Return to Video

Thực vật có thể nói chuyện với nhau không? - Richard Karban

  • 0:09 - 0:11
    Thực vật có thể nói chuyện với nhau không?
  • 0:11 - 0:12
    Dường như là không.
  • 0:12 - 0:16
    Thực vật không có hệ thống
    giác quan phức tạp như động vật,
  • 0:16 - 0:18
    và chúng trông khá thụ động,
  • 0:18 - 0:19
    tắm nắng,
  • 0:19 - 0:23
    và phản ứng theo bản năng
    với ánh sáng và nước.
  • 0:23 - 0:27
    Nghe kì cục, nhưng thực vật
    có thể giao tiếp với nhau.
  • 0:27 - 0:31
    Giống như động vật, thực vật
    sản xuất ra những tín hiệu hóa học
  • 0:31 - 0:33
    để trả lời môi trường xung quanh,
  • 0:33 - 0:35
    và chúng có thể chia sẻ
    những tín hiệu này với nhau,
  • 0:35 - 0:38
    đặc biệt khi bị tấn công.
  • 0:38 - 0:40
    Những tín hiệu này đi qua 2 đường:
  • 0:40 - 0:41
    qua không khí,
  • 0:41 - 0:42
    và qua đất.
  • 0:42 - 0:44
    Khi lá cây bị làm hư hại
  • 0:44 - 0:47
    bằng côn trùng đói hoăc máy cắt cỏ,
  • 0:47 - 0:50
    chúng thải ra chất hóa học dễ bay hơi.
  • 0:50 - 0:54
    Đó là phản ứng trước mùi cỏ mới cắt.
  • 0:54 - 0:57
    Các loài thực vật nhất định
    như cây ngải đắng và đậu lima
  • 0:57 - 1:00
    đều có thể nhận diện các
    thông điệp đó qua không khí
  • 1:00 - 1:04
    và do đó tự điều chỉnh
    các chất hóa học bên trong.
  • 1:04 - 1:08
    Trong một thí nghiệm, lá cây ngải đắng
    đã bị cố ý làm hư hại bởi côn trùng
  • 1:08 - 1:11
    hoặc những nhà khoa học sử dụng kéo.
  • 1:11 - 1:12
    Qua mùa hè,
  • 1:12 - 1:14
    những cành khác của cây ngải đắng đó
  • 1:14 - 1:17
    bị ăn ít hơn bởi côn trùng bay qua
  • 1:17 - 1:20
    và những cành của các
    bụi cây xung quanh cũng vậy.
  • 1:20 - 1:25
    Chúng đã tăng cường khả năng
    phòng vệ chống côn trùng.
  • 1:25 - 1:29
    Thậm chí khi di chuyển không khí
    từ một cây bị cắt cụt sang một cây khác
  • 1:29 - 1:32
    đã làm cho cây thứ 2
    kháng cự với côn trùng tốt hơn.
  • 1:32 - 1:37
    Những tín hiệu trên không này tăng cường
    khả năng sống sót của các cây con
  • 1:37 - 1:41
    và làm những cây lớn
    sinh thêm nhiều cành và hoa hơn.
  • 1:41 - 1:45
    Nhưng tại sao một cây lại cảnh báo
    các cây xung quanh về sự nguy hiểm
  • 1:45 - 1:47
    đặc biệt khi chúng đang tranh giành tài nguyên?
  • 1:47 - 1:52
    Có thể đó là một kết quả
    tình cờ của kĩ thuật tự bảo vệ.
  • 1:52 - 1:56
    Thực vật không thể chuyển thông tin
    qua thân cây dễ dàng như chúng ta
  • 1:56 - 1:59
    đặc biệt nếu trong
    tình trạng khan hiếm nước.
  • 1:59 - 2:02
    Do đó thực vật chỉ có thể dựa vào
    các chất hóa học qua không khí
  • 2:02 - 2:06
    để nhận thông báo từ một
    bộ phận của cây tới bộ phận khác.
  • 2:06 - 2:09
    Những cây gần đó có thể
    "nghe trộm" những tín hiệu này
  • 2:09 - 2:12
    như là nghe hàng xóm
    hắt hơi và uống thuốc cảm.
  • 2:12 - 2:17
    Các cây khác nhau truyền tín hiệu
    qua các chất hóa học khác nhau.
  • 2:17 - 2:19
    Những cây ngải đắng đơn lẻ
    trong cùng một bãi cỏ
  • 2:19 - 2:22
    sản xuất ra các chất hóa học
    hơi khác nhau một chút.
  • 2:22 - 2:28
    Hỗn hợp của các chất đó ảnh hưởng
    tới sự hiệu quả của việc giao tiếp.
  • 2:28 - 2:31
    Chất hóa học của hai cây càng giống nhau,
  • 2:31 - 2:34
    chúng càng giao tiếp trôi chảy hơn.
  • 2:34 - 2:38
    Một cây sẽ nhạy cảm nhất với
    tín hiệu phát ra từ chính lá của nó.
  • 2:38 - 2:41
    Nhưng vì những chất hóa
    học này là do di truyền,
  • 2:41 - 2:43
    giống với các nhóm máu ở người,
  • 2:43 - 2:45
    những cây ngải đắng giao tiếp hiệu quả hơn
  • 2:45 - 2:48
    với "họ hàng" của chúng hơn là các cây lạ.
  • 2:48 - 2:50
    Nhưng đôi khi, các loài cây
    khác có thể được lợi.
  • 2:50 - 2:56
    Cây cà chua, cây thuốc lá có thể giải mã
    được tín hiệu của cây ngải đắng.
  • 2:56 - 3:00
    Thực vật không chỉ dựa vào
    những tín hiệu qua không khí này.
  • 3:00 - 3:04
    Tín hiệu cũng có thể
    được truyền qua mặt đất.
  • 3:04 - 3:07
    Hầu hết các cây có mối
    quan hệ cộng sinh với nấm,
  • 3:07 - 3:11
    giúp cố định rễ cây, hút
    nước và các chất dinh dưỡng.
  • 3:11 - 3:15
    Những sợi nấm này phát triển
    thành một mạng lưới rộng lớn
  • 3:15 - 3:17
    có thể kết nối các cây khác nhau,
  • 3:17 - 3:21
    tạo ra "đường hầm" để chuyển tín hiệu.
  • 3:21 - 3:24
    Khi một cây cà chua
    phản ứng với bệnh tàn rụi
  • 3:24 - 3:27
    bằng cách kích thích các gen
    và enzim chống lại bệnh,
  • 3:27 - 3:30
    nó cảnh báo các phân tử
    trong hệ miễn dịch
  • 3:30 - 3:32
    di chuyển đến một cây khỏe mạnh
  • 3:32 - 3:35
    và nhắc nó kích hoạt hệ miễn dịch.
  • 3:35 - 3:40
    Những cảnh báo này sẽ làm
    tăng cơ hội sống sót của các cây.
  • 3:40 - 3:43
    Cây đậu cũng "nghe trộm"
    về "sức khỏe" của nhau
  • 3:43 - 3:45
    qua những cây nấm này.
  • 3:45 - 3:47
    Một cây có rệp vừng
  • 3:47 - 3:53
    nhắc nhở những cây xung quanh
    sản xuất ra các chất đẩy lùi rệp vừng
  • 3:53 - 3:56
    và thu hút côn trùng ăn rệp vừng.
  • 3:56 - 4:00
    Nếu bạn nghĩ giao tiếp
    là sự trao đổi thông tin,
  • 4:00 - 4:02
    thì thực vật có vẻ là những
    nhà giao tiếp tích cực.
  • 4:02 - 4:05
    Chúng gửi, nhận và đáp lại tín hiệu
  • 4:05 - 4:07
    mà không phát ra âm thanh
  • 4:07 - 4:11
    và không cần não, mũi,
    từ điển hay mạng Internet.
  • 4:11 - 4:14
    Nếu chúng ta có thể học cách
    nói chuyện bằng ngôn ngữ của thực vật,
  • 4:14 - 4:19
    chúng ta sẽ có một công cụ mới, quyền lực
    để bảo vệ vụ mùa và các cây có giá trị.
  • 4:19 - 4:23
    Điều này có làm cho bạn cảm thấy
    chúng ta đang bỏ lỡ gì không?
Title:
Thực vật có thể nói chuyện với nhau không? - Richard Karban
Description:

Thực vật có thể nói chuyện với nhau không? Dường như là không. Thực vật không có hệ thống giác quan phức tạp như động vật, và chúng trông khá thụ động. Nghe kì cục, nhưng thực vật có thể giao tiếp với nhau, đặc biệt khi chúng bị tấn công. Richard Karban sẽ giải thích tại sao.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:39

Vietnamese subtitles

Revisions