Return to Video

Ánh sáng mặt trời già hơn bạn nghĩ - Sten Odenwald

  • 0:07 - 0:10
    Có thể bạn đã biết
    ánh sáng chỉ mất tám phút
  • 0:10 - 0:13
    để đến với chúng ta
    từ bề mặt Mặt Trời,
  • 0:13 - 0:15
    nhưng bạn nghĩ sẽ mất bao lâu
  • 0:15 - 0:18
    để ánh sáng từ lõi Mặt Trời
    tới được bề mặt của nó?
  • 0:18 - 0:22
    Chỉ vài giây hay cùng lắm là một phút?
  • 0:22 - 0:26
    Thật ra, câu trả lời là hàng ngàn năm.
  • 0:26 - 0:27
    Vì sao ư?
  • 0:27 - 0:32
    Photon được tạo ra bởi
    các phản ứng hạt nhân trong lõi Mặt Trời.
  • 0:32 - 0:38
    Ra khỏi lõi, chúng phản ứng với vật chất
    và mất dần năng lượng,
  • 0:38 - 0:41
    trở thành dạng sóng ánh sáng bước dài.
  • 0:41 - 0:44
    Ban đầu là tia gamma trong lõi,
    nhưng khi tới gần bề mặt,
  • 0:44 - 0:50
    chúng trở thành tia X, tia cực tím,
    hoặc ánh sáng thường.
  • 0:50 - 0:54
    Tuy nhiên, hành trình ấy
    không hề đơn giản.
  • 0:54 - 1:02
    Khi được sinh ra, mỗi photon
    di chuyển với tốc độ 300,000 km/s
  • 1:02 - 1:07
    tới khi nó va chạm với một hạt khác
    và bị chuyển hướng,
  • 1:07 - 1:12
    giống như một viên đạn nẩy lại
    khi chạm phải bất cứ hạt nào.
  • 1:12 - 1:15
    Vấn đề photon này đi được bao xa
    tính từ lõi Mặt Trời
  • 1:15 - 1:17
    sau mỗi lần va chạm
  • 1:17 - 1:20
    được gọi là vấn đề du động ngẫu nhiên.
  • 1:20 - 1:23
    Câu trả lời được đưa ra nhờ công thức sau:
  • 1:23 - 1:28
    khoảng cách bằng độ dài bước sóng
    nhân căn bậc hai của số bước sóng.
  • 1:28 - 1:31
    Vậy nếu bạn bước đi ngẫu nhiên
    từ cửa nhà bạn
  • 1:31 - 1:34
    với tốc độ 1m/bước/giây,
  • 1:34 - 1:38
    bạn sẽ mất 1,000,000 bước và 11 ngày
  • 1:38 - 1:41
    chỉ để đi bộ 1km.
  • 1:41 - 1:45
    Vậy một hạt photon sinh ra ở lõi Mặt Trời
    sẽ mất bao lâu
  • 1:45 - 1:47
    để đến được chỗ bạn?
  • 1:47 - 1:49
    Biết khối lượng của Mặt Trời,
  • 1:49 - 1:53
    ta có thể dùng nó để tính
    số lượng proton bên trong.
  • 1:53 - 1:58
    Giả sử các hạt proton trong Mặt Trời
    được phân bố đồng đều,
  • 1:58 - 2:05
    khoảng cách trung bình giữa chúng
    sẽ là 1x10^-10 m.
  • 2:05 - 2:11
    Để du động ngẫu nhiên 690,000 km
    từ lõi tới bề mặt Mặt Trời
  • 2:11 - 2:18
    cần 3.9 x 10^37 bước,
  • 2:18 - 2:22
    tương đương với 400 tỉ năm.
  • 2:22 - 2:25
    Hừm, có gì đó không đúng.
  • 2:25 - 2:29
    Mặt Trời chỉ mới 4.6 tỉ năm tuổi.
    Có điều gì đó không ổn?
  • 2:29 - 2:30
    Có hai điều:
  • 2:30 - 2:33
    Mật độ các hạt trong Mặt Trời
    không đồng đều
  • 2:33 - 2:38
    và các photon sẽ mất vài proton
    sau mỗi va chạm.
  • 2:38 - 2:41
    Trong thực tế,
    năng lượng của một photon
  • 2:41 - 2:44
    thay đổi theo đường đi của chúng,
  • 2:44 - 2:47
    quyết định chúng có phản ứng
    với proton hay không.
  • 2:47 - 2:49
    Về mật độ,
  • 2:49 - 2:52
    mô hình của chúng ta cho thấy
    Mặt Trời có lõi nóng,
  • 2:52 - 2:54
    ở đó phản ứng nóng chảy diễn ra.
  • 2:54 - 2:57
    Bao quanh nó là vùng bức xạ,
  • 2:57 - 3:01
    tiếp đến là vùng đối lưu,
    mở rộng đến tận bề mặt.
  • 3:01 - 3:05
    Vật chất ở lõi đặc hơn chì,
  • 3:05 - 3:10
    trong khi dung nham nóng chảy gần bề mặt
    lỏng hơn khoảng một triệu lần
  • 3:10 - 3:12
    với mật độ năng lượng dày đặc.
  • 3:12 - 3:16
    Và đây là mối liên hệ giữa
    photon và năng lượng của nó.
  • 3:16 - 3:19
    Với một photon
    mang năng lượng nhỏ,
  • 3:19 - 3:21
    nó thật sự rất lớn,
  • 3:21 - 3:25
    và rất có khả năng
    sẽ bị bật nảy.
  • 3:25 - 3:29
    Còn photon mang mức năng lượng cao
    thì ngược lại.
  • 3:29 - 3:31
    Nó sẽ rất bé.
  • 3:31 - 3:34
    Các hạt photon ban đầu
    mang rất nhiều năng lượng
  • 3:34 - 3:37
    so với khi chúng bị phát xạ
    từ bề mặt Mặt Trời.
  • 3:37 - 3:42
    Khi sử dụng máy tính
    và mô hình Hệ Mặt Trời phức tạp
  • 3:42 - 3:46
    để tính phương trình du động ngẫu nhiên
    với những tham số này,
  • 3:46 - 3:52
    ta được con số sau:
    170,000 năm
  • 3:52 - 3:57
    Những khám phá về Mặt Trời trong tương lai
    có lẽ sẽ tính ra con số chính xác hơn,
  • 3:57 - 4:00
    nhưng giờ đây,
    tất cả những gì ta biết là,
  • 4:00 - 4:02
    ánh sáng đang làm chói mắt ta mỗi ngày
  • 4:02 - 4:08
    đã mất tận 170,000 năm va chạm
    để tìm đường đến bề mặt Mặt Trời,
  • 4:08 - 4:11
    cộng thêm 8 phút ở ngoài không gian.
  • 4:11 - 4:16
    Nói cách khác, hạt photon ấy
    đã bắt đầu hành trình của mình
  • 4:16 - 4:20
    từ hai Kỷ Băng Hà trước, lúc con người
    mới bắt đầu biết mặc quần áo.
Title:
Ánh sáng mặt trời già hơn bạn nghĩ - Sten Odenwald
Description:

Xem bài học đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/sunlight-is-way-older-than-you-think-sten-odenwald

Ánh sáng Mặt Trời chỉ mất tám phút để tới được Trái Đất, nhưng mất bao lâu để tia sáng đó đi từ lõi Mặt Trời tới bề mặt của nó? Câu trả lời thật đáng ngạc nhiên - hàng ngàn năm. Sten Odenwald sẽ cho chúng ta biết tại sao bằng cách giải thích về vấn đề du động ngẫu nhiên.

Bài học soạn bởi Sten Odenwald, minh họa bởi TOTEM Studio.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed

Vietnamese subtitles

Revisions