Return to Video

Tái hoang hóa thế giới: Từ trên đỉnh của chuỗi thức ăn - George Monbiot

  • 0:07 - 0:08
    Chúng ta đều biết về khủng long,
  • 0:08 - 0:11
    một thời từng lang thang
    trên hành tinh này.
  • 0:11 - 0:13
    Nhưng rất lâu sau khi chúng tuyệt chủng,
  • 0:13 - 0:15
    những động vật lớn còn gọi là "megafauna"
  • 0:15 - 0:18
    vẫn sống trên khắp các châu lục.
  • 0:18 - 0:22
    Ở châu Mỹ, loài lười đất, to bằng con voi,
  • 0:22 - 0:24
    kéo đổ cây bằng móng vuốt.
  • 0:24 - 0:27
    Hổ răng kiếm, to như loài gấu nâu ngày nay
  • 0:27 - 0:28
    săn theo đàn.
  • 0:28 - 0:31
    Nhưng chúng còn thua xa gấu mặt ngắn.
  • 0:31 - 0:33
    Khi đứng thẳng, loài gấu này cao gần 4 mét
  • 0:33 - 0:35
    và có lẽ còn đuổi cả bọn hổ răng kiếm
  • 0:35 - 0:37
    tránh xa con mồi của chúng.
  • 0:37 - 0:40
    Có những con tatu to bằng chiếc ô tô con,
  • 0:40 - 0:41
    hải ly thì dài gần 2 mét rưỡi,
  • 0:41 - 0:44
    và một con chim với sải cánh đến 8 mét.
  • 0:44 - 0:47
    Hầu như khắp nơi, các loài này
  • 0:47 - 0:50
    đã dần tuyệt chủng,
    thường là vì bị con người săn bắn.
  • 0:50 - 0:54
    Một số loài còn sống sót
    ở vài vùng thuộc châu Phi và châu Á.
  • 0:54 - 0:59
    Ở những nơi khác, ta vẫn còn tìm thấy
    những vết tích của các loài dã thú này.
  • 0:59 - 1:01
    Hầu hết cây cối đều có thể mọc chồi mới
  • 1:01 - 1:03
    từ chỗ thân cây bị gãy,
  • 1:03 - 1:05
    để bù lại phần vỏ mà cây bị mất
  • 1:05 - 1:08
    và để sinh tồn khi bị xé toạc,
    vặn hay giẫm đạp,
  • 1:08 - 1:12
    một phần là do cây đã tiến hóa để sinh tồn
    khi bị voi tấn công.
  • 1:12 - 1:15
    Linh dương sừng nhánh châu Mỹ
    chạy được nhanh như vậy
  • 1:15 - 1:18
    là vì nó đã tiến hóa
    để chạy thoát loài báo đốm châu Mỹ.
  • 1:18 - 1:21
    Các loài còn sống sót hiện nay
    sống trong các hệ sinh thái "ma",
  • 1:21 - 1:25
    tức là vẫn thích nghi với các mối đe dọa
    từ những loài không còn tồn tại nữa.
  • 1:25 - 1:28
    Ngày nay, có lẽ chúng ta có thể tái sinh
    những loài đã tuyệt chủng,
  • 1:28 - 1:31
    phục hồi những loài đã mất
    nhờ công nghệ di truyền.
  • 1:31 - 1:33
    Ví dụ, đã có nghiên cứu nhằm tìm cách
  • 1:33 - 1:37
    nhân bản vô tính voi ma-mút
    từ những phần thịt còn lưu giữ trong băng
  • 1:37 - 1:38
    Nhưng ngay cả khi không thể,
  • 1:38 - 1:41
    chúng ta vẫn có thể
    khôi phục nhiều hệ sinh thái
  • 1:41 - 1:43
    mà thế giới đã bị mất.
  • 1:43 - 1:47
    Làm thế nào?
    Bằng cách dùng các trang trại bỏ hoang.
  • 1:47 - 1:49
    Khi thị trường lương thực
    được toàn cầu hóa,
  • 1:49 - 1:52
    đất cằn cỗi trở nên kém cạnh tranh.
  • 1:52 - 1:54
    Nông dân có đất khô cằn
    không thể cạnh tranh
  • 1:54 - 1:57
    với những người trồng trọt
    trên đất tốt hơn ở nơi khác.
  • 1:57 - 2:01
    Kết quả là ở nhiều vùng,
    nông nghiệp đã bắt đầu rút lui,
  • 2:01 - 2:04
    và cây cối đã bắt đầu trở lại.
  • 2:04 - 2:07
    Theo một ước tính, hai phần ba đất ở Mỹ
  • 2:07 - 2:10
    từng là đất rừng được khai hoang
    để làm nông trại
  • 2:10 - 2:12
    nay đã trở lại thành rừng.
  • 2:12 - 2:14
    Theo một ước tính khác, đến năm 2030
  • 2:14 - 2:16
    một vùng ở châu Âu
    bằng diện tích của Ba Lan
  • 2:16 - 2:18
    sẽ bị nông dân bỏ hoang.
  • 2:18 - 2:21
    Nên ngay cả khi không thể
    sử dụng DNA để tái sinh
  • 2:21 - 2:23
    những con lười đất và tatu khổng lồ,
  • 2:23 - 2:26
    ta vẫn có thể khôi phục
    loài gấu, chó sói, báo sư tử,
  • 2:26 - 2:28
    linh miêu, nai sừng tấm và bò rừng bizon
  • 2:28 - 2:30
    ở những nơi chúng đã từng sinh sống.
  • 2:30 - 2:32
    Một số loài trong số này
    sẽ định hình lại môi trường sống,
  • 2:32 - 2:35
    tạo điều kiện cho các loài khác sinh sôi.
  • 2:35 - 2:37
    Khi loài sói xám được tái thả
  • 2:37 - 2:40
    vào Công viên quốc gia Yellowstone
    năm 1995,
  • 2:40 - 2:42
    chúng nhanh chóng biến đổi hệ sinh thái.
  • 2:42 - 2:45
    Sói giúp giảm số lượng hươu vốn đông đúc,
  • 2:45 - 2:47
    thảm thực vật bắt đầu hồi phục.
  • 2:47 - 2:51
    Chiều cao của một số cây
    tăng gấp năm lần chỉ trong sáu năm.
  • 2:51 - 2:55
    Khi rừng hồi phục, chim chóc cũng quay về.
  • 2:55 - 2:58
    Hải ly ăn vỏ cây
    sinh sôi trên các dòng sông,
  • 2:58 - 3:00
    và các con đập chúng xây
    cung cấp nơi ở
  • 3:00 - 3:04
    cho rái cá, chuột xạ, vịt, ếch và cá.
  • 3:04 - 3:07
    Sói xám ăn thịt sói đồng cỏ,
    cho phép thỏ và chuột
  • 3:07 - 3:08
    tăng dần số lượng,
  • 3:08 - 3:11
    cung cấp thêm thức ăn
    cho diều hâu, chồn,
  • 3:11 - 3:13
    cáo và lửng.
  • 3:13 - 3:16
    Đại bàng đầu trắng và quạ ăn xác thối
  • 3:16 - 3:18
    mà loài sói bỏ lại.
  • 3:18 - 3:20
    Loài gấu cũng ăn xác, và ăn cả quả mọng
  • 3:20 - 3:22
    đã bắt đầu mọc lại trên những bụi cây.
  • 3:22 - 3:24
    Số bò rừng bizon tăng khi chúng gặm cỏ
  • 3:24 - 3:26
    trên những khu rừng đã hồi sinh.
  • 3:26 - 3:30
    Loài sói xám đã thay đổi gần như mọi thứ.
  • 3:30 - 3:32
    Đây là một ví dụ
    về sự "xáo trộn dinh dưỡng".
  • 3:32 - 3:34
    Một sự thay đổi ở đỉnh của chuỗi thức ăn
  • 3:34 - 3:37
    làm đảo lộn đến tận cuối chuỗi,
  • 3:37 - 3:38
    ảnh hưởng đến tất cả các bậc.
  • 3:38 - 3:41
    Việc tìm ra những xáo trộn này
    trên quy mô lớn
  • 3:41 - 3:44
    có lẽ là một trong những
    phát hiện khoa học thú vị nhất
  • 3:44 - 3:46
    trong nửa thế kỷ qua.
  • 3:46 - 3:48
    Chúng cho ta biết
    các hệ sinh thái dù mất đi
  • 3:48 - 3:51
    chỉ một hoặc hai loài động vật lớn
  • 3:51 - 3:53
    có thể biến đổi một cách khác hẳn
  • 3:53 - 3:55
    so với các hệ sinh thái có chúng.
  • 3:55 - 3:58
    Khắp nơi trên thế giới,
    nhiều phong trào mới đang cố gắng
  • 3:58 - 4:00
    thúc đẩy sự phục hồi của thiên nhiên
  • 4:00 - 4:02
    bằng quá trình "tái hoang hóa".
  • 4:02 - 4:05
    Có nghĩa là sửa chữa
    những thiệt hại chúng ta đã gây ra,
  • 4:05 - 4:07
    hồi sinh các loài đã bị tận diệt,
  • 4:07 - 4:09
    và sau đó nhường bước cho thiên nhiên.
  • 4:09 - 4:12
    Không cần phải cố
    tạo ra một hệ sinh thái lý tưởng,
  • 4:12 - 4:15
    để tạo ra đồng cỏ, một khu rừng nhiệt đới
    hay một rạn san hô.
  • 4:15 - 4:18
    Tái hoang hóa là mang trở lại
    các loài có vai trò thúc đẩy
  • 4:18 - 4:20
    các quá trình mãnh liệt
  • 4:20 - 4:22
    rồi sau đó để thiên nhiên tự vận động.
  • 4:22 - 4:25
    Nhưng quan trọng là
    ta không được lấy việc tái hoang hóa
  • 4:25 - 4:28
    làm cớ đẩy người dân ra khỏi đất của họ.
  • 4:28 - 4:30
    Tái hoang hóa chỉ thực hiện
    khi người dân ở đó
  • 4:30 - 4:33
    đồng ý và nhiệt tình ủng hộ.
  • 4:33 - 4:35
    Hãy tưởng tượng mình
    đứng trên một vách đá ở Anh,
  • 4:35 - 4:38
    xem cá nhà táng tấn công bầy cá trích
  • 4:38 - 4:40
    như cảnh tượng vẫn nhìn thấy từ bờ
  • 4:40 - 4:42
    trước thế kỷ 18.
  • 4:42 - 4:44
    Bằng cách tạo ra các khu bảo tồn biển
  • 4:44 - 4:45
    nơi cấm đánh bắt hải sản để bán,
  • 4:45 - 4:47
    điều đó có thể xảy ra.
  • 4:47 - 4:49
    Hãy tưởng tượng một đồng cỏ ở châu Âu
  • 4:49 - 4:51
    với đủ của các loài động vật từng có:
  • 4:51 - 4:55
    hà mã, tê giác, voi, linh cẩu và sư tử...
  • 4:55 - 4:57
    Tái hoang hóa
    hồi sinh một loài quý hiếm nữa,
  • 4:57 - 5:00
    bên cạnh các loài động thực vật đã mất,
  • 5:00 - 5:03
    loài vật đó mang tên là Hi vọng.
  • 5:03 - 5:05
    Nhờ đó chúng ta biết
    sự thay đổi sinh thái
  • 5:05 - 5:08
    không phải lúc nào cũng
    diễn ra theo một hướng.
  • 5:08 - 5:12
    Có thể sau một mùa xuân lặng lẽ
    là một mùa hè sôi động.
Title:
Tái hoang hóa thế giới: Từ trên đỉnh của chuỗi thức ăn - George Monbiot
Description:

Xem bài học đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/from-the-top-of-the-food-chain-down-rewilding-our-world-george-monbiot

Hành tinh này đã từng là nơi cư trú của các loài động vật lớn. Những loài động vật ăn thịt nằm trên đỉnh chuỗi thức ăn này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái. Sự biến mất của chúng gây ra hiện tượng xáo trộn về dinh dưỡng ("trophic cascade"): tất cả các phần còn lại của hệ sinh thái phản ứng với sự mất mát này. Làm thế nào để lấy lại cân bằng? George Monbiot đưa ra đề xuất "Tái hoang hóa": đưa chó sói, sư tử và các loài săn mồi khác trở lại - với những kết quả đáng ngạc nhiên.

Bài học của George Monbiot, hoạt hình bởi Avi Ofer.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:28

Vietnamese subtitles

Revisions