỉ phân phối
  • 8:33 - 8:34
    những yếu tố sản xuất
  • 8:34 - 8:37
    đã trở nên phổ biến
    với thành công của Trung Quốc.
  • 8:37 - 8:40
    Nhưng chúng ta cũng bắt đầu tranh luận
  • 8:40 - 8:42
    về việc vai trò của khu vực tư nhân
  • 8:42 - 8:45
    nên rời khỏi mục tiêu thu lợi nhuận
  • 8:45 - 8:48
    và tiến tới việc tổ chức
    các chương trình vì lợi ích của xã hội.
  • 8:48 - 8:51
    Những thứ như các chương trình
    trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp,
  • 8:51 - 8:53
    dù quy mô còn nhỏ,
  • 8:53 - 8:55
    đang là những bước đi đúng hướng.
  • 8:56 - 9:01
    Tất nhiên, những chính sách cánh trái
    có xu hướng làm mờ đi ranh giới
  • 9:01 - 9:04
    giữa chính phủ, các tổ chức phi chính phủ,
    và khu vực tư nhân
  • 9:05 - 9:09
    Hai ví dụ tiêu biểu đó là nước Mỹ
    vào thế kỷ 19,
  • 9:09 - 9:10
    khi các dự án cơ sở hạ tầng
  • 9:10 - 9:14
    là sự hợp tác giữa khu vực nhà nước
    và khu vực tư nhân.
  • 9:14 - 9:15
    Gần đây hơn, tất nhiên,
  • 9:15 - 9:19
    sự xuất hiện của Internet
    đã chứng minh cho cả thế giới thấy
  • 9:19 - 9:22
    rằng tư nhân và nhà nước có thể làm việc
    cùng nhau vì một xã hội tốt đẹp hơn.
  • 9:24 - 9:27
    Lời nhắn nhủ của tôi
    tới các bạn là:
  • 9:27 - 9:30
    Chúng ta không thể giải quyết
  • 9:30 - 9:33
    những thách thức
    đối với tăng trưởng kinh tế thế giới
  • 9:33 - 9:37
    bằng những suy nghĩ bảo thủ
    và tư tưởng vô giá trị.
  • 9:38 - 9:42
    Để tạo ra tăng trưởng kinh tế
    bền vững và lâu dài
  • 9:42 - 9:46
    và giải quyết các vấn đề và tệ nạn xã hội
    vẫn đang làm cả thế giới phải đau đầu,
  • 9:46 - 9:48
    chúng ta phải suy nghĩ thoáng hơn
  • 9:48 - 9:50
    để tìm ra những giải pháp hiệu quả.
  • 9:50 - 9:52
    Cuối cùng,
  • 9:52 - 9:56
    chúng ta phải nhận ra rằng những tư tưởng
    lạc hậu chính là kẻ thù của tăng trưởng.
  • 9:56 - 9:57
    Cảm ơn các bạn.
  • 9:57 - 10:00
    (Vỗ tay)
  • 10:03 - 10:06
    Bruno Giussani:
    Tôi có một vài câu hỏi, Dambisa,
  • 10:06 - 10:08
    vì ai đó có thể phản ứng
    với câu kết của bạn
  • 10:08 - 10:10
    rằng tăng trưởng
    cũng là một tư tưởng lạc hậu
  • 10:10 - 10:13
    và còn có thể là tư tưởng lạc hậu
    phổ biến hiện nay.
  • 10:13 - 10:15
    Bạn sẽ nói gì
    với những phản ứng như vậy?
  • 10:15 - 10:17
    DM: Tôi nghĩ rằng điều này
    hoàn toàn có căn cứ,
  • 10:17 - 10:20
    và tôi nghĩ rằng
    chúng ta đã bàn luận về vấn đề này.
  • 10:20 - 10:22
    Hiện tại có rất nhiều nghiên cứu
    về mức độ hạnh phúc
  • 10:22 - 10:25
    và những chỉ số khác
    để đo sự thành công của mỗi người
  • 10:25 - 10:27
    và những tiến bộ trong điều kiện sống.
  • 10:27 - 10:29
    Và bởi vậy tôi nghĩ rằng
    chúng ta cần tiếp thu
  • 10:29 - 10:32
    những phát kiến có thể
    cải thiện điều kiện sống cho mọi người
  • 10:32 - 10:35
    và tiếp tục xoá đói giảm nghèo
    trên khắp thế giới.
  • 10:35 - 10:37
    BG: Vậy cơ bản là bạn đang đề xuất
    khôi phục tăng trưởng,
  • 10:37 - 10:39
    nhưng cách duy nhất để điều đó xảy ra
  • 10:39 - 10:41
    mà không vượt quá
    sức chịu đựng của trái đất
  • 10:41 - 10:43
    và đưa chúng ta đi một chặng đường dài,
  • 10:43 - 10:45
    là tách biệt tăng trưởng kinh tế
  • 10:45 - 10:47
    với việc sử dụng tài nguyên.
  • 10:47 - 10:49
    Bạn nghĩ chuyện đó có thể xảy ra không?
  • 10:49 - 10:50
    DM: Tôi nghĩ mình lạc quan hơn
  • 10:50 - 10:53
    về khả năng và trí sáng tạo của con người.
  • 10:53 - 10:56
    Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta
    bắt đầu tự hạn chế
  • 10:56 - 10:58
    việc sử dụng những tài nguyên
    có hạn, hiếm có và dần cạn kiệt
  • 10:58 - 11:00
    mà chúng ta biết từ bây giờ,
  • 11:00 - 11:03
    chúng ta có thể nhìn nhận tiêu cực
    và lo lắng về thế giới ngày nay.
  • 11:03 - 11:06
    Tuy nhiên, chúng ta đã nghe
    từ tổ chức Câu Lạc Bộ Rome
  • 11:06 - 11:10
    về những đánh giá rằng
    tài nguyên trên thế giới sẽ dần cạn kiệt
  • 11:10 - 11:13
    và đó là những điều
    không còn bàn cãi được nữa.
  • 11:13 - 11:16
    Nhưng tôi nghĩ, với trí sáng tạo
    chúng ta đã có thể khử muối cho nước biển
  • 11:16 - 11:18
    và có thể tái đầu tư vào năng lượng
  • 11:18 - 11:20
    để thu được những thành quả tốt hơn.
  • 11:20 - 11:21
    Theo cách nghĩ đó,
  • 11:21 - 11:24
    tôi cảm thấy lạc quan hơn nhiều
    về khả năng của con người.
  • 11:24 - 11:26
    BG: Điều làm tôi ngạc nhiên
    trong đề xuất của bạn
  • 11:26 - 11:28
    về khôi phục tăng trưởng
  • 11:28 - 11:30
    và đi theo một chiều hướng mới
  • 11:30 - 11:33
    đó là hình như bạn đang đề xuất
    chấn chỉnh chủ nghĩa tư bản
  • 11:33 - 11:35
    bằng cách khuyến khích nó nhiều hơn --
  • 11:35 - 11:39
    gắn cho những hành vi sáng suốt
    một cái giá tiền để khích lệ chúng
  • 11:39 - 11:43
    hay cải thiện vai trò của doanh nghiệp
    trong những vấn đề xã hội.
  • 11:43 - 11:44
    Đó có phải ý kiến của bạn không?
  • 11:44 - 11:47
    DM: Ý của tôi là
    chúng ta nên suy nghĩ thoáng hơn.
  • 11:47 - 11:49
    Tôi thực sự nghĩ rằng
  • 11:49 - 11:51
    những mô hình
    phát triển kinh tế truyền thống
  • 11:51 - 11:54
    không hoạt động hiệu quả
    như chúng ta mong muốn.
  • 11:54 - 11:56
    Và tôi nghĩ rằng không phải ngẫu nhiên
  • 11:56 - 11:59
    mà nền kinh tế lớn nhất
    trên thế giới hiện nay là Mỹ,
  • 11:59 - 12:00
    lấy dân chủ,
  • 12:00 - 12:03
    tự do dân chủ
    làm lập trường chính trị cốt lõi
  • 12:03 - 12:06
    và có thị trường tự do định hướng tư bản
    chủ nghĩa --
  • 12:06 - 12:09
    tới mức lấy nó làm lập trường kinh tế.
  • 12:09 - 12:12
    Nền kinh tế lớn thứ hai là Trung Quốc.
  • 12:12 - 12:14
    Nước này không ưu tiên dân chủ
  • 12:14 - 12:17
    và theo chế độ tư bản nhà nước,
    một mô hình hoàn toàn khác.
  • 12:17 - 12:19
    Hai quốc gia này, với mô hình chính trị
  • 12:19 - 12:21
    và mô hình kinh tế hoàn toàn khác nhau,
  • 12:21 - 12:24
    lại có chỉ số bất bình đẳng trong xã hội
  • 12:24 - 12:26
    được đo bởi Hệ số Gini bằng nhau.
  • 12:26 - 12:28
    Tôi nghĩ đó là những
    cuộc tranh luận cần thiết,
  • 12:28 - 12:30
    vì vẫn chưa chắc chắn
  • 12:30 - 12:32
    chúng ta sẽ sử dụng mô hình nào,
  • 12:32 - 12:34
    và tôi nghĩ rằng chúng ta cần bàn luận
  • 12:34 - 12:38
    và khiêm tốn hơn về những gì chúng ta biết
    những gì chúng ta không biết
  • 12:38 - 12:41
    BG: Một câu hỏi cuối cùng.
    Hội thảo COP21 đang diễn ra tại Paris.
  • 12:41 - 12:43
    Nếu bạn có thể gửi một dòng tweet
  • 12:43 - 12:46
    tới các vị lãnh đạo chính phủ
    và các lãnh đạo đại diện ở đó,
  • 12:46 - 12:47
    bạn sẽ nói gì?
  • 12:47 - 12:50
    DM: Một lần nữa, tôi sẽ nhấn mạnh
    việc suy nghĩ thoáng hơn.
  • 12:50 - 12:51
    Như ông đã biết,
  • 12:51 - 12:53
    những khúc mắc xoay quanh
    vấn đề môi trường
  • 12:53 - 12:55
    đã được thảo luận rất nhiều lần --
  • 12:55 - 12:58
    tại Copenhagen, tại Stockholm năm 72 --
  • 12:58 - 13:00
    và chúng ta vẫn tiếp tục bàn bạc
    về những vấn đề đó
  • 13:00 - 13:04
    một phần vì chúng ta không đạt được
    một thoả thuận cơ bản nào,
  • 13:04 - 13:05
    và thực chất có một sự chia rẽ
  • 13:05 - 13:08
    giữa quan điểm và mong muốn
    của các nước đã phát triển
  • 13:08 - 13:10
    và những mong muốn của
    các nước đang phát triển.
  • 13:10 - 13:13
    Các quốc gia đang phát triển
    cần tiếp tục tạo ra tăng trưởng kinh tế
  • 13:13 - 13:17
    để xoá bỏ những bất an về chính trị
    ở những nước đó.
  • 13:17 - 13:19
    Các quốc gia đã phát triển nhận ra rằng
  • 13:19 - 13:21
    họ có một trách nghiệm
    thực sự quan trọng
  • 13:21 - 13:24
    không chỉ trong việc kiểm soát
    lượng khí CO2 thải ra
  • 13:24 - 13:27
    và những huỷ hoại
    mà họ gây ra cho thế giới,
  • 13:27 - 13:29
    mà còn tiên phong
    trong nghiên cứu và phát triển.
  • 13:29 - 13:31
    Và bởi vậy họ cũng <come to the table>
  • 13:31 - 13:34
    Nhưng về cơ bản, không thể có trường hợp
  • 13:34 - 13:38
    chúng ta bắt đầu áp đặt những chính sách
    đối với những thị trường đang phát triển
  • 13:38 - 13:40
    mà không để các nước đã phát triển
  • 13:40 - 13:42
    tự kiểm điểm những việc họ đang làm
  • 13:42 - 13:45
    đối với nguồn cung và nhu cầu
    trong thị trường của nước họ.
  • 13:45 - 13:48
    BG: Dambisa, cảm ơn bạn đã đến với TED.
    DM: Cảm ơn rất nhiều.
  • 13:48 - 13:51
    (Vỗ tay)
Title:
Tăng trưởng kinh tế đang dậm chân tại chỗ. Hãy cùng sửa chữa vấn đề này
Speaker:
Dambisa Moyo
Description:

Tăng trưởng kinh tế là thách thức tiêu biểu trong thời đại ngày nay; không có nó, bất ổn chính trị và xã hội sẽ gia tăng, tiến bộ của nhân loại sẽ lắng đọng và xã hội sẽ trở nên mù mờ hơn. Nhưng theo nhà kinh tế học Dambisa Moyo, một mình chủ nghĩa tư bản sẽ không tạo ra sự phát triển ta mong muốn. Cô chứng minh rằng, trong cả 2 mô hình kinh tế nhà nước và kinh tế thị trường, chủ nghĩa tư bản đang thất bại trong việc giải quyết những tệ nạn xã hội, tiếp tay cho tham nhũng và tạo ra bất bình đẳng thu nhập trong xã hội. Moyo nghiên cứu về bức tranh kinh tế hiện nay và đưa ra ý kiến rằng chúng ta nên bắt đầu nhìn nhận chủ nghĩa tư bản dưới nhiều khía cạnh để có thể pha trộn những đặc điểm tốt nhất từ các mô hình kinh tế khác nhau để thúc đẩy sự phát triển.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
14:04

Vietnamese subtitles

Revisions