Return to Video

Cách tạo ra điện lực từ những tinh thể - Ashwini Bharathula

  • 0:08 - 0:11
    Đây là một tinh thể của đường.
  • 0:11 - 0:14
    Nếu bạn ấn lên nó, nó sẽ tự phát điện.
  • 0:14 - 0:18
    Làm thế nào tinh thể đơn này có thể
    hành động như một nguồn điện nhỏ?
  • 0:18 - 0:20
    Bởi vì đường có hiệu ứng áp điện.
  • 0:20 - 0:23
    Vật áp điện
    biến ứng suất cơ học,
  • 0:23 - 0:24
    như áp lực,
  • 0:24 - 0:25
    sóng âm thanh,
  • 0:25 - 0:26
    hay các rung động khác
  • 0:26 - 0:29
    thành điện lực và ngược lại.
  • 0:29 - 0:31
    Hiện tượng kì lạ này
    được phát hiện lần đầu
  • 0:31 - 0:35
    vào năm 1880 bởi nhà vật lý học
    Pierre Curie và anh trai mình Jacques.
  • 0:35 - 0:38
    Họ khám phá rằng nếu họ ép những
    miếng mỏng của một vài tinh thể bất kỳ,
  • 0:38 - 0:43
    điện tích dương và âm sẽ
    xuất hiện trên bề mặt đối diện.
  • 0:43 - 0:45
    Sự khác nhau về điện tích,
    hay điệp áp này,
  • 0:45 - 0:49
    có nghĩa là mảnh tinh thể bị ép có thể
    dẫn điện đi qua mạch điện,
  • 0:49 - 0:50
    như một cục pin vậy.
  • 0:50 - 0:53
    Và nó còn hoạt động theo
    chiều ngược lại nữa.
  • 0:53 - 0:57
    Dẫn điện đi qua những tinh thể
    này làm cho nó biến dạng.
  • 0:57 - 0:58
    Cả hai kết quả này,
  • 0:58 - 1:01
    biến cơ năng thành điện năng,
  • 1:01 - 1:03
    và biến điện năng thành cơ năng,
  • 1:03 - 1:05
    rất đáng khâm phục.
  • 1:05 - 1:08
    Nhưng phát kiến trên đã không được
    biết đến trong suốt vài thập kỷ.
  • 1:08 - 1:11
    Ứng dụng thực tế đầu tiên nằm trong
    các thiết bị định vị thuỷ âm
  • 1:11 - 1:15
    được dùng để phát hiện tàu ngầm Đức
    trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • 1:15 - 1:17
    Tinh thể thạch anh áp điện trong
    máy phát sóng âm
  • 1:17 - 1:21
    rung lên khi chúng gặp
    dòng điện xoay chiều.
  • 1:21 - 1:24
    Điều này truyền đi sóng siêu âm
    dưới mặt nước.
  • 1:24 - 1:27
    Đo lường việc các đợt sóng này
    mất bao lâu để nảy lại từ vật thể
  • 1:27 - 1:30
    cho biết vật đó nằm cách ta bao xa.
  • 1:30 - 1:32
    Còn với sự chuyển đổi ngược lại,
  • 1:32 - 1:34
    biến cơ năng thành điện năng,
  • 1:34 - 1:37
    hãy nghĩ đến cái đèn mà
    bật sáng khi bạn vỗ tay.
  • 1:37 - 1:40
    Vỗ tay truyền đi những rung động
    âm thanh trong không khí
  • 1:40 - 1:43
    và khiến cho các phần tử áp lực
    bị bẻ cong tới lui.
  • 1:43 - 1:47
    Điều này tạo ra điện áp đủ sức
    dẫn điện thắp sáng bóng đèn LED,
  • 1:47 - 1:50
    tuy vậy, chính nguồn điện thông thường
    mới giữ cho chúng sáng được.
  • 1:50 - 1:54
    Vậy thì điều gì nào khiến cho
    một vật có hiệu ứng áp điện?
  • 1:54 - 1:56
    Câu trả lời phụ thuộc vào hai yếu tố:
  • 1:56 - 1:58
    cấu trúc nguyên tử của vật thể,
  • 1:58 - 2:01
    và cách dòng điện được phân bổ trong nó.
  • 2:01 - 2:03
    Có rất nhiều vật liệu kết tinh,
  • 2:03 - 2:05
    có nghĩa chúng được
    làm từ nguyên tử và ion
  • 2:05 - 2:08
    được sắp xếp có trật tự theo
    mô hình không gian ba chiều.
  • 2:08 - 2:10
    Mô hình đó có một
    khối hợp nhất gọi là đơn vị tế bào
  • 2:10 - 2:13
    lặp đi lặp lại.
  • 2:13 - 2:16
    Trong hầu hết những vật
    kết tinh không áp điện,
  • 2:16 - 2:19
    nguyên tử trong các đơn vị tế bào
    được phân bổ đối xứng với nhau
  • 2:19 - 2:20
    xung quanh trung điểm.
  • 2:20 - 2:24
    Nhưng một số vật liệu kết tinh
    không có tâm đối xứng
  • 2:24 - 2:27
    làm cho chúng có khả năng áp điện.
  • 2:27 - 2:29
    Hãy cùng quan sát thạch anh,
  • 2:29 - 2:32
    một vật liệu áp điện được
    cấu thành từ silic và ôxy.
  • 2:32 - 2:37
    Ôxy có một lượng điện âm nhỏ
    còn silic có một lượng điện dương nhỏ,
  • 2:37 - 2:38
    gây ra sự tách rời điện tích,
  • 2:38 - 2:41
    hoặc sự lưỡng cực theo từng mối liên kết.
  • 2:41 - 2:44
    Thông thường, các lưỡng cực
    này triệt tiêu lẫn nhau,
  • 2:44 - 2:47
    nên không có sự tách rời thực của
    điện tích trong đơn vị tế bào.
  • 2:47 - 2:50
    Nhưng nếu tinh thể thạch anh
    bị nén theo một hướng nhất định,
  • 2:50 - 2:51
    các nguyên tử sẽ di chuyển vị trí.
  • 2:51 - 2:54
    Do tính không đối xứng
    trong việc phân bổ điện tích,
  • 2:54 - 2:57
    sự lưỡng cực không còn
    tự triệt tiêu lẫn nhau nữa.
  • 2:57 - 3:00
    Cuối cùng, tế bào bị kéo giãn
    có điện tích âm toàn phần ở một mặt
  • 3:00 - 3:03
    và điện tích dương toàn phần ở mặt kia.
  • 3:03 - 3:06
    Sự mất cân bằng điện tích này
    được lặp lại xuyên suốt vật thể,
  • 3:06 - 3:10
    và điện tích ngược dấu tập hợp
    trên các bề mặt đối diện của tinh thế.
  • 3:10 - 3:14
    Điều này dẫn đến kết quả là một điện áp
    mà có thể dẫn điện đi qua mạch điện.
  • 3:14 - 3:17
    Vật áp điện có thể có
    những cấu trúc khác nhau.
  • 3:17 - 3:22
    Nhưng điểm chung của chúng là các
    đơn vị tế bào không có tâm đối xứng.
  • 3:22 - 3:24
    Và vật áp điện bị nén chặt bao nhiêu,
  • 3:24 - 3:27
    thì lượng điện áp sinh ra
    càng lớn bấy nhiêu.
  • 3:27 - 3:30
    Thay vào đó, kéo giãn tinh thế ra
    và điệp áp sẽ đổi hướng,
  • 3:30 - 3:32
    làm dòng điện chạy ngược lại.
  • 3:32 - 3:36
    Có nhiều vật liệu mang hiệu ứng
    áp điện hơn là bạn nghĩ đấy.
  • 3:36 - 3:37
    DNA,
  • 3:37 - 3:37
    xương,
  • 3:37 - 3:38
    và lụa
  • 3:38 - 3:42
    tất cả đều có khả năng biến
    cơ năng thành điện năng.
  • 3:42 - 3:46
    Các nhà khoa học đã tạo ra
    đủ loại vật liệu áp điện nhân tạo
  • 3:46 - 3:49
    và tìm ra những ứng dụng của chúng
    trong mọi thứ từ tạo xạ hình y tế
  • 3:49 - 3:52
    đến máy in phun.
  • 3:52 - 3:55
    Hiện tượng áp điện chịu trách nhiệm
    cho sự dao động nhịp nhàng
  • 3:55 - 3:58
    của những tinh thể thạch anh mà
    giữ cho đồng hồ chạy đúng giờ,
  • 3:58 - 4:00
    loa của thiệp sinh nhật phát nhạc,
  • 4:00 - 4:03
    và tia lửa đốt cháy khí ga
    trong các bật lửa vỉ nướng
  • 4:03 - 4:05
    khi bạn bật công tắc.
  • 4:05 - 4:08
    Và những thiết bị áp điện có thể
    trở nên ngày càng phổ biến hơn
  • 4:08 - 4:13
    do nhu cầu điện năng cao
    còn cơ năng thì thừa thãi.
  • 4:13 - 4:16
    Đã xuất hiện những trạm xe lửa
    dùng tiếng bước chân hành khách
  • 4:16 - 4:18
    để cấp điện cho cổng soát vé
    và bảng hiển thị
  • 4:18 - 4:22
    và một hộp đêm nơi sự áp điện
    giúp thắp sáng các bóng đèn.
  • 4:22 - 4:25
    Liệu các cầu thủ bóng rổ chạy
    tới lui có thể cấp điện cho bảng điểm?
  • 4:25 - 4:29
    Hay liệu bước đi ngoài đường
    có thể sạc các thiết bị điện tử của bạn?
  • 4:29 - 4:31
    Điều tiếp theo dành cho
    hiện tượng áp điện là gì?
Title:
Cách tạo ra điện lực từ những tinh thể - Ashwini Bharathula
Description:

Xem toàn bộ bài học: http://ed.ted.com/lessons/how-to-squeeze-electricity-out-of-crystals-ashwini-bharathula

Nghe có vẻ như khoan học viễn tưởng, nhưng nếu bạn đè lên một tinh thế đường, nó sẽ thật sự tự sinh ra điện. Tinh thể đơn giản này có thể hành động như một nguồn năng lượng nhỏ do đường có hiệu ứng áp điện. Ashwini Bharathula giải thích cách vật áp điện biến ứng suất cơ học, như áp lực, sóng âm thanh và các dạng rung động khác thành điện lực, và ngược lại.

Bài học bởi Ashwini Bharathula, hoạt hình bởi Karrot Animation.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:56

Vietnamese subtitles

Revisions