Return to Video

Tại sao có người thuận tay trái ? - Daniel M. Abrams

  • 0:07 - 0:09
    Nếu bạn quen một người lớn tuổi
    thuận tay trái,
  • 0:09 - 0:14
    rất có thể họ đã phải học viết
    và ăn bằng tay phải.
  • 0:14 - 0:16
    Ở nhiều nơi trên thế giới,
  • 0:16 - 0:20
    đó là điều bình thường khi bắt trẻ em
    phải sử dụng 'đúng" tay.
  • 0:21 - 0:24
    Ngay cả từ "phải"
    cũng có nghĩa là "đúng", hay "tốt",
  • 0:24 - 0:28
    không chỉ trong tiếng Anh,
    mà còn trong nhiều ngôn ngữ khác.
  • 0:28 - 0:31
    Nhưng nếu thuận tay trái là sai,
  • 0:31 - 0:33
    vậy tại sao ngay từ đầu nó lại xuất hiện ?
  • 0:33 - 0:38
    Ngày nay,
    1/10 dân số thế giới thuận tay trái.
  • 0:38 - 0:40
    Các chứng tích khảo cổ
    cho thấy điều này đã có sẵn
  • 0:40 - 0:43
    từ 500.000 năm trước,
  • 0:43 - 0:45
    với khoảng 10% hài cốt để lại
  • 0:45 - 0:50
    cho thấy những khác biệt
    về độ dài cánh tay và mật độ xương,
  • 0:50 - 0:55
    Và các công cụ cổ đại và đồ thủ công
    thể hiện bằng chứng về việc thuận tay trái.
  • 0:55 - 0:59
    Và bất kể bạn nghĩ như thế nào,
    bạn không thể lựa chọn tay thuận
  • 0:59 - 1:04
    Nó có thể được dự đoán trước khi sinh,
    dựa trên tư thế bào thai trong bụng mẹ.
  • 1:05 - 1:08
    Vậy nếu tay thuận là bẩm sinh
    thì liệu nó có di truyền?
  • 1:09 - 1:10
    À, có hoặc không.
  • 1:10 - 1:15
    Song sinh đồng trứng, tuy cùng 1 bộ gene,
    có thể có tay thuận khác nhau.
  • 1:15 - 1:19
    Thực tế, xác suất này cũng tương đương
    với các cặp anh chị em khác.
  • 1:20 - 1:23
    Nhưng xác suất thuận tay phải hay trái
  • 1:23 - 1:26
    được xác định bởi
    tay thuận của bố mẹ
  • 1:26 - 1:29
    với tỉ lệ cố định đáng kinh ngạc.
  • 1:29 - 1:32
    Nếu bố thuận tay trái
    nhưng mẹ lại thuận tay phải,
  • 1:32 - 1:36
    bạn sẽ có xác suất 17% thuận tay trái,
  • 1:36 - 1:40
    trong khi cả hai đều thuận tay phải
    thì con cái có 10% thuận tay trái.
  • 1:41 - 1:44
    Việc thuận tay nào
    có lẽ là ngẫu nhiên
  • 1:44 - 1:46
    nhưng xác suất
    lại quy định bởi bộ gene,
  • 1:46 - 1:48
    Tất cả những điều này cho thấy
  • 1:48 - 1:52
    quá trình tiến hóa đã cố tình tạo ra
    phần thiểu số người thuận tay trái,
  • 1:52 - 1:54
    và duy trì tỷ lệ này qua
    hàng thiên niên kỉ.
  • 1:54 - 1:56
    Và dù có nhiều thuyết
  • 1:56 - 2:00
    cố gắng giải thích
    nguyên nhân tồn tại của tay thuận
  • 2:00 - 2:02
    hay tại sao đa số lại
    thuận tay phải,
  • 2:02 - 2:03
    một mô hình toán học gần đây
  • 2:03 - 2:07
    chỉ ra tỷ lệ này
    phản ánh sự cân bằng
  • 2:07 - 2:11
    giữa sức ép cạnh tranh và tương tác
    lên quá trình tiến hóa ở loài người.
  • 2:12 - 2:13
    Lợi thế của việc thuận tay trái
  • 2:13 - 2:17
    thể hiện rõ nhất trong các hoạt động
    mang tính đối kháng,
  • 2:17 - 2:20
    như trong các trận đánh
    hay thi đấu thể thao.
  • 2:20 - 2:25
    Ví dụ, khoảng 50% cầu thủ đánh bóng chày
    hàng đầu đều thuận tay trái.
  • 2:25 - 2:26
    Tại sao ?
  • 2:26 - 2:28
    Hãy xem nó như một
    lợi thế bất ngờ.
  • 2:29 - 2:32
    Vì người thuận tay trái là thiểu số,
  • 2:32 - 2:34
    nên cả người thuận tay phải
    lẫn người thuận tay trái
  • 2:34 - 2:37
    đều sẽ dành hầu hết thời gian đối kháng
  • 2:37 - 2:40
    và luyện tập với người thuận tay phải.
  • 2:40 - 2:41
    Nên khi họ đối mặt với nhau,
  • 2:41 - 2:45
    người thuận tay trái đã được chuẩn bị tốt
    để đấu với đối thủ thuận tay phải,
  • 2:45 - 2:48
    trong khi người thuận tay phải
    sẽ trở nên lúng túng.
  • 2:48 - 2:50
    Thuyết đối kháng này,
  • 2:50 - 2:52
    nơi tỷ lệ chênh lệch
  • 2:52 - 2:55
    đã tạo nên lợi thế cho
    các đối thủ thuận tay trái,
  • 2:55 - 2:59
    là ví dụ cho thuyết chọn lọc
    dựa trên tần số nghịch biến.
  • 2:59 - 3:02
    Nhưng theo nguyên tắc tiến hóa,
  • 3:02 - 3:03
    những nhóm có lợi thế tương đối
  • 3:03 - 3:07
    có khuynh hướng phát triển tới khi
    lợi thế này biến mất.
  • 3:07 - 3:11
    Nếu con người chỉ chiến đấu và cạnh tranh
    trong suốt quá trình tiến hóa,
  • 3:11 - 3:14
    chọn lọc tự nhiên sẽ để
    người thuận tay trái có lợi thế phát triển
  • 3:14 - 3:16
    đến khi có quá nhiều người,
  • 3:16 - 3:18
    và lợi thế đó không còn hiếm nữa.
  • 3:19 - 3:21
    Vậy, trong một thế giới đầy cạnh tranh,
  • 3:21 - 3:24
    50% dân số sẽ thuận tay trái.
  • 3:24 - 3:29
    Nhưng quá trình tiến hóa của loài người
    còn có sự tương tác, cũng như cạnh tranh.
  • 3:29 - 3:30
    Và sức ép tương tác
  • 3:30 - 3:34
    đẩy sự phân bố tay thuận
    theo hướng ngược lại.
  • 3:35 - 3:38
    Khi chơi golf, thành tích
    không phụ thuộc vào đối thủ,
  • 3:38 - 3:42
    chỉ có 4% người chơi hàng đầu
    thuận tay trái,
  • 3:42 - 3:45
    một ví dụ rộng hơn cho hiện tượng
    chia sẻ công cụ phổ biến.
  • 3:46 - 3:47
    Cũng như những tay golf trẻ
  • 3:47 - 3:50
    dễ dàng tìm thấy bộ gậy
    cho người thuận tay phải hơn,
  • 3:50 - 3:54
    nhiều công cụ quan trọng
    đã định hình xã hội
  • 3:54 - 3:57
    đã được thiết kế cho số đông
    người thuận tay phải.
  • 3:57 - 3:59
    Bởi vì người thuận tay trái
    sử dụng bất tiện,
  • 3:59 - 4:02
    và tỉ lệ mắc lỗi cao hơn,
  • 4:02 - 4:05
    họ thường ít thành công hơn
    trong một thế giới tương tác,
  • 4:05 - 4:08
    và cuối cùng sẽ biến mất khỏi dân số.
  • 4:08 - 4:10
    Vì vậy, bằng cách dự đoán
    chính xác tỷ lệ
  • 4:10 - 4:13
    người thuận tay trái trong dân số,
  • 4:13 - 4:16
    đồng thời đối chiếu dữ liệu
    từ nhiều môn thể thao,
  • 4:16 - 4:17
    mô hình này cho thấy
  • 4:17 - 4:20
    tỷ lệ người thuận tay trái tồn tại
    tuy nhỏ nhưng ổn định
  • 4:20 - 4:22
    phản ánh một trạng thái cân bằng
  • 4:22 - 4:25
    là kết quả của quá trình
    cạnh tranh và tương tác
  • 4:25 - 4:28
    liên tục qua thời gian.
  • 4:28 - 4:30
    Và điều thú vị nhất ở đây
  • 4:30 - 4:33
    là việc những con số này nói lên điều gì
    về sự đa dạng dân số.
  • 4:33 - 4:37
    Từ sự phân bố bất đối xứng về chân thuận
    ở các loài thú có tính tương tác,
  • 4:37 - 4:40
    tới tỉ lệ người thuận tay trái
    có xu hướng tăng nhẹ
  • 4:40 - 4:43
    trong xã hội cạnh tranh
    săn bắn hái lượm,
  • 4:43 - 4:48
    chúng ta có thể tìm thấy đáp án
    cho những khúc mắc về tiến hóa loài người
  • 4:48 - 4:50
    nằm ngay trong bàn tay chúng ta.
Title:
Tại sao có người thuận tay trái ? - Daniel M. Abrams
Speaker:
Daniel M. Abrams
Description:

Xem chi tiết bài học tại: http://ed.ted.com/lessons/why-are-some-people-left-handed-daniel-m-abrams

Ngày nay, một phần mười dân số trên thế giới thuận tay trái. Tại sao lại chỉ có một số ít người thuận tay trái - và tại sao ta lại có đặc điểm này ngay từ khi sinh ra? Daniel M. Abrams đã nghiên cứu về ảnh hưởng của tỷ lệ bất đối xứng giữa số người thuận tay trái và người thuận tay phải đối với sự cân bằng giữa sức ép cạnh tranh và tương tác trong quá trình tiến hóa của loài người.

Bài học được thực hiện bởi Daniel M. Abrams,
minh họa thực hiện bởi TED-Ed.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:07

Vietnamese subtitles

Revisions