Return to Video

Nguồn gốc của gen - Carl Zimmer

  • 0:06 - 0:11
    Các bạn có khoảng 20,000 gen
    trong DNA của mình.
  • 0:11 - 0:14
    Chúng mã hoá các phân tử
    tạo nên cơ thể của bạn
  • 0:14 - 0:18
    từ chất keratin trong móng chân,
    đến collagen ở chóp mũi,
  • 0:18 - 0:21
    đến chất dopamine
    tăng lên trong não.
  • 0:21 - 0:24
    Các loài khác nhau
    có các gen riêng.
  • 0:24 - 0:26
    Một con nhện có gen để nhả tơ.
  • 0:26 - 0:31
    Một cây sồi có gen tạo chất diệp lục,
    biến ánh nắng mặt trời thành gỗ.
  • 0:31 - 0:33
    Vậy những gen này đến từ đâu?
  • 0:33 - 0:35
    Điều đó phụ thuộc vào gen.
  • 0:35 - 0:37
    Các nhà khoa học cho rằng
  • 0:37 - 0:40
    sự sống bắt đầu trên Trái đất
    khoảng 4 tỉ năm về trước.
  • 0:40 - 0:43
    Các dạng sự sống đầu tiên là
    vi khuẩn nguyên thuỷ
  • 0:43 - 0:47
    với một bộ gen có nhiệm vụ
    cơ bản là duy trì sự sống.
  • 0:47 - 0:50
    Chúng truyền các gen cơ bản này
    đến con cháu
  • 0:50 - 0:52
    qua hàng tỷ thế hệ.
  • 0:52 - 0:54
    Một vài trong số đó
    vẫn làm điều tương tự
  • 0:54 - 0:58
    trong tế bào của chúng ta ngày nay,
    như sao chép DNA.
  • 0:58 - 1:02
    Nhưng không có tế bào nào
    trong số đó có gen tơ nhện hay dopamine.
  • 1:02 - 1:06
    Có nhiều gen trên Trái Đất ngày nay
    hơn là trước kia.
  • 1:06 - 1:11
    Điều đó chỉ ra rằng có rất nhiều gen
    được sản sinh từ những sai lầm.
  • 1:11 - 1:16
    Mỗi lần phân chia, tế bào tạo ra
    một phiên bản mới của DNA.
  • 1:16 - 1:20
    Thỉnh thoảng, sẽ có những lỗi copy
    hai lần của cùng một đoạn DNA,
  • 1:20 - 1:25
    tạo thêm một bản sao
    của đoạn gen được tạo thêm đó.
  • 1:25 - 1:28
    Đầu tiên, đoạn gen thêm đó làm việc
    tương tự như đoạn gen gốc.
  • 1:28 - 1:32
    Nhưng qua nhiều thế hệ, nó có thể
    chọn được những đột biến mới.
  • 1:32 - 1:35
    Những đột biến này có thể thay đổi
    cách thức gen mới này hoạt động,
  • 1:35 - 1:38
    và rồi gen mới
    có thể nhân đôi lần nữa.
  • 1:38 - 1:42
    Một số lượng đáng ngạc nhiên gen đột biến
    chỉ mới xuất hiện gần đây;
  • 1:42 - 1:45
    nhiều gen chỉ mới xuất hiện
    vài triệu năm nay.
  • 1:45 - 1:50
    Loài trẻ nhất tiến hoá sau chúng ta,
    tách từ người anh em, khỉ.
  • 1:50 - 1:54
    Trong khi cần hơn một triệu năm
    để một gen đơn lẻ
  • 1:54 - 1:56
    có thể làm gia tăng
    toàn bộ bộ gen,
  • 1:56 - 1:59
    các nhà khoa học phát hiện ra rằng
    khi gen mới tiến hoá,
  • 1:59 - 2:02
    chúng có thể nhanh chóng đảm nhiệm
    các chức năng cần thiết.
  • 2:02 - 2:06
    Ví dụ, chúng ta có hàng trăm gen
    tạo nên protein trong mũi
  • 2:06 - 2:08
    để tóm lấy các phân tử mùi.
  • 2:08 - 2:11
    Sự đột biến khiến chúng thu lấy
    những phân tử khác nhau,
  • 2:11 - 2:15
    cho ta khả năng nhận diện
    hàng nghìn tỷ mùi khác nhau.
  • 2:15 - 2:19
    Đôi khi, đột biến có ảnh hưởng lớn hơn
    trên các bản sao mới của gen.
  • 2:19 - 2:23
    Chúng có thể khiến một gen
    tạo ra protein trong một cơ quan khác
  • 2:23 - 2:25
    hoặc tại một thời điểm khác,
  • 2:25 - 2:29
    hoặc protein có thể bắt đầu làm
    một chức năng khác cùng nhau.
  • 2:29 - 2:34
    Ví dụ, ở loài rắn, có một gen tạo ra
    protein diệt vi khuẩn.
  • 2:34 - 2:38
    Xa xưa, gen nhân đôi và
    bản sao mới đột biến.
  • 2:38 - 2:41
    Sự đột biến đó
    làm thay đổi tín hiệu trong gen
  • 2:41 - 2:43
    ảnh hưởng đến nơi
    tạo protein của nó.
  • 2:43 - 2:46
    Thay vì hoạt động trong lá lách,
  • 2:46 - 2:51
    nó lại tạo ra các protein sát khuẩn
    trong miệng rắn.
  • 2:51 - 2:55
    Khi rắn cắn mồi, enzyme này
    xâm nhập vào vết thương của con mồi.
  • 2:55 - 2:58
    Khi chất protein này
    được chứng minh là gây hại,
  • 2:58 - 3:00
    và giúp con rắn
    bắt được nhiều mồi hơn,
  • 3:00 - 3:02
    nó trở nên được yêu thích.
  • 3:02 - 3:06
    Thế nên, gen trong tuyến tuỵ
    tiếp tục tạo ra nọc độc trong miệng rắn
  • 3:06 - 3:08
    để có thể giết chết con mồi.
  • 3:08 - 3:11
    Thậm chí có những cách khó tin hơn
    để tạo ra một gen mới.
  • 3:11 - 3:14
    DNA của động vật, thực vật
    và các loài khác
  • 3:14 - 3:18
    bao gồm các đoạn lớn
    mà không có bất kì protein mã hoá.
  • 3:18 - 3:22
    Theo các nhà khoa học,
    đó chủ yếu là trình tự ngẫu nhiên
  • 3:22 - 3:25
    sự vô nghĩa trong di truyền,
    không phục vụ chức năng nào cả.
  • 3:25 - 3:29
    Những đoạn DNA đôi khi đột biến,
    cũng giống như gen.
  • 3:29 - 3:32
    Thỉnh thoảng, các đột biến đó
    đưa DNA vào một nơi
  • 3:32 - 3:34
    mà 1 tế bào
    có thể bắt đầu đọc nó.
  • 3:34 - 3:37
    Đột nhiên, các tế bào tạo ra
    1 protein mới.
  • 3:37 - 3:41
    Ban đầu, protein đó có thể vô ích,
    hay thậm chí có hại,
  • 3:41 - 3:44
    nhưng nhiều đột biến có thể thay đổi
    hình dạng của protein.
  • 3:44 - 3:46
    Protein đó có thể bắt đầu làm
    điều hữu ích,
  • 3:46 - 3:49
    khiến cho sinh vật
    khoẻ mạnh hơn, mạnh mẽ hơn,
  • 3:49 - 3:51
    khả năng sinh sản tốt hơn.
  • 3:51 - 3:55
    Các nhà khoa học đã tìm thấy gen mới này
    tại nhiều nơi trên cơ thể động vật.
  • 3:55 - 3:59
    Vì vậy, 20,000 gen của chúng ta
    có rất nhiều nguồn gốc,
  • 3:59 - 4:04
    từ nguồn gốc của sự sống,
    tới việc tạo thành từ những gen ban đầu.
  • 4:04 - 4:08
    Miễn là sự sống còn trên Trái đất này,
    vẫn sẽ có các gen mới được tạo ra.
Title:
Nguồn gốc của gen - Carl Zimmer
Description:

Xem bài giảng đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/where-do-genes-come-from-carl-zimmer

Khi sự sống xuất hiện trên Trái đất khoảng 4 tỷ năm trước, những vi sinh vật đầu tiên đã có một bộ gen giúp chúng duy trì sự sống. Đến thời đại của con người và những sinh vật to lớn khác, lại có thêm rất nhiều gen hơn. Những gen mới này xuất hiện từ đâu? Carl Zimmer đào sâu tìm hiểu sự đột biến và quá trình nhân bản gen.

Bài giảng của Carl Zimmer, minh hoạ bởi TOGETHER

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:24

Vietnamese subtitles

Revisions