Return to Video

Khi nào cuộc tuyệt chủng tiếp theo sẽ xảy ra? - Borths, D'Emic, và Pritchard

  • 0:07 - 0:09
    Khoảng 66 triệu năm trước,
  • 0:09 - 0:13
    Điều khủng khiếp nào đó đã
    xảy ra với sự sống trên hành tinh này
  • 0:13 - 0:15
    Các hệ sinh thái bị đánh một cú đúp
  • 0:15 - 0:20
    bởi những núi lửa phun trào lớn che phủ
    bầu khí quyển bằng CO2
  • 0:20 - 0:25
    và một tiểu hành tinh có kích thước lớn
    cỡ Manhattan va vào Trái Đất.
  • 0:25 - 0:30
    Bụi từ sự va chạm làm giảm hoặc
    ngừng sự quang hợp của nhiều thực vật,
  • 0:30 - 0:34
    khiến động vật ăn cỏ và
    động vật ăn thịt săn chúng đều đói khát.
  • 0:34 - 0:36
    Trong một khoảng thời gian ngắn,
  • 0:36 - 0:39
    3/4 các giống loài trên thế giới
    biến mất mãi mãi,
  • 0:39 - 0:41
    và những con khủng long lớn,
  • 0:41 - 0:43
    thằn lằn bay,
  • 0:43 - 0:44
    mực có vỏ,
  • 0:44 - 0:47
    và loài bò sát biển
    đã phát triển mạnh mẽ lâu dài
  • 0:47 - 0:50
    biến mất khỏi thời tiền sử.
  • 0:50 - 0:53
    Trông có vẻ như những con khủng long
    vô cùng xui xẻo,
  • 0:53 - 0:58
    nhưng nhiều sự tuyệt chủng khắc nghiệt
    đã diễn ra trong suốt lịch sử Trái Đất
  • 0:58 - 1:01
    và vẫn đang diễn ra
    xung quanh ta ngày nay.
  • 1:01 - 1:02
    Môi trường biến đổi,
  • 1:02 - 1:05
    đẩy vài giống loài khỏi
    vùng an toàn của chúng
  • 1:05 - 1:08
    trong khi đó lại tạo nhiều cơ hội mới
    cho những loài khác.
  • 1:08 - 1:13
    Những loài ngoại lai xuất hiện trong môi trường
    sống mới, vượt trội hơn so với dân bản địa.
  • 1:13 - 1:16
    Trong vài trường hợp, tất cả các loài
    đều bị xóa sổ
  • 1:16 - 1:21
    như là một kết quả của hoạt động
    bởi các sinh vật thích nghi tốt hơn.
  • 1:21 - 1:24
    Tuy nhiên, đôi lúc những thay đổi to lớn
    trong môi trường sống
  • 1:24 - 1:28
    xảy ra quá nhanh để phần lớn
    những sinh vật sống có thể thích nghi,
  • 1:28 - 1:32
    làm cho hàng ngàn sinh vật chết
    trong sự thay đổi địa chất tức thời.
  • 1:32 - 1:35
    Chúng ta gọi nó là sự kiện
    tuyệt chủng hàng loạt,
  • 1:35 - 1:37
    và dù rằng sự kiện như thế khá hiếm,
  • 1:37 - 1:40
    các nhà cổ sinh vật học vẫn có thể
    nhận diện một vài cái
  • 1:40 - 1:43
    thông qua những thay đổi lớn
    trong các hóa thạch
  • 1:43 - 1:46
    nơi huyết thống vẫn tồn tại
    qua nhìêu tầng địa chất
  • 1:46 - 1:49
    biến mất đột ngột.
  • 1:49 - 1:53
    Thật ra, các tuyệt chủng hàng loạt này
    dùng để phân chia lịch sử Trái Đất
  • 1:53 - 1:55
    ra nhiều giai đoạn riêng biệt
  • 1:55 - 1:57
    Mặc dù sự biến mất của khủng long
  • 1:57 - 2:00
    là sự kiện tuyệt chủng hàng loạt
    được biết đến nhiều nhất,
  • 2:00 - 2:04
    cuộc tuyệt chủng lớn nhất lại diễn ra
    rất lâu trước khi khủng long xuất hiện
  • 2:04 - 2:09
    252 triệu năm trước,
    giữa Kỉ Permianvà Kỉ Triassic,
  • 2:09 - 2:14
    bề mặt Trái Đất tập hợp với nhau
    thành siêu lục địa Pangaea duy nhất.
  • 2:14 - 2:18
    Vì nó kết hợp lại,
    nên trong nội địa đầy các sa mạc,
  • 2:18 - 2:23
    trong khi bờ biển duy nhất loại bỏ
    nhiều vùng biển nông nhiệt đới
  • 2:23 - 2:25
    nơi đa dạng sinh học phát triển rất mạnh.
  • 2:25 - 2:29
    Các đợt phun trào khổng lồ
    diễn ra xuyên Siberia,
  • 2:29 - 2:31
    đồng thời với nhiệt độ rất cao,
  • 2:31 - 2:35
    làm ra một hiệu ứng nhà kính lớn.
  • 2:35 - 2:37
    Những thảm họa này
    góp phần vào sự tuyệt chủng
  • 2:37 - 2:41
    của 95% sinh vật biển,
  • 2:41 - 2:43
    và trên mặt đất, các loài bò sát kì lạ
    của Kỉ Permi
  • 2:43 - 2:49
    nhường chỗ cho tổ tiên của các khủng long
    mà chúng ta biết ngày nay.
  • 2:49 - 2:53
    Nhưng tuyệt chủng hàng loạt không
    chỉ là thứ ở quá khứ xa xôi.
  • 2:53 - 2:55
    Trong vài triệu năm gần đây,
  • 2:55 - 2:59
    sự biến động của các tảng băng khổng lồ
    ở hai cực
  • 2:59 - 3:02
    đã làm mực nước biển
    dâng lên và giảm xuống,
  • 3:02 - 3:05
    thay đổi kiểu thời tiết
    và các dòng hải lưu
  • 3:05 - 3:09
    Khi các tảng băng tăng diện tích,
    tan chảy, và quay trở lại,
  • 3:09 - 3:12
    vài động vật có thể thích ứng
    sự thay đổi,
  • 3:12 - 3:15
    hoặc di cư tới môi trường
    phù hợp hơn.
  • 3:15 - 3:18
    Tuy nhiên, một số khác,
    như là loài lười đất khổng lồ,
  • 3:18 - 3:19
    linh cẩu khổng lồ,
  • 3:19 - 3:22
    và voi Ma-mút thì lại bị tuyệt chủng.
  • 3:22 - 3:24
    Sự tuyệt chủng của
    những loài có vú lớn này
  • 3:24 - 3:29
    trùng hợp với thay đổi trong khí hậu
    và hệ sinh thái do các đỉnh băng tan.
  • 3:29 - 3:32
    Những cũng có sự trùng hợp khó chịu
  • 3:32 - 3:38
    với sự gia tăng của một loài vượn người
    bắt nguồn ở Châu Phi 150 ngàn năm trước.
  • 3:38 - 3:41
    Trong quá trình thích ứng của họ
    với môi trường mới
  • 3:41 - 3:45
    tạo ra công cụ mới và phương pháp
    để thu thập thức ăn và săn bắt,
  • 3:45 - 3:50
    con người có thể không phải một tay
    gây ra sự tuyệt chủng của những động vật lớn này,
  • 3:50 - 3:54
    vì vài loài vẫn có thể cùng tồn tại
    với chúng ta hàng ngàn năm.
  • 3:54 - 3:56
    Nhưng rõ ràng là ngày nay,
  • 3:56 - 3:59
    công cụ và phương pháp của chúng ta
    đã gây ảnh hưởng lớn
  • 3:59 - 4:02
    đến nổi con người đã không còn
    phản ứng với môi trường,
  • 4:02 - 4:04
    mà là chủ động biến đổi nó.
  • 4:04 - 4:07
    Sự tuyệt chủng của các loài
    là một diễn biến bình thường
  • 4:07 - 4:09
    trong hệ sinh thái.
  • 4:09 - 4:12
    Nhưng các cuộc nghiên cứu cho rằng
    ngày nay tỉ lệ tuyệt chủng
  • 4:12 - 4:13
    của nhiều sinh vật
  • 4:13 - 4:18
    cao gấp hàng trăm, hàng ngàn lần
    bối cảnh bình thường.
  • 4:18 - 4:23
    Nhưng với khả năng độc đáo
    đã giúp con người kiểm soát tuyệt chủng
  • 4:23 - 4:24
    sẽ giúp chặn chúng
  • 4:25 - 4:28
    Học về những đợt tuyệt chủng
  • 4:28 - 4:31
    nhận ra những gì đang diễn ra
    khi môi trường thay đổi,
  • 4:31 - 4:35
    và dùng kiến thức này để
    giảm sự ảnh hưởng đến các loài khác,
  • 4:35 - 4:38
    chúng ta có thể chuyển đổi tác động
    của nhân loại trên thế giới
  • 4:38 - 4:41
    từ một thứ mang tính hủy diệt như
    một tiểu hành tinh khổng lồ
  • 4:41 - 5:00
    thành vai trò hợp tác cho
    một tương lai đa dạng sinh học.
Title:
Khi nào cuộc tuyệt chủng tiếp theo sẽ xảy ra? - Borths, D'Emic, và Pritchard
Description:

Xem cả bài tại: http://ed.ted.com/lessons/when-will-the-next-mass-extinction-occur-borths-d-emic-and-pritchard

Khoảng 66 triệu năm trước, một sự kiện tuyệt chủng kinh khủng quét sạch loài khủng long. Nhưng nó không phải là sự kiện duy nhất -- sự tuyệt chủng với nhiều mức độ khác nhau đã diễn ra suốt lịch sử Trái Đất -- và vẫn đang diễn ra xung quanh chúng ta. Borths, D'Emic, và Pritchard đưa ra lịch sử sơ lược của các cuộc tuyệt chủng hàng loạt.

Bài học bởi Borths, D'Emic, và Pritchard, đồ họa bởi Juliette Marchand.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:01

Vietnamese subtitles

Revisions