Return to Video

Chuyển động của đại dương: Thang độ nồng độ - Sasha Wright

  • 0:06 - 0:10
    Nếu từng lênh đênh trên đại dương
  • 0:10 - 0:13
    hẳn bạn sẽ biết rằng
    biển không ngừng chuyển động.
  • 0:13 - 0:15
    Thu nhỏ lại,
    bạn sẽ thấy một bức tranh lớn hơn:
  • 0:15 - 0:18
    71% trái đất của chúng ta
    được bao phủ bởi nước,
  • 0:18 - 0:22
    nước chuyển động theo một dòng hải lưu lớn
    quanh hành tinh.
  • 0:22 - 0:24
    Sự chuyển động toàn cầu
    đáng kinh ngạc này
  • 0:24 - 0:26
    do nhiều nguyên nhân phức tạp tạo nên,
  • 0:26 - 0:28
    nhưng đằng sau tất cả
    chỉ là một cơ chế bơm đơn giản
  • 0:28 - 0:31
    giúp dịch chuyển nước trên toàn bộ trái đất.
  • 0:31 - 0:34
    Quá trình này được gọi là
    sự di chuyển nhiệt năng,
  • 0:34 - 0:36
    hoạt động theo một khái niệm cơ bản:
  • 0:36 - 0:43
    thang độ nồng độ.
  • 0:43 - 0:45
    Hãy tạm rời đại dương một lát
  • 0:45 - 0:47
    và tưởng tượng chúng ta
    đang ở trong một căn phòng trống
  • 0:47 - 0:49
    với rất nhiều máy hút bụi tự động
    xếp chật như nêm
  • 0:49 - 0:51
    ở một góc phòng.
  • 0:51 - 0:52
    Khởi động tất cả cùng một lúc
  • 0:52 - 0:54
    và những chiếc máy chạy ra phía ngoài
  • 0:54 - 0:56
    đâm vào nhau rồi lại tách ra
  • 0:56 - 1:00
    cho tới khi chúng phân tán đồng đều
    trong cả căn phòng.
  • 1:00 - 1:02
    Những chiếc máy di chuyển
    một cách ngẫu nhiên
  • 1:02 - 1:04
    cho tới khi đạt tới trạng thái cân bằng,
  • 1:04 - 1:06
    khi mà mật độ phân tử của một chất
  • 1:06 - 1:08
    được phân tán đồng đều.
  • 1:08 - 1:11
    Đó là những gì xảy ra
    xung quanh thang độ nồng độ,
  • 1:11 - 1:13
    khi các chất chuyển dịch
    một cách bị động
  • 1:13 - 1:15
    từ nồng độ cao, chen chúc nhau,
  • 1:15 - 1:18
    sang nồng độ thấp, thưa thớt hơn.
  • 1:18 - 1:21
    Vậy việc này liên quan như thế nào
    tới các dòng hải lưu và sự di chuyển nhiệt năng?
  • 1:21 - 1:23
    Thermo nghĩa là nhiệt độ,
  • 1:23 - 1:25
    và haline nghĩa là muối
  • 1:25 - 1:27
    bởi vì trong thế giới thực của biển khơi,
  • 1:27 - 1:30
    nhiệt độ và độ mặn của nước
    điều khiển sự chuyển dịch
  • 1:30 - 1:33
    từ nồng độ cao xuống nồng độ thấp.
  • 1:33 - 1:35
    Hãy trở lại với đại dương
  • 1:35 - 1:37
    để xem chuyện này xảy ra như thế nào.
  • 1:37 - 1:38
    Bùm!
  • 1:38 - 1:41
    Bạn biến thành một phân tử nước
    nằm ở lớp nước mặt của đại dương
  • 1:41 - 1:43
    cách xa khỏi bờ biển New York nóng bức
  • 1:43 - 1:45
    và được bao quanh
    bởi hàng tỉ phân tử nước ầm ĩ
  • 1:45 - 1:48
    Tại đó, tia nắng mặt trời
    như máy kích hoạt
  • 1:48 - 1:50
    khiến bạn và các phân tử nước khác
  • 1:50 - 1:52
    chen lấn, va đập vào nhau
  • 1:52 - 1:54
    giống như những chiếc máy hút bụi.
  • 1:54 - 1:55
    Bạn càng tản ra xa,
  • 1:55 - 1:57
    thì mật độ các phân tử nước trên bề mặt
  • 1:57 - 1:59
    càng thưa dần.
  • 1:59 - 2:00
    Qua sự chuyển động thụ động này
  • 2:00 - 2:04
    bạn sẽ di chuyển từ nơi có nồng độ cao
    tới nơi có nồng độ thấp.
  • 2:04 - 2:06
    Hãy tạm dừng nói về những định luật vật lý,
  • 2:06 - 2:08
    và giả vờ rằng phân tử nước là bạn
  • 2:08 - 2:11
    có thể chìm sâu xuống vùng nước phía dưới.
  • 2:11 - 2:12
    Tại độ sâu này, nhiệt độ cũng thấp hơn
  • 2:12 - 2:14
    sự thiếu ánh nắng mặt trời
  • 2:14 - 2:16
    khiến cho các phân tử nước
    di chuyển chậm lại,
  • 2:16 - 2:20
    hay có nghĩa là
    chúng ở nguyên vị trí với nồng độ cao.
  • 2:20 - 2:21
    Chẳng có sự chen lấn nào hết.
  • 2:21 - 2:23
    Nhưng để tìm kiếm sự giải thoát
  • 2:23 - 2:24
    khỏi điều kiện tù túng đó,
  • 2:24 - 2:26
    chúng sẽ nhanh chóng di chuyển lên trên
  • 2:26 - 2:29
    tới không gian thưa thớt hơn ở lớp bề mặt.
  • 2:29 - 2:30
    Đó là cách nhiệt độ
  • 2:30 - 2:32
    điều khiển sự di chuyển
    của các phân tử nước
  • 2:32 - 2:34
    từ nơi có mật độ cao tới nơi có mật độ thấp,
  • 2:34 - 2:36
    để hướng tới sự cân bằng.
  • 2:36 - 2:39
    Nhưng nước biển đâu chỉ cấu thành
    bởi các phân tử nước.
  • 2:39 - 2:43
    Mà còn có cả một lượng lớn các ion muối.
  • 2:43 - 2:45
    Giống như bạn, những gã này
    cũng có khát vọng
  • 2:45 - 2:47
    sở hữu những khu bất động sản rộng lớn.
  • 2:47 - 2:48
    Khi mặt trời đun nóng biển,
  • 2:48 - 2:50
    mội vài phân tử nước-đồng loại của bạn
  • 2:50 - 2:52
    sẽ bốc hơi từ lớp bề mặt,
  • 2:52 - 2:55
    làm tăng độ mặn của nước.
  • 2:55 - 2:57
    Đám ion muối ở lại
  • 2:57 - 2:59
    phát hiện ra rằng
    càng xuống dưới,
  • 2:59 - 3:01
    chúng càng có nhiều không gian hơn.
  • 3:01 - 3:03
    Thế là một cuộc xâm chiếm bắt đầu,
  • 3:03 - 3:06
    khi chúng di chuyển xuống
    vùng nước phía dưới.
  • 3:06 - 3:08
    Tại các vùng cực,
  • 3:08 - 3:10
    chúng ta có thể nhận thấy
    ảnh hưởng của những quá trình nhỏ bé này
  • 3:10 - 3:11
    tới sự chuyển động toàn cầu
  • 3:11 - 3:13
    Tại Bắc cực và Nam cực,
  • 3:13 - 3:15
    nơi những phiến đá bao phủ bề mặt nước,
  • 3:15 - 3:17
    có ít sự khác biệt về nhiệt độ
  • 3:17 - 3:19
    giữa vùng nước mặt và vùng nước sâu.
  • 3:19 - 3:21
    Tất cả đều rất lạnh.
  • 3:21 - 3:22
    Nhưng độ mặn lại khác nhau,
  • 3:22 - 3:23
    và trong khung cảnh đó,
  • 3:23 - 3:25
    độ mặn lại chính là nguyên nhân
    dẫn tới sự di chuyển của các phân tử.
  • 3:25 - 3:27
    Tia nắng mặt trời
    sẽ làm tan chảy lớp băng bề mặt ,
  • 3:27 - 3:30
    tạo ra một lượng mới
    các phân tử nước
  • 3:30 - 3:31
    đổ ra biển.
  • 3:31 - 3:33
    Chuyện này không chỉ
    giảm khoảng cách
  • 3:33 - 3:36
    giữa bạn và những phân tử nước khác,
  • 3:36 - 3:38
    khiến bạn một lần nữa
    phải tranh giành không gian,
  • 3:38 - 3:40
    mà còn làm loãng
  • 3:40 - 3:42
    nồng độ ion muối.
  • 3:42 - 3:43
    Vì vậy, càng xuống dưới,
  • 3:43 - 3:45
    thì thang độ nồng độ
  • 3:45 - 3:47
    sẽ ở điều kiện thấp hơn.
  • 3:47 - 3:49
    Tuy nhiên, đối với các ion muối,
  • 3:49 - 3:51
    nồng độ thấp nơi nước mặt,
  • 3:51 - 3:53
    hoạt động như một biển quảng cáo
  • 3:53 - 3:55
    cho đám đông phân tử muối bên dưới
    đang kêu gào
  • 3:55 - 3:57
    bắt đầu chấp nhập sự đông đúc.
  • 3:57 - 3:59
    Dù ở vùng nhiệt đới hay vùng cực,
  • 3:59 - 4:02
    thì sự chuyển động thụ động này
    cùng với thang độ nồng độ
  • 4:02 - 4:04
    có thể khiến dòng hải lưu hoạt động.
  • 4:04 - 4:06
    Và đó là điểm bắt đầu
  • 4:06 - 4:07
    cho băng tải nước toàn cầu
  • 4:07 - 4:09
    được gọi là sự di chuyển nhiệt năng.
  • 4:09 - 4:11
    Đây là cách một khái niệm đơn giản
  • 4:11 - 4:13
    trở thành cơ chế phía sau
  • 4:13 - 4:14
    một trong những hệ thống
  • 4:14 - 4:16
    lớn nhất và quan trọng nhất
    trên hành tinh của chúng ta.
  • 4:16 - 4:17
    Nếu bạn nhìn xung quanh,
  • 4:17 - 4:19
    bạn sẽ thấy nó xảy ra ở khắp mọi nơi.
  • 4:19 - 4:20
    Bật một chiếc đèn, bạn sẽ thấy.
  • 4:20 - 4:22
    Thang độ nồng độ điều khiển
  • 4:22 - 4:24
    dòng điện,
  • 4:24 - 4:26
    cho phép các electron chen chúc nhau
    trong cùng một không gian
  • 4:26 - 4:29
    để di chuyển tới nơi có nồng độ thấp hơn
  • 4:29 - 4:31
    khi đường truyền mở,
  • 4:31 - 4:33
    đó là khi bạn bật công tắc.
  • 4:33 - 4:35
    Ngay lúc này, có vài hoạt động
    liên quan tới thang độ đang diễn ra
  • 4:35 - 4:39
    ngay trong cơ thể bạn
    khi bạn hít khí vào phổi
  • 4:39 - 4:41
    để lấy ôxi trong không khí
  • 4:41 - 4:43
    rồi di chuyển một cách thụ động
    ra khỏi buồng phổi
  • 4:43 - 4:45
    và đi vào máu bạn.
  • 4:45 - 4:47
    Chúng ta biết rằng
  • 4:47 - 4:49
    thế giới này chứa đầy
    những vấn đề thể chất phức tạp,
  • 4:49 - 4:50
    nhưng đôi khi bước đầu tiên
  • 4:50 - 4:53
    để hiểu được chúng
    lại rất đơn giản.
  • 4:53 - 4:54
    Vậy nên khi bạn đương đầu
    với vấn đề hóc búa
  • 4:54 - 4:55
    như dòng hải lưu biển cả,
  • 4:55 - 4:58
    hay cách hoạt động của dòng điện,
  • 4:58 - 4:59
    hãy nhớ đừng hoảng loạn.
  • 4:59 - 5:02
    Việc tìm hiểu có thể chỉ giản đơn
    như bật một cái công tắc.
Title:
Chuyển động của đại dương: Thang độ nồng độ - Sasha Wright
Description:

Xem chi tiết tại: http://ed.ted.com/lessons/the-motion-of-the-ocean-the-concentration-gradient-sasha-wright

Sự chuyển động liên tục của đại dương là đại diện cho một hệ thống phức tạp và khổng lồ chịu ảnh hưởng của nhiều tác nhân khác nhau. Sasha Wright đã dùng vật lý để giải thích một trong những nguyên nhân đó -- thang độ mật độ -- và minh họa cách những đại dương liên tục đấu tranh giành không gian.

Thuyết minh: Sasha Wright, minh họa: Andrew Foerster.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:20

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions