Return to Video

Vì sao cơ thể con người lại bất đối xứng? - Leo Q. Wan

  • 0:07 - 0:10
    Sự đối xứng có mặt
    ở khắp nơi trong tự nhiên
  • 0:10 - 0:12
    và thường được gắn với cái đẹp:
  • 0:12 - 0:14
    một chiếc lá có hình dáng hoàn hảo
  • 0:14 - 0:18
    hay một con bướm với hoa văn phức tạp
    đối xứng trên cánh.
  • 0:18 - 0:21
    Nhưng hóa ra, sự bất đối xứng
    cũng quan trọng,
  • 0:21 - 0:23
    và phổ biến hơn bạn nghĩ,
  • 0:23 - 0:26
    từ những con cua một càng to
  • 0:26 - 0:31
    tới những loài sên với vỏ xoắn
    theo cùng một chiều.
  • 0:31 - 0:35
    Một vài loại đậu chỉ leo lên
    giàn mắt cáo theo chiều kim đồng hồ
  • 0:35 - 0:37
    vài giống khác thì
    ngược chiều kim đồng hồ,
  • 0:37 - 0:41
    và tuy cơ thể con người trông
    khá đối xứng khi nhìn từ bên ngoài,
  • 0:41 - 0:44
    phần bên trong lại là
    một câu chuyện khác.
  • 0:44 - 0:47
    Phần lớn các cơ quan đầu não
    đều được sắp xếp không đối xứng.
  • 0:47 - 0:52
    Tim, dạ dày, lá lách và tuyến tụy
    đều nằm về bên trái.
  • 0:52 - 0:56
    Túi mật và phần lớn của gan
    ở bên phải.
  • 0:56 - 0:58
    Ngay cả phổi của bạn cũng khác nhau.
  • 0:58 - 1:01
    Phổi trái có hai thùy, phổi phải có ba.
  • 1:01 - 1:05
    Hai bên não của bạn trông giống nhau
    nhưng hoạt động khác nhau.
  • 1:05 - 1:10
    Việc đảm bảo cho sự bất đối xứng này
    được phân chia đúng là cực kỳ quan trọng.
  • 1:10 - 1:17
    Việc tất cả các cơ quan nội tạng
    bị đảo ngược thường là vô hại.
  • 1:17 - 1:20
    Nhưng việc đảo ngược
    không hoàn toàn lại rất nguy hiểm,
  • 1:20 - 1:22
    đặc biệt nếu liên quan tới tim.
  • 1:22 - 1:25
    Nhưng sự không đối xứng này có từ đâu
  • 1:25 - 1:29
    khi mà một phôi mới trông đối xứng
    từ trái sang phải.
  • 1:29 - 1:32
    Có một giả thuyết tập trung vào
    một vùng nhỏ trên phôi
  • 1:32 - 1:33
    được gọi là hạch.
  • 1:33 - 1:36
    Hạch được lót bởi những chiếc lông nhỏ
    gọi là lông mao,
  • 1:36 - 1:40
    chúng nghiêng ra khỏi đầu
    và quay tròn rất nhanh,
  • 1:40 - 1:42
    tất cả theo một hướng.
  • 1:42 - 1:47
    Sự xoay tròn đồng bộ này
    đẩy dịch từ bên phải phôi
  • 1:47 - 1:48
    sang bên trái.
  • 1:48 - 1:50
    Trên vành trái của hạch,
  • 1:50 - 1:53
    các lông mao khác
    cảm nhận được dòng chảy
  • 1:53 - 1:57
    và hoạt hóa các gen đặc hiệu
    phía bên trái phôi.
  • 1:57 - 2:01
    Các gen này chỉ dẫn tế bào
    sản sinh các protein nhất định,
  • 2:01 - 2:02
    và chỉ trong vài giờ,
  • 2:02 - 2:06
    phía bên trái và bên phải phôi
    trở nên khác nhau về mặt hóa học.
  • 2:06 - 2:08
    Dù chúng trông vẫn giống nhau,
  • 2:08 - 2:14
    những khác biệt hóa học này sẽ
    phát triển thành các cơ quan bất đối xứng.
  • 2:14 - 2:18
    Sự bất đối xứng xuất hiện đầu tiên ở tim.
  • 2:18 - 2:22
    Nó bắt đầu bằng một cái ống
    chạy dọc giữa phôi,
  • 2:22 - 2:24
    khi phôi khoảng 3 tuần tuổi,
  • 2:24 - 2:27
    ống bắt đầu cong thành hình chữ C
  • 2:27 - 2:30
    và xoay về bên phải cơ thể,
  • 2:30 - 2:33
    tạo ra cấu trúc khác nhau ở mỗi bên,
  • 2:33 - 2:36
    cuối cùng, biến thành trái tim
    bất đối xứng như ta biết.
  • 2:36 - 2:41
    Trong khi đó, các cơ quan quan trọng khác
    nảy sinh từ ống trung tâm
  • 2:41 - 2:44
    và phát triển về phía
    vị trí sau cùng của chúng.
  • 2:44 - 2:48
    Một vài sinh vật, như lợn,
    không có lông mao của phôi
  • 2:48 - 2:51
    vẫn có các cơ quan nội tạng
    bất đối xứng.
  • 2:51 - 2:55
    Liệu có phải tất cả các tế bào
    thực chất đều bất đối xứng?
  • 2:55 - 2:56
    Có thể.
  • 2:56 - 3:01
    Các tập đoàn vi khuẩn tạo thành
    các nhánh ren cong theo một hướng,
  • 3:01 - 3:04
    và tế bào người được nuôi cấy
    trong môi trường hình chiếc nhẫn
  • 3:04 - 3:08
    có xu hướng xếp
    tựa các nếp gấp trên bánh vòng.
  • 3:08 - 3:10
    Phóng to lên,
  • 3:10 - 3:13
    ta sẽ thấy rất
    nhiều đơn vị cấu trúc của tế bào
  • 3:13 - 3:18
    như axit nucleic, protein, và đường
    đều vốn dĩ bất đối xứng.
  • 3:18 - 3:21
    Protein có hình dáng bất đối xứng phức tạp
  • 3:21 - 3:24
    và những protein này
    điều khiển cách tế bào di cư
  • 3:24 - 3:27
    và cách lông phôi xoay vòng.
  • 3:27 - 3:30
    Những phân tử sinh học này có một đặc tính
    gọi là thủ đối tính,
  • 3:30 - 3:35
    nghĩa là phân tử và hình ảnh
    qua gương của nó không giống nhau.
  • 3:35 - 3:38
    Giống như tay phải và tay trái,
    trông giống nhau,
  • 3:38 - 3:42
    nhưng thử để tay phải
    vào găng tay trái mà xem.
  • 3:42 - 3:48
    Bất đối xứng ở mức độ phân tử được
    phản ánh trong các tế bào bất đối xứng,
  • 3:48 - 3:49
    phôi bất đối xứng,
  • 3:49 - 3:52
    và cuối cùng là sinh vật bất đối xứng.
  • 3:52 - 3:54
    Vì vậy, tuy đối xứng có thể đẹp,
  • 3:54 - 3:57
    sự bất đối xứng
    cũng có sức hấp dẫn
  • 3:57 - 3:59
    từ những vòng xoay duyên dáng,
  • 3:59 - 4:01
    sự phức tạp có trật tự
  • 4:01 - 4:04
    và sự không hoàn hảo một cách ấn tượng.
Title:
Vì sao cơ thể con người lại bất đối xứng? - Leo Q. Wan
Speaker:
Leo Q. Wan
Description:

Xem toàn bộ bài học tại: http://ed.ted.com/lessons/why-are-human-bodies-asymmetrical-leo-q-wan

Đối xứng có mặt ở khắp nơi trong tự nhiên và thường được gắn với cái đẹp: một chiếc lá có hình dáng hoàn hảo hay một con bướm với những họa tiết cầu kì đối xứng ở hai cánh. Nhưng hóa ra, sự bất đối xứng cũng quan trọng và phổ biến hơn bạn nghĩ. Leo Q. Wan đưa ta đến với cơ thể con người để chỉ ra cái đẹp của sự bất đối xứng sinh học.

Bài giảng bởi Leo Q. Wan, minh họa bởi Echo Bridge Pictures.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:19

Vietnamese subtitles

Revisions