Return to Video

Định luật bảo toàn khối lượng - Todd Ramsey

  • 0:00 - 0:09
    Những thứ này từ đâu mà có?
  • 0:09 - 0:10
    Trái Đất,
  • 0:10 - 0:11
    con bò,
  • 0:11 - 0:12
    hay trái tim của bạn?
  • 0:12 - 0:16
    Xin nhớ rằng, chúng không phải tự nhiên
    mà có, mà cái gì cấu tạo nên chúng?
  • 0:16 - 0:19
    Nguyên tử chính là nhân tố
    tạo nên vạn vật.
  • 0:19 - 0:23
    Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta hãy cùng
    tìm hiểu định luật bảo toàn khối lượng.
  • 0:23 - 0:26
    Định luật này nói rằng: "Cho một hệ
    được cô lập bởi một giới hạn
  • 0:26 - 0:30
    sao cho vật chất và năng lượng
    bên ngoài không thể vượt qua.
  • 0:30 - 0:34
    Trong đó, khối lượng của hệ,
    hay còn gọi là vật chất và năng lượng
  • 0:34 - 0:37
    không thể sinh ra hay mất đi.
  • 0:37 - 0:40
    Như chúng ta đã biết,
  • 0:40 - 0:42
    vũ trụ là một hệ cô lập.
  • 0:42 - 0:43
    Nhưng trước khi nói về hệ này,
  • 0:43 - 0:46
    chúng ta hãy xét một hệ cô lập
    nhỏ và đơn giản hơn nhiều.
  • 0:46 - 0:52
    Chúng ta có 6 nguyên tử Cácbon,
    12 nguyên tử Hydrô, và 18 nguyên tử Ôxy,
  • 0:52 - 0:55
    Với năng lượng vừa đủ, các phân tử này
    có khả năng chuyển động thực sự.
  • 0:55 - 0:59
    Các nguyên tử này có thể liên kết với nhau
    tạo thành những phân tử quen thuộc.
  • 0:59 - 1:01
    Như phân tử nước,
    và phân tử khí Cácbônít.
  • 1:01 - 1:04
    Chúng ta không thể tạo ra hay
    làm mất đi khối lượng của chúng.
  • 1:04 - 1:08
    Phải chấp nhận thôi, chúng ta
    còn có thể làm gì được đây?
  • 1:08 - 1:10
    À, thì ra các phân tử này
    cũng có tư duy đấy!
  • 1:10 - 1:14
    Chúng tạo thêm nhiều phân tử Cácbônít
    và nước, mỗi loại 6 phân tử.
  • 1:14 - 1:18
    Với năng lượng vừa đủ, ta có thể
    làm cho các phân tử này sắp xếp lại
  • 1:18 - 1:21
    để tạo ra một phân tử đường đơn giản,
    và khí Ôxy.
  • 1:21 - 1:27
    Do đó ta có 6 nguyên tử Cácbon,
    12 nguyên tử Hydrô và 18 nguyên tử Ôxy.
  • 1:27 - 1:31
    Năng lượng cung cấp được dự trữ dưới dạng
    các liên kết giữa các nguyên tử đó.
  • 1:31 - 1:35
    Ta có thể giải phóng năng lượng đó
    bằng cách phá vỡ phân tử đường
  • 1:35 - 1:37
    trở lại dạng nước và khí Cácbônít,
  • 1:37 - 1:40
    nhưng thành phần các nguyên tử
    vẫn không đổi.
  • 1:40 - 1:44
    Bây giờ, hãy thử nghiệm với
    các nguyên tử khác có tính "cháy nổ" hơn.
  • 1:44 - 1:49
    Đây là phân tử khí metan, thường được
    liên tưởng đến chứng đầy hơi ở bò,
  • 1:49 - 1:51
    và còn được dùng làm
    nhiên liệu để phóng tên lửa.
  • 1:51 - 1:54
    Nếu ta cung cấp lượng Ôxy
    và năng lượng vừa đủ,
  • 1:54 - 1:56
    như khi bạn đánh que diêm.
  • 1:56 - 2:01
    Nó sẽ bùng cháy sinh ra khí Cácbônít, nước
    và năng lượng thậm chí nhiều hơn.
  • 2:01 - 2:04
    Chú ý là phân tử metan ban đầu
    có 4 nguyên tử Hydrô,
  • 2:04 - 2:09
    và sau phản ứng ta vẫn có 4 nguyên tử
    Hydrô hiện diện trong 2 phân tử nước.
  • 2:09 - 2:14
    Cuối cùng, đây là propan,
    cũng là một loại khí đốt,
  • 2:14 - 2:17
    Ta cung cấp cho phản ứng đủ Ôxy,
    rồi đốt nó lên, và BÙM.
  • 2:17 - 2:19
    Nước và khí Cácbônít
    được tạo ra nhiều hơn.
  • 2:19 - 2:21
    Lần này ta có đến 3 phân tử Cácbônít
  • 2:21 - 2:24
    bởi vì trong phân tử propan ban đầu
    có 3 nguyên tử Cácbon,
  • 2:24 - 2:27
    và vì chúng không còn đường nào để đi.
  • 2:27 - 2:30
    Tập hợp các nguyên tử trên còn được
    mô phỏng trong nhiều phản ứng khác nữa,
  • 2:30 - 2:34
    trong đó định luật bảo toàn
    khối lượng luôn áp dụng được,
  • 2:34 - 2:37
    bất kể loại chất hay năng lượng gì
    được dùng trước phản ứng
  • 2:37 - 2:40
    và loại sản phẩm sinh ra sau phản ứng.
  • 2:40 - 2:43
    Nếu khối lượng không được tạo ra,
    cũng không bị mất đi
  • 2:43 - 2:46
    thì các nguyên tử này từ đâu mà có?
  • 2:46 - 2:49
    Chúng ta hãy quay ngược thời gian
    để giải đáp câu hỏi này,
  • 2:49 - 2:53
    trước nữa, trước nữa,
    trước nữa, xa quá,
  • 2:53 - 2:55
    Đáp án đây rồi!
  • 2:55 - 2:56
    (Thuyết) Vụ Nổ Lớn.
  • 2:56 - 3:00
    Nguyên tử Hydrô hình thành từ "bể xúp"
    chứa các hạt cao năng
  • 3:00 - 3:04
    sau ba phút đầu tiên
    khi vũ trụ được hình thành.
  • 3:04 - 3:08
    Sau cùng, các đám nguyên tử này
    tích lũy lại và tạo nên các vì sao.
  • 3:08 - 3:12
    Bên trong chúng, các phản ứng hạt nhân
    hợp nhất các nguyên tố dạng nhẹ,
  • 3:12 - 3:14
    như Hydrô và Heli,
  • 3:14 - 3:17
    để tạo ra các nguyên tố
    nặng hơn, như Cácbon và Ôxy.
  • 3:17 - 3:21
    Thoạt đầu, các phản ứng này có vẻ không
    tuân theo định luật bảo toàn khối lượng
  • 3:21 - 3:24
    bởi vì chúng tạo ra một lượng
    năng lượng lớn đáng kinh ngạc,
  • 3:24 - 3:26
    tưởng như không thể giải thích được,
  • 3:26 - 3:29
    Tuy nhiên, nhờ có phương trình
    nổi tiếng của Einstein,
  • 3:29 - 3:32
    chúng ta hiểu được rằng năng lượng
    tương đương với khối lượng.
  • 3:32 - 3:35
    Hóa ra là tổng khối lượng của
    các nguyên tử ban đầu
  • 3:35 - 3:39
    không lớn hơn nhiều so với
    tổng khối lượng sản phẩm sinh ra,
  • 3:39 - 3:44
    và sự mất đi một phần khối lượng bằng
    đúng với một lượng năng lượng sinh ra,
  • 3:44 - 3:50
    năng lượng này phát ra dưới dạng ánh sáng,
    nhiệt, và các hạt mang năng lượng.
  • 3:50 - 3:52
    Sau cùng, ngôi sao này nổ tung
    thành siêu tân tinh
  • 3:52 - 3:55
    và phân tán các nguyên tố của nó
    ra khắp vũ trụ.
  • 3:55 - 3:57
    Tóm lại, các nguyên tố này gặp nhau
  • 3:57 - 4:00
    và các nguyên tử của các siêu
    tân tinh khác tạo nên Trái Đất,
  • 4:00 - 4:04
    và 4,6 tỉ năm sau bị dịch chuyển
    để thực hiện vai trò của nó
  • 4:04 - 4:07
    trong hệ cô lập nhỏ của chúng ta.
  • 4:07 - 4:10
    Nhưng điều đó không thú vị như
    khi các nguyên tử này kết hợp với nhau
  • 4:10 - 4:11
    để tạo nên con người,
  • 4:11 - 4:13
    con bò,
  • 4:13 - 4:14
    hay Trái Đất này.
  • 4:14 - 4:17
    Và đó là lý do vì sao Carl Sagan
    từng có câu nói nổi tiếng,
  • 4:17 - 4:20
    Tất cả chúng ta là "sản phẩm"
    của các vì sao.
Title:
Định luật bảo toàn khối lượng - Todd Ramsey
Description:

Xem bài học đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/the-law-of-conservation-of-mass-todd-ramsey

Vạn vật trên Trái Đất đều có khối lượng- từ nguyên tử nhỏ nhất đến ngôi sao lớn nhất. Khối lượng này không đổi trong suốt quá trình tồn tại của vật chất, từ lúc ra đời cho đến lúc diệt vong của các vì sao, các hành tinh và cả chúng ta. Tại sao vũ trụ ngày càng giãn nở nhưng khối lượng của nó không đổi. Todd Ramsey sẽ trả lời câu hỏi trên bằng cách làm sáng tỏ định luật bảo toàn khối lượng

Bài học thực hiện bởi Todd Ramsey, minh họa hình ảnh bởi Vegso/Banyai.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:37

Vietnamese subtitles

Revisions