Return to Video

Não bộ không chỉ là một mớ hóa chất

  • 0:02 - 0:04
    Nào, hãy giơ tay lên
    nếu bạn biết ai đó
  • 0:04 - 0:07
    trong chính gia đình
    hay bạn bè của mình
  • 0:07 - 0:09
    đang mang một dạng
    bệnh tâm thần nào đó.
  • 0:11 - 0:13
    Vâng. Tôi biết. Không ngạc nhiên.
  • 0:13 - 0:15
    Và hãy giơ tay lên
    nếu bạn nghĩ rằng
  • 0:15 - 0:18
    nghiên cứu cơ bản trên
    ruồi giấm không liên quan gì
  • 0:18 - 0:22
    đến việc tìm hiểu về bệnh
    tâm thần ở người.
  • 0:22 - 0:25
    Phải rồi. Tôi cũng nghĩ vậy.
    Và cũng không ngạc nhiên.
  • 0:25 - 0:28
    Tôi thấy mình có việc
    để làm rồi đây.
  • 0:28 - 0:31
    Như ta đã nghe từ
    Tiến sĩ Insel sáng nay,
  • 0:31 - 0:35
    các chứng rối loạn tâm thần như tự kỷ,
    trầm cảm và tâm thần phân liệt
  • 0:35 - 0:38
    khiến người ta chịu đựng
    cách khủng khiếp.
  • 0:38 - 0:41
    Những hiểu biết của ta
    về cách điều trị chúng
  • 0:41 - 0:44
    cũng như về những cơ
    chế căn bản của chúng
  • 0:44 - 0:47
    còn hạn chế hơn nhiều so với
    các bệnh khác của cơ thể.
  • 0:47 - 0:49
    Hãy hình dung: trong năm 2013,
  • 0:49 - 0:51
    thập kỷ thứ hai
    của thiên niên kỷ này,
  • 0:51 - 0:54
    nếu muốn chẩn đoán
    xem mình có bị ung thư
  • 0:54 - 0:56
    và tới gặp bác sĩ,
    quý vị sẽ nhận hình chụp xương,
  • 0:56 - 0:59
    kiểm tra sinh thiết và máu.
  • 0:59 - 1:03
    Trong năm 2013, nếu muốn
    chẩn đoán bệnh trầm cảm,
  • 1:03 - 1:05
    tới gặp bác sĩ,
    và quý vị nhận được gì?
  • 1:05 - 1:07
    Một bảng câu hỏi.
  • 1:07 - 1:09
    Một phần nguyên nhân
    ở đây là do chúng ta vẫn mang
  • 1:09 - 1:13
    một quan điểm ngày càng
    cổ hủ và bị đơn giản hóa
  • 1:13 - 1:17
    về cơ sở sinh học
    của các chứng rối loạn tâm thần.
  • 1:17 - 1:18
    Chúng ta có xu hướng nhận định chúng --
  • 1:18 - 1:21
    theo kiểu mà báo chí
    thường hay ủng hộ và phổ biến --
  • 1:21 - 1:24
    như những sự mất cân
    về mặt hóa học trong não bộ,
  • 1:24 - 1:28
    như thể bộ não là một
    túi súp chứa đầy các loại hóa chất
  • 1:28 - 1:32
    đầy dopamine, serotonin
    và norepinephrine.
  • 1:32 - 1:34
    Quan điểm này bị ảnh hưởng
    bởi một thực tế
  • 1:34 - 1:38
    là rất nhiều loại thuốc được kê
    để điều trị các dạng rối loạn trên,
  • 1:38 - 1:42
    chẳng hạn như Prozac, hoạt động theo cách
    biến đổi toàn bộ cấu trúc hóa học của não bộ
  • 1:42 - 1:46
    như thể bộ não
    thật là một túi hóa chất.
  • 1:46 - 1:48
    Nhưng đó chắc chắn không thể
    là giải pháp,
  • 1:48 - 1:51
    bởi trên thực tế những loại thuốc này
    không thực sự mang lại tác dụng tích cực.
  • 1:51 - 1:55
    Nhiều người không muốn
    sử dụng, hay ngừng sử dụng chúng,
  • 1:55 - 1:57
    bởi những tác dụng phụ bất ưng.
  • 1:57 - 1:59
    Những loại thuốc này
    có rất nhiều tác dụng phụ
  • 1:59 - 2:03
    bởi việc sử dụng chúng để điều trị
    một chứng rối loạn tâm thần phức tạp
  • 2:03 - 2:06
    cũng na ná việc bạn đang
    cố gắng thay dầu động cơ của mình
  • 2:06 - 2:10
    bằng cách mở can dầu ra
    rồi đổ tất cả dầu lên trên khối động cơ.
  • 2:10 - 2:12
    Một phần sẽ chảy nhỏ giọt
    vào đúng vị trí,
  • 2:12 - 2:15
    nhưng phần lớn sẽ gây hại nhiều hơn.
  • 2:15 - 2:18
    Bây giờ, một quan điểm mới xuất hiện
  • 2:18 - 2:21
    như các bạn đã nghe từ Tiến sĩ Insel sáng nay,
  • 2:21 - 2:23
    đó là các chứng rối loạn
    tâm thần trên thực tế là
  • 2:23 - 2:27
    những sự gây nhiễu
    ở các mạch thần kinh
  • 2:27 - 2:30
    vốn điều đình cảm xúc, tâm trạng
    và sự xúc động.
  • 2:30 - 2:32
    Khi nghĩ về sự tri nhận,
  • 2:32 - 2:35
    ta đồng nhất não bộ với một máy tính.
    Điều đó không thành vấn đề.
  • 2:35 - 2:38
    Thật ra, việc so sánh
    bộ não với một chiếc máy tính
  • 2:38 - 2:40
    còn đúng về mặt cảm xúc kia.
  • 2:40 - 2:43
    Chỉ là chúng ta
    không nghĩ về nó theo cách đó.
  • 2:43 - 2:46
    Nhưng chúng ta biết ít hơn nhiều
    về cơ sở mạch
  • 2:46 - 2:48
    của các chứng rối loạn tâm thần
  • 2:48 - 2:50
    bởi sự thống trị áp đảo
  • 2:50 - 2:54
    của giả thuyết về
    sự mất cân bằng hóa học này.
  • 2:54 - 2:58
    Thực ra, không phải các hóa chất
    là không quan trọng
  • 2:58 - 2:59
    ở các chứng rối loạn tâm thần.
  • 2:59 - 3:03
    Chỉ là chúng không ngập ngụa
    trong não bộ như súp.
  • 3:03 - 3:07
    Thay vào đó, chúng được giải phóng
    tại những vị trí rất cụ thể
  • 3:07 - 3:10
    và hoạt động trên
    các khớp thần kinh cụ thể
  • 3:10 - 3:13
    để thay đổi dòng chảy
    thông tin trong não.
  • 3:13 - 3:16
    Vì vậy nếu chúng ta
    thực sự muốn hiểu
  • 3:16 - 3:18
    nền tảng sinh học
    của các chứng rối loạn tâm thần,
  • 3:18 - 3:21
    chúng ta cần chỉ ra những
    vị trí này trong bộ não
  • 3:21 - 3:23
    nơi những hóa chất này hoạt động.
  • 3:23 - 3:27
    Nếu không, chúng ta sẽ tiếp tục trút dầu
    lên khắp bộ máy thần kinh
  • 3:27 - 3:30
    và gánh chịu hậu quả.
  • 3:30 - 3:33
    Bây giờ, để bắt đầu khắc phục
    sự thiếu hiểu biết của mình
  • 3:33 - 3:36
    về vai trò của hóa học não bộ
    trong các mạch não,
  • 3:36 - 3:39
    sẽ có ích nếu nghiên cứu cái mà
    cánh nhà sinh học bọn tôi gọi là
  • 3:39 - 3:40
    "những sinh vật mẫu",
  • 3:40 - 3:44
    những loài động vật
    như ruồi và chuột thí nghiệm,
  • 3:44 - 3:47
    những loài mà chúng tôi
    có thể áp dụng những kỹ thuật về gen
  • 3:47 - 3:51
    để xác định về mặt phân tử
  • 3:51 - 3:52
    những lớp đặc biệt
    của các tế bào thần kinh,
  • 3:52 - 3:55
    giống như quý vị đã nghe trong bài nói chuyện
    của Allan Jones sáng nay.
  • 3:55 - 3:58
    Hơn thế nữa, một khi làm được điều đó,
  • 3:58 - 4:00
    chúng ta có thể kích hoạt
    các tế bào thần kinh cụ thể
  • 4:00 - 4:05
    hoặc có thể phá hủy hay
    ngăn chặn hoạt động của chúng.
  • 4:05 - 4:07
    Vậy nên, nếu ngăn chặn
    một loại tế bào thần kinh cụ thể
  • 4:07 - 4:10
    rồi xác định hành vi bị ức chế của cá thể,
  • 4:10 - 4:12
    chúng ta có thể kết luận
    rằng những tế bào thần kinh đó
  • 4:12 - 4:15
    là điều kiện cần cho hành vi trên.
  • 4:15 - 4:17
    Mặt khác, nếu kích hoạt một nhóm
    các tế bào thần kinh,
  • 4:17 - 4:20
    rồi xác định được rằng nó
    kích thích hành vi kia,
  • 4:20 - 4:24
    ta có thể kết luận rằng những tế bào đó
    là điều kiện đủ cho hành vi trên.
  • 4:24 - 4:27
    Bằng phương pháp thử nghiệm này,
  • 4:27 - 4:31
    ta có thể rút ra
    những mối quan hệ nhân-quả
  • 4:31 - 4:33
    giữa hoạt động của
    các tế bào thần kinh cụ thể
  • 4:33 - 4:36
    trong các mạch cụ thể
    và những hành vi cụ thể,
  • 4:36 - 4:39
    một điều cực kỳ khó,
    nếu không nói là không thể,
  • 4:39 - 4:44
    để tiến hành
    ngay bây giờ trên người.
  • 4:44 - 4:46
    Nhưng một sinh vật như
    ruồi giấm, một sinh vật --
  • 4:46 - 4:49
    một sinh vật mẫu tuyệt vời
  • 4:49 - 4:51
    vì ruồi có não bộ nhỏ,
  • 4:51 - 4:53
    có thể có những hành vi
    tinh vi và phức tạp,
  • 4:56 - 4:58
    sinh sản nhanh, và rẻ tiền.
  • 4:58 - 5:00
    Nhưng liệu một sinh vật như vậy
  • 5:00 - 5:04
    có thể dạy chúng ta về những trạng
    thái tâm lí tương tự cảm xúc không?
  • 5:04 - 5:07
    Liệu chúng thậm chí có
    trạng thái tương tự cảm xúc hay không?
  • 5:07 - 5:10
    Hay chúng chỉ là
    những con robot số nhỏ bé?
  • 5:10 - 5:14
    Charles Darwin tin rằng
    côn trùng có cảm xúc
  • 5:14 - 5:16
    và thể hiện cảm xúc qua hành vi,
    như ông đã viết
  • 5:16 - 5:21
    trong một chuyên khảo năm 1872
    về sự thể hiện cảm xúc ở người và động vật.
  • 5:21 - 5:25
    Và đồng nghiệp của tôi, Seymour Benzer -
    tên một tổ chức - cũng tin vậy.
  • 5:25 - 5:28
    Seymour là người
    đưa ruồi giấm vào sử dụng
  • 5:28 - 5:32
    như một cá thể mẫu
    ở Caltech vào thập niên 60
  • 5:32 - 5:35
    để nghiên cứu về mối quan hệ
    giữa gen và hành vi.
  • 5:35 - 5:39
    Seymour tuyển tôi vào Caltech
    cuối thập niên 1980.
  • 5:39 - 5:43
    Tại đây, ông ấy là Jedi và
    là giáo trưởng của tôi,
  • 5:43 - 5:46
    Seymour vừa dạy tôi yêu ruồi,
  • 5:46 - 5:49
    vừa dạy tôi chơi với khoa học.
  • 5:49 - 5:52
    Vậy tại sao chúng ta
    lại hỏi câu hỏi này?
  • 5:52 - 5:56
    Tin rằng ruồi có trạng thái
    tương tự cảm xúc là một chuyện
  • 5:56 - 5:59
    nhưng làm sao để khám phá xem
    điều đó đúng hay không?
  • 5:59 - 6:03
    Ở người, chúng ta thường
    suy luận về trạng thái cảm xúc,
  • 6:03 - 6:07
    bạn sẽ nghe về điều này sau,
    từ biểu cảm khuôn mặt.
  • 6:07 - 6:11
    Nhưng làm điều này
    với ruồi giấm thì hơi khó
  • 6:11 - 6:14
    (Cười)
  • 6:14 - 6:17
    Việc này giống như là
    hạ cánh xuống sao Hỏa
  • 6:17 - 6:20
    và từ cửa sổ tàu vũ trụ
  • 6:20 - 6:22
    nhìn những gã đàn ông
    màu xanh bu quanh con tàu
  • 6:22 - 6:25
    và tự hỏi, "Làm thế nào
    tôi biết được
  • 6:25 - 6:27
    họ có cảm xúc hay không?"
  • 6:27 - 6:31
    Chúng ta làm gì được?
    Không dễ dàng như vậy đâu.
  • 6:31 - 6:33
    Một trong những cách
    ta có thể bắt đầu
  • 6:33 - 6:37
    là cố gắng tìm ra
    vài nét đặc thù nói chung
  • 6:37 - 6:41
    hay tính chất của những
    trạng thái tương tự cảm xúc
  • 6:41 - 6:44
    như ham muốn tình dục,
    và xem ta có thể nhận dạng
  • 6:44 - 6:50
    bất cứ hành vi nào ở ruồi
    biểu hiện vài trong số tính chất trên.
  • 6:50 - 6:52
    Và ba tính chất quan trọng
    mà tôi nghĩ đến
  • 6:52 - 6:57
    là sự dai dẳng, sự tiệm tiến
    của cường độ, và cực của cảm xúc.
  • 6:57 - 6:59
    Dai dẳng có nghĩa là
    tồn tại lâu dài.
  • 6:59 - 7:03
    Chúng ta đều biết rằng
    một cảm xúc tồn tại lâu hơn
  • 7:03 - 7:08
    chính cái kích thích
    đã khơi mào nó.
  • 7:08 - 7:12
    Sự tiệm tiến của cường độ nghĩa là
    "cảm xúc đó nghe nó thế nào".
  • 7:12 - 7:16
    Ta có thể tăng hoặc giảm
    cường độ một cảm xúc.
  • 7:16 - 7:19
    Nếu quý vị hơi không vui,
    thì khóe môi
  • 7:19 - 7:20
    sẽ trề xuống
    và quý vị khịt mũi,
  • 7:20 - 7:24
    và nếu quý vị rất không vui,
    nước mắt sẽ rơi trên má
  • 7:24 - 7:25
    và quý vị có thể khóc nức nở.
  • 7:25 - 7:30
    Cực cảm xúc nghĩa là cảm xúc
    tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực.
  • 7:30 - 7:34
    Và chúng tôi thử xem
    bọn ruồi có bị kích động
  • 7:34 - 7:37
    và biểu hiện loại hành vi
    mà quý vị thấy trên màn ảnh
  • 7:37 - 7:39
    bằng cách dùng con ong cách ngôn
    mà ta gặp ở bàn picnic,
  • 7:39 - 7:42
    tức là con ong cứ vo ve
    quanh chiếc hamburger
  • 7:42 - 7:45
    càng đuổi càng bu,
  • 7:45 - 7:47
    và dường như cứ bị chọc tức.
  • 7:47 - 7:51
    Vậy là chúng tôi tạo
    ra một thiết bị, gọi là puff-o-mat,
  • 7:51 - 7:55
    mà nhờ nó, có thể thổi những
    luồng khí nhỏ vào bọn ruồi giấm
  • 7:55 - 7:58
    trong những ống nhựa
    trên bàn thí nghiệm
  • 7:58 - 7:59
    và thổi bay bọn ruồi.
  • 7:59 - 8:03
    Cái chúng tôi học được,
    là nếu thổi liên tiếp mấy lần
  • 8:03 - 8:06
    vào những con ruồi trong
    chiếc puff-o-mat,
  • 8:06 - 8:08
    bọn ruồi sẽ trở nên hiếu động
    theo một nghĩa nào đó
  • 8:08 - 8:13
    và tiếp tục vo ve một lúc
    sau khi ngừng thổi khí
  • 8:13 - 8:16
    và mất một lúc mới dịu lại.
  • 8:16 - 8:18
    Vậy là chúng tôi đã định lượng
    hành vi này
  • 8:18 - 8:21
    bằng cách sử dụng một phần mềm
    theo dõi di động tùy chỉnh,
  • 8:21 - 8:24
    phát triển bởi Pietro Perona,

  • 8:24 - 8:27
    cộng tác viên của tôi, thuộc
    đơn vị kỹ sư tại Caltech đây.
  • 8:27 - 8:30
    Và phép định lượng này cho thấy,
  • 8:30 - 8:33
    là khi kinh qua
    những đợt phun khí này
  • 8:33 - 8:37
    lũ ruồi giấm đi vào
    một loại trạng thái tăng động
  • 8:37 - 8:40
    dai dẳng, lâu dài,
  • 8:40 - 8:43
    và có phân độ nặng nhẹ.
  • 8:43 - 8:45
    Thôi càng nhiều, hay thổi càng mạnh,
  • 8:45 - 8:49
    khiến cho trạng thái tồn tại
    trong quãng thời gian lớn hơn.
  • 8:49 - 8:51
    Thế rồi chúng tôi muốn
    cố hiểu thêm
  • 8:51 - 8:55
    về cái đoán định
    độ dài của trạng thái này.
  • 8:55 - 8:58
    Chúng tôi quyết định
    dùng puff-o-mat
  • 8:58 - 9:00
    và thiết bị theo dõi tự động
  • 9:00 - 9:04
    để kiểm tra hàng trăm
    mẻ ruồi đột biến
  • 9:04 - 9:09
    tìm xem có con nào phản ứng bất thường
    với khí thổi vào không.
  • 9:09 - 9:11
    Đây là một điều tuyệt vời
    về ruồi giấm.
  • 9:11 - 9:14
    Có những kho mà chúng ta
    có thể gọi điện
  • 9:14 - 9:18
    và đặt cả trăm hũ chứa những con
    ruồi có đột biến khác nhau
  • 9:18 - 9:20
    đưa vào máy xét nghiệm rồi tìm ra

  • 9:20 - 9:23
    gen bị đột biến.
  • 9:23 - 9:27
    Soi bằng máy xong,
    chúng tôi tìm ra gen đột biến
  • 9:27 - 9:30
    khiến ruồi tốn rất nhiều
    thì giờ để trấn tĩnh lại
  • 9:30 - 9:32
    sau những đợt thổi khí,
  • 9:32 - 9:36
    và khi kiểm tra gen
    bị ảnh hưởng trong đột biến này,
  • 9:36 - 9:40
    chúng tôi thấy nó hóa ra
    đã mã hóa một thụ thể dopamine.
  • 9:40 - 9:43
    Đúng rồi -- ruồi, như người, có dopamine
  • 9:43 - 9:46
    hóc-môn này tác động
    lên não và khớp thần kinh của ruồi
  • 9:46 - 9:48
    qua cùng
    những phân tử thụ thể
  • 9:48 - 9:51
    mà quý vị và tôi có.
  • 9:51 - 9:54
    Dopamine đóng một số
    vai trò quan trọng trong não,
  • 9:54 - 9:57
    bao gồm khả năng tập trung,
    sự tỉnh thức, sự tự khen,
  • 9:57 - 10:01
    và những rối loạn trong
    hệ thống dopamine đã được liên kết
  • 10:01 - 10:04
    với một số rối loạn thần kinh,
    bao gồm lạm dụng ma túy
  • 10:04 - 10:08
    bệnh Parkinson, bệnh
    tăng động giảm chú ý (ADHD).
  • 10:08 - 10:11
    Trong di truyền học
    có một cái hơi phản trực giác.
  • 10:11 - 10:14
    Ta có xu hướng cho rằng
    chức năng của một thứ
  • 10:14 - 10:18
    là cái không xảy ra
    khi ta loại bỏ thứ đó,
  • 10:18 - 10:21
    là cái ngược lại
    với cái xảy ra khi ta cất bỏ nó.
  • 10:21 - 10:24
    Vậy là khi ta loại bỏ
    thụ thể dopamine
  • 10:24 - 10:26
    và ruồi mất nhiều thì giờ
    hơn để dịu xuống,
  • 10:26 - 10:30
    từ đó, ta suy ra chức năng
    bình thường của thụ thể trên và dopamine
  • 10:30 - 10:35
    là khiến cho ruồi trấn tĩnh
    nhanh hơn sau khi thổi khí.
  • 10:35 - 10:38
    Điều này lại gợi đến ADHD,
  • 10:38 - 10:42
    chứng được liên kết với những rối loạn
    trong hệ thống dopamine ở người.
  • 10:42 - 10:46
    Quả thật, nếu tăng
    lượng dopamine ở ruồi thường
  • 10:46 - 10:48
    bằng cách cho ăn cocaine
  • 10:48 - 10:51
    sau khi đã xin
    giấy phép DEA đàng hoàng
  • 10:51 - 10:55
    — lạy Chúa tôi -- (Cười) —
  • 10:55 - 10:58
    chúng ta quả thật thấy
    những con ruồi hít cocaine này
  • 10:58 - 11:01
    trấn tĩnh nhanh hơn
    những con bình thường,
  • 11:01 - 11:04
    điều này cũng gợi ta nhớ
    đến ADHD,
  • 11:04 - 11:06
    một bệnh thường được
    chữa bằng những thuốc như Ritalin
  • 11:06 - 11:09
    những thuốc thực chất
    hoạt động như cocaine.
  • 11:09 - 11:13
    Và tôi bắt đầu nhận ra
    cái mà ban đầu
  • 11:13 - 11:16
    giống như một trò
    chọc tức lũ ruồi giấm
  • 11:16 - 11:20
    lại có thể liên quan tới
    một rối loạn tâm thần ở người.
  • 11:20 - 11:22
    Phép loại suy này
    suy rộng được đến đâu?
  • 11:22 - 11:25
    Như nhiều quý vị biết,
    những cá nhân bị ADHD
  • 11:25 - 11:28
    có những khuyết tật
    trong học tập.
  • 11:28 - 11:31
    Điều này có đúng ở
    những con ruồi đột biến kia không?
  • 11:31 - 11:34
    Đáng hoan nghênh thay,
    câu trả lời là có.
  • 11:34 - 11:37
    Như Seymour đã chỉ ra
    vào thập niên 1970,
  • 11:37 - 11:39
    ruồi, như những con chim biết hót
    mà các bạn từng nghe
  • 11:39 - 11:41
    có khả năng học.
  • 11:41 - 11:45
    Ta có thể huấn luyện để ruồi
    tránh một mùi (màu xanh trên màn ảnh),
  • 11:45 - 11:48
    nếu ta cặp mùi đó
    với một cú sốc.
  • 11:48 - 11:51
    Và khi quý vị cho phép
    những con ruồi này lựa chọn
  • 11:51 - 11:54
    giữa một ống chứa mùi
    đi kèm với sốc và một mùi khác,
  • 11:54 - 11:58
    chúng sẽ tránh ống có mùi
    màu xanh đi kèm với sốc.
  • 11:58 - 12:02
    Nếu làm thí nghiệm này với ruồi
    có thụ thể dopamine đột biến
  • 12:02 - 12:04
    thì chúng không học đâu.
    Kết quả học tập là không.
  • 12:04 - 12:08
    Chúng thi trượt CalTech.
  • 12:08 - 12:13
    Nghĩa là lũ ruồi có
    hai điểm bất bình thường,
  • 12:13 - 12:16
    hay phenotip, như cánh
    di truyền chúng tôi gọi tên,
  • 12:16 - 12:22
    mà ta thấy ở ADHD: sự tăng
    động và thiểu năng học tập.
  • 12:22 - 12:26
    Có bất cứ quan hệ nhân-quả
    nào giữa những phenotip này không?
  • 12:26 - 12:30
    Ở ADHD, người ta thường
    giả định rằng sự tăng động
  • 12:30 - 12:32
    gây nên thiểu năng
    trong học tập.
  • 12:32 - 12:35
    Trẻ không ngồi yên lâu được,
    nên chẳng học gì.
  • 12:35 - 12:39
    Nhưng, có thể chính những
    khiếm khuyết trong học tập
  • 12:39 - 12:41
    gây nên sự tăng động.
  • 12:41 - 12:45
    Vì không học được, trẻ tìm đến
    những thứ khác để tự phân tán.
  • 12:45 - 12:48
    Khả năng cuối, đó là
    chẳng có mối quan hệ nào
  • 12:48 - 12:51
    giữa khiếm khuyết học tập
    và sự tăng động,
  • 12:51 - 12:55
    hai chứng này bị gây nên bởi
    một cơ chế ngầm của ADHD.
  • 12:55 - 12:58
    Người ta lâu nay đã
    thắc mắc về điều này
  • 12:58 - 13:01
    ở người, nhưng ta có thể
    thử nghiệm trên ruồi.
  • 13:01 - 13:04
    Và cách làm là đào sâu
    vào tâm trí
  • 13:04 - 13:09
    của ruồi và nhờ di truyền học
    bắt đầu gỡ rối các mạch thần kinh.
  • 13:09 - 13:11
    Chúng tôi nhận những con ruồi
    có đột biến ở thụ thể dopamine
  • 13:11 - 13:16
    và phục hồi, hay chữa,
    thụ thể trên
  • 13:16 - 13:19
    bằng cách đưa một bản sao tốt
    của gen quy định thụ thể dopamine
  • 13:19 - 13:21
    trở lại vào não ruồi.
  • 13:21 - 13:25
    Nhưng ở mỗi con, chúng tôi đưa gen trên
    vào chỉ một số tế bào thần kinh nhất định,
  • 13:25 - 13:29
    không phải những
    tế bào khác, rồi thử nghiệm
  • 13:29 - 13:32
    khả năng học tập và
    sự tăng động ở mỗi cá thể.
  • 13:32 - 13:37
    Điều đáng kể là ta có thể phân tách
    hoàn toàn hai mối bất bình thường này.
  • 13:37 - 13:40
    Nếu đưa bản sao tốt của gen
    quy định thụ thể dopamine
  • 13:40 - 13:43
    vào cấu trúc ê-líp có
    tên tổ hợp trung tâm này,
  • 13:43 - 13:47
    ruồi không tăng động nữa,
    nhưng vẫn không học được.
  • 13:47 - 13:49
    Mặt khác, nếu đưa thụ thể
    vào một cấu trúc khác
  • 13:49 - 13:51
    gọi là thể nấm,
  • 13:51 - 13:54
    ta giải quyết chứng khó học,
    lũ ruồi học tốt,
  • 13:54 - 13:56
    nhưng vẫn tăng động.
  • 13:56 - 13:58
    Điều này cho thấy rằng
    dopamine
  • 13:58 - 14:02
    không hề thấm đẫm não
    lũ ruồi như súp.
  • 14:02 - 14:05
    Nói đúng hơn, hóc-môn này
    quản lý hai chức năng khác biệt
  • 14:05 - 14:06
    ở hai mạch thần kinh
    khác biệt,
  • 14:06 - 14:10
    lý do những con ruồi này
    có hai vấn đề trên
  • 14:10 - 14:14
    là bởi cùng một thụ thể đang
    quản lý hai chức năng khác nhau
  • 14:14 - 14:17
    thuộc về hai vùng khác nhau
    trong não.
  • 14:17 - 14:20
    Điều này có đúng về
    ADHD ở người hay không
  • 14:20 - 14:23
    chúng ta không biết,
    nhưng những loại kết quả này
  • 14:23 - 14:26
    ít nhất phải khiến chúng ta
    xem xét khả năng đó.
  • 14:26 - 14:30
    Những kết quả này thuyết phục
    tôi và các đồng nghiệp hơn bao giờ hết
  • 14:30 - 14:34
    rằng não bộ không phải
    là một túi đựng súp hóa chất,
  • 14:34 - 14:37
    và, là nhầm lẫn khi cố chữa
    những rối loạn tâm lý phức tạp
  • 14:37 - 14:40
    bằng cách đơn thuần
    thay đổi mùi vị của súp.
  • 14:40 - 14:44
    Điều chúng ta cần làm là áp dụng
    kỹ nghệ và hiểu biết khoa học của mình
  • 14:44 - 14:47
    để thiết kế một dòng
    liệu pháp mới
  • 14:47 - 14:51
    nhằm vào những tế bào
    thần kinh và những vùng
  • 14:51 - 14:54
    trong não bộ bị ảnh hưởng
    bởi những rối loạn tâm lí nhất định.
  • 14:54 - 14:58
    Nếu làm được điều đó, chúng ta
    có thể chữa những rối loạn này
  • 14:58 - 15:00
    mà không gây ra những
    tác dụng phụ bất ưng,
  • 15:00 - 15:02
    chỉ tra dầu vào
    vào nơi cần thiết
  • 15:02 - 15:06
    trong động cơ thần kinh của mình.
    Cảm ơn rất nhiều.
Title:
Não bộ không chỉ là một mớ hóa chất
Speaker:
David Anderson
Description:

Những loại thuốc hiện đại dành cho bệnh thần kinh xử lý điều kiện hóa học của toàn não bộ, nhưng nhà sinh học thần kinh David Anderson tin vào một cách nhìn hơi khác biệt về cách não hoạt động. Ông chỉ ra rằng những nghiên cứu mới có khả năng dẫn tới những loại thuốc thần kinh đánh trúng đích hơn -- hoạt động tích cực hơn và ngăn ngừa tác dụng phụ. Ông làm việc này ra sao? Để bắt đầu, ông đã chọc tức một lũ ruồi giấm. (Quay tại TedxCaltech.)

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
15:25

Vietnamese subtitles

Revisions