Return to Video

Sarah Parcak: Khảo cổ học từ không gian

  • 0:00 - 0:03
    Khi tôi còn là một đứa trẻ lớn lên ở Maine,
  • 0:03 - 0:05
    một trong những sở thích của tôi
  • 0:05 - 0:08
    là tìm kiếm những con "sand dollar" (một loài nhím biển) sống ở vùng bờ biển Maine,
  • 0:08 - 0:11
    vì cha mẹ bảo tôi rằng chúng sẽ mang lại may mắn.
  • 0:11 - 0:14
    Nhưng các bạn biết đấy, chúng rất khó tìm.
  • 0:14 - 0:16
    Chúng bị bao phủ bởi cát nên rất khó thấy.
  • 0:16 - 0:20
    Tuy nhiên, tôi dần dần quen với việc tìm chúng.
  • 0:20 - 0:22
    Tôi bắt đầu nhận ra những hình dáng
  • 0:22 - 0:25
    và những khuôn mẫu giúp tôi tìm ra chúng.
  • 0:25 - 0:29
    Điều này phát triển thành niềm đam mê tìm kiếm các đồ vật,
  • 0:29 - 0:32
    1 tình yêu đối với quá khứ và khảo cổ học.
  • 0:32 - 0:35
    Và dần dần khi tôi bắt đầu nghiên cứu Ai Cập học,
  • 0:35 - 0:39
    tôi nhận ra rằng quan sát với con mắt trần là chưa đủ.
  • 0:39 - 0:42
    Vì điều bất ngờ của Ai Cập là
  • 0:42 - 0:46
    bãi biển của tôi đã phát triển từ 1 bãi biển nhỏ ở Maine
  • 0:46 - 0:48
    thành 1 bãi biển dài 800 dặm
  • 0:48 - 0:50
    bên cạnh sông Nile,
  • 0:50 - 0:52
    và những con "sand dollars" đã từng phát triển
  • 0:52 - 0:54
    bằng kích cỡ của 1 thành phố.
  • 0:54 - 0:57
    Đây chính là điều đã khiến tôi bắt đầu sử dụng hình ảnh vệ tinh.
  • 0:57 - 1:01
    Vì cố tái hiện lại quá khứ, tôi biết tôi phải nhìn mọi vật theo 1 cách khác.
  • 1:01 - 1:05
    Nên tôi muốn đưa ra 1 ví dụ về cách tôi nhìn khác đi
  • 1:05 - 1:07
    bằng cách sử dụng tia hồng ngoại.
  • 1:07 - 1:10
    Đây là 1 địa điểm ở phía đông đồng bằng Ai Cập,
  • 1:10 - 1:11
    được gọi là Bendix.
  • 1:11 - 1:14
    Và ta thấy địa điểm này rõ ràng có màu nâu,
  • 1:14 - 1:16
    nhưng khi dùng tia hồng ngoại
  • 1:16 - 1:20
    và xử lí nó bằng 1 màu sai lệch thì bỗng nhiên,
  • 1:20 - 1:23
    ta thấy địa điểm này màu hồng.
  • 1:23 - 1:24
    Những gì bạn đang thấy
  • 1:24 - 1:27
    thật ra là những thay đổi về hóa học của cảnh quan này,
  • 1:27 - 1:31
    gây nên bởi các vật liệu xây dựng và hoạt động
  • 1:31 - 1:33
    của người Ai Cập cổ.
  • 1:33 - 1:35
    Điều tôi muốn chia sẻ với các bạn hôm nay
  • 1:35 - 1:38
    là ta dùng dữ liệu từ vệ tinh như thế nào
  • 1:38 - 1:41
    để tìm một thành phố Ai Cập cổ,
  • 1:41 - 1:42
    được gọi là Itijtawy,
  • 1:42 - 1:45
    đã mất tích hàng ngàn năm.
  • 1:45 - 1:48
    Itijawy là thủ đô của Ai Cập cổ
  • 1:48 - 1:50
    trong hơn 400 năm,
  • 1:50 - 1:52
    vào một thời kì gọi là Vương Quốc Trung Tâm
  • 1:52 - 1:54
    cách đây khoảng 4000 năm.
  • 1:54 - 1:56
    Thành phố này ở Faiyum, Ai Cập
  • 1:56 - 1:59
    và địa điểm này rất quan trọng vì trong thời kì Vương Quốc Trung Tâm
  • 1:59 - 2:02
    đã diễn ra 1 cuộc Phục hưng lớn của nghệ thuật, kiến trúc
  • 2:02 - 2:04
    và tôn giáo của Ai Cập cổ.
  • 2:04 - 2:07
    Các nhà Ai Cập cổ vật học luôn biết rằng Itjtawy
  • 2:07 - 2:10
    toạ lạc đâu đó gần những kim tự tháp
  • 2:10 - 2:14
    của hai vị vua xây nên nó, được chỉ ra trong vòng tròn đỏ này,
  • 2:14 - 2:17
    nhưng đâu đó trong vùng đồng bằng ngập nước rộng lớn này.
  • 2:17 - 2:18
    Khu vực này rất rộng lớn --
  • 2:18 - 2:21
    3 dặm chiều ngang và 4 dặm chiều dài.
  • 2:21 - 2:24
    Sông Nile từng chảy ngay bên cạnh thành phố Itjtawy,
  • 2:24 - 2:28
    và khi dòng sông dịch chuyển dần dần sang phía đông,
  • 2:28 - 2:30
    nó bao phủ toàn bộ thành phố.
  • 2:30 - 2:33
    Vậy, làm sao các bạn tìm được 1 thành phố bị chôn vùi
  • 2:33 - 2:35
    trong 1 khu vực rông lớn?
  • 2:35 - 2:38
    Tìm kiếm 1 cách ngẫu nhiên sẽ giống như là
  • 2:38 - 2:40
    xác định vị trí 1 cây kim trong đống rơm
  • 2:40 - 2:42
    trong khi bị bịt mắt và mang găng tay bóng bầu dục.
  • 2:42 - 2:46
    Vậy những gì chúng tôi đã làm là sử dụng dữ liệu địa hình của NASA
  • 2:46 - 2:49
    để vạch ra cảnh quan này, những thay đổi rất tinh tế.
  • 2:49 - 2:52
    Chúng tôi bắt đầu thấy được những nơi dòng sông Nile đã từng chảy qua.
  • 2:52 - 2:56
    Nhưng các bạn có thể thấy chi tiết hơn -- và thậm chí thú vị hơn --
  • 2:56 - 2:58
    khu vực được nâng cao lên một chút
  • 2:58 - 3:01
    được khoanh tròn này, chúng tôi nghĩ nó có thể là
  • 3:01 - 3:03
    vị trí của thành phố Itjtawy.
  • 3:03 - 3:06
    Thế nên chúng tôi kết hợp với các nhà khoa học Ai Cập
  • 3:06 - 3:08
    để lấy mẫu ở lõi, như các bạn thấy đây.
  • 3:08 - 3:11
    Khi tôi nói lấy mẫu lõi, nó cũng như lấy mẫu lõi băng, nhưng thay vì
  • 3:11 - 3:15
    tìm các lớp thể hiện sự biến đổi khí hậu, ta đang tìm các lớp thể hiện các nghề nghiệp của con người.
  • 3:15 - 3:16
    Và năm mét dưới mặt đất,
  • 3:16 - 3:19
    dưới 1 lớp bùn dày,
  • 3:19 - 3:22
    chúng tôi tìm thấy một lớp gốm sứ dày.
  • 3:22 - 3:25
    Điều này cho thấy rằng tại vị trí khả thi này
  • 3:25 - 3:26
    của Itjtawy, năm mét dưới mặt đất,
  • 3:26 - 3:29
    ta có 1 lớp thể hiện sự định cư của hàng trăm năm
  • 3:29 - 3:32
    của thời Vương Quốc Trung Tâm, được định tuổi vào thời kì chính xác
  • 3:32 - 3:34
    chúng tôi nghĩ Itjtawy đã tồn tại.
  • 3:34 - 3:37
    Chúng tôi còn tìm thấy 1 số dụng cụ đá --
  • 3:37 - 3:39
    đá carnelian, thạch anh và agate cho thấy
  • 3:39 - 3:41
    đã từng có 1 xưởng đá quý ở đây.
  • 3:41 - 3:43
    Nghe có vẻ không lí tưởng lắm,
  • 3:43 - 3:45
    nhưng khi các bạn nghĩ về những loại đá thông dụng nhất
  • 3:45 - 3:48
    dùng làm nữ trang và thời Vương Quốc Trung Tâm,
  • 3:48 - 3:50
    thì đó là những loại đá được sử dụng.
  • 3:50 - 3:53
    Vậy, ta có một lớp dày hơn thể hiện sự định cư dài lâu hơn
  • 3:53 - 3:55
    vào thời kì Vương Quốc Trung Tâm ở nơi này.
  • 3:55 - 3:58
    Ta cũng có những bằng chứng về nhiều xưởng kim hoàn,
  • 3:58 - 4:01
    cho thấy rằng nơi đây đã từng có 1 thành phố rất quan trọng.
  • 4:01 - 4:03
    Itjtawy chưa được tìm thấy,
  • 4:03 - 4:05
    nhưng chúng tôi dự định sẽ trở lại nơi đó
  • 4:05 - 4:07
    trong tương lai gần để tìm kiếm.
  • 4:07 - 4:09
    Và quan trọng hơn nữa,
  • 4:09 - 4:12
    chúng ta có ngân quỹ để huấn luyện thanh niên Ai Cập
  • 4:12 - 4:14
    về cách sử dụng công nghệ vệ tinh,
  • 4:14 - 4:18
    để họ cũng có thể trở thành những người có những phát hiện vĩ đại.
  • 4:18 - 4:21
    Vậy, tôi muốn kết thúc với câu nói ưa thích của tôi
  • 4:21 - 4:22
    từ Vương Quốc Trung Tâm --
  • 4:22 - 4:27
    có lẽ nó được viết tại thành phố Itjtawy 4000 năm về trước.
  • 4:27 - 4:30
    "Chia sẻ kiến thức là tiếng gọi vĩ đại nhất.
  • 4:30 - 4:32
    Trên đời chẳng có gì giống như thế."
  • 4:32 - 4:38
    Vậy hoá ra là, TED không được thành lập vào năm 1984 trước công nguyên.
  • 4:38 - 4:40
    (tiếng cười)
  • 4:40 - 4:46
    Những ý tưởng thật ra được xuất phát từ năm 1984 trước Công Nguyên
  • 4:46 - 4:49
    tại 1 thành phố bị mất tích chưa bao lâu, đã được tìm thấy như trên.
  • 4:49 - 4:53
    Nó chắc chắn đã đưa việc tìm vỏ sò trên bờ biển vào tầm nhìn.
  • 4:53 - 4:55
    Cảm ơn các ban rất nhiều.
  • 4:55 - 4:57
    (vỗ tay)
  • 4:57 - 4:58
    Cảm ơn.
  • 4:58 - 4:59
    (vỗ tay)
Title:
Sarah Parcak: Khảo cổ học từ không gian
Speaker:
Sarah Parcak
Description:

Trong bài diễn thuyết ngắn này, hội viên của TED Sarah Parcak giới thiệu về lĩnh vực "khảo cổ học không gian" -- dùng hình ảnh vệ tinh để tìm kiếm những dấu vết của các địa điểm thất lạc của những nền văn minh cổ.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
05:20
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for Archeology from space
minh anh accepted Vietnamese subtitles for Archeology from space
minh anh edited Vietnamese subtitles for Archeology from space
minh anh edited Vietnamese subtitles for Archeology from space
Hoang Yen Nguyen Dang edited Vietnamese subtitles for Archeology from space
Hoang Yen Nguyen Dang edited Vietnamese subtitles for Archeology from space
Hoang Yen Nguyen Dang edited Vietnamese subtitles for Archeology from space
Hoang Yen Nguyen Dang edited Vietnamese subtitles for Archeology from space
Show all

Vietnamese subtitles

Revisions