Return to Video

Sự sụt giảm đáng kinh ngạc của tình trạng bạo lực

  • 0:00 - 0:04
    Những hình ảnh sau đây, được chụp tại
    trại tập trung Auschwitz,
  • 0:04 - 0:09
    đã hằn sâu vào trong tâm thức của chúng ta
    trong suốt thế kỷ hai mươi
  • 0:09 - 0:14
    và đã cung cấp cho ta một góc nhìn mới
    về bản thân ta,
  • 0:14 - 0:17
    về nơi ta bắt đầu, và
    về thời đại mà ta đang sống.
  • 0:18 - 0:22
    Vào thế kỷ hai mươi, ta đã được
    chứng kiến những hành động tàn ác
  • 0:22 - 0:26
    của Stalin, Hitler, Mao, Pol Pot, Rwanda
    và các tội ác diệt chủng khác,
  • 0:26 - 0:30
    và dù rằng thế kỷ hai mươi mốt
    mới ở năm tuổi thứ bảy,
  • 0:30 - 0:34
    ta cũng đã chứng kiến tội ác diệt chủng
    đang diễn ra ở Darfur
  • 0:34 - 0:37
    và cả những nỗi kinh hoàng đang được
    gieo rắc mỗi ngày ở I-rắc.
  • 0:37 - 0:41
    Điều này đã dẫn đến sự hiểu biết chung
    về tình cảnh của chúng ta,
  • 0:41 - 0:45
    ấy là tính hiện đại đã mang lại cho ta
    tình trạng bạo lực khủng khiếp, và có lẽ
  • 0:45 - 0:49
    ta đã rời bỏ trạng thái hòa hợp mà
    người bản địa đã từng sống trong đó
  • 0:49 - 0:51
    để tự đi đến tình cảnh nguy hiểm hiện nay.
  • 0:51 - 0:53
    Đây là một ví dụ được trích dẫn từ
  • 0:53 - 0:57
    một ý kiến công luận trên tờ Boston Globe
    phát hành vào lễ Tạ ơn vài năm về trước.
  • 0:57 - 1:00
    Tại đây, tác giả viết "Người Ấn Độ
    sống một cuộc sống khó khăn,
  • 1:00 - 1:04
    nhưng ở đây không có các vấn đề lao động,
    tính gắn kết cộng đồng mạnh,
  • 1:04 - 1:07
    không biết đến lạm dụng chất gây nghiện,
    tội phạm gần như không xuất hiện,
  • 1:07 - 1:12
    xung đột giữa các bộ lạc phần lớn là
    liên quan tới nghi lễ và hiếm khi dẫn đến
  • 1:12 - 1:14
    thảm sát bừa bãi hay hàng loạt."
  • 1:14 - 1:17
    Giờ đây, các bạn đã quá quen với
    những lời đường mật này.
  • 1:17 - 1:21
    Ta dạy những điều này cho con cái ta.
    Ta đọc được chúng từ TV, qua sách vở.
  • 1:22 - 1:27
    Tên gốc của buổi nói chuyện hôm nay là
    "Mọi Điều Bạn Biết Đều Không Chuẩn Xác".
  • 1:27 - 1:29
    và bây giờ tôi sẽ đưa ra các chứng cứ
  • 1:29 - 1:32
    để chứng minh ta chưa thực sự
    hiểu rõ về vấn đề này,
  • 1:32 - 1:36
    và rằng, trên thực tế, tổ tiên ta còn
    tàn bạo hơn ta rất nhiều lần,
  • 1:36 - 1:40
    và rằng trong một khoảng thời gian dài,
    tình trạng bạo lực đã có sự sụt giảm,
  • 1:40 - 1:44
    và ta đang sống ở thời kỳ yên bình nhất
    kể từ khi tổ tiên ta đặt chân lên mặt đất.
  • 1:44 - 1:48
    Khi ta đang ở trong thập niên của thảm họa
    ở Darfur và I-rắc,
  • 1:48 - 1:52
    lời phát biểu như trên có vẻ không thực
    và khó nghe.
  • 1:52 - 1:58
    Nhưng tôi sẽ chứng minh cho bạn thấy rằng
    đây chính là bức tranh thực tế, chính xác.
  • 1:58 - 2:01
    Sự sụt giảm của tình trạng bạo lực là
    một hiện tượng kiểu mẫu lặp lại.
  • 2:01 - 2:03
    Bạn có thể thấy được nó qua
    hàng thiên niên kỷ,
  • 2:03 - 2:06
    qua nhiều thế kỷ, qua các thập kỷ
    và qua nhiều năm,
  • 2:06 - 2:09
    dù rằng dường như có một điểm bùng phát
  • 2:09 - 2:11
    xuất hiện vào đầu Thời đại Lý tính
    ở thế kỷ mười sáu.
  • 2:12 - 2:16
    Điều này có thể được nhìn thấy từ khắp
    mọi nơi, tuy không cùng một lúc.
  • 2:16 - 2:18
    Điều này cũng hiển hiện rõ ràng
    ở vùng phía Đông,
  • 2:18 - 2:22
    bắt đầu với nước Anh và Hà Lan
    tại Thời kỳ Khai sáng.
  • 2:22 - 2:26
    Hãy để tôi đưa bạn đi du hành
    ngược dòng thời gian theo cấp mũ 10 --
  • 2:26 - 2:29
    từ thước tỷ lệ tính theo thiên niên kỷ
    tới thước tỷ lệ theo năm --
  • 2:29 - 2:31
    để thuyết phục bạn tin điều này.
  • 2:31 - 2:34
    Cho tới 10.000 năm trước, nhân loại
    sống chủ yếu nhờ săn bắt và hái lượm,
  • 2:34 - 2:37
    sống nay đây mai đó,
    không có chính quyền lãnh đạo.
  • 2:37 - 2:42
    Và tình trạng này thường được nhìn nhận
    như một sự hòa hợp thời nguyên thủy.
  • 2:42 - 2:45
    Nhưng khi nhà khảo cổ học Lawrence Keeley
  • 2:45 - 2:50
    xem xét các tỷ lệ thương vong giữa
    những người săn bắt, hái lượm đương thời,
  • 2:50 - 2:54
    nguồn chứng cứ tuyệt nhất của chúng ta
    về phương thức sống này,
  • 2:54 - 2:56
    thì lại cho thấy kết quả hoàn toàn khác.
  • 2:57 - 3:00
    Đây là biểu đồ mà ông ấy đã tổng hợp lại,
  • 3:00 - 3:04
    biểu thị tỷ lệ phần trăm tử vong
    ở nam giới do các cuộc xung đột
  • 3:04 - 3:08
    diễn ra ở các cộng đồng tìm kiếm,
    hoặc săn bắt và hái lượm.
  • 3:08 - 3:16
    Các thanh đỏ phản ánh khả năng tử vong của
    một người nam dưới tay một người nam khác,
  • 3:16 - 3:22
    so với tử vong vì các nguyên do tự nhiên,
    trong các cộng đồng hái lượm
  • 3:22 - 3:25
    ở cao nguyên New Guinea
    và rừng rậm nhiệt đới Amazon.
  • 3:25 - 3:28
    Và tỷ lệ một nam nhân tử vong dưới tay
    một nam nhân khác lên xuống
  • 3:28 - 3:34
    từ 60 phần trăm đến 15 phần trăm,
    đối với trường hợp người Gebusi.
  • 3:34 - 3:39
    Thanh nhỏ màu xanh ở góc dưới bên tay phải
    đánh dấu số liệu tương ứng
  • 3:39 - 3:42
    từ Hoa Kỳ và Châu Âu
    trong thế kỷ hai mươi,
  • 3:42 - 3:45
    bao gồm cả số người tử vong
    trong hai cuộc Thế chiến.
  • 3:46 - 3:51
    Nếu xung đột bộ tộc còn thịnh hành
    ở thế kỷ hai mươi,
  • 3:51 - 3:55
    thì con số tử vong sẽ lên đến hai tỷ,
    thay vì dừng ở 100 triệu người,
  • 3:56 - 4:00
    Đồng thời, ở thước đo thiên niên kỷ,
    ta có thể xem xét phương thức sống
  • 4:00 - 4:04
    của các nền văn minh sơ khai,
    qua sự miêu tả trong Kinh thánh.
  • 4:04 - 4:09
    Và trong chính nguồn tư liệu về
    các giá trị đạo đức này của chúng ta,
  • 4:09 - 4:12
    ta có thể đọc được những miêu tả
    về những điều sẽ xảy ra ở cuộc xung đột,
  • 4:12 - 4:15
    như trích đoạn chương 31
    của Dân-Số Ký sau đây:
  • 4:15 - 4:18
    "Và họ giao chiến với người Midianites
    như Chúa đã phán dặn Moses,
  • 4:18 - 4:21
    và họ tàn sát tất cả nam giới.
    Và Moses nói với họ
  • 4:21 - 4:24
    "Các ngươi giữ lại mạng cho tất cả
    những người phụ nữ ư?
  • 4:24 - 4:30
    Vậy giờ hãy giết hết các bé trai và những
    người nữ đã thành đôi với một người nam,
  • 4:30 - 4:35
    chỉ giữ lại bên các ngươi những người nữ
    chưa thành đôi với người nam nào."
  • 4:35 - 4:43
    Nghĩa là, giết tất cả đàn ông và trẻ trai,
    giữ trinh nữ sống để có thể cưỡng bức họ.
  • 4:43 - 4:47
    Bạn có thể tìm được bốn hoặc năm đoạn văn
    tương tự như thế này trong Kinh thánh.
  • 4:48 - 4:54
    Cũng từ Kinh thánh, tử hình là hình phạt
    được công nhận cho các tội phạm như
  • 4:54 - 5:00
    đồng tính, ngoại tình, nói lời báng bổ,
    thờ lạy hình tượng, cãi lời mẹ cha, --
  • 5:00 - 5:03
    (Cười) -- và tội lượm củi
    trong ngày lễ Sabbath.
  • 5:04 - 5:09
    Nào, hãy cùng chỉnh góc nhìn
    xuống một mức, và xem xét thước đo thế kỷ.
  • 5:10 - 5:13
    Dù không có số liệu thống kê
    các cuộc chiến tranh, xung đột
  • 5:13 - 5:16
    diễn ra từ suốt thời kỳ Trung cổ
    cho đến thời hiện đại,
  • 5:16 - 5:19
    ta hiểu được ngay từ lịch sử thường --
    rằng chứng cứ chứng minh sự sụt giảm
  • 5:19 - 5:22
    về các hình thức bạo lực
    được xã hội ủng hộ, chấp nhận
  • 5:22 - 5:25
    đã xuất hiện rành rành
    ngay trước mắt ta.
  • 5:25 - 5:29
    Ví dụ, bất kỳ lịch sử xã hội nào cũng sẽ
    cho thấy việc cắt xẻo bộ phận cơ thể người
  • 5:29 - 5:32
    và tra tấn từng là các hình thức
    trừng phạt tội phạm thông thường.
  • 5:32 - 5:35
    Nếu như ngày nay, vi phạm luật pháp
    chỉ bị bắt đóng phạt thì ở thời xưa,
  • 5:35 - 5:42
    bạn sẽ bị cắt lưỡi, cắt tai,
    làm mù mắt, chặt tay, v..v..
  • 5:43 - 5:47
    Đã từng có rất nhiều các hình phạt tử hình
    mới lạ mà tàn bạo:
  • 5:47 - 5:52
    thiêu sống, mổ bụng moi nội tạng,
    bánh xe hành hình, tứ mã phanh thây,v..v..
  • 5:53 - 5:58
    Án tử hình đã từng là hình phạt
    cho một loạt các tội phạm phi bạo lực
  • 5:58 - 6:01
    như phê phán nhà vua, trộm một ổ bánh mì.
  • 6:01 - 6:04
    Chiếm hữu nô lệ hẳn nhiên là phương kế
    tiết kiệm nhân công được ưa chuộng,
  • 6:04 - 6:08
    và các hành vi bạo lực, tàn ác là
    thú vui tiêu khiển phổ biến thời xưa.
  • 6:08 - 6:11
    Có lẽ ví dụ minh họa sống động nhất
    là việc thiêu sống mèo.
  • 6:11 - 6:16
    Một con mèo sẽ được treo lên
    và hạ dây dần xuống biển lửa,
  • 6:16 - 6:22
    còn người xem thì hả hê cười lớn khi nhìn
    con mèo kêu gào trong đau đớn tới chết.
  • 6:24 - 6:25
    Vậy còn tội phạm giết người thì sao?
  • 6:25 - 6:28
    Có nhiều số liệu thống kê đáng tin
    về điều này,
  • 6:28 - 6:32
    bởi có nhiều chính phủ tự trị
    đã ghi chép lại được nguyên nhân tử vong.
  • 6:33 - 6:40
    Nhà tội phạm học Manuel Eisner đã lùng
    khắp Châu Âu các ghi chép lịch sử về
  • 6:40 - 6:45
    tỷ lệ giết người ở bất kỳ làng, thôn xóm,
    thị trấn, tỉnh nào mà ông có thể tìm được,
  • 6:45 - 6:50
    và còn bổ sung thêm các dữ liệu quốc gia
    từ số liệu thống kê lưu trữ của các nước.
  • 6:50 - 6:52
    Ông đã vẽ biểu đồ trên thước đo logarit,
  • 6:52 - 7:01
    bắt đầu từ tỷ lệ cứ 100.000 người
    thì có 100 vụ tử vong mỗi năm,
  • 7:01 - 7:05
    tỷ lệ này xấp xỉ với tỷ lệ giết người
    ở thời kỳ Trung cổ.
  • 7:05 - 7:09
    Và ở bảy hoặc tám nước Châu Âu, con số này
    còn giảm mạnh xuống thấp hơn mức
  • 7:09 - 7:16
    cứ 100.000 người thì có một vụ giết người
    mỗi năm.
  • 7:16 - 7:19
    Sau đó đã có một sự tăng nhẹ
    vào thập niên 1960.
  • 7:19 - 7:23
    Những người cho rằng nhạc rock n' roll
    sẽ dẫn đến sự suy giảm các giá trị đạo đức
  • 7:23 - 7:25
    thực ra lại có phần đúng.
  • 7:25 - 7:32
    Nhưng từ thời kỳ Trung cổ đến nay,
    tỷ lệ giết người đã có sự sụt giảm mạnh,
  • 7:32 - 7:36
    và trên biểu đồ xuất hiện đường uốn khúc
    vào đầu thế kỷ mười sáu.
  • 7:37 - 7:40
    Giờ hãy cùng chuyển sang
    thước đo thời gian theo thập kỷ.
  • 7:40 - 7:44
    Theo số liệu thống kê được lưu trữ
    bởi các tổ chức phi chính phủ,
  • 7:44 - 7:49
    kể từ năm 1945, ở Châu Âu và Châu Mỹ,
    đã có sự giảm mạnh về số lượng
  • 7:49 - 7:53
    các cuộc chiến tranh liên tiểu bang,
    các cuộc bạo loạn và tàn sát sắc tộc,
  • 7:53 - 7:56
    và các cuộc đảo chính quân sự,
    ngay cả ở vùng Nam Mỹ.
  • 7:56 - 8:01
    Số lượng người tử vong trên thế giới do
    chiến tranh liên tiểu bang cũng giảm mạnh.
  • 8:01 - 8:06
    Các thanh vàng phản ánh số người chết
    mỗi năm trong các cuộc chiến
  • 8:06 - 8:09
    diễn ra từ năm 1950
    đến thời điểm hiện tại.
  • 8:09 - 8:12
    Và như bạn thấy, tỷ lệ tử vong
    mỗi năm trong mỗi vụ xung đột
  • 8:12 - 8:20
    giảm từ 65.000 người trong thập niên 1950,
    xuống dưới 2000 người trong thập kỷ này.
  • 8:20 - 8:22
    Sự sụt giảm khủng khiếp.
  • 8:22 - 8:25
    Ngay ở thước đo năm, ta cũng có thể
    thấy sự sụt giảm của tình trạng bạo lực.
  • 8:25 - 8:28
    Sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh,
    các cuộc nội chiến
  • 8:28 - 8:30
    và các vụ diệt chủng
    ngày càng ít xảy ra --
  • 8:30 - 8:34
    thật vậy, nó đã giảm 90 phần trăm
    kể từ hậu Thế chiến thứ hai --
  • 8:34 - 8:40
    và các vụ giết người và tội phạm bạo lực
    cũng có sự giảm nhẹ.
  • 8:40 - 8:44
    Đây là số liệu thống kê của
    FBI Uniform Crime Statistics.
  • 8:44 - 8:48
    Bạn có thể thấy tỷ lệ bạo lực
    ở thập niên 50 và 60 là khá thấp,
  • 8:48 - 8:55
    sau đó tăng mạnh trong vài thập kỷ,
    và rồi bắt đầu tụt dốc từ thập niên 1990,
  • 8:55 - 9:00
    rồi lại trở lại mức đã đạt được
    vào năm 1960.
  • 9:00 - 9:02
    Nếu Tổng thống Clinton có mặt ở đây,
    thì cho tôi được gửi lời cảm ơn tới ngài.
  • 9:02 - 9:04
    (Cười)
  • 9:04 - 9:09
    Câu hỏi là: Tại sao một điều quan trọng
    như vậy lại không có mấy người hiểu đúng?
  • 9:09 - 9:11
    Tôi nghĩ là vì một số lý do sau.
  • 9:11 - 9:13
    Một trong số đó là vì ta
    giỏi tường thuật hơn.
  • 9:13 - 9:18
    Liên đoàn Báo chí giỏi ghi chép lại
    các cuộc chiến tranh xảy ra trên thế giới
  • 9:18 - 9:20
    hơn bất cứ vị thầy tu nào
    sống ở thế kỷ mười sáu.
  • 9:21 - 9:23
    Có một sự ảo tưởng về nhận thức.
  • 9:23 - 9:25
    Chúng tôi, các nhà tâm lý học nhận thức,
    hiểu rằng
  • 9:25 - 9:30
    bạn càng dễ liên tưởng cụ thể
    về một điều gì đó bao nhiêu,
  • 9:30 - 9:33
    thì bạn càng tin vào sự chân thực
    của sự việc đó bấy nhiêu.
  • 9:33 - 9:36
    Những câu chữ đi kèm
    hình ảnh bạo lực, đẫm máu
  • 9:36 - 9:39
    mà ta thường đọc trên sách báo
    dễ hằn sâu vào trong tâm trí ta
  • 9:39 - 9:43
    hơn là những báo cáo về số lượng lớn
    các ca tử vong do tuổi cao sức yếu.
  • 9:45 - 9:48
    Động lực trong thị trường tư vấn
    và vận động chính sách cho rằng:
  • 9:48 - 9:53
    sẽ không thể nào thu hút được những người
    quan tâm, ủng hộ và quyên góp
  • 9:53 - 9:56
    chỉ bằng câu nói rằng mọi chuyện sẽ
    trở nên ngày một tốt đẹp hơn.
  • 9:56 - 9:57
    (Cười)
  • 9:57 - 10:02
    Có mặc cảm tội lỗi về cách ta đối xử với
    dân bản địa ở đời sống tri thức hiện đại,
  • 10:02 - 10:06
    và sự không thừa nhận những điều tốt đẹp
    trong văn hóa phương Tây.
  • 10:06 - 10:12
    Dĩ nhiên, sự thay đổi chuẩn mực có thể
    tiến triển nhanh hơn sự thay đổi hành vi.
  • 10:12 - 10:15
    Một lý do khác cho sự sụt giảm
    bạo lực là mọi người đã quá chán ghét
  • 10:15 - 10:18
    các cuộc tàn sát và sự tàn bạo diễn ra
    ở thời đại của họ.
  • 10:18 - 10:20
    Quá trình này có lẽ sẽ còn tiếp diễn,
  • 10:20 - 10:24
    nhưng nếu quá trình đó bỏ xa các hành vi
    theo chuẩn mực đương thời,
  • 10:24 - 10:29
    mọi thứ sẽ trông man rợ hơn so với
    cách nhìn nhận theo các chuẩn mực cũ.
  • 10:29 - 10:32
    Vậy nên hôm nay, ta sẽ luyện tập
    -- đúng vậy --
  • 10:32 - 10:38
    ví dụ có một số ít kẻ sát nhân bị xử tử
    bằng phương pháp tiêm thuốc độc
  • 10:38 - 10:41
    tại Texas, sau khi trải qua quá trình
    kháng cáo dài 15 năm.
  • 10:41 - 10:44
    Ta sẽ không xem xét xem nếu là
    vài trăm năm về trước,
  • 10:44 - 10:47
    họ có thể bị đem lên giàn hỏa thiêu
    vì tội phê phán nhà vua
  • 10:47 - 10:53
    sau phiên tòa dài 10 phút, và quả thật,
    điều này sẽ diễn ra lặp đi lặp lại.
  • 10:54 - 10:59
    Giờ đây, ta nhìn nhận án tử hình như một
    bằng cớ cho thấy việc ta làm tệ đến đâu,
  • 10:59 - 11:03
    hơn là làm bằng cớ chứng minh chuẩn mực
    của ta đã được nâng cao ra sao.
  • 11:03 - 11:06
    Vậy tại sao tình trạng bạo lực giảm?
    Không ai thực sự biết câu trả lời,
  • 11:06 - 11:13
    nhưng tôi đã đọc bốn bài phân tích,
    mà theo tôi, bài nào cũng có phần đúng.
  • 11:13 - 11:17
    Ở bài phân tích đầu tiên, có lẽ
    lý giải của Thomas Hobbes là đúng.
  • 11:17 - 11:20
    Ông là người cho rằng cuộc sống
    trong trạng thái tự nhiên, vô chính phủ
  • 11:20 - 11:23
    là một cuộc sống "cô độc, nghèo nàn,
    bẩn thỉu, tàn bạo và ngắn ngủi".
  • 11:24 - 11:30
    Ông chỉ rõ nguyên nhân không phải do
    con người có sự khát máu thời nguyên thủy,
  • 11:30 - 11:33
    hay bản năng hung hăng, hay nhu cầu
    khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,
  • 11:33 - 11:36
    mà là vì triết lý về sự vô chính phủ.
    Trong tình trạng vô chính phủ,
  • 11:36 - 11:42
    các quốc gia vì lo sợ mối nguy bị xâm lăng
    mà chọn cách tấn công phủ đầu lẫn nhau.
  • 11:42 - 11:44
    Gần đây, Thomas Schelling có kể
    một câu chuyện tương tự
  • 11:44 - 11:47
    về một người đàn ông nghe thấy
    tiếng động lạ ở tầng hầm nhà mình.
  • 11:47 - 11:50
    Là công dân Mỹ, anh ta có
    một khẩu súng lục ở tủ đầu giường.
  • 11:50 - 11:52
    Người chủ nhà rút súng
    rồi đi xuống cầu thang.
  • 11:52 - 11:55
    Nhưng anh ta thấy tên trộm
    cũng mang theo súng.
  • 11:55 - 11:57
    Lúc này, cả hai
    đều nghĩ rằng:
  • 11:57 - 12:00
    "Mình không có ý định giết hắn,
    nhưng hắn sẽ giết mình.
  • 12:00 - 12:05
    Có lẽ nếu mình nổ súng bắn hắn trước,
    nhất là vào lúc này,
  • 12:05 - 12:11
    kể cả nếu hắn không định bóp cò, hắn hẳn
    đang lo sợ mình sẽ hạ hắn trước.", v..v..
  • 12:11 - 12:17
    Những người săn bắt - hái lượm thường
    xem xét luồng suy nghĩ này cẩn thận,
  • 12:17 - 12:21
    và thường sẽ tấn công người kia trước
    do quá lo sợ việc bị tấn công trước.
  • 12:22 - 12:26
    Một trong những cách giải quyết vấn đề này
    là sử dụng biện pháp răn đe.
  • 12:26 - 12:30
    Bạn sẽ không tấn công trước,
    nhưng bạn phải công khai tuyên bố
  • 12:30 - 12:34
    rằng bạn sẽ chống trả quyết liệt
    nếu bạn bị tấn công.
  • 12:34 - 12:39
    Vấn đề là những lời này thường dễ bị
    bóc mẽ là những lời lừa bịp,
  • 12:39 - 12:42
    nên cách này chỉ có hiệu quả
    khi người kia tin vào chúng.
  • 12:42 - 12:45
    Để chúng trở nên đáng tin cậy,
    bạn phải tiến hành trả đũa lại
  • 12:45 - 12:50
    các lời nói và hành vi xúc phạm bạn,
    dẫn đến hận thù nối tiếp hận thù.
  • 12:50 - 12:53
    Mỗi ngày trôi qua sẽ như một tập phim
    "Gia Đình Sopranos".
  • 12:53 - 12:56
    Phương án "Quái vật Leviathan"
    của Hobbes cho rằng
  • 12:56 - 13:00
    nếu trao quyền lực sử dụng
    bạo lực hợp pháp
  • 13:00 - 13:04
    cho một cơ quan dân chủ đơn lẻ --
    ẩn dụ bởi hình ảnh Quái vật Leviathan --
  • 13:04 - 13:08
    thì đất nước ấy sẽ giảm thiểu được
    nguy cơ bị tấn công,
  • 13:08 - 13:10
    vì xâm lược dưới hình thức nào
    cũng sẽ chịu sự trừng phạt,
  • 13:10 - 13:14
    dẫn đến việc triệt tiêu mọi
    khả năng xảy ra của các cuộc tấn công.
  • 13:14 - 13:17
    Điều này giúp loại bỏ hoàn toàn
    nỗi lo sợ phải tấn công phủ đầu
  • 13:17 - 13:20
    để ngăn chặn các cuộc tấn công
    sắp sửa xảy ra của địch.
  • 13:20 - 13:24
    Nhu cầu lắp hệ thống đáp trả nhạy bén
    để đảm bảo sự tin cậy của biện pháp răn đe
  • 13:24 - 13:28
    cũng trở nên không còn cần thiết nữa.
    Và vì thế dẫn đến trạng thái hòa bình.
  • 13:28 - 13:35
    Eisner -- tác giả biểu đồ tỷ lệ giết người
    bạn không xem được ở slide trước --
  • 13:36 - 13:39
    chỉ ra rằng sự sụt giảm của
    tỷ lệ giết người ở Châu Âu
  • 13:39 - 13:44
    diễn ra trùng với sự xuất hiện
    nhiều hơn các nhà nước tập quyền.
  • 13:44 - 13:46
    Lập luận này là sự ủng hộ
    cho thuyết Leviathan.
  • 13:46 - 13:49
    Có một thực tế ngày nay
    cũng ủng hộ cho thuyết này.
  • 13:49 - 13:52
    Tình trạng bạo lực bùng nổ ở
    các khu vực vô chính phủ,
  • 13:52 - 13:56
    các quốc gia thất bại, các đế chế sụp đổ,
    các vùng biên giới,
  • 13:56 - 13:59
    các băng đảng xã hội đen,
    các băng đảng đường phố, v..v..
  • 14:00 - 14:03
    Bài thứ hai dẫn giải rằng quan điểm
    cuộc sống là một điều rẻ rúng
  • 14:03 - 14:07
    là quan điểm phổ biến ở nhiều nơi,
    trong nhiều thời đại.
  • 14:07 - 14:11
    Vào thời xưa, khi mà nỗi đau khổ
    và chết sớm là những điều thường gặp
  • 14:11 - 14:16
    trong đời người, người ta thường ít có
    cảm giác ăn năn khi tra tấn người khác.
  • 14:16 - 14:19
    Chỉ khi công nghệ và hiệu suất kinh tế
  • 14:19 - 14:21
    giúp kéo dài tuổi thọ và
    làm cuộc sống dễ chịu hơn,
  • 14:21 - 14:23
    người ta mới coi trọng hơn
    giá trị của cuộc sống.
  • 14:23 - 14:27
    Đây là nội dung bài tranh luận của
    nhà khoa học chính trị James Payne.
  • 14:27 - 14:30
    Bài giải thích thứ ba viện dẫn lại
    ý tưởng chủ đạo của
  • 14:30 - 14:32
    trò chơi tổng khác không
    (các bên cùng có lợi/bị thiệt)
  • 14:32 - 14:36
    và được trích từ cuốn "Nonzero"
    do nhà báo Robert Wright chắp bút viết.
  • 14:36 - 14:39
    Ông ấy chỉ ra rằng trong các
    tình huống nhất định,
  • 14:39 - 14:42
    sự hợp tác hay sự phi bạo lực có thể
    đem lại lợi ích cho cả hai bên
  • 14:42 - 14:46
    khi tiến hành một cuộc giao dịch,
    chẳng hạn như lợi ích trong thương mại
  • 14:46 - 14:50
    khi hai bên trao đổi thặng dư và
    cùng thu được lợi nhuận,
  • 14:51 - 14:58
    hay khi hai bên ngừng chiến và tách
    lợi tức hòa bình có được nhờ ngừng chiến,
  • 14:59 - 15:01
    Ông Wright cho rằng công nghệ
    làm gia tăng số lượng
  • 15:01 - 15:04
    trò chơi có tổng lợi ích dương
    (các bên cùng có lợi)
  • 15:04 - 15:06
    mà con người thường có xu hướng
    bị lôi kéo vào tham gia,
  • 15:06 - 15:09
    bằng việc cho phép buôn bán
    hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng
  • 15:09 - 15:13
    ở khoảng cách xa và
    trong các nhóm có quy mô lớn hơn.
  • 15:13 - 15:17
    Sự sống của mỗi người vì thế mà
    trở nên có giá trị hơn,
  • 15:17 - 15:20
    và tình trạng bạo lực sụt giảm
    vì các lý do ích kỷ.
  • 15:20 - 15:25
    Như Wright nói thì: "Một trong những lý do
    tôi cho rằng ta không nên đánh bom Nhật
  • 15:25 - 15:28
    là vì họ đã lắp ráp nên
    chiếc mini-van của tôi"
  • 15:28 - 15:29
    (Cười)
  • 15:29 - 15:35
    Lời giải thích thứ tư được ghi ngay
    trên tựa cuốn "The Expanding Circle"
  • 15:35 - 15:37
    của nhà triết học Peter Singer.
  • 15:37 - 15:42
    Ông cho rằng sự tiến hóa đã truyền lại
    cho con người sự thấu cảm,
  • 15:43 - 15:46
    tức khả năng quan tâm, chia sẻ
    với mối bận tâm của người khác.
  • 15:46 - 15:48
    như thể đó là mối bận tâm
    của chính ta.
  • 15:48 - 15:53
    Không may là, ta thường chỉ áp dụng
    khả năng ấy với số ít bạn bè và người nhà.
  • 15:53 - 15:56
    Những người khác sẽ không được đối xử
    như một con người đúng nghĩa,
  • 15:56 - 15:59
    và ta có thể bóc lột, lợi dụng họ
    mà không bị trừng phạt.
  • 15:59 - 16:03
    Nhưng, trải qua các giai đoạn lịch sử,
    vòng tròn tình bạn ngày một mở rộng.
  • 16:03 - 16:06
    Qua các ghi chép lịch sử, vòng tròn ấy
    mở rộng từ phạm vi làng
  • 16:06 - 16:11
    tới thị tộc, rồi bộ lạc, tới quốc gia,
    giữa các chủng tộc, giữa các giới tính,
  • 16:11 - 16:15
    và theo như lập luận của Singer thì nên
    mở rộng tới cả các loài động vật nhạy cảm.
  • 16:16 - 16:21
    Câu hỏi là, nếu điều đó thực sự xảy ra
    thì điều gì đã hỗ trợ sự mở rộng ấy?
  • 16:21 - 16:26
    Có một số khả năng, ví như sự gia tăng
    của các mối quan hệ tương hỗ
  • 16:26 - 16:29
    theo như lập luận của Robert Wright.
  • 16:29 - 16:34
    Tính logic của nguyên tắc vàng -- bạn càng
    nghĩ và tương tác nhiều với người khác,
  • 16:35 - 16:41
    bạn càng nhận ra bạn không thể nâng
    quan điểm của mình lên trên người khác,
  • 16:41 - 16:44
    it nhất là nếu bạn còn muốn
    họ lắng nghe bạn.
  • 16:44 - 16:48
    Bạn không thể nói rằng các mối quan tâm
    của bạn đặc biệt hơn của người khác,
  • 16:48 - 16:53
    nó cũng như việc bạn nói nơi bạn
    đang đứng là độc nhất trong vũ trụ
  • 16:53 - 16:56
    vì nhờ có bạn đứng ngay tại chỗ đó
    vào thời điểm đó vậy.
  • 16:57 - 17:01
    Điều này có thể được ủng hộ
    bởi chủ nghĩa thế giới, bởi lịch sử,
  • 17:01 - 17:05
    ngành báo chí, các cuốn tự truyện,
    tác phẩm hiện thực, du lịch, học vấn,
  • 17:05 - 17:12
    những điều cho phép bạn hiểu rõ hơn
    cuộc sống của người bạn từng ít coi trọng,
  • 17:12 - 17:17
    và giúp bạn hiểu rõ tình huống ngẫu nhiên
    bất ngờ xảy ra trong mỗi chặng cuộc đời,
  • 17:17 - 17:21
    cái cảm giác "Nếu không nhờ có sự may mắn,
    cuộc đời tôi có lẽ đã rẽ sang hướng khác".
  • 17:21 - 17:26
    Dù nguyên do là gì, tôi nghĩ, sự sụt giảm
    bạo lực có những hàm ý sâu xa.
  • 17:26 - 17:29
    Điều đó buộc ta không chỉ dừng ở việc hỏi
    "Tại sao lại có chiến tranh?",
  • 17:29 - 17:32
    mà còn phải hỏi thêm
    "Tại sao lại có hòa bình?".
  • 17:32 - 17:36
    Không chỉ "Ta đang làm gì sai?"
    mà còn cả "Ta đã làm được điều gì đúng?".
  • 17:37 - 17:39
    Bởi đã có một điều mà ta làm đúng,
  • 17:39 - 17:41
    và tìm ra được điều đó
    là một việc đáng để làm.
  • 17:41 - 17:43
    Cảm ơn các bạn.
  • 17:43 - 17:47
    (Vỗ tay)
  • 17:54 - 17:57
    Chris Anderson: Tôi yêu bài phát biểu đó.
    Tôi nghĩ rất nhiều người ở đây sẽ nói rằng
  • 17:57 - 18:02
    sự mở rộng của vòng tròn -- điều mà
    bạn và Peter Singer nhắc đến --
  • 18:02 - 18:06
    còn nhận được sự hỗ trợ từ công nghệ,
    tầm nhìn được mở rộng,
  • 18:06 - 18:11
    cảm giác thế giới cũng vì thế mà nhỏ lại.
    Liệu điều này có đúng chút nào không?
  • 18:11 - 18:15
    Steven Pinker: Có chứ. Điều này cũng đúng
    với lý thuyết của Wright,
  • 18:15 - 18:21
    rằng nó giúp ta tận hưởng các lợi ích của
    sự hợp tác các vòng tròn rộng lớn hơn,
  • 18:21 - 18:26
    Nhưng tôi nghĩ điều đó cũng giúp
    ta đặt mình vào vị trí của người khác.
  • 18:26 - 18:30
    Tôi nghĩ khi đọc về các cách thức tra tấn
    dã man hay được sử dụng ở thời Trung Cổ,
  • 18:30 - 18:33
    bạn sẽ nghĩ làm sao mà họ lại
    có thể làm điều đó,
  • 18:33 - 18:36
    làm sao mà họ lại có thể vô cảm đến vậy
    trước người mà họ đang cắt xẻo cơ thể?
  • 18:36 - 18:43
    Nhưng rõ ràng đối với họ, người kia chỉ là
    kẻ xa lạ không cùng chung cảm xúc với họ.
  • 18:43 - 18:47
    Tôi nghĩ, bất kỳ điều gì giúp ta dễ
    đặt mình vào vị trí của người khác hơn
  • 18:47 - 18:50
    đều sẽ làm tăng sự cân nhắc của bạn
    trên phương diện đạo đức
  • 18:50 - 18:51
    khi đối xử với người khác.
  • 18:51 - 18:54
    CA: Steve, tôi hy vọng các cơ quan
    chủ quản các phương tiện truyền thông
  • 18:54 - 18:57
    sẽ lắng nghe bài nói chuyện này.
    Tôi nghĩ điều này rất quan trọng.
  • 18:57 - 18:58
    Cảm ơn anh.
    SP: Hân hạnh.
Title:
Sự sụt giảm đáng kinh ngạc của tình trạng bạo lực
Speaker:
Steven Pinker
Description:

Steven Pinker vẽ nên biểu đồ về sự sụt giảm của tình trạng bạo lực kể từ thời kỳ được miêu tả trong Kinh thánh cho tới bây giờ, và dù điều này có thể nghe phi logic và khó nghe đối với tình cảnh những gì đang diễn ra tại I-rắc và Darfur, ông lập luận rằng chúng ta đang được sống trong thời kỳ yên bình nhất kể từ khi tổ tiên ta xuất hiện.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
18:58

Vietnamese subtitles

Revisions