Return to Video

Cách chúng ta nghĩ về sự tiến hóa của tế bào nhân thực

  • 0:07 - 0:10
    Điều gì xảy ra nếu bạn có thể
    hấp thu sinh vật khác
  • 0:10 - 0:12
    và có được những khả năng của nó?
  • 0:12 - 0:17
    Tưởng tượng bạn nuốt chú chim nhỏ
    và bất ngờ bay được.
  • 0:17 - 0:19
    Hay ăn một con rắn hổ mang
  • 0:19 - 0:23
    và phun nọc độc ra từ răng của mình.
  • 0:23 - 0:25
    Trong lịch sử sự sống,
  • 0:25 - 0:30
    nhất là trong sự tiến hóa
    của tế bào nhân thực phức tạp,
  • 0:30 - 0:33
    việc như thế xảy ra thường xuyên.
  • 0:33 - 0:36
    Một cơ thể hấp thụ cơ thể khác,
  • 0:36 - 0:42
    và chúng hợp lại thành cơ thể mới
    và có chức năng của cả hai.
  • 0:42 - 0:45
    Ta nghĩ gần 2 triệu năm trước,
  • 0:45 - 0:49
    vật sống duy nhất trên Trái Đất
    là sinh vật nhân sơ,
  • 0:49 - 0:55
    cơ thể đơn bào với những cấu trúc
    không có màng.
  • 0:55 - 0:57
    Ta cùng xem xét 3 trong số chúng.
  • 0:57 - 1:01
    Một cơ thể đơn bào lớn, như giọt nước
  • 1:01 - 1:06
    với khả năng hấp thụ chất bằng cách
    bao bọc chúng bằng màng.
  • 1:06 - 1:08
    Cái khác là một tế bào vi khuẩn,
  • 1:08 - 1:14
    nó chuyển đổi năng lượng mặt trời
    thành đường nhờ quang hợp
  • 1:14 - 1:19
    Cái thứ 3 dùng khí oxi để
    bẻ gãy các chất như đường
  • 1:19 - 1:24
    và tạo ra năng lượng cho
    các hoạt động sống.
  • 1:24 - 1:29
    Tế bào giọt nước thường
    ăn những vi khuẩn quang hợp nhỏ.
  • 1:29 - 1:35
    Bọn vi khuẩn sống trong giọt nước
    và phân chia như bình thường,
  • 1:35 - 1:38
    nhưng chúng tồn tại cùng nhau.
  • 1:38 - 1:40
    Nếu bạn thấy dạng sống này,
  • 1:40 - 1:43
    bạn nghĩ chúng là một cơ thể
  • 1:43 - 1:47
    bọn vi khuẩn quang hợp màu xanh
    là một phần của tế bào giọt nước,
  • 1:47 - 1:50
    thực hiện một chức năng sống,
  • 1:50 - 1:52
    như trái tim là một phần của bạn
  • 1:52 - 1:56
    thực hiện chức năng
    là bơm máu.
  • 1:56 - 2:01
    Việc sống cùng nhau này
    gọi là nội cộng sinh,
  • 2:01 - 2:04
    một cơ thể sống trong cơ thể khác.
  • 2:04 - 2:07
    Không chỉ như vậy đâu.
  • 2:07 - 2:11
    Nếu bọn vi khuẩn khác cũng
    dọn vô ở chung thì sao?
  • 2:11 - 2:15
    Giờ tế bào của loài này bắt đầu
    phức tạp rồi đó.
  • 2:15 - 2:17
    Nó to và đầy những
    cấu trúc phức tạp
  • 2:17 - 2:21
    mà ta gọi là lục lạp và ti thể.
  • 2:21 - 2:24
    Những cấu trúc này cùng nhau
    hấp thu ánh nắng,
  • 2:24 - 2:25
    tạo ra đường
  • 2:25 - 2:28
    và dùng oxi để bẻ gãy đường
  • 2:33 - 2:35
    Cơ thể hấp thụ cơ thể khác
  • 2:35 - 2:39
    là cách các loài thích nghi
    với sự thay đổi của điều kiện
  • 2:39 - 2:41
    môi trường xung quanh.
  • 2:41 - 2:46
    Câu chuyện này chỉ ra
    Thuyết Cộng Sinh của các nhà sinh vật học,
  • 2:46 - 2:51
    lời giải thích tốt nhất cho việc
    tiến hóa của tế bào phức tạp.
  • 2:51 - 2:53
    Có nhiều bằng chứng ủng hộ giả thuyết này
  • 2:53 - 2:56
    nhưng hãy xem 3 ví dụ đặc trưng.
  • 2:56 - 3:01
    Thứ nhất, lục lạp và ti thể trong tế bào
    phân chia rất giống như
  • 3:01 - 3:03
    những bọn vi khuẩn cổ,
  • 3:03 - 3:05
    nhưng chúng vẫn tồn tại tới bây giờ.
  • 3:05 - 3:10
    Nếu bạn phá hủy những cấu trúc này
    trong tế bào, chúng sẽ không tái xuất hiện.
  • 3:10 - 3:12
    Tế bào không tạo ra chúng được.
  • 3:12 - 3:15
    Tế bào chỉ biết nguyên phân thôi.
  • 3:15 - 3:17
    Thứ hai.
  • 3:17 - 3:23
    Lục lạp và ti thể đều chứa ADN riêng
    và ribosome.
  • 3:23 - 3:25
    ADN có dạng mạch vòng
  • 3:25 - 3:29
    giống như ADN của vi khuẩn cổ
  • 3:29 - 3:32
    và nó cũng chứa một số gene tương tự.
  • 3:32 - 3:37
    Ribosome, bộ máy sản xuất protein
    của lục lạp và ti thể
  • 3:37 - 3:41
    cũng có cùng cấu trúc với ribosome
    của vi khuẩn cổ,
  • 3:41 - 3:43
    nhưng khác cấu trúc với ribosome
  • 3:43 - 3:46
    nằm quanh quẩn trong
    tế bào nhân thực.
  • 3:46 - 3:51
    Cuối cùng,nhớ đến việc
    hấp thu cơ thể khác bằng màng.
  • 3:51 - 3:56
    Lục lạp và ti thể đều có 2 lớp
    màng quanh nó,
  • 3:56 - 3:58
    màng trong và mang ngoài.
  • 3:58 - 4:02
    Màng trong chứa một số
    loại lipid và protein
  • 4:02 - 4:05
    mà ở màng ngoài không có.
  • 4:05 - 4:07
    Tại sao như thế?
  • 4:07 - 4:10
    Vì màng ngoài từng thuộc về
    tế bào giọt nước.
  • 4:10 - 4:13
    Khi chúng bị nuốt
    trong quá trình cộng sinh,
  • 4:13 - 4:18
    chúng bị bao bởi cái màng đó
    và vẫn giữ màng trong
  • 4:18 - 4:20
    Chắc rằng, các lipid và protein đó
  • 4:20 - 4:25
    cũng được tìm thấy ở
    màng của vi khuẩn cổ.
  • 4:25 - 4:27
    Các nhà sinh vật dùng giả thuyết đó
  • 4:27 - 4:32
    để giải thích nguồn gốc của sự đa dạng
    của các sinh vật nhân chuẩn.
  • 4:32 - 4:36
    Xem tảo xanh mọc ở
    thành hồ bơi.
  • 4:36 - 4:41
    Một tế bào nhân thực lớn hơn
    di chuyển bằng roi,
  • 4:41 - 4:48
    thường ăn tảo và tạo thành
    tảo mắt.
  • 4:48 - 4:50
    Tảo mắt có thể quang hợp,
  • 4:50 - 4:52
    dùng oxy bẻ gãy đường
  • 4:52 - 4:54
    và bơi trong nước.
  • 4:54 - 4:56
    Như giả thuyết dự đoán,
  • 4:56 - 5:00
    lục lạp trong tảo mặt có 3 lớp màng
  • 5:00 - 5:04
    vì chúng đã có 2 lớp màng
    trước khi bị hấp thụ.
  • 5:04 - 5:07
    Qúa trình hấp thụ
    của thuyết cộng sinh
  • 5:07 - 5:10
    cho phép sinh vật có thể
    kết hợp các chức năng
  • 5:10 - 5:13
    để thích nghi tốt hơn.
  • 5:13 - 5:16
    Kết quả là các loài có
    nhiều chức năng hơn
  • 5:16 - 5:18
    là khi chúng là những sinh vật độc lập,
  • 5:18 - 5:20
    và đây là sự tiến hóa vượt bậc
  • 5:20 - 5:23
    tạo nên vi sinh vật, thực vật,
  • 5:23 - 5:26
    và động vật mà ta thấy
    trên Trái Đất ngày nay.
Title:
Cách chúng ta nghĩ về sự tiến hóa của tế bào nhân thực
Description:

Xem toàn bộ bài học ở: http://ed.ted.com/lessons/how-we-think-complex-cells-evolved-adam-jacobson
Tưởng tượng nếu bạn nuốt một con chim và bỗng nhiên có được khả năng bay... hoặc bạn ăn một con rắn và có khả năng phóng ra nọc độc! Ồ, trong lịch sử của sự sống (và đặc biệt là trong sự tiến hóa của tế bào nhân thực phức tạp) những chuyện như thế xảy ra suốt. Adam Jacobson diễn tả về nuội cộng sinh, một dạng cộng sinh mà sinh vật cộng sinh sống bên trong vật chủ thể.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:42

Vietnamese subtitles

Revisions