Return to Video

How people rationalize fraud - Kelly Richmond Pope

  • 0:07 - 0:10
    Nếu bạn hỏi ai đó rằng
    liệu trộm cắp là sai trái
  • 0:10 - 0:12
    Đa phần sẽ trả lời : "Đúng vậy"
  • 0:12 - 0:17
    Và vào năm 2013,
    các tổ chức trên toàn thế giới
  • 0:17 - 0:22
    đã mất đi ước tính 3.7 ngàn tỉ đô la
    bởi vì các âm mưu lừa đảo,
  • 0:22 - 0:24
    trong đó bao gồm biển thủ công quỹ,
  • 0:24 - 0:26
    mô hình lừa đảo đa cấp,
  • 0:26 - 0:29
    và làm giả các giấy tờ bảo hiểm.
  • 0:29 - 0:31
    Tuy nhiên, đây không chỉ là việc làm
    của một vài cá nhân.
  • 0:31 - 0:34
    Thực tế thì nhiều người
    rất dễ bị ảnh hưởng
  • 0:34 - 0:36
    không chỉ bởi sự cám dỗ
    để thực hiện hành vi lừa đảo
  • 0:36 - 0:41
    mà còn bởi cách họ tự nhủ với bản thân
    rằng mình không làm gì sai cả.
  • 0:41 - 0:43
    Vậy thì tại sao lừa đảo xảy ra?
  • 0:43 - 0:46
    Trong khi động cơ cá nhân thường khác nhau
    tùy vào từng trường hợp,
  • 0:46 - 0:48
    tam giác lừa đảo,
  • 0:48 - 0:51
    một mô hình được đề xuất
    bởi nhà tội phạm học Donald Cressey,
  • 0:51 - 0:54
    chỉ ra 3 điều kiện
    khiến cho lừa đảo có thể xảy ra:
  • 0:54 - 0:58
    áp lực, cơ hội và hợp lí hóa.
  • 0:58 - 1:03
    Đầu tiên, áp lực thông thường là
    yếu tố thúc đẩy ai đó tiến hành lừa đảo.
  • 1:03 - 1:04
    Đó có thể là nơ nần cá nhân,
  • 1:04 - 1:05
    thói nghiện ngập,
  • 1:05 - 1:07
    chi tiêu của bản thân,
  • 1:07 - 1:08
    đột ngột mất việc,
  • 1:08 - 1:10
    hoặc là ốm đau, bệnh tật trong gia đình.
  • 1:10 - 1:14
    Xét về mặt cơ hội, nhiều viên chức
    ở cả các công ti nhà nước và tư nhân
  • 1:14 - 1:19
    đều có thể tiếp cận các công cụ giúp họ
    thực hiện và che giấu hành vi lừa đảo:
  • 1:19 - 1:21
    thẻ tín dụng của doanh nghiệp,
  • 1:21 - 1:23
    những dữ liệu của công ty,
  • 1:23 - 1:25
    hoặc là quyền quản lí ngân sách.
  • 1:25 - 1:26
    Việc kết hợp giữa áp lực
  • 1:26 - 1:30
    và tiếp cận những cơ hội trên hằng ngày
  • 1:30 - 1:32
    có thể tạo ra sự cám dỗ khó cưỡng lại.
  • 1:32 - 1:34
    Tuy nhiên, ngay cả khi đã đủ 2 yếu tố đó,
  • 1:34 - 1:38
    hầu hết các hành vi lừa đảo
    đều cần sự hợp lí hóa.
  • 1:38 - 1:41
    Nhiều tội phạm lừa đảo
    là những người phạm tội lần đầu,
  • 1:41 - 1:44
    vì vậy mà để thực hiện 1 hành vi
    mà người khác cho là sai,
  • 1:44 - 1:47
    họ cần tự bào chữa cho bản thân mình.
  • 1:47 - 1:51
    Nhiều người muốn có tiền bởi vì
    họ phải làm nhiều nhưng đồng lương ít ỏi
  • 1:51 - 1:54
    và số khác nghĩ rằng
    hành vi của mình vô hại,
  • 1:54 - 1:58
    có thể còn dự định trả lại số tiền
    khi đã giải quyết được khủng hoảng.
  • 1:58 - 2:01
    Một vài loại lừa đảo phổ biến nhất
  • 2:01 - 2:04
    thậm chí còn không bộc lộ ra ngoài
    đối với thủ phạm.
  • 2:04 - 2:08
    Ví dụ bao gồm nhân viên làm giả
    bảng chấm công hay báo cáo chi tiêu,
  • 2:08 - 2:11
    người đóng thuế không khai báo thu nhập,
  • 2:11 - 2:15
    hoặc các nhà cung cấp dịch vụ
    thu tiền từ công ti bảo hiểm.
  • 2:15 - 2:17
    Mặc dù các ví dụ trên có thể ở mức độ nhỏ,
  • 2:17 - 2:20
    và thỉnh thoảng chỉ ảnh hưởng
    vài trăm đô la,
  • 2:20 - 2:23
    chúng đều đóng góp
    cho một bức tranh toàn cảnh.
  • 2:23 - 2:26
    Và rồi xuất hiện lừa đảo trên quy mô lớn.
  • 2:26 - 2:31
    Năm 2003, "ông trùm" bơ sữa Parmalat
    của Italia đã phá sản
  • 2:31 - 2:37
    sau khi bị phát hiện đã làm giả
    tài khoản ngân hàng trị giá 4 tỉ đô
  • 2:37 - 2:39
    và làm khống khai báo tài chính
  • 2:39 - 2:43
    để che giấu sự thật rằng
    các công ti con đang ngày một mất tiền.
  • 2:43 - 2:45
    Bởi vì được điều hành bởi gia đình,
  • 2:45 - 2:48
    kiểm soát doanh ngiệp và
    giám sát điều hành rất khó khăn,
  • 2:48 - 2:51
    và công ti ấy hi vọng rằng số tiền mất đi
    có thể được phục hồi
  • 2:51 - 2:54
    trước khi có ai đó phát hiện ra.
  • 2:54 - 2:56
    Và không chỉ có tham nhũng doanh nghiệp.
  • 2:56 - 3:00
    Chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận
    cũng có thể bị ảnh hưởng bởi lừa đảo.
  • 3:00 - 3:04
    Trong thời gian làm Quản lí Thành phố
    ở Dixon, Illinois,
  • 3:04 - 3:09
    Rita Crundwell biển thủ hơn 53 triệu đô.
  • 3:09 - 3:12
    Rita là một vận động viên đua ngựa
    hàng đầu của cả nước
  • 3:12 - 3:15
    và là nhà vô địch
    của 52 giải vô địch thế giới.
  • 3:15 - 3:21
    Nhưng chi phí chăm sóc đàn ngựa
    lên đến 200 ngàn đô một tháng.
  • 3:21 - 3:25
    Bởi vì chức vụ của cô ta giúp cô quản lí
    toàn bộ tài chính của thành phố,
  • 3:25 - 3:28
    cô ta có thể dễ dàng chuyển tiền
  • 3:28 - 3:30
    vào 1 tài khoản cho việc chi tiêu cá nhân,
  • 3:30 - 3:34
    và kế hoạch ấy diễn ra trong im lặng
    trong suốt 20 năm.
  • 3:34 - 3:37
    Người ta tin rằng Crundwell nghĩ
    mình có thể tận hưởng lối sống xa xỉ
  • 3:37 - 3:39
    dựa trên chức vụ của mình,
  • 3:39 - 3:43
    và sự nổi tiếng mà chiến thắng của cô
    đem lại cho thành phố.
  • 3:43 - 3:45
    Người ta dễ dàng nghĩ rằng
    lừa đảo là một tội ác vô hại
  • 3:45 - 3:50
    bởi vì các doanh nghiệp và tổ chức xã hội
    không phải là con người.
  • 3:50 - 3:53
    Nhưng lừa đảo làm hại con người
    hầu như trong mọi trường hợp:
  • 3:53 - 3:56
    các công nhân của Parmalat mất việc,
  • 3:56 - 4:00
    các cư dân của Dixon phải trả thuế
    để chăm sóc bầy ngựa,
  • 4:00 - 4:04
    khách hàng của những công ti
    phải tăng giá để bù đắp mất mát.
  • 4:04 - 4:07
    Đôi lúc, ảnh hưởng thường rõ ràng
    và nghiêm trọng,
  • 4:07 - 4:12
    như khi Bernie Madoff làm hàng ngàn người
    mất tiền tiết kiệm.
  • 4:12 - 4:15
    Nhưng chúng thường khó thấy
    và khó giải quyết.
  • 4:15 - 4:19
    Tuy nhiên, ai đó, tại nơi nào đó,
    đang phải gánh chịu hậu quả.
Title:
How people rationalize fraud - Kelly Richmond Pope
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:35

Vietnamese subtitles

Revisions