Return to Video

Những màu sắc chết người nhất trong lịch sử - J. V. Maranto

  • 0:07 - 0:12
    Vào năm 1898, Marie và Pierre Curie
    phát hiện ra radium.
  • 0:12 - 0:14
    Được cho là có tính hồi phục,
  • 0:14 - 0:16
    radium được thêm vào kem đánh răng,
  • 0:16 - 0:17
    thuốc,
  • 0:17 - 0:17
    nước,
  • 0:17 - 0:19
    và thực phẩm.
  • 0:19 - 0:20
    Với sắc xanh lá phát sáng lóng lánh,
  • 0:20 - 0:24
    radium cũng được sử dụng
    trong mỹ phẩm và đồ trang sức.
  • 0:24 - 0:26
    Phải đến giữa thế kỉ thứ 19,
  • 0:26 - 0:30
    chúng ta mới nhận ra rằng
    tác động phóng xạ gây hại của radium
  • 0:30 - 0:33
    đáng lưu ý hơn so với
    lợi ích về mặt thị giác của nó.
  • 0:33 - 0:36
    Không may, radium không là
    chất nhuộm duy nhất trong lịch sử
  • 0:36 - 0:39
    ban đầu có vẻ hữu ích và vô hại
  • 0:39 - 0:41
    nhưng hóa ra lại cực kì chết chóc.
  • 0:41 - 0:44
    Nhóm màu kinh khủng đó bao gồm
    bộ ba màu sắc và chất nhuộm
  • 0:44 - 0:47
    mà từ lâu chúng ta đã dùng để
    trang trí ta và đồ đạc ta tạo ra:
  • 0:47 - 0:48
    trắng,
  • 0:48 - 0:49
    xanh lá,
  • 0:49 - 0:52
    và cam.
  • 0:52 - 0:54
    Chuyện của chúng ta bắt đầu với màu trắng.
  • 0:54 - 0:56
    Ngay từ thế kỉ thứ 4 trước Công nguyên,
  • 0:56 - 1:01
    người Hi Lạp cổ đã xử lí chì để tạo ra
    chất nhuộm trắng sáng ta biết ngày nay.
  • 1:01 - 1:02
    Vấn đề là gì?
  • 1:02 - 1:06
    Ở người, chì được hấp thụ
    trực tiếp vào cơ thể
  • 1:06 - 1:07
    và xâm nhập vào máu,
  • 1:07 - 1:08
    mô mềm,
  • 1:08 - 1:11
    và mô khoáng.
  • 1:11 - 1:12
    Một khi vào hệ thần kinh,
  • 1:12 - 1:15
    chì sẽ lặp lại và làm gián đoạn
    chức năng của canxi,
  • 1:15 - 1:18
    gây ra những vấn đề
    từ khuyết tật trong học tập
  • 1:18 - 1:21
    đến cao huyết áp.
  • 1:21 - 1:24
    Dù vậy, việc sử dụng
    loại chất nhuộm độc hại này
  • 1:24 - 1:27
    xuất hiện ở nhiều thời đại
    và nhiều nền văn hóa.
  • 1:27 - 1:31
    Màu trắng chì là lựa chọn thiết thực
    duy nhất cho sơn dầu trắng hay màu keo
  • 1:31 - 1:33
    đến tận thế kỉ thứ 19.
  • 1:33 - 1:37
    Để tạo màu, các họa sĩ
    nghiền một khối chì thành bột,
  • 1:37 - 1:40
    từ đó phơi nhiễm bụi chì cực kì độc hại.
  • 1:40 - 1:44
    Việc sử dụng chì tràn lan gây ra thứ
    vốn được biết là bệnh đau bụng của họa sĩ,
  • 1:44 - 1:48
    hay ngày nay ta gọi là nhiễm độc chì.
  • 1:48 - 1:50
    Các họa sĩ làm việc với chì
    phải trải qua chứng tê liệt
  • 1:50 - 1:51
    trầm cảm,
  • 1:51 - 1:52
    ho,
  • 1:52 - 1:53
    đồng tử mở rộng,
  • 1:53 - 1:57
    và thậm chí mù lòa.
  • 1:57 - 2:00
    Dù vậy, tính dày đặc, sự mờ ảo
    và sắc ấm áp của màu trắng chì
  • 2:00 - 2:05
    thu hút các họa sĩ như Vermeer và những
    người theo trường phái Ấn tượng sau này.
  • 2:05 - 2:06
    Vẻ óng ánh của chì rất đặc trưng,
  • 2:06 - 2:12
    và nó tiếp tục được sử dụng rộng rãi
    đến khi bị cấm vào những năm 1970.
  • 2:12 - 2:13
    Dù nghe có vẻ kinh khủng,
  • 2:13 - 2:16
    tác động nguy hiểm của
    màu trắng bị lu mờ khi so
  • 2:16 - 2:20
    với một chất nhuộm khác
    phổ biến hơn: màu xanh lá.
  • 2:20 - 2:24
    Hai loại màu xanh lá tổng hợp
    - màu xanh Scheele và màu xanh Paris
  • 2:24 - 2:28
    - được giới thiệu lần đầu tiên
    vào thế kỉ thứ 18.
  • 2:28 - 2:30
    Chúng sáng và sặc sỡ hơn rất nhiều
  • 2:30 - 2:33
    so với những màu xanh dịu được tạo
    từ các chất nhuộm tự nhiên,
  • 2:33 - 2:36
    qua đó nhanh trở thành
    lựa chọn phổ biến cho sơn
  • 2:36 - 2:38
    cũng như phẩm nhuộm cho vải dệt,
  • 2:38 - 2:39
    giấy dán tường,
  • 2:39 - 2:39
    xà phòng,
  • 2:39 - 2:40
    đồ trang trí bánh,
  • 2:40 - 2:41
    đồ chơi,
  • 2:41 - 2:42
    kẹo,
  • 2:42 - 2:44
    và quần áo.
  • 2:44 - 2:46
    Các chất nhuộm xanh lá này
    làm từ một hợp chất gọi là
  • 2:46 - 2:49
    muối hydro thạch tín của đồng.
  • 2:49 - 2:51
    Ở người, phơi nhiễm thạch tín
  • 2:51 - 2:54
    có thể phá hủy sự liên lạc
    và hoạt động của các tế bào,
  • 2:54 - 2:56
    và thạch tín nồng độ cao
    có liên quan trực tiếp
  • 2:56 - 2:59
    đến ung thư và bệnh tim.
  • 2:59 - 3:03
    Vì lẽ đó, các công nhân nhà máy sợi
    thế kỉ 18 thường bị đầu độc,
  • 3:03 - 3:07
    và phụ nữ mặc áo đầm xanh
    được mô tả là hay đổ gục
  • 3:07 - 3:10
    vì phơi nhiễm thạch tín trên da.
  • 3:10 - 3:13
    Rệp giường được cho là không sống
    trong phòng màu xanh,
  • 3:13 - 3:17
    và thậm chí có giả thuyết rằng Napoleon
    chết vì ngộ độc thạch tín mãn tính
  • 3:17 - 3:21
    do ông ngủ trong căn phòng
    có giấy dán tường màu xanh.
  • 3:21 - 3:24
    Độc tính cực cao của những
    màu xanh này chưa được phát hiện
  • 3:24 - 3:28
    cho đến khi công thức thạch tín
    được phát hành vào năm 1822;
  • 3:28 - 3:32
    một thế kỉ sau, thạch tín được chuyển
    sang dùng làm thuốc trừ sâu.
  • 3:32 - 3:36
    Màu xanh tổng hợp có lẽ là màu sắc
    nguy hiểm nhất được sử dụng rộng rãi,
  • 3:36 - 3:40
    nhưng ít ra nó không có
    tính phóng xạ như radium.
  • 3:40 - 3:43
    Một màu sắc khác thì có - màu cam.
  • 3:43 - 3:47
    Trước Thế chiến II, các nhà
    sản xuất bát đĩa gốm thường
  • 3:47 - 3:50
    sử dụng oxide uranium trong men sứ màu.
  • 3:50 - 3:53
    Hợp chất này tạo nên những
    màu đỏ và cam rực rỡ,
  • 3:53 - 3:57
    vốn là những màu hấp dẫn
    nếu như không có tính phóng xạ.
  • 3:57 - 4:02
    Lẽ dĩ nhiên là sự phóng xạ vẫn
    chưa được chú ý cho đến cuối thế kỉ 19,
  • 4:02 - 4:06
    huống hồ là những nguy cơ ung thư có
    liên quan mà rất lâu sau ta mới phát hiện.
  • 4:06 - 4:08
    Trong Thế chiến II,
  • 4:08 - 4:13
    chính phủ Hoa Kì tịch thu
    toàn bộ uranium để chế tạo bom;
  • 4:13 - 4:18
    tuy nhiên, Ủy ban Năng lượng Nguyên tử
    nới lỏng những hạn định này vào năm 1959,
  • 4:18 - 4:22
    và lượng uranium nghèo quay trở lại
    các nhà máy đồ gốm và thủy tinh.
  • 4:22 - 4:24
    Bát đĩa màu cam sản xuất ở thập niên sau
  • 4:24 - 4:28
    có thể còn nồng độ ở mức nguy hiểm trên
    bề mặt của chúng cho đến ngày nay;
  • 4:28 - 4:33
    đáng kể nhất là bát đĩa cũ vẫn có
    kết quả dương tính với phóng xạ.
  • 4:33 - 4:37
    Dù nồng độ ở mức thấp và không
    gây nguy cơ rõ ràng đối với sức khỏe
  • 4:37 - 4:39
    nếu bát đĩa cũ được bày bán,
  • 4:39 - 4:44
    Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kì cảnh báo
    không ăn thức ăn trong các vật dụng này.
  • 4:44 - 4:48
    Mặc dù chúng ta vẫn hay gặp vấn đề
    với các phẩm nhuộm thực phẩm tổng hợp,
  • 4:48 - 4:53
    kiến thức khoa học đã giúp ta loại bỏ
    những màu sắc nguy hiểm ra khỏi cuộc sống.
Title:
Những màu sắc chết người nhất trong lịch sử - J. V. Maranto
Speaker:
J. V. Maranto
Description:

Xem bài giảng đầy đủ tại địa chỉ: http://ed.ted.com/lessons/history-s-deadliest-colors-j-v-maranto

Khi radium lần đầu tiên được phát hiện, sắc xanh lóng lánh của nguyên tố này khiến nhiều người biến nó thành chất nhuộm trong mỹ phẩm và đồ trang sức, và phải rất lâu sau đó chúng ta mới nhận ra rằng những tác động nguy hiểm của radium là đáng lưu ý hơn so với lợi ích về mặt thị giác của nó. Thật không may, radium không phải là loại chất chuộm duy nhất trong lịch sử vốn có vẻ hữu ích và vô hại nhưng hóa ra lại nguy hiểm đến tính mạng con người, và J. V. Maranto sẽ trình bày chi tiết những màu sắc chết người nhất trong lịch sử.

Bài giảng do J. V. Maranto trình bày, phim hoạt hình do Juan M. Urbina thực hiện.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:14

Vietnamese subtitles

Revisions