Return to Video

Làm sao sử dụng dữ liệu để làm ra một chương trình TV xuất sắc

  • 0:01 - 0:05
    Roy Price là người mà phần lớn các bạn
    có thể chưa từng nghe nói đến
  • 0:05 - 0:08
    mặc dù anh ấy có thể đã từng
    chịu trách nhiệm
  • 0:08 - 0:15
    cho 22 phút hơi tầm thường của đời bạn
    trong ngày 19 tháng 4 năm 2013.
  • 0:15 - 0:18
    Anh ấy có lẽ còn chịu tránh nhiệm
    cho mỗi 22 phút giải trí
  • 0:18 - 0:20
    nhưng không phải nhiều người
    trong các bạn.
  • 0:20 - 0:22
    và tất cả đã dẫn đến một quyết định
  • 0:22 - 0:24
    mà Roy phải thực hiện trong 3 năm
  • 0:24 - 0:29
    Như mọi người biết, Roy Price là một
    nhà điều hành cấp cao của Amazon Studios
  • 0:29 - 0:32
    Đây là công ty sản xuất chương trình TV
    của Amazon
  • 0:32 - 0:35
    Anh ấy 47 tuổi, nhỏ người,
    tóc vuốt cao
  • 0:35 - 0:40
    với mô tả trên Twitter: "phim ảnh, TV,
    công nghệ, taco (món ăn Mexico)"
  • 0:40 - 0:45
    Và Roy Price làm công việc mang tính
    trách nhiệm cao, vì trách nhiệm của anh ấy
  • 0:45 - 0:49
    là chọn ra các show, nội dung gốc
    mà Amazon sẽ thực hiện
  • 0:49 - 0:52
    Tất nhiên, đây là lĩnh vực rất cạnh tranh
  • 0:52 - 0:54
    Tôi muốn nói là, đã có quá nhiều
    chương trình truyền hình
  • 0:54 - 0:57
    Roy không thể chỉ chọn một show nào đó
  • 0:57 - 1:01
    Anh ấy phải tìm được những show thực sự
    thật sự tuyệt vời
  • 1:01 - 1:04
    Nói cách khác, anh ấy phải tìm ra
    những chương trình
  • 1:04 - 1:06
    nắm ở phía cuối bên phải của
    đường cong này.
  • 1:06 - 1:09
    Đường cong ở đây là phân bổ chỉ số
    đánh giá
  • 1:09 - 1:13
    của khoảng 2500 chương trình TV
    trên trang web IMDB,
  • 1:13 - 1:16
    và điểm đánh giá chạy từ 1 đến 10,
  • 1:16 - 1:19
    và đường cao này chỉ ra có bao nhiêu
    chương trình được xếp hạng
  • 1:19 - 1:24
    Nếu chương trình của bạn có chỉ số người
    xem là 9 hoặc cao nơi, đó là kẻ thắng cuộc
  • 1:24 - 1:26
    Bạn ở top 2% các chương trình
    dẫn đầu.
  • 1:26 - 1:29
    Đó là những chương trình như "Breaking
    Bad", "Game of Thrones", "The Wire"
  • 1:29 - 1:32
    tất cả những chương trình này đều
    rất gây nghiện
  • 1:32 - 1:35
    mỗi lần sau khi bạn coi xong một mùa,
    não bạn cơ bản đều như là:
  • 1:35 - 1:37
    "Làm sao để xem thêm những tập mới?"
  • 1:37 - 1:39
    Loại chương trình như thế đó.
  • 1:39 - 1:41
    Ở phía bên trái, để rõ ràng,
    ở vị trí cuối này,
  • 1:41 - 1:45
    bạn có một chương trình tên
    "Toddlers and Tiaras"...
  • 1:45 - 1:47
    (Cười)
  • 1:47 - 1:49
    ...nó đủ nói cho bạn biết
  • 1:49 - 1:51
    những gì xảy ra ở điểm cuối của
    đường cong này.
  • 1:51 - 1:55
    Bây giờ, Roy Price không lo lắng mấy về
    việc nằm ở vị trí cuối bên trái đường cong
  • 1:55 - 1:58
    bởi vì tôi nghĩ bạn sẽ phải có
    năng lực não rất mạnh
  • 1:58 - 2:00
    để cắt xén "Toddlers and Tiaras."
  • 2:00 - 2:04
    Vì thế điều anh ấy lo ngại chính là
    chỗ phình ra ở giữa đây
  • 2:04 - 2:06
    vị trí của các chương trình trung bình
  • 2:06 - 2:08
    bạn biết đấy, các chương trình không
    hay cũng không dở
  • 2:08 - 2:10
    chúng không thật sự làm bạn phấn khích
  • 2:10 - 2:15
    Vì vậy anh ấy cần đảm bảo rằng anh ấy
    thật sự nằm ở điểm cuối bên phải này
  • 2:15 - 2:17
    Vì thấy áp lực tăng lên,
  • 2:17 - 2:19
    và tất nhiên nó cũng là lần đầu tiên
  • 2:19 - 2:21
    mà Amazon làm những thứ như thế này,
  • 2:21 - 2:25
    cho nên Roy Price không muốn có
    bất kì cơ hội nào
  • 2:25 - 2:27
    Anh ấy muốn sắp đặt sự thành công.
  • 2:27 - 2:29
    Anh ấy cần một sự thành công chắc chắn
  • 2:29 - 2:31
    và vì thế điều anh ấy làm là,
    tổ chức một cuộc thi.
  • 2:31 - 2:35
    Anh ấy tìm một loạt các ý tưởng cho
    các chương trình TV,
  • 2:35 - 2:37
    và từ những ý tưởng đó, trải qua đánh giá,
  • 2:37 - 2:41
    Họ chọn ra 8 ứng cử viên cho các
    chương trình TV
  • 2:41 - 2:44
    và rồi họ chỉ làm tập đầu tiên cho
    mỗi một chương trình đó
  • 2:44 - 2:47
    và đăng chúng miễn phí lên mạng
    để mọi người cùng xem.
  • 2:47 - 2:50
    Và khi Amazon đưa ra thứ gì miễn phí,
  • 2:50 - 2:51
    bạn sẽ xem chúng đúng chứ?
  • 2:51 - 2:56
    Thế nên hàng triệu người đã xem những
    tập chương trình này.
  • 2:56 - 3:00
    Điều họ không nhận ra là, trong khi
    họ xem những chương trình đó,
  • 3:00 - 3:02
    thật ra, họ cũng đang bị theo dõi.
  • 3:02 - 3:04
    Họ bị theo dõi bởi Roy Price và
    tổ là việc của anh
  • 3:04 - 3:06
    họ đã ghi lại tất cả.
  • 3:06 - 3:09
    Họ ghi lại khi nào ai đó nhấn nút "play"
    khi nào nhất nút "pause"
  • 3:09 - 3:12
    phần nào nọ sẽ cho qua, phần nào họ sẽ
    xem lại.
  • 3:12 - 3:14
    Và họ thu thập hàng triệu dữ liệu,
  • 3:14 - 3:16
    vì họ muốn có những dữ liệu này
  • 3:16 - 3:19
    để sau đó quyết định xem họ
    nên làm chương trình gì.
  • 3:19 - 3:21
    Và chắc chắn, họ thu thập tất cả dữ liệu,
  • 3:21 - 3:24
    họ phân tích tất cả dữ liệu,
    và câu trả lời xuất hiện
  • 3:24 - 3:25
    câu trả lời là,
  • 3:25 - 3:30
    "Amazon nên làm một bộ sitcom về
    4 thượng nghị sĩ của đảng Cộng hòa Mỹ"
  • 3:30 - 3:32
    Họ đã làm chương trình đó
  • 3:32 - 3:34
    Vậy có ai biết tên của
    chương trình đó không?
  • 3:35 - 3:36
    (Khán giả: "Alpha House")
  • 3:36 - 3:37
    Vâng, "Alpha House",
  • 3:38 - 3:42
    nhưng có vẻ không nhiều người ở đây
    thực sự nhớ đến chương trình này
  • 3:42 - 3:43
    bởi nó không đặc biệt
  • 3:44 - 3:45
    Nó thực sự chỉ là một show bình thường,
  • 3:45 - 3:50
    thật sự... theo nghĩa đen, sự thật là, vì
    mức trung bình của đường cong này là 7.4
  • 3:50 - 3:52
    và "Alpha House" nằm ở mức 7.5,
  • 3:52 - 3:54
    trên mức trung bình một chút,
  • 3:54 - 3:58
    nhưng chắc chắn không phải là điều
    Roy Price và nhóm của anh hướng đến.
  • 3:58 - 4:01
    Tuy nhiên trong khi đó, tại cùng
    một thời điểm,
  • 4:01 - 4:03
    ở một công ty khác,
  • 4:03 - 4:07
    một nhà điều hành khác cũng muốn làm một chương
    trình hàng đầu bằng phân tích dữ liệu
  • 4:07 - 4:09
    và tên anh ấy là Ted,
  • 4:09 - 4:12
    Ted Sarandos, giám đốc nội dung
    của Netflix
  • 4:12 - 4:14
    và cũng như Roy, anh có 1 nhiệm vụ
    thường xuyên
  • 4:14 - 4:16
    là tìm những chương trình hay,
  • 4:16 - 4:18
    và anh ấy cũng sử dụng dữ liệu để làm việc
  • 4:18 - 4:20
    ngoại trừ anh ấy làm nó
    có chút khác biệt.
  • 4:20 - 4:24
    Thay vì tổ chức một cuộc thi, điều anh ấy
    làm... và dĩ nhiên cả nhóm của anh...
  • 4:24 - 4:27
    là nhìn vào tất cả dữ liệu và họ đã có
    về khán giả của Netflix,
  • 4:27 - 4:29
    những đánh giá họ
    đưa ra cho các chương trình
  • 4:29 - 4:32
    lịch sử xem, những chương trình nào
    họ thích, v.v
  • 4:32 - 4:34
    Và họ dùng các dữ liệu đó để tìm ra
  • 4:34 - 4:37
    tất cả những gì nhỏ nhất về các khán giả:
  • 4:37 - 4:38
    loại chương trình gì họ thích,
  • 4:38 - 4:40
    người sản xuất nào, loại diễn viên nào.
  • 4:40 - 4:43
    Và một khi họ đã có được tất cả các
    mảnh ghép
  • 4:43 - 4:44
    họ làm một bước nhảy vọt của lòng tin
  • 4:44 - 4:47
    họ quyết định cấp giấy phép
  • 4:47 - 4:49
    không phải cho một bộ sitcom về bốn
    thượng nghị sĩ
  • 4:49 - 4:52
    mà là một bộ phim truyền hình chỉ về
    một thượng nghị sĩ.
  • 4:53 - 4:54
    Các bạn biết chương trình này chứ?
  • 4:54 - 4:56
    (Cười)
  • 4:56 - 4:59
    Vâng, là "House of Cards", và Netflix
    dĩ nhiên đóng đinh với chương trình đó
  • 5:00 - 5:02
    ít nhất là với 2 mùa đầu tiên.
  • 5:02 - 5:06
    (Cười) (Vỗ tay)
  • 5:06 - 5:09
    "House of Cards" được đánh giá 9.1
    trên đường cong,
  • 5:09 - 5:12
    nó chính xác là những gì họ muốn
    làm được.
  • 5:12 - 5:14
    Và giờ, câu hỏi đặt ra là
    chuyện gì xảy ra ở đây?
  • 5:15 - 5:17
    Bạn có hai công ty rất cạnh tranh,
    hiểu biết về dữ liệu
  • 5:17 - 5:20
    Họ kết nối hàng triệu
    điểm dữ liệu
  • 5:20 - 5:22
    và nó hoạt động tốt với 1 bên,
  • 5:22 - 5:24
    còn với một bên thì nó không hoạt động
  • 5:24 - 5:26
    Tại sao?
  • 5:26 - 5:29
    Vì kiểu lí luận này luôn nói với bạn
    rằng điều này luôn hiệu quả mọi lúc
  • 5:29 - 5:32
    Nghĩa là, nếu bạn thu thập hết hàng triệu
    điểm dữ liệu
  • 5:32 - 5:33
    lên một quyết định bạn sẽ thực hiện,
  • 5:33 - 5:36
    bạn sẽ có thể đưa ra một quyết định
    tuyệt vời.
  • 5:36 - 5:38
    Bạn có thể dựa vào 200
    năm dữ liệu thống kê
  • 5:38 - 5:41
    Bạn mở rộng chúng với những máy tính
    cực mạnh.
  • 5:41 - 5:45
    Ít nhất bạn cũng trông đợi vào một
    chương trình TV tốt, đúng chứ?
  • 5:46 - 5:49
    Và nếu phân tích dữ liệu không
    hoạt động theo cách này,
  • 5:50 - 5:52
    thì nó thật sự khá đáng sợ,
  • 5:52 - 5:55
    Vì chúng ta sống trong thời điểm mà ta
    chuyển sang dùng dữ liệu ngày càng nhiều
  • 5:55 - 6:00
    để đưa ra những quyết định rất quan trọng,
    vượt xa hơn cả TV.
  • 6:01 - 6:04
    Có ai ở đây biết về công ty Multi-Health
    Systems?
  • 6:05 - 6:07
    Không ai cả. OK, rất tốt.
  • 6:07 - 6:10
    Vâng, Multi-Health Systems là một công ty
    phần mềm,
  • 6:10 - 6:13
    và tôi mong rằng không ai trong
    khán phòng này
  • 6:13 - 6:16
    từng tiếp xúc với phần mềm đó,
  • 6:16 - 6:18
    vì nếu bạn làm vậy, nghĩa là bạn
    đang ở tù
  • 6:18 - 6:19
    (Cười)
  • 6:19 - 6:23
    Nếu một ai đó ở Mỹ đang ở trong tù,
    và họ xin tạm tha,
  • 6:23 - 6:27
    thì sẽ rất có khả năng phần mềm phân tích
    dữ liệu của công ty này
  • 6:27 - 6:31
    sẽ được sử dụng để quyết định xem
    có nên cho phép tạm tha hay không
  • 6:31 - 6:33
    Nó cũng là một nguyên lí giống
    như Amazon và Netflix
  • 6:33 - 6:38
    nhưng bây giờ thay vì quyết định xem
    chương trình TV này sẽ tốt hay dở
  • 6:38 - 6:41
    bạn sẽ xem xét xem người kia là tốt
    hay là xấu
  • 6:41 - 6:47
    và chương trình TV tầm thường, 22 phút,
    nó có thể khá tệ
  • 6:47 - 6:49
    nhưng nhiều năm trong tù
    tôi đoán là tệ hơn nhiều.
  • 6:50 - 6:54
    Và không may là, thật sự có vài bằng chứng
    cho thấy phân tích dữ liệu này,
  • 6:55 - 6:59
    mặc dù có rất nhiều dữ lệu, nhưng không
    phải luôn luôn cho ra những kết quả tối ưu
  • 6:59 - 7:01
    Và nó cũng không phải công ty như
    Multi-Health Systems
  • 7:02 - 7:03
    không biết phải làm gì với dữ liệu.
  • 7:03 - 7:05
    Thậm chí hầu hết các công ty dữ liệu
    đều làm sai
  • 7:05 - 7:08
    Vâng, thậm chí Google đôi lúc cũng sai
  • 7:09 - 7:13
    Trong năm 2009, Google thông báo rằng,
    với phân tích dữ liệu, họ có thể
  • 7:13 - 7:17
    dự đoán sự bùng phát của dịch cúm
    một loại cúm nguy hiểm,
  • 7:17 - 7:21
    bằng cách thực hiện phân tích dữ liệu
    trên "Google tìm kiếm" của họ.
  • 7:21 - 7:25
    Và nó hoạt động hiệu quả, trở thành
    tin giật gân trên mặt báo,
  • 7:25 - 7:27
    bao gồm cả đỉnh cao thành công
    của khoa học:
  • 7:27 - 7:30
    một ấn phẩm trên tạp chí "Nature"
  • 7:30 - 7:33
    Nó làm việc hiệu quả từ năm này
    qua năm khác,
  • 7:33 - 7:35
    cho đến một năm, nó thất bại.
  • 7:35 - 7:37
    Và thậm chí chẳng ai giải thích nổi
    tại sao.
  • 7:37 - 7:39
    Nó chỉ không hoạt động vào năm đó
  • 7:39 - 7:41
    và tất nhiên nó lại
    trở thành tin giật gân
  • 7:41 - 7:43
    bây giờ bao gồm sự rút lại
  • 7:43 - 7:45
    của một ấn phẩm từ tạp chí "Nature"
  • 7:46 - 7:50
    Cho nên đến cả những công ty giỏi nhất về
    dữ liệu như Amazon và Google,
  • 7:50 - 7:52
    đôi lúc cũng mắc sai lầm.
  • 7:52 - 7:55
    Và mặc cho những thất bại đó,
  • 7:55 - 7:59
    dữ liệu vẫn nhanh chóng tiếp cận vào việc
    đưa ra quyết định trong đời thực,
  • 7:59 - 8:01
    nơi làm việc,
  • 8:01 - 8:02
    thực thi pháp luật,
  • 8:03 - 8:04
    y tế.
  • 8:04 - 8:08
    Chúng ta nên làm rõ là những dữ liệu này
    rất hữu ích
  • 8:08 - 8:11
    Hiện nay, cá nhân tôi thường thấy bản thân
    vật lộn rất nhiều với dữ liệu
  • 8:11 - 8:13
    vì tôi làm việc ở ngành tính toán di truyền học
  • 8:13 - 8:15
    đây cũng là ngành có rất nhiều người
    cực kì thông minh
  • 8:15 - 8:19
    sử dùng 1 lượng dữ liệu nhiều không
    tưởng để đưa ra các quyết định quan trọng
  • 8:19 - 8:23
    như quyết định về phương pháp chữa ung thư
    hoặc phát triển thuốc.
  • 8:24 - 8:26
    Qua nhiều năm, tôi đã nhận thấy một
    loại dấu hiệu
  • 8:26 - 8:28
    hay một kiểu quy luật, nếu bạn muốn,
    về sự khác biệt
  • 8:28 - 8:31
    giữa đưa ra quyết định thành công
    với dữ liệu
  • 8:31 - 8:33
    và đưa ra quyết định thất bại,
  • 8:33 - 8:37
    và tôi thấy đây là một mô hình đáng để
    chia sẻ, và nó là một thứ gì đó như thế
  • 8:38 - 8:41
    Bất cứ khi nào bạn giải quyết
    một vấn đề phức tạp,
  • 8:41 - 8:42
    bạn đang thực hiện về cơ bản 2 điều.
  • 8:42 - 8:46
    Thứ nhất là, bạn chia nhỏ vấn đề đó ra
    thành những phần nhỏ lẻ
  • 8:46 - 8:48
    để bạn có thể phấn tích kĩ lưỡng những
    phần nhỏ đó,
  • 8:48 - 8:50
    và sau đó tất nhiện bạn sẽ làm
    tiếp phần 2
  • 8:50 - 8:53
    Bạn xếp những phần nhỏ đó lại với nhau
  • 8:53 - 8:54
    để đi đến kết luận cuối cùng
  • 8:54 - 8:57
    Và đôi khi bạn phải lặp lại nó lần nữa
  • 8:57 - 8:58
    nhưng nó vẫn chỉ là 2 điều đó:
  • 8:58 - 9:01
    chia nhỏ ra và sắp đặt lại lần nữa
  • 9:02 - 9:04
    Và điều quan trọng bây giờ là
  • 9:04 - 9:07
    dữ liệu đó và phân tích dữ liệu
  • 9:07 - 9:09
    chỉ tốt ở bước đầu tiên.
  • 9:09 - 9:12
    dữ liệu và phân tích dữ liệu,
    dù mạnh mẽ cỡ nào
  • 9:12 - 9:16
    cũng chỉ có thể giúp bạn chia nhỏ vấn đề
    và hiểu rõ từng phần của nó
  • 9:16 - 9:20
    Nó không phù hợp để đặt các phần nhỏ
    lại 1 lần nữa
  • 9:20 - 9:21
    và cuối cùng đi đến kết luận.
  • 9:21 - 9:24
    Có 1 công cụ khác có thể làm việc đó,
    và chúng ta đều có nó,
  • 9:24 - 9:26
    nó chính là bộ não.
  • 9:26 - 9:28
    Nếu có 1 thứ mà bộ não rất giỏi,
  • 9:28 - 9:30
    thì đó chính là sắp xếp các phần nhỏ
    lại với nhau,
  • 9:30 - 9:32
    thậm chí cả khi bạn không có đủ thông tin,
  • 9:32 - 9:33
    và đi đến một kết luận tuyệt vời,
  • 9:33 - 9:36
    đặc biệt khi nó là bộ não của 1 chuyên gia
  • 9:36 - 9:39
    Đó là lí do vì sao tôi tin là Netflix
    đã rất thành công,
  • 9:39 - 9:43
    Vì họ đã sử dụng dữ liệu và bộ não vào
    đúng chỗ nó cần trong cả quá trình.
  • 9:43 - 9:46
    Họ sử dụng dữ liệu trước tiên để hiểu rõ
    nhiều phần nhỏ về khán giả của họ
  • 9:46 - 9:50
    nếu không họ sẽ không thể hiểu
    tường tận đến thế,
  • 9:50 - 9:52
    nhưng quyết định để lấy hết
    các phần nhỏ đó
  • 9:52 - 9:56
    và sắp xếp chúng lại rồi
    thực hiện chương trình "House of Cards"
  • 9:56 - 9:57
    nó không hề nằm trong dữ liệu
  • 9:57 - 10:01
    Ted Sarandos và nhóm của anh ấy đã đưa ra
    quyết định cấp phép cho chương trình đó,
  • 10:01 - 10:04
    cũng có nghĩa là, bằng cách này, họ đã
    đánh cược
  • 10:04 - 10:06
    một rủi ro cá nhân khá lớn cho quyết định
    này.
  • 10:06 - 10:09
    Và Amazon, mặt khác, họ đã đi sai đường.
  • 10:09 - 10:12
    Họ sử dụng dữ liệu trên cả con đường
    đi đến quyết định,
  • 10:12 - 10:15
    đầu tiên khi họ tổ chức cuộc thi về
    các ý tưởng TV
  • 10:15 - 10:18
    tiếp đến là khi họ chọn "Alpha House"
    để làm chương trình.
  • 10:18 - 10:21
    Tất nhiên đó là một quyết định
    an toàn cho họ,
  • 10:21 - 10:23
    Vì họ luôn có thể chỉ vào dữ liệu và nói
  • 10:23 - 10:25
    "Đây là những gì dữ liệu
    nói cho chúng tôi"
  • 10:25 - 10:29
    Nhưng nó không đưa đến một kết quả
    chấp nhận được mà họ mong chờ
  • 10:30 - 10:35
    Cho nên dữ liệu dĩ nhiên là 1 công cụ cực
    kì hữu hiệu để đưa ra quyết định tốt hơn,
  • 10:35 - 10:37
    nhưng tôi tin là mọi thứ sẽ đi sai
  • 10:38 - 10:40
    khi dữ liệu bắt đầu điều khiến những
    quyết định đó.
  • 10:40 - 10:44
    Mặc dù rất mạnh nhưng dữ liệu chỉ là
    một công cụ,
  • 10:44 - 10:47
    và để ghi nhớ điều đó, tôi cho rằng
    thiết bị này khá hữu dụng.
  • 10:47 - 10:48
    Nhiều người trong các bạn cũng sẽ vậy...
  • 10:49 - 10:50
    (Cười)
  • 10:50 - 10:51
    Trước khi sử dụng dữ liệu
  • 10:51 - 10:54
    hãy sử dụng thiết bị đưa ra quyết định này
  • 10:54 - 10:55
    (Cười)
  • 10:55 - 10:56
    Nhiều người trong các bạn sẽ biết nó
  • 10:57 - 10:58
    Món đồ chơi này gọi là "The Magic 8 Ball"
  • 10:58 - 11:00
    và nó thật sự tuyệt vời,
  • 11:00 - 11:03
    Vì khi bạn cần đưa ra quyết định,
    một câu hỏi có hay không,
  • 11:03 - 11:06
    những gì bạn phải làm là lắc quả banh,
    sau đó bạn sẽ có câu trả lời
  • 11:06 - 11:09
    "Có khả năng cao"ngay tại đây, trong
    của sổ này, ngay lúc này.
  • 11:09 - 11:11
    Tôi sẽ đưa nó ra cho bản thử công nghệ sau
  • 11:11 - 11:13
    (Cười)
  • 11:13 - 11:16
    Bây giờ, vấn đề là, dĩ nhiên..
    tôi từng đưa ra những quyết định trong đời
  • 11:16 - 11:19
    mà trong nhận thức đáng lẽ tôi nên
    nghe theo quả banh này.
  • 11:19 - 11:22
    Nhưng, bạn biết đấy, dĩ nhiên nếu bạn
    có dữ liệu sẵn đây,
  • 11:22 - 11:26
    bạn sẽ muốn thay thế nó cho thứ gì đó
    tinh vi hơn,
  • 11:26 - 11:29
    như phân tích dữ liệu, để đi đến
    quyết định tốt hơn.
  • 11:29 - 11:32
    nhưng nó không là thay đổi những
    thiết lập cơ bản.
  • 11:32 - 11:35
    Và quả banh có lẽ ngày càng thông minh,
    thông minh hơn nữa,
  • 11:35 - 11:38
    nhưng tôi tin nó vẫn tùy vào chúng
    ta để đưa ra quyết định
  • 11:38 - 11:41
    nếu chúng ta muốn đạt được điều gì đó
    phi thường,
  • 11:41 - 11:43
    ở phía cuối bên phải của đường cong.
  • 11:43 - 11:47
    Và tôi thấy nó thật sự là mội thông điệp
    đầy khích lệ,
  • 11:47 - 11:51
    rằng thậm chí khi đối mặt với một lượng
    dữ liệu khổng lồ,
  • 11:51 - 11:55
    nó vẫn đáng để đưa ra quyết định
  • 11:56 - 11:58
    trở thành 1 chuyên gia trong những gì
    mình đang làm
  • 11:58 - 12:00
    và chấp nhận rủi ro.
  • 12:00 - 12:03
    Bởi vì cuối cùng, đó không chỉ là dữ liệu,
  • 12:03 - 12:07
    Nó là rủi ro sẽ đưa bạn đến phía cuối
    bên phải của đường cong.
  • 12:08 - 12:09
    Cảm ơn
  • 12:09 - 12:13
    (Vỗ tay)
Title:
Làm sao sử dụng dữ liệu để làm ra một chương trình TV xuất sắc
Speaker:
Sebastian Wernicke
Description:

Liệu thi thập càng nhiều dữ liệu sẽ dẫn đến một quyết định tốt hơn? Mang tính cạnh tranh, các công ty dữ liệu hiểu biết như Amazon, Google và Netflix đã học được rằng, chỉ một mình phân tích dữ liệu không phải lúc nào cũng đưa đến một kết quả tối ưu. Trong buổi tọa đàm này nhà khoa học dữ liệu Sebastian Wernicke phân tích những sai lầm khi chúng ta đưa ra quyết định chỉ dự trên dữ liệu, và gợi ý cách sữ dụng chúng thông minh hơn.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
12:25

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions