Return to Video

Quá trình xét giải của giải Nobel Hòa bình - Adeline Cuvelier and Toril Rokseth

  • 0:07 - 0:10
    Một cô gái Pakistan 17 tuổi
  • 0:10 - 0:12
    một nhà thám hiểm Na Uy
  • 0:12 - 0:13
    một nhà sư Tây Tạng
  • 0:13 - 0:16
    và một mục sư người Mỹ.
    Họ có điểm gì chung?
  • 0:16 - 0:19
    Họ đều được nhận giải Nobel Hoà Bình.
  • 0:19 - 0:22
    Đây là một trong những giải thưởng
    cao quý nhât thế giới
  • 0:22 - 0:25
    tôn vinh những danh nhân và tổ chức
    quốc tế nổi tiếng
  • 0:25 - 0:30
    và được kính trọng nhất trong lịch sử.
  • 0:30 - 0:35
    Hãy quay trở lại thế kỷ 19
    để tìm hiểu về nguồn gốc giải thưởng này
  • 0:35 - 0:37
    Nhà hoá học Alfred Nobel
  • 0:37 - 0:40
    được biết đến nhiều nhất
    qua phát minh thuốc nổ
  • 0:40 - 0:44
    một bước đột phá trong
    sự nghiệp sáng chế
  • 0:44 - 0:46
    và trong việc kinh doanh của ông
  • 0:46 - 0:49
    30 năm sau, ông trở nên cực kỳ giàu có
  • 0:49 - 0:50
    nhưng sống độc thân
  • 0:50 - 0:52
    và không có con
  • 0:52 - 0:54
    Khi di chúc của ông được mở
    sau khi ông qua đời
  • 0:54 - 0:59
    thật bất ngờ khi gia tài của ông
    là được dùng để trao 5 giải thưởng
  • 0:59 - 1:04
    trong lĩnh vực Vật lý, Hoá học,
    Y học, Văn học và Hoà bình
  • 1:04 - 1:08
    Những giải thưởng này thể hiện
    tâm huyết cả đời dành cho khoa học
  • 1:08 - 1:10
    và đam mê văn học của ông
  • 1:10 - 1:12
    Nhưng còn Hoà bình thì sao?
  • 1:12 - 1:16
    Vì tên tuổi của Nobel gắn liền với các phát
    minh dùng trong công nghiệp chiến tranh
  • 1:16 - 1:21
    nên nhiều người cho rằng ông tạo nên
    giải thưởng này do sự hối hận
  • 1:21 - 1:26
    Tuy vậy, đó chỉ là những suy đoán
    bởi ông chưa bao giờ phát biểu về nó
  • 1:26 - 1:30
    và phát minh của ông cũng được dùng cho
    những mục đích có ý nghĩa
  • 1:30 - 1:34
    Nhiều nhà sử học đã gán sự
    quan tâm về hoà bình của Alfred Nobel
  • 1:34 - 1:37
    với tình bạn và
    mối liên hệ thân thiết của ông
  • 1:37 - 1:41
    với Bertha Von Sutter - một người Áo
    theo chủ nghĩa hoà bình
  • 1:41 - 1:45
    Von Sutter là một trong những
    nhà lãnh đạo phong trào hoà bình thế giới
  • 1:45 - 1:48
    năm 1905, sau khi Nobel qua đời
  • 1:48 - 1:52
    bà trở thành người phụ nữ đầu tiên
    nhận giải Nobel Hoà bình
  • 1:52 - 1:56
    Di chúc của Nobel liệt kê
    3 điều kiện cho giải Hoà bình
  • 1:56 - 1:58
    không giống các giải thưởng
    tại Thuỵ Điển khác
  • 1:58 - 2:01
    mà nó được quản lý bởi Na Uy
  • 2:01 - 2:05
    Giải trừ vũ khí, hội nghị hoà bình
    và sự đoàn kết giữa các quốc gia
  • 2:05 - 2:07
    Kể từ đó, 3 tiêu chuẩn đã được mở rộng
  • 2:07 - 2:10
    bao gồm những phương thức
    xúc tiến hoà bình khác
  • 2:10 - 2:13
    như nhân quyền và thương thảo
  • 2:13 - 2:16
    Giải thưởng không nhất thiết
    dành cho cá nhân
  • 2:16 - 2:19
    Khoảng một phần ba giải Nobel Hoà bình
  • 2:19 - 2:21
    được chia cho hai hoặc ba người
    trong cùng năm
  • 2:21 - 2:24
    Việc đề cử diễn ra như thế nào?
  • 2:24 - 2:26
    Theo Quỹ Nobel,
  • 2:26 - 2:29
    một đề cử hợp lệ có thể đến từ
    một thành viên của Quốc hội
  • 2:29 - 2:31
    Chính phủ Liên bang,
  • 2:31 - 2:33
    hoặc từ một phiên toà quốc tế
  • 2:33 - 2:36
    Người đề cử thích hợp có thể là
    hiệu trưởng trường đại học
  • 2:36 - 2:42
    giáo sư các ngành khoa học xã hội,
    lịch sử, triết học, luật và thần học
  • 2:42 - 2:45
    và những người đã từng đoạt giải Hoà bình
  • 2:45 - 2:48
    Nếu như bạn muốn biết thêm về
    người mới được đề cử gần đây
  • 2:48 - 2:49
    bạn phải thật kiên nhẫn
  • 2:49 - 2:54
    Mọi thông tin về đề cử được giữ kín
    trong vòng 50 năm
  • 2:54 - 2:56
    Lấy ví dụ về Martin Luther King Jr.
    chẳng hạn
  • 2:56 - 3:01
    Chúng ta không biết ai đã đề cử ông
    cho đến năm 2014
  • 3:01 - 3:03
    Người đề cử ông hoá ra là hội Quakers
  • 3:03 - 3:05
    đã từng giành giải
  • 3:05 - 3:09
    và 8 thành viên của Quốc hội Thuỵ Điển
  • 3:09 - 3:13
    Cá nhân hoặc tổ chức không bị
    giới hạn số lần được đề cử
  • 3:13 - 3:15
    Thực tế, bà Jane Addams
  • 3:15 - 3:19
    được công nhận là
    người sáng lập công tác xã hội tại Mỹ
  • 3:19 - 3:24
    trước khi được nhận giải,
    đã được đề cử đến 91 lần
  • 3:24 - 3:28
    Việc không có người nhận giải cũng
    tượng trưng cho một điều gì đó
  • 3:28 - 3:33
    Quyết định không trao giải vào năm 1948
    sau cái chết của Mahatma Gandhi
  • 3:33 - 3:36
    được cho là một nỗ lực để tôn vinh
  • 3:36 - 3:40
    người đáng lẽ ra được nhận giải
  • 3:40 - 3:42
    Cũng giống những giải Nobel khác
  • 3:42 - 3:45
    giải Nobel Hoà bình không thể
    được trao sau khi qua đời
  • 3:45 - 3:48
    Quá trình lựa chọn bí mật
    diễn ra trong gần một năm
  • 3:48 - 3:51
    và được tiến hành bởi
    5 thành viên được chỉ định
  • 3:51 - 3:53
    của Hội đồng Nobel Na Uy
  • 3:53 - 3:58
    họ không được phép tham gia
    chính thức vào bộ máy chính trị Na Uy
  • 3:58 - 4:00
    Bắt đầu với một lượng đề cử rất lớn
  • 4:00 - 4:03
    lên đến hơn 300 đề cử
    trong những năm gần đây
  • 4:03 - 4:07
    họ xem xét những việc làm của ứng cử viên
    và chọn ra được một danh sách
  • 4:07 - 4:09
    Cuối cùng, chủ tịch Hội đồng Nobel
  • 4:09 - 4:13
    công bố người đoạt giải vào tháng 10
  • 4:13 - 4:16
    Lễ trao giải diễn ra vào ngày 10 tháng 12
  • 4:16 - 4:19
    Kỉ niệm ngày mất của Alfred Nobel
  • 4:19 - 4:21
    Giải thưởng bao gồm một huy chương vàng
  • 4:21 - 4:27
    có khắc dòng chữ Latin
    "Pro pace et fraternitate gentium,"
  • 4:27 - 4:30
    nghĩa là: "Vì hoà bình
    và tình đoàn kết nhân loại"
  • 4:30 - 4:34
    cùng một bằng khen
    và một khoản tiền mặt lớn
  • 4:34 - 4:36
    Hiện nay, số tiền đó đã lên đến
    8 triệu kronor Thuỵ Điển
  • 4:36 - 4:39
    tương ứng với khoảng 1 triệu đôla Mĩ
  • 4:39 - 4:42
    và sẽ được chia
    nếu có nhiều người cùng nhận giải
  • 4:42 - 4:45
    Tuy người đoạt giải được
    dùng tiền thưởng tuỳ ý
  • 4:45 - 4:51
    những năm gần đây, nhiều người đóng góp
    cho các tổ chức nhân đạo hay xã hội
  • 4:51 - 4:54
    Nhiều năm trước, giải Nobel Hoà bình
    chủ yếu được trao cho
  • 4:54 - 4:57
    người châu Âu và Bắc Mĩ
  • 4:57 - 5:00
    Nhưng những năm gần đây, đã xuất hiện
    những thay đổi đáng kể
  • 5:00 - 5:03
    làm cho giải thưởng trở nên
    toàn cầu hơn bao giờ hết
  • 5:03 - 5:06
    23 tổ chức và 103 cá nhân
  • 5:06 - 5:09
    gồm 87 nam và 16 nữ
  • 5:09 - 5:14
    là những người giành giải Nobel Hoà bình
    trong lịch sử
  • 5:14 - 5:19
    Trong đó có cả Desmond Tutu với
    chiến dịch phi bạo động chống lại apartheid
  • 5:19 - 5:21
    tại Nam Phi
  • 5:21 - 5:27
    Jody Williams với chiến dịch cấm và
    xoá bỏ mìn sát thương
  • 5:27 - 5:32
    Rigoberta Menchú Tum với hành động
    vì công bằng xã hội và hoà giải
  • 5:32 - 5:36
    dựa trên sự tôn trọng quyền lợi
    của người bản xứ
  • 5:36 - 5:40
    Martti Ahtisaari với nỗ lực giải quyết
    mâu thuẫn tại các nước
  • 5:40 - 5:43
    Namibia, Kosovo, và Indonesia,
  • 5:43 - 5:47
    và Aung San Suu Kyi với
    cuộc đấu tranh ôn hòa đòi quyền dân chủ
  • 5:47 - 5:50
    và nhân quyền tại Myanmar
  • 5:50 - 5:53
    Họ chỉ là một số ít người đã gợi cảm hứng,
  • 5:53 - 5:54
    thách thức chúng ta
  • 5:54 - 5:56
    và thể hiện bằng chính hành động của họ
  • 5:56 - 5:58
    rằng có nhiều con đường đạt đến hòa bình
Title:
Quá trình xét giải của giải Nobel Hòa bình - Adeline Cuvelier and Toril Rokseth
Description:

Xem bài học đầy đủ tại đây: http://ed.ted.com/lessons/how-does-the-nobel-peace-prize-work-adeline-cuvelier-and-toril-rokseth

Nằm trong những giải thưởng danh giá nhất thế giới, giải Nobel Hòa bình đã tôn vinh những cá nhân và tổ chức lừng danh và đáng kính nhất trên toàn thế giới trong lịch sử. Nhưng việc đề cử diễn ra như thế nào? Và ai là người thích hợp? Adeline Cuvelier và Toril Rokseth giải thích cặn kẽ các chi tiết về giải Nobel Hòa bình.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
06:15

Vietnamese subtitles

Revisions