Return to Video

Cách chúng ta có thể trồng cây mà không cần nước

  • 0:01 - 0:05
    Tôi tin rằng bí quyết để sản xuất ra những
    cây trồng chịu hạn cao,
  • 0:05 - 0:08
    sẽ giúp đảm bảo
    nguồn lương thực trên thế giới,
  • 0:08 - 0:11
    nằm ở loài cây tự hồi sinh,
  • 0:11 - 0:14
    như chụp ở đây, trong điều kiện
    hạn hán khắc nghiệt.
  • 0:14 - 0:17
    Có thể bạn nghĩ rằng những cái cây này
    có vẻ đã chết rồi,
  • 0:17 - 0:18
    nhưng không phải vậy.
  • 0:18 - 0:20
    Tưới nước cho chúng,
  • 0:20 - 0:25
    chúng sẽ hồi sinh, xanh tươi trở lại,
    bắt đầu phát triển, từ 12 đến 48 tiếng.
  • 0:26 - 0:28
    Thế, tại sao
    tôi lại đề xuất
  • 0:28 - 0:32
    trồng cây chịu hạn sẽ giúp
    đảm bảo nguồn lương thực?
  • 0:33 - 0:37
    Dân số thế giới hiện nay
    khoảng 7 tỷ người.
  • 0:37 - 0:39
    Uớc tính đến đến năm 2050,
  • 0:39 - 0:42
    chúng ta sẽ có từ 9 đến 10 tỷ người,
  • 0:42 - 0:45
    với sự tăng trưởng lớn về dân số
    diễn ra ở Châu Phi.
  • 0:46 - 0:48
    Các tổ chức nông lương trên thế giới
  • 0:48 - 0:51
    đã đề xuất rằng chúng ta cần tăng 70%
  • 0:52 - 0:54
    tập quán nông nghiệp hiện thời
  • 0:54 - 0:55
    để đáp ứng nhu cầu đó.
  • 0:56 - 0:58
    Dựa vào thực vật
    là nền tảng của chuỗi thức ăn
  • 0:58 - 1:01
    phần lớn chuỗi thức ăn
    đều bắt nguồn từ thực vật.
  • 1:01 - 1:04
    Tỷ lệ 70% đó
  • 1:04 - 1:08
    không xem xét đến tác động tiềm tàng
    của biến đổi khí hậu.
  • 1:08 - 1:13
    Theo một nghiên cứu do Dai
    thực hiện, xuất bản năm 2011,
  • 1:13 - 1:15
    trong đó ông đã xét đến
  • 1:15 - 1:18
    tất cả ảnh hưởng tiềm tàng
    của biến đổi khí hậu
  • 1:18 - 1:20
    và ông cho rằng -
    giữa những thứ khác -
  • 1:20 - 1:24
    hạn hán gia tăng do ít mưa
    hoặc mưa thất thường.
  • 1:24 - 1:26
    Những vùng đất tô đỏ ở đây,
  • 1:26 - 1:28
    là những vùng đất,
    mà cho đến nay,
  • 1:28 - 1:31
    được sử dụng hiệu quả
    trong nông nghiệp,
  • 1:31 - 1:34
    nhưng nay không thể sử dụng được
    vì thiếu mưa.
  • 1:35 - 1:38
    Đây là tình huống được dự đoán
    sẽ xảy ra vào năm 2050.
  • 1:39 - 1:41
    Phần lớn Châu Phi, thật ra,
    phần lớn 5 Châu,
  • 1:41 - 1:43
    sẽ gặp rắc rối.
  • 1:43 - 1:47
    Chúng ta sẽ phải xét đến một vài cách
    mau lẹ hơn để sản xuất lương thực.
  • 1:47 - 1:50
    Và thích hợp hơn cả,
    một số cây trồng chịu hạn.
  • 1:50 - 1:52
    Một điều nữa cần nhớ về Châu Phi là
  • 1:52 - 1:55
    hầu hết nền công nghiệp của họ
    dựa vào nước mưa.
  • 1:56 - 2:00
    Trên thế giới, trồng các cây chịu hạn
    không phải điều dễ dàng.
  • 2:00 - 2:02
    Và lý do chính là nguồn nước.
  • 2:02 - 2:05
    Nước cần thiết cho sự sống
    trên hành tinh này.
  • 2:05 - 2:09
    Mọi sinh vật sống, tham gia
    quá trình chuyển hóa,
  • 2:09 - 2:11
    từ vi trùng đến bạn và tôi,
  • 2:11 - 2:14
    được cấu tạo phần lớn từ nước.
  • 2:14 - 2:16
    Mọi phản ứng của sự sống
    diễn ra trong nước.
  • 2:16 - 2:19
    Chỉ cần thiếu hụt 1 lượng nước nhỏ
    cũng dẫn đến tử vong.
  • 2:19 - 2:21
    Trong cơ thể chúng ta
    65% là nước--
  • 2:21 - 2:23
    nếu mất đi 1% nước,
    chúng ta chết.
  • 2:24 - 2:28
    Để tránh việc đó,
    ta có thể thay đổi hành vi
  • 2:28 - 2:29
    Thực vật thì không thể.
  • 2:30 - 2:31
    Thực vật bám vào đất.
  • 2:31 - 2:35
    Vì thế giai đoạn đầu thực vật chứa
    khá nhiều nước so với chúng ta,
  • 2:35 - 2:36
    khoảng 95% nước,
  • 2:36 - 2:39
    thực vật có thể mất một lượng nước
    nhiều hơn con người,
  • 2:39 - 2:41
    từ 10 đến khoảng 70%, tùy loài,
  • 2:42 - 2:43
    nhưng chỉ trong chốc lát.
  • 2:45 - 2:49
    Phần lớn thực vật sẽ hoặc chống lại
    hoặc ngăn chặn việc mất nước.
  • 2:49 - 2:53
    Những ví dụ về cây chống mất nước
    có thể tìm thấy ở cây mọng nước.
  • 2:53 - 2:56
    Loài cây này thường nhỏ, rất đẹp mắt,
  • 2:56 - 2:58
    nhưng việc chúng giữ nước
    dẫn đến bất lợi lớn
  • 2:58 - 3:00
    chúng phát triển cực kì chậm.
  • 3:01 - 3:06
    Ví dụ việc ngăn mất nước
    được tìm thấy ở cây gỗ và cây bụi.
  • 3:06 - 3:08
    Rễ của chúng bám sâu vào đất,
  • 3:08 - 3:09
    mạch nước dưới lòng đất cung cấp
  • 3:09 - 3:12
    và cứ liên tục súc rễ cây bằng nước,
  • 3:12 - 3:14
    và giữ cho chúng ẩm ướt.
  • 3:14 - 3:16
    Cái cây ở bên phải là cây bao báp.
  • 3:16 - 3:18
    Nó cũng được gọi là "cây lật ngược",
  • 3:18 - 3:22
    chỉ vì từ phần rễ đến phần chồi lớn
  • 3:22 - 3:24
    đến nỗi nó có vẻ được trồng lật ngược.
  • 3:24 - 3:28
    Và tất nhiên bộ rễ hút nước cho cây.
  • 3:29 - 3:33
    Và có lẽ chiến lược ngăn chặn sự mất nước
    phổ biến nhất thường thấy ở cây hàng năm.
  • 3:34 - 3:37
    Cây hàng năm chiếm phần lớn
    trong nguồn thức ăn thực vật của ta.
  • 3:37 - 3:39
    Dọc theo bờ biển phía tây nước tôi,
  • 3:39 - 3:42
    gần như cả năm, bạn không thấy
    thực vật phát triển.
  • 3:42 - 3:45
    Nhưng khi mưa xuân đến, bạn thấy điều này:
  • 3:45 - 3:46
    hoa nở trên sa mạc.
  • 3:47 - 3:49
    Chiến lược phát triển cây hàng năm
  • 3:49 - 3:51
    là trồng vào mùa mưa,
  • 3:52 - 3:54
    Cuối mùa, chúng cho ra một hạt,
  • 3:54 - 3:57
    hạt đó khô, chiếm 8 - 10% lượng nước,
  • 3:57 - 3:59
    nhưng còn sống.
  • 3:59 - 4:02
    Cây nào bị khô cằn mà vẫn còn sống,
  • 4:02 - 4:03
    chúng tôi xem là chịu được hạn.
  • 4:04 - 4:05
    Trong tình trạng khô hạn,
  • 4:05 - 4:09
    điều giúp hạt sống là nằm im
    trong sự cực hạn của môi trường
  • 4:09 - 4:10
    trong khoảng thời gian dài.
  • 4:10 - 4:12
    Lần tới, khi mùa mưa đến,
  • 4:12 - 4:13
    chúng nảy mầm và sinh trưởng,
  • 4:13 - 4:15
    và toàn bộ chu kỳ lại bắt đầu.
  • 4:16 - 4:20
    Người ta tin rằng sự tiến hóa
    của hạt chịu hạn
  • 4:20 - 4:22
    đã cho phép sự nảy nở và bức xạ
  • 4:22 - 4:26
    của thực vật có hoa hay cây hạt kín
    lên trên mặt đất.
  • 4:27 - 4:30
    Nhưng quay lại với cây hàng năm,
    nguồn cung cấp thực phẩm chính.
  • 4:31 - 4:36
    Lúa mì, gạo và ngô chiếm 95%
    nguồn cung cấp lương thực.
  • 4:36 - 4:38
    Đó là một chiến lược tuyệt vời
  • 4:38 - 4:41
    vì trong khoảng thời gian ngắn
    bạn có thể sản xuất nhiều hạt.
  • 4:41 - 4:44
    Hạt giàu năng lượng
    nên có nhiều calo trong thực phẩm
  • 4:44 - 4:48
    bạn có thể dự trữ hạt lúc đói kém,
  • 4:48 - 4:50
    nhưng có một bất lợi.
  • 4:51 - 4:52
    Tế bào thực vật,
  • 4:52 - 4:54
    rễ và lá của cây hàng năm
  • 4:54 - 4:55
    không có nhiều đặc điểm
  • 4:55 - 4:59
    chống chọi hoặc chịu đựng do di truyền.
  • 4:59 - 5:01
    Chúng không cần đặc điểm đó.
  • 5:01 - 5:02
    Chúng phát triển vào mùa mưa
  • 5:02 - 5:06
    và để sống sót, chúng ra hạt
    trong thời gian còn lại của năm.
  • 5:06 - 5:08
    Vì vậy, mặc cho những nỗ lực hết mình
    trong nông nghiệp
  • 5:08 - 5:11
    để tạo ra cây trồng
    có cải tiến về tính chất
  • 5:11 - 5:13
    như sức chống chịu, khiếm khuyết
    và chịu đựng
  • 5:13 - 5:15
    đặc biệt là sức chống chịu
    và khiếm khuyết
  • 5:15 - 5:18
    vì chúng tôi có mô hình khả dĩ
    hiểu về cách thức hoạt động
  • 5:18 - 5:21
    của các tính chất đó
    nên sẽ hình dung như sau,
  • 5:21 - 5:22
    Cánh đồng ngô ở Châu Phi,
  • 5:22 - 5:23
    trong hai tuần không mưa
  • 5:23 - 5:25
    và đồng ngô chết.
  • 5:26 - 5:27
    Có một giải pháp:
  • 5:28 - 5:29
    loài cây chịu hạn.
  • 5:29 - 5:33
    Loài cây này có thể mất 95%
    lượng nước trong tế bào,
  • 5:33 - 5:37
    duy trì tình trạng khô và "như-chết - rồi"
    nhiều tháng đến nhiều năm.
  • 5:37 - 5:39
    và khi được tưới nước
  • 5:39 - 5:41
    chúng xanh tươi
    và bắt đầu phát triển trở lại
  • 5:42 - 5:45
    Giống như hạt cây, chúng chịu được hạn.
  • 5:45 - 5:49
    Giống như hạt cây, chúng có thể chịu được
    điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất.
  • 5:50 - 5:52
    Và đây là hiện tượng rất hiếm xảy ra.
  • 5:52 - 5:56
    Chỉ có 135 loài cây có hoa
    làm được điều này.
  • 5:56 - 5:58
    Tôi sẽ cho bạn xem một video
  • 5:58 - 6:00
    về quá trình hồi sinh của ba loài cây trên
  • 6:00 - 6:01
    theo thứ tự.
  • 6:02 - 6:03
    Và ở dưới
  • 6:03 - 6:06
    có trục thời gian, bạn có thể
    thấy nó diễn ra nhanh ra sao.
  • 6:44 - 6:46
    (Vỗ tay)
  • 6:50 - 6:52
    Rất đáng ngạc nhiên, đúng không?
  • 6:52 - 6:56
    Tôi đã dành 21 năm qua cố gắng để hiểu
    cách chúng làm được điều này.
  • 6:56 - 6:58
    Cách nào mà các loài cây này
    khô héo mà vẫn sống?
  • 6:59 - 7:02
    Tôi nghiên cứu nhiều loài
    cây chịu hạn khác nhau,
  • 7:02 - 7:04
    được chiếu ở đây trong tình trạng
    khô và ngậm nước,
  • 7:04 - 7:06
    vì nhiều lý do.
  • 7:06 - 7:09
    Một trong số đó là mỗi cây này
    là một mô hình tượng trưng
  • 7:09 - 7:11
    cho một cánh đồng chịu hạn
    mà tôi muốn gieo trồng.
  • 7:11 - 7:14
    Ví dụ, ở phía trên cùng bên trái
    là một đồng cỏ,
  • 7:14 - 7:16
    có tên là Ersgrostis nindensis,
  • 7:16 - 7:19
    Nó có họ hàng gần tên là Eragrostis tef --
  • 7:19 - 7:21
    nhiều người có thể biết với tên "teff" --
  • 7:21 - 7:22
    là thức ăn chính ở Ethiopia,
  • 7:23 - 7:24
    không có gluten,
  • 7:24 - 7:27
    và chúng tôi muốn làm
    cho nó chịu được hạn.
  • 7:27 - 7:29
    Lý do khác để tìm hiểu
    một số loài cây là
  • 7:29 - 7:31
    ít nhất thì ban đầu,
  • 7:31 - 7:33
    tôi muốn biết rằng:
    chúng có đặc điểm giống nhau?
  • 7:33 - 7:35
    Chúng có sử dụng cùng cơ chế
  • 7:35 - 7:37
    có khả năng mất nước mà không chết?
  • 7:37 - 7:40
    Vì thế tôi thực hiện phương pháp
    tiếp cận hệ thống sinh học
  • 7:40 - 7:42
    để có cách hiểu thấu đáo hơn
  • 7:42 - 7:44
    về khả năng chịu hạn,
  • 7:44 - 7:46
    và chúng tôi xét tất cả
  • 7:46 - 7:49
    từ phân tử cho đến toàn bộ cây,
    rồi đến sinh lý môi trường.
  • 7:49 - 7:51
    Ví dụ, chúng tôi xem xét
    các đặc điểm như
  • 7:51 - 7:53
    các thay đổi ở giải phẫu thực vật
    khi khô héo
  • 7:53 - 7:54
    và cấu trúc siêu vi.
  • 7:54 - 7:57
    Chúng tôi xem xét hệ phiên mã,
    đó là một thuật ngữ công nghệ
  • 7:57 - 7:58
    ở đó chúng tôi nghiên cứu gen
  • 7:58 - 8:01
    khởi động và kết thúc
    phản ứng theo sự khô héo.
  • 8:01 - 8:04
    Phần lớn gen sẽ tổng hợp protein,
    nên chúng tôi xem xét hệ protein.
  • 8:04 - 8:07
    Protein gì được tổng hợp khi cây khô héo?
  • 8:07 - 8:11
    Một số protein sẽ tạo ra enzyme
    tạo nên chất chuyển hóa,
  • 8:11 - 8:13
    nên chúng tôi xét hệ chuyển hóa.
  • 8:13 - 8:16
    Điều này quan trọng
    vì cây bám vào đất.
  • 8:16 - 8:20
    Chúng sử dụng cái mà tôi gọi là
    vũ khí hóa học thích ứng cao
  • 8:20 - 8:24
    để bảo vệ chúng khỏi
    sức ép của môi trường.
  • 8:24 - 8:25
    Quan trọng là chúng tôi xem xét
  • 8:25 - 8:28
    thay đổi hóa học xảy ra khi cây khô héo.
  • 8:29 - 8:31
    Trong nghiên cứu gần đây,
    chúng tôi làm ở cấp phân tử,
  • 8:31 - 8:32
    quan sát hạt mỡ --
  • 8:32 - 8:35
    lipid thay đổi theo sự khô héo.
  • 8:35 - 8:36
    Điều đó cũng quan trọng
  • 8:36 - 8:39
    vì toàn bộ màng sinh học
    đều do lipid tạo ra.
  • 8:39 - 8:41
    Lipid giữ như các màng mỏng
    khi chúng trong nước.
  • 8:41 - 8:44
    Bị tách khỏi nước,
    các màng mỏng cũng rời ra.
  • 8:44 - 8:47
    Lipid cũng đóng vai trò dấu hiệu
    để khởi động gen.
  • 8:48 - 8:51
    Sau đó, chúng tôi nghiên cứu về sinh lý
    học và sinh hóa
  • 8:51 - 8:54
    để thử nghiệm và hiểu được
    vai trò của các tế bào bảo vệ giả định
  • 8:54 - 8:57
    trong các nghiên cứu khác của mình
    chúng tôi thật sự phát hiện ra
  • 8:57 - 8:59
    Sau đó, tổng hợp lại
    để thử nghiệm và hiểu
  • 8:59 - 9:02
    thực vật đối phó với
    môi trường tự nhiên ra sao.
  • 9:03 - 9:08
    Tôi luôn có một triết lý rằng tôi cần
    hiểu một cách thấu đáo
  • 9:08 - 9:10
    cơ chế chống chịu hạn
  • 9:10 - 9:14
    để đưa ra những đề xuất có ích
    cho ứng dụng sinh vật.
  • 9:15 - 9:17
    Tôi chắc rằng bạn đang nghĩ,
  • 9:17 - 9:18
    "Bằng ứng dụng sinh vật
  • 9:18 - 9:21
    bà ấy đang định tạo ra cây trồng
    biến đổi gen phải không?"
  • 9:22 - 9:24
    Và câu trả lời cho câu hỏi là:
  • 9:24 - 9:26
    tùy vào cách bạn định nghĩa biến đổi gen.
  • 9:27 - 9:30
    Tất cả cây trồng chúng ta ăn hiện nay,
    lúa mì, gạo và ngô,
  • 9:30 - 9:33
    đều biến đổi gen rất nhiều
    so với tổ tiên của chúng,
  • 9:33 - 9:35
    nhưng chúng ta không xem là biến đổi gen
  • 9:35 - 9:38
    vì chúng được sản xuất theo
    sự sinh sản thông thường.
  • 9:39 - 9:43
    Nếu bạn có ý đó, tôi sẽ đưa gen
    của loài cây bất tử vào cây trồng?
  • 9:43 - 9:44
    Câu trả lời là đúng thế.
  • 9:44 - 9:47
    Theo thời gian, chúng tôi
    đã thử cách đó.
  • 9:47 - 9:50
    Đúng hơn là, một trong số
    các cộng tác viên của tôi ở UCT,
  • 9:50 - 9:52
    Jennifer Thomson, Suhail Rafudeen,
  • 9:52 - 9:54
    đã tiên phong áp dụng cách đó
  • 9:54 - 9:56
    và tôi sẽ sớm cho bạn thấy số liệu.
  • 9:57 - 10:01
    Nhưng chúng tôi dự định thực hiện
    phương pháp đó đầy tham vọng,
  • 10:01 - 10:05
    mà chúng tôi nhắm đến việc
    khởi động toàn bộ hệ gen
  • 10:05 - 10:07
    sẵn có ở mỗi cây trồng.
  • 10:07 - 10:10
    Chúng chỉ không bao giờ tháo xoắn
    dưới điều kiện cực khô hạn.
  • 10:11 - 10:12
    Tôi để bạn quyết định
  • 10:12 - 10:14
    làm vậy có nên gọi là
    biến đổi gen không.
  • 10:16 - 10:19
    Tôi sẽ cho bạn xem số liệu
    của phương án đầu tiên.
  • 10:19 - 10:20
    Và để làm điều đó
  • 10:20 - 10:23
    tôi phải giải thích một chút
    về hoạt động của gen.
  • 10:23 - 10:24
    Có lẽ bạn đều biết
  • 10:24 - 10:26
    gen gồm hai đoạn ADN đôi.
  • 10:26 - 10:28
    ADN xoắn chặt thành nhiễm sắc thể
  • 10:28 - 10:31
    hiện diện ở mỗi tế bào
    của cơ thể bạn hoặc cơ thể thực vật.
  • 10:32 - 10:35
    Nếu bạn tháo xoắn ADN, bạn nhận được gen.
  • 10:36 - 10:38
    Và mỗi gen có 1 vùng khởi động
  • 10:38 - 10:41
    chỉ là nút tắt-mở,
  • 10:41 - 10:42
    vùng mã hóa gene
  • 10:42 - 10:43
    và vùng kết thúc,
  • 10:43 - 10:47
    là vùng cho thấy đây là
    phần cuối của gen, gen kế tiếp sẽ bắt đầu.
  • 10:48 - 10:51
    Vùng khởi động không đơn giản
    chỉ là nút tắt-mở.
  • 10:51 - 10:53
    Chúng thường cần tinh chỉnh nhiều,
  • 10:53 - 10:57
    nhiều thành phần hiện diện và chuẩn xác
    trước khi gen được mở lên.
  • 10:58 - 11:01
    Điều tiêu biểu đạt được
    trong nghiên cứu công nghệ sinh học là
  • 11:01 - 11:03
    chúng tôi dùng vùng khởi động cảm ứng
  • 11:03 - 11:05
    chúng tôi biết cách khởi động nó.
  • 11:05 - 11:07
    Ghép cặp gen chúng tôi quan tâm
  • 11:07 - 11:09
    chuyển vào cây trồng và xem xem
    chúng phản ứng ra sao.
  • 11:10 - 11:13
    Trong nghiên cứu tôi định cho bạn biết,
  • 11:13 - 11:15
    cộng tác viên của tôi dùng
    chất hoạt hóa chịu hạn,
  • 11:15 - 11:18
    mà chúng tôi đã phát hiện
    ở cây bất tử.
  • 11:18 - 11:21
    Điều thú vị về vùng khởi động là
    chúng tôi không làm gì cả.
  • 11:21 - 11:23
    Tự cây trồng cảm nhận hạn hán.
  • 11:24 - 11:29
    Chúng tôi dùng chất hoạt hóa điều khiển
    gen chống oxy hóa từ cây bất tử.
  • 11:29 - 11:31
    Tại sao lại là gen chống oxy hóa?
  • 11:31 - 11:34
    Vâng, tất cả áp lực, đặc biệt là
    áp lực từ hạn hán,
  • 11:34 - 11:36
    dẫn đến sự hình thành gốc tự do,
  • 11:36 - 11:38
    hoặc loài có phản ứng hóa học với oxy,
  • 11:38 - 11:41
    gây thiệt hại cao và có thể làm chết cây.
  • 11:42 - 11:44
    Chất chống oxy hóa làm gì
    để chấm dứt thiệt hại đó?
  • 11:45 - 11:49
    Đây là vài số liệu từ giống ngô
    được sử dụng rất phổ biến ở Châu Phi.
  • 11:49 - 11:53
    Ở bên trái mũi tên là cây trồng
    không có gen này,
  • 11:53 - 11:54
    ở bên phải --
  • 11:54 - 11:56
    là cây trồng với gen chống oxy hóa.
  • 11:56 - 11:58
    Sau ba tuần không tưới nước,
  • 11:58 - 12:00
    những cây mang gen phát triển rất tốt.
  • 12:02 - 12:03
    Về cách tiếp cận cuối cùng.
  • 12:03 - 12:07
    Nghiên cứu của tôi cho thấy
    sự giống nhau một cách rõ rệt
  • 12:07 - 12:11
    trong cơ chế chịu hạn trong hạt
    và cây bất tử.
  • 12:11 - 12:12
    Tôi sẽ đặt ra một câu hỏi,
  • 12:13 - 12:14
    chúng chung bộ gen không?
  • 12:14 - 12:17
    Hay nói cách khác,
  • 12:17 - 12:21
    cây chịu hạn dùng gen tiến hóa
    trong hạt chịu hạn
  • 12:21 - 12:23
    trong rễ và lá của chúng?
  • 12:23 - 12:25
    Chúng giao nhiệm vụ lại
    cho hạt giống gen
  • 12:25 - 12:27
    trong rễ và lá cây chịu hạn hay không?
  • 12:28 - 12:30
    Và tôi trả lời câu hỏi đó,
  • 12:30 - 12:32
    nhờ kết quả từ nhiều cuộc nghiên cứu
    của nhóm mình
  • 12:32 - 12:36
    và sự hợp tác gần đây
    từ nhóm Henk Hilhorst ở Hà Lan,
  • 12:36 - 12:37
    Mel Olivier ở Mỹ
  • 12:37 - 12:40
    và Julia Buitink ở Pháp.
  • 12:40 - 12:41
    Câu trả lời là có,
  • 12:41 - 12:44
    có một bộ gen thiết yếu
    tham gia vào cả hai việc đó.
  • 12:44 - 12:48
    Tôi sẽ diễn giải sơ qua điều này ở ngô,
  • 12:48 - 12:50
    nơi nhiễm sắc thể nằm dưới nút tắt
  • 12:50 - 12:54
    đại diện cho toàn bộ gen
    cần thiết cho sự chịu hạn.
  • 12:54 - 12:58
    Khi hạt ngô khô lại
    vào cuối thời kỳ phát triển,
  • 12:58 - 12:59
    chúng khởi động các gen này.
  • 13:01 - 13:04
    Cây bất tử khởi động
    cùng một bộ gen
  • 13:04 - 13:05
    khi chúng khô héo.
  • 13:05 - 13:07
    Do đó, những cây trồng hiện nay,
  • 13:07 - 13:09
    có các bộ gen này ở rễ và lá của chúng,
  • 13:09 - 13:11
    chúng chưa bao giờ khởi động gen.
  • 13:11 - 13:13
    Chúng chỉ khởi động gen ở mô hạt.
  • 13:13 - 13:15
    Vậy những gì chúng cần làm bây giờ
  • 13:15 - 13:18
    là hiểu dấu hiệu của môi trường và tế bào
  • 13:18 - 13:20
    dấu hiệu mà khởi động gen ở cây bất tử,
  • 13:21 - 13:23
    để bắt chước quá trình diễn ra ở ngô.
  • 13:24 - 13:25
    Và chỉ một ý tưởng cuối cùng.
  • 13:25 - 13:28
    Chúng tôi đang cố gắng
    làm thật nhanh chóng
  • 13:28 - 13:31
    đó là lặp lại những gì tự nhiên đã làm
    trong sự tiến hóa ở cây chịu hạn
  • 13:32 - 13:33
    khoảng 10 đến 40 triệu năm về trước.
  • 13:34 - 13:37
    Tôi cùng cây trồng của mình
    cảm ơn sự chú ý của bạn.
  • 13:37 - 13:38
    (Vỗ tay)
Title:
Cách chúng ta có thể trồng cây mà không cần nước
Speaker:
Jill Farrant
Description:

Khi dân số thế giới tăng và ảnh hưởng của thay đổi khí hậu dẫn đến việc cứu trợ khẩn cấp, chúng ta sẽ phải cung cấp thức ăn cho nhiều người và dùng ít đất trồng. Nhà sinh học phân tử Jill Farrant nghiên cứu một hiện tượng hiếm thấy có thể giúp ích: "cây bất tử" - những cây trồng siêu nhẫn nại có thể quay về từ cõi chết. Chúng có thể giúp gia tăng lượng thức ăn trong thế giới ngày càng nóng và khô cằn của chúng ta hay không?

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
13:56

Vietnamese subtitles

Revisions