Return to Video

Cấu trúc bầy đàn của loài voi - Caitlin O'Connell-Rodwell

  • 0:06 - 0:09
    Nếu phải tóm gọn
    bài nghiên cứu 20 năm
  • 0:09 - 0:11
    của mình về loài voi
  • 0:11 - 0:12
    trong một câu,
  • 0:12 - 0:16
    tôi sẽ nói gì ?
  • 0:16 - 0:20
    Tôi sẽ nói là
    voi cũng giống như chúng ta!
  • 0:20 - 0:21
    Vậy nghĩa là gì ?
  • 0:21 - 0:23
    Cần rất nhiều kiên nhẫn
  • 0:23 - 0:25
    để đi vào rừng
  • 0:25 - 0:26
    và tìm hiểu lối sống
  • 0:26 - 0:29
    của loài động vật chậm chạp
    mà thông minh này.
  • 0:29 - 0:33
    Qua thời gian, tôi phát hiện ra rằng
    chúng rất giống với chúng ta.
  • 0:33 - 0:36
    Bạn sẽ nghĩ rằng:
    " Sao bà ấy lại nói vậy?"
  • 0:36 - 0:38
    Nhìn xem, chúng có tai to,
    có vòi rất dài
  • 0:38 - 0:41
    Sao chúng lại giống chúng ta
    được cơ chứ
  • 0:41 - 0:44
    Thực ra, bầy đàn của loài voi
    rất giống với gia đình của chúng ta.
  • 0:44 - 0:48
    Với chúng, bầy đàn
    cực kì quan trọng
  • 0:48 - 0:51
    Chúng lớn lên trong gia đình
    được gắn kết chặt chẽ
  • 0:51 - 0:53
    chúng cũng có những đại gia đình
  • 0:53 - 0:55
    như chúng ta
  • 0:55 - 0:57
    với các cô chú bác
    quây quần,
  • 0:57 - 0:59
    thức ăn được chia sẻ và trồng trọt,
  • 0:59 - 1:00
    và lũ con trai thì nghĩ rằng
  • 1:00 - 1:02
    "Tụi mình sẽ chơi game
  • 1:02 - 1:04
    hay đi xem chọi gà cùng nhau chứ?"
  • 1:04 - 1:05
    Rất giống với chúng ta
  • 1:05 - 1:10
    tiếng hò reo, hân hoan, la hét
    rất tuyệt vời
  • 1:10 - 1:13
    Tuy nhiên, khi bạn thấy
    kiểu gia đình như vậy,
  • 1:13 - 1:15
    giống như trong một đám cưới,
  • 1:15 - 1:18
    sự phân chia giai cấp
    lại nảy sinh
  • 1:18 - 1:20
    những cá thể ở cấp thấp,
  • 1:20 - 1:22
    như bạn có thể thấy,
    xếp hàng đi phía sau,
  • 1:22 - 1:25
    chúng tự biết vị trí của mình,
  • 1:25 - 1:27
    chúng sẽ phải ăn thừa uống cặn
  • 1:27 - 1:31
    bởi vì phần nước sạch nhất
  • 1:31 - 1:34
    sẽ được dành riêng cho
    những cấp cao hơn.
  • 1:34 - 1:36
    Một điểm tương đồng nữa là
  • 1:36 - 1:38
    có những con lớn tuổi trong nhóm
  • 1:38 - 1:40
    mà các con khác đều tuân theo
  • 1:40 - 1:44
    Đây là con voi cái đầu đàn,
    được vây quanh bởi những con cái khác
  • 1:44 - 1:47
    chúng thực hiện động tác
    đặt vòi của nó vào miệng chúng,
  • 1:47 - 1:48
    đó là dấu hiệu của sự tôn trọng,
  • 1:48 - 1:51
    một kiểu bắt tay
  • 1:51 - 1:53
    cũng như một tư thế chào
  • 1:53 - 1:56
    và chúng được học kiểu chào này
    khi còn rất nhỏ
  • 1:56 - 1:59
    Các tập tính trong bầy đàn
  • 1:59 - 2:02
    cũng tạo điều kiện
    cho các hoạt động nhóm.
  • 2:02 - 2:06
    Đây là một con voi mẹ
    có voi con bị rơi vào trong một cái máng
  • 2:06 - 2:08
    nó không biết phải làm gì, nó hoảng sợ.
  • 2:08 - 2:10
    Khi đó, con cái lớn tuổi, con đầu đàn,
  • 2:10 - 2:14
    sẽ nói "Không sao",
    rồi xốc voi con lên.
  • 2:14 - 2:17
    Việc này không giống như
    trong nhiều gia đình voi khác,
  • 2:17 - 2:18
    chúng không thể hợp tác tốt,
  • 2:18 - 2:21
    những con cái không
    biết nên làm gì,
  • 2:21 - 2:23
    những con lớn tuổi hơn chỉ việc
  • 2:23 - 2:26
    khuỵ xuống cùng nhau
    và mang con voi con ra ngoài.
  • 2:26 - 2:28
    Một điểm tương đồng nữa
  • 2:28 - 2:31
    là sự trưởng thành
    của những con voi đực
  • 2:31 - 2:34
    khoảng 12 đến 15 tuổi
  • 2:34 - 2:37
    Con voi to nhất trong bức ảnh này
  • 2:37 - 2:40
    chuẩn bị rời bầy đàn.
  • 2:40 - 2:42
    Nó to lớn và còn thiếu kinh nghiệm,
  • 2:42 - 2:44
    những con voi cái trưởng thành
    không nuôi được nó nữa
  • 2:44 - 2:45
    nhưng nó cũng độc lập
  • 2:45 - 2:48
    nó muốn ra ngoài với những con đực khác.
  • 2:48 - 2:52
    Khi đó, chúng ta có bầy voi đực.
  • 2:52 - 2:54
    rất quy củ
  • 2:54 - 2:57
    Greg là con đực đầu đàn,
    bạn có thể thấy nó ở giữa bức ảnh.
  • 2:57 - 3:02
    Nó có thế lực
    và những con khác phục tùng nó.
  • 3:02 - 3:04
    Việc này rất thú vị,
    cách mà những con đầu đàn giỏi,
  • 3:04 - 3:06
    những cá thể có thế lực
  • 3:06 - 3:09
    biết cách điều khiển bầy đàn.
  • 3:09 - 3:11
    Con voi này rất thành thục
    trong chuyện này
  • 3:11 - 3:15
    Có một sự ganh đua lẫn nhau,
    những con voi muốn tạo tôi tớ riêng,
  • 3:15 - 3:17
    nhưng không được
    vì chúng quá nóng vội.
  • 3:17 - 3:19
    Khi con voi thống trị đi khỏi,
  • 3:19 - 3:23
    chúng cố gắng thuyết phục
    những con voi yếu thế khác đi theo chúng.
  • 3:23 - 3:25
    Chúng thực sự bớt hấp tấp hơn.
  • 3:25 - 3:29
    Khá là thú vị khi thấy
    cách phân chia giai cấp giữa
  • 3:29 - 3:33
    quần thể các con đực và cái.
  • 3:33 - 3:35
    Hãy quay lại
    với những con voi cái.
  • 3:35 - 3:38
    Trong một tập thể nòng cốt
    luôn có một con voi mẹ,
  • 3:38 - 3:39
    hoặc một con voi bà,
  • 3:39 - 3:41
    con gái chúng và các con cháu khác,
  • 3:41 - 3:43
    cả đực và cái.
  • 3:43 - 3:45
    Điều thú vị ở đây là cách
  • 3:45 - 3:48
    mà các tính cách khác nhau
    tạo ra sự khác biệt.
  • 3:48 - 3:50
    Mỗi con voi đầu đàn
    có một đặc điểm.
  • 3:50 - 3:53
    Hai con voi này thuộc kiểu tò mò,
  • 3:53 - 3:54
    không kiên định,
  • 3:54 - 3:58
    trong khi hai con kia thì nóng nảy.
  • 3:58 - 4:01
    "Chúng ta sẽ tấn công trước,
    đàm phán sau"
  • 4:01 - 4:04
    Nhưng cũng có các con đầu đàn khác
    sẽ nói là
  • 4:04 - 4:06
    "Quên đi! Tao sẽ chạy trước
  • 4:06 - 4:09
    rồi xem xét sau khi chúng ta
    đã đến được nơi an toàn."
  • 4:09 - 4:10
    Tuy nhiên, con đầu đàn khôn ngoan nhất,
  • 4:10 - 4:12
    con thành công nhất
  • 4:12 - 4:15
    trong các nghiên cứu
  • 4:15 - 4:17
    là con chủ động
    đối diện với nguy hiểm
  • 4:17 - 4:22
    rồi quyết định
    có nên tránh xa hay không.
  • 4:22 - 4:26
    Hòa nhập với bầy đàn rất quan trọng
  • 4:26 - 4:28
    và tất nhiên ngay từ đầu
  • 4:28 - 4:30
    cũng giống như
    sự phát triển của trẻ
  • 4:30 - 4:32
    yếu tố cộng đồng rất quan trọng.
  • 4:32 - 4:36
    Cũng tắm, cùng ăn,
    cùng chơi, cùng dọn dẹp...
  • 4:36 - 4:38
    rất quan trọng
  • 4:38 - 4:39
    cho sự phát triển về mặt xã hội.
  • 4:39 - 4:41
    Ai chưa từng gây lộn với anh chị em
  • 4:41 - 4:44
    để chui vào ống trượt bể bơi
    trước cơ chứ?
  • 4:44 - 4:48
    Các mối quan hệ này ngay từ đầu
  • 4:48 - 4:51
    vốn giống như bạn chí cốt.
  • 4:51 - 4:54
    Những con cái sẽ sống cùng nhau mãi mãi
  • 4:54 - 4:57
    Nếu là con đực và con cái,
    chúng có thể biết nhau lâu dài
  • 4:57 - 5:00
    nhưng việc phát triển liên kết bầy đàn
    từ sớm là rất quan trọng.
  • 5:00 - 5:04
    Những mối quan hệ này
    sẽ bảo vệ chúng về sau.
  • 5:04 - 5:07
    Tôi sẽ chỉ cho bạn
    các mối quan hệ trong tình huống này.
  • 5:07 - 5:10
    Nếu tập trung vào
    những gì đang diễn ra
  • 5:10 - 5:13
    các bạn có thể thấy
    có kẻ bắt nạt ở đây
  • 5:13 - 5:16
    con voi đực quắp vòi của con voi con,
  • 5:16 - 5:18
    và bên phải là kẻ giảng hòa
  • 5:18 - 5:21
    đang cố gắng xen ngang và nói :
    "Đừng làm vậy!"
  • 5:21 - 5:24
    Và tất nhiên chúng ta cũng thấy
    kẻ ngoài cuộc.
  • 5:24 - 5:28
    Làm cách nào để cân bằng những tính cách
    khác nhau này trong một gia đình?
  • 5:28 - 5:31
    Thật hấp dẫn khi nghĩ rằng
    các con voi
  • 5:31 - 5:32
    rất giống loài người chúng ta.
  • 5:32 - 5:34
    Tôi đã rất tò mò về việc này
  • 5:34 - 5:38
    và tôi nghĩ, "Sao không thử
    so sánh sự khác nhau
  • 5:38 - 5:42
    giữa tính cách voi con
    của voi cái đầu đàn
  • 5:42 - 5:44
    và voi con của một voi mẹ
    cấp thấp,
  • 5:44 - 5:49
    để xem cách chúng lớn lên ra sao."
  • 5:49 - 5:51
    Bạn có thể thấy
    con voi con này với đôi tai
  • 5:51 - 5:53
    đang hướng về phía bạn.
  • 5:53 - 5:56
    Sự khác biệt giữa nó
    và con voi con đằng sau,
  • 5:56 - 5:59
    con đang cố lùi lại,
    cố nấp vào mẹ nó,
  • 5:59 - 6:01
    không biết chính xác
    việc gì đang diễn ra ở đây.
  • 6:01 - 6:04
    Nhưng rõ ràng con voi
    đang tiến lên tự tin hơn.
  • 6:04 - 6:06
    Chúng tôi đã tính toán xem
    một con voi con
  • 6:06 - 6:09
    sẽ rời con mẹ bao xa,
  • 6:09 - 6:11
    liệu chúng có thường tiếp xúc
    với các con khác,
  • 6:11 - 6:12
    liệu chúng có thường
    khởi đầu cuộc chơi,
  • 6:12 - 6:16
    và xem cách chế ngự
    của các con voi mẹ.
  • 6:16 - 6:21
    Chúng tôi phát hiện ra rằng
    những con voi con của con mẹ đầu đàn,
  • 6:21 - 6:26
    có khả năng thích nghi
    cao hơn những con khác.
  • 6:26 - 6:27
    Và có vẻ như là
  • 6:27 - 6:30
    không phải những con voi con
    đẳng cấp thấp không muốn chơi,
  • 6:30 - 6:33
    mà chúng không được phép tiếp xúc
    với những con voi con đẳng cấp cao hơn.
  • 6:33 - 6:36
    Chúng bị những con mẹ đầu đàn đuổi đi.
  • 6:36 - 6:38
    Đây là một điểm trừ,
  • 6:38 - 6:40
    được rồi chúng ta rất giống loài voi,
  • 6:40 - 6:42
    loài voi rất giống chúng ta,
  • 6:42 - 6:45
    Theo hướng tích cực hay tiêu cực.
  • 6:45 - 6:47
    Chuyện này cũng xảy ra với con người.
  • 6:47 - 6:50
    Có lẽ chúng ta
    nên rút ra bài học từ đó.
  • 6:50 - 6:52
    Phát hiện cuối cùng của chúng tôi là
  • 6:52 - 6:54
    những con đực
    sẽ có xu hướng liều lĩnh,
  • 6:54 - 6:56
    chúng độc lập hơn
  • 6:56 - 6:59
    và dành nhiều thời gian xa mẹ hơn.
  • 6:59 - 7:01
    Điều này cũng đúng
    trong xã hội loài người
  • 7:01 - 7:03
    và trong các quần thể động vật khác.
  • 7:03 - 7:05
    Tôi hi vọng
    đã thuyết phục được các bạn
  • 7:05 - 7:08
    về sự tương đồng
    giữa loài người và loài voi
  • 7:08 - 7:14
    và về tính cá nhân, bền bỉ
    của loài này.
  • 7:14 - 7:16
    Những kẻ bắt nạt
    luôn có xu hướng bắt nạt
  • 7:16 - 7:18
    trừ khi có tác động từ xã hội
  • 7:18 - 7:21
    và nó quyết định nên mềm mỏng
  • 7:21 - 7:24
    nếu muốn giành được thiện cảm.
  • 7:24 - 7:25
    Có cả những con voi khổng lồ hiền lành
  • 7:25 - 7:27
    luôn tỏ ra lịch sự.
  • 7:27 - 7:30
    Những con voi đực trẻ cần học hỏi
    từ những con trưởng thành hơn,
  • 7:30 - 7:33
    và những con voi hiền lành
    luôn làm tốt việc này,
  • 7:33 - 7:35
    bằng cách nài xin chúng.
  • 7:35 - 7:38
    Rời bầy đàn rất khó cho con đực,
  • 7:38 - 7:42
    nhưng chúng sống sót và biết nên làm gì.
  • 7:42 - 7:45
    Tóm lại, tôi muốn nói là
  • 7:45 - 7:49
    vì voi rất giống chúng ta,
  • 7:49 - 7:51
    tôi hy vọng khi bạn thấy chúng trên TV
  • 7:51 - 7:53
    hoặc may mắn thấy chúng trong tự nhiên
  • 7:53 - 7:55
    bạn có thể nghĩ về chúng
  • 7:55 - 7:58
    như những cá thể độc lập
    xứng đáng được quan tâm và bảo vệ
  • 7:58 - 8:11
    Xin cảm ơn.
Title:
Cấu trúc bầy đàn của loài voi - Caitlin O'Connell-Rodwell
Description:

Xem bài học đầy đủ tại : http://ed.ted.com/lessons/the-family-structure-of-elephants-caitlin-o-connell-rodwell

Voi rất giống chúng ta - đó là đúc kết từ nghiên cứu kéo dài 20 năm của nhà sinh vật học Caitlin O'Connell-Rodwell. Trong bài nói chuyện TEDYouth Talk của mình, O'Connell-Rodwell trình bày những quan sát về loài động vật này thông qua một vài ví dụ cụ thể, từ đó, khẳng định sự tương đồng kì lạ giữa cấu trúc bầy đàn của loài voi với cấu trúc gia đình của loài người.

Bài thuyết trình của Caitlin O'Connell-Rodwell.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
08:12

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions